Da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa: Nguyên nhân và cách khắc phục

Da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti. Tình trạng này có thể xuất hiện ở nam và nữ.

Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Trước khi đề ra một số biện pháp khắc phục tình trạng da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa. Không nên bỏ qua khâu tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này, từ đó tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.

Da mặt bị dị ứng nổi sần và ngứa khiến không ít người mắc phải khó chịu, thiếu tự tin khi tiếp xúc với đám đông
Da mặt bị dị ứng nổi sần và ngứa khiến không ít người mắc phải khó chịu, thiếu tự tin khi tiếp xúc với đám đông

Nguyên nhân da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa?

Da mặt bị dị ứng sần sùi và ngứa là một bệnh lý về da liễu có thể gặp ở mọi đối tượng. Hiện tượng này khiến không biết người ăn không ngon ngủ không yên khi bị các cơn ngứa quấy rối.

Da mặt sần sùi thường đi kèm với triệu chứng khô ráp và có cảm giác căng cơ khi cơ mặt chuyển động nhiều. Những vết rạn nứt là triệu chứng rõ nhất mà người bệnh có thể quan sát bằng mắt. Ở một số đối tượng khác, lớp biểu bì bị tổn thương có thể có sự xuất hiện của những hạt mụn nước nhỏ li ti.

Chúng xuất hiện nhiều nhất ở trên trán và hai gò má. Vậy, nguyên nhân nào đã gây ra tình trạng da bị dị ứng sần sùi mẩn ngứa. 

Nguyên nhân khiến cho da bạn bị sần sùi và ngứa cần điểm danh qua các thủ phạm sau:

Da mặt bị khô ráp

Da khô là tình trạng da bạn bị thiếu nước trầm trọng. Khi đó, độ ẩm tự nhiên của da bị mất đi và hình thành nên da khô. Mặt khác, hoạt động tuyến bã nhờn và thành phần lipid của tế bào bị kìm hãm và dẫn đến tình trạng da mặt càng trở nên khô ráp và sần sùi.

Do bị dị ứng với thời tiết

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng da mặt nổi sần sùi, đặc biệt là những đối tượng có làn da nhạy cảm. Thời điểm dễ mắc phải là khi thời tiết khí hậu đột ngột hoặc thời gian chuyển giao mùa từ nóng sang lạnh. 

Tình trạng da mặt sần sùi do dị ứng thời tiết thường có biểu hiện lan nhanh sang các vùng da khỏe mạnh khác và có thể tái phát trở lại hằng năm

Do dị ứng với mỹ phẩm

Một số loại mỹ phẩm hay các sản phẩm chăm sóc và làm đẹp da mặt có chứa một số thành phần không hợp với thể trạng của bạn có thể dẫn đến tình trạng da bị kích ứng và gây ngứa.

Một phần là do bạn sử dụng mỹ phẩm không chính hãng, sản phẩm không có nguồn gốc xuất xứ uy tín. Lý do khác có thể do việc sử dụng mỹ phẩm không đúng cách và thiếu sự vệ sinh da mặt sau mỗi lần sử dụng. Chính những lý do đó đã hình thành nên tình trạng da bị dị ứng và gây ngứa.

Do mắc phải một số bệnh về da liễu

Một số bệnh lý về da như: nấm da, viêm da dị ứng, bệnh chàm (eczema), rosacea, vẩy nến,… cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng da sần ngứa. Những loại vi khuẩn, nấm có hại bám trên bề mặt da khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài đã hình thành nên tình trạng trên.

>> Xem thêm: Kinh nghiệm chữa khỏi bệnh viêm da cơ địa sau 7 năm chống chọi

Do thay đổi nội tiết tố

Nội tiết tố bên trong cơ thể thay đổi cũng có thể dẫn đến tình trạng da mặt nổi sần và gây ngứa. Những đối tượng mắc phải là các cô bé, cậu bé đang trong giai đoạn dậy thì hay các phụ nữ đang mang thai nhất là thời kỳ mang thai ở tuần thứ 30. 

Thời gian diễn ra khá ngắn và ít khi gặp phải tình trạng ngứa ngáy kéo dài. Cơn ngứa chỉ xuất hiện ở thời gian đầu và có thể biến mất sau đó. Tuy nhiên, nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi có thể khiến cho da mặt trở nên dễ chịu hơn ở một số đối tượng.

Ngoài ra, còn khá nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng da khô sần sùi kèm theo đó là cơn ngứa ngáy khó chịu như: dị ứng thực phẩm, phấn hoa, lông thú, hóa chất,… Và tình trạng này thường bùng phát khá nhanh chỉ sau vài giờ tiếp xúc.

Điểm danh những "thủ phạm" gây nên tình trạng da mặt nổi sần và ngứa ngáy
Điểm danh những “thủ phạm” gây nên tình trạng da mặt nổi sần và ngứa ngáy

Tình trạng da bị dị ứng nổi sần có ngứa cũng có thể là biểu hiện khởi phát của một số bệnh lý về da liễu khác như:

  • Bệnh nổi mề đay mẩn ngứa;
  • Bệnh á sừng;
  • Bệnh chàm nang long.

Ngoài ra còn có sự góp mặt của nhiều bệnh lý khác không được chúng tôi liệt kê đầy đủ tại đây. Bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để biết thêm một số bệnh lý về da khác.

Cách xử lý khi da mặt nổi sần và ngứa hiệu quả

Bạn nên tiến hành điều trị khi bệnh tình còn ở mức độ nhẹ, khi đó, việc điều trị được thực hiện dễ dàng, không quá khó khăn, vất vả và tiết kiệm được một ít chi phí.

Và hiện nay, có khá nhiều phương pháp điều trị tình trạng da mặt nổi sần gây ngứa, người bệnh có thể tự lựa chọn phương pháp điều trị hoặc tiến hành điều trị theo chỉ định của bác sĩ sao cho phù hợp với thể trạng và mức độ bệnh lý đang mắc phải.

Điều trị bằng các mẹo dân gian ngay tại nhà

Tại nhà, ngoài việc điều trị bằng thuốc Tây y, bạn cũng có thể kết hợp điều trị cùng với một số mẹo vặt khác. Chẳng hạn như các mẹo vặt sau:

Tẩy tế bào chết cho da

Tẩy tế bào chết cho da là một liệu pháp chăm sóc da mà bạn không nên qua qua. Da mặt của bạn đang trong tình trạng khô ráp và ngứa không có nghĩa là bạn không được tẩy tế bào chết. Bạn vẫn có thể thực hiện nhưng với tần suất thấp hơn làn da thông thương.

Tốt hơn nếu bạn sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết từ các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như|: cám gạo, bã cà phê, bột đậu đỏ, yến mạch,…

Đắp mặt nạ từ các nguyên liệu tự nhiên

Mặt nạ từ các nguyên liệu từ thiên nhiên cũng được khá nhiều người bệnh quan tâm và tin dùng. Với bản chất lành tính, an toàn và không gây ra tác dụng nào, các da mặt nhạy cảm cũng có thể sử dụng để cải thiện tình trạng da mặt sần và ngứa:

# Hỗn hợp cám gạo và sữa tươi không đường:

  • Cho một lượng cám gạo vừa đủ vào trong dụng cụ trộn mặt nạ;
  • Thêm một lượng sữa tươi không đường vừa đủ rồi trộn đều để tạo thành hỗn hợp sệt;
  • Vệ sinh da mặt bằng nước ấm rồi dùng khăn bông lau ráo nước;
  • Thoa một lớp hỗn hợp lên da mặt và nằm thư giãn khoảng 20 – 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch;
  • Mỗi lần thực hiện 2 – 3 lần để tìm lại làn da mịn màng.

# Hỗn hợp trứng gà và chanh:

  • Chuẩn bị 1 quả trứng và và 1 quả chanh tươi;
  • Tách quả trứng thành đôi rồi thu lấy lòng trứng;
  • Bổ đôi quả chanh để vắt lấy phần nước cốt;
  • Cho hai nguyên liệu vào trong dụng cụ trộn mặt nạ rồi tiến hành đánh đều tay;
  • Vệ sinh da mặt bằng nước ấm trước khi tiến hành đắp mặt nạ;
  • Nhúng một miếng mặt nạ giấy vào hỗn hợp đều đắp lên mặt;
  • Khi miếng mặt nạ khô dần thì lột nhẹ rồi rửa da mặt bằng nước sạch;
  • Mỗi lần thực hiện 2 lần để cải thiện da mặt.

Ngoài ra, còn có rất nhiều cách làm mặt nạ khác mà bạn có thể áp dụng thực ngay tại nhà như: mặt nạ mật ong, mặt nạ nho tươi, mặt nạ sữa chua và mật ong, mặt nạ từ bột yến mạch, sữa chua và nước cốt chanh, mặt nạ dầu dừa,…

Đắp mặt nạ từ các nguyên liệu từ thiên nhiên không chỉ cải thiện tình trạng da mặt nỏi sần sùi, ngứa ngáy mà còn giúp da mặt chắc khỏe và đều màu
Đắp mặt nạ từ các nguyên liệu từ thiên nhiên không chỉ cải thiện tình trạng da mặt nỏi sần sùi, ngứa ngáy mà còn giúp da mặt chắc khỏe và đều màu

Dù bệnh lý ở mức độ nặng hay nhẹ, khi gặp phải triệu chứng trên, trước hết, bạn nên tìm đến cơ sở y tế để được tiến hành kiểm tra, test da, soi da,… để tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng da mặt bị dị ứng nổi sần kèm ngứa ngáy. Từ đó, bác sĩ da liễu hoặc các chuyên viên y tế sẽ giúp bạn đưa ra một số biện pháp điều trị phù hợp với từng mức độ bệnh lý mắc phải.

Điều trị bằng thuốc Tây y

Đối với trường hợp da mặt nổi sần ngứa ngáy khó chịu thì việc lựa chọn điều trị bằng thuốc Tây y được khá nhiều người bệnh áp dụng. Với bản chất nhanh, tiện lợi và hiệu nghiệm, một số loại thuốc Tây y sẽ giúp người bệnh đẩy lùi các cơn ngứa ngáy và cải thiện tình trạng của da mặt. 

Tùy vào từng trường hợp và mức độ bệnh lý khác nhau mà bạn được các bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc chuyên dụng. Cụ thể như các loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng histamin: Là nhóm thuốc chính được các bác sĩ chỉ định điều trị để cải thiện tình trạng ngứa ngáy;
  • Thuốc chứa thành phần corticoid: Hoạt chất corticoid có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn;
  • Thuốc bôi ngoài da: Tác dụng trực tiếp lên da mặt, thuốc được thấm sâu vào lớp biểu bì có tác dụng làm da và cải thiện tình trạng ngứa tức thời;
  • Kem dưỡng ẩm: Giúp se khít lỗ chân, cải thiện màu da và giúp làm mềm da, giữ cho da luôn chắc khỏe.
Kem dưỡng ẩm giúp cải thiện tình trạng da sần sùi kèm triệu chứng ngứa ngáy
Kem dưỡng ẩm giúp cải thiện tình trạng da sần sùi kèm triệu chứng ngứa ngáy

Tuy nhiên, việc điều trị bằng thuốc không thể gặp phải một số tác dụng phụ nguy hiểm như: teo da, viêm da, để lại sẹo rỗ hoặc có thể gây buồn ngủ, mệt mỏi, và nếu sử dụng thường xuyên có thể gây suy giảm sự tập trung. Chính vì vậy, bạn không được tự ý sử dụng thuốc và chưa có sự đồng ý của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn. Mặt khác, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai cần hết sức lưu ý khi sử dụng thuốc.

Điều trị bằng thuốc Đông y

Đông y quan niệm, da mặt bị dị ứng, sần ngứa thuộc chứng bệnh phong ngứa, do ngoại tà xâm nhập khiến cơ thể bị phong hàn, phong nhiệt, phong thấp… Nhằm điều trị dứt điểm chứng bệnh này, người bệnh cần tập trung vào khả năng lọc, thải các dị nguyên gây bệnh, kết hợp bồi bổ chức năng gan, thận…

Thay vì các loại thuốc Tây chứa thành phần thuốc hóa học corticoid, Đông y ưu tiên lựa chọn các chất “kháng sinh thực vật” có nguồn gốc từ thiên nhiên như bồ công anh, kim ngân cành, hạ khô thảo, diệp hạ châu… Vì thế, các bài thuốc Đông y có đặc tính an toàn, lành tính, phù hợp với sinh lý cơ thể người Việt.

Y học cổ truyền (YHCT) có hàng trăm bài thuốc quý đặc trị da mặt bị dị ứng, sần ngứa. Trong đó, sản phẩm được giới chuyên môn và người bệnh đánh giá cao phải kể tới bài thuốc gia truyền dòng họ Đỗ Minh.

Một số lưu ý khi da mặt bị dị ứng nổi sần và ngứa

Trong quá trình điều trị da mặt bị dị ứng nổi sần kèm theo triệu chứng ngứa ngáy, ngay tại nhà, bạn cũng nên lưu ý đến một số vấn đề khác để triệu chứng được đẩy lùi một cách nhanh chóng:

  • Sử dụng nón, áo khoác, khẩu trang,… khi đi ra ngoài để tránh các tác nhân ngoài môi trường;
  • Chỉ sử dụng những sữa rửa mặt chứa ít thành phần axit hoặc các thành phần có độ khử độc nhẹ. Tốt hơn, bạn nên sử dụng các sản phẩm có chiết xuất từ các thành phần có nguồn gốc từ thiên nhiên;
  • Thường xuyên làm sạch khăn lau mặt, áo gối, chăn mền hoặc những dụng cụ tiếp xúc với da mặt;
  • Bạn cần vệ sinh da mặt bằng nước ấm hoặc nước muối mỗi ngày 1 – 2 lần;
  • Trong quá trình mắc bệnh, tuyệt đối không được sử dụng các loại mỹ phẩm. Bạn chỉ được phép sử dụng khi bệnh tình đã được loại bỏ hoàn toàn;
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có trong rau xanh, ngũ cốc, củ quả tươi;
  • Bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể theo quy định của chuyên gia dinh dưỡng.
Gặp bác sĩ da liễu khi xuất hiệu các triệu chứng bất thường trên da mặt
Gặp bác sĩ da liễu khi xuất hiệu các triệu chứng bất thường trên da mặt

Tóm lại, triệu chứng da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa không phải là một bệnh lý đe dọa đến tính mạng của con người, nhưng tình trạng này ảnh hưởng khá lớn về mặt thẩm mỹ. Nếu không được điều trị đúng cách có thể khiến da mặt tổn thương nghiêm trọng hơn.

Vì vậy, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được tiến hành một số xét nghiệm, kiểm tra da để biết chính xác nguyên nhân gây nên. Từ đó, bác sĩ sẽ cho bạn những biện pháp cải thiện phù hợp.

Click Đọc Ngay:

  • TOP 10 loại thuốc chữa dị ứng thời tiết tốt nhất hiện nay [Đã Kiểm Chứng]
  • TOP 10 bác sĩ chữa nổi mề đay khi mang thai giỏi tại Hà Nội và Hồ Chí Minh
  • Dị ứng da mặt: Nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý an toàn, hiệu quả