Đau họng đau tai – Cảnh giác với viêm amidan và ung thư vòm họng
Đau họng đau tai là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm. Thường gặp nhất là viêm amidan và ung thư vòm họng.
Làm sao để nhận biết được triệu chứng này là của căn bệnh nào? Phải làm sao khi bị đau tai do viêm amidan và ung thư vòm họng. Cùng tìm hiểu bài viết để có thông tin cụ thể.
Sự khác nhau giữa bệnh viêm amidan và ung thư vòm họng
Mỗi dạng bệnh sẽ có những đặc điểm khác nhau và dựa vào những biểu hiện triệu chứng cụ thể này mà có thể phân biệt được từng loại bệnh. Cụ thể như:
Triệu chứng của viêm amidan
Viêm amidan là tình trạng amidan bị nhiễm vi khuẩn, virus gây ra sưng đỏ, đau rát cổ họng. Viêm amidan có thể xuất hiện ở một hoặc hai bên. Đây là một căn bệnh rất phổ biến, xảy ra ở mọi độ tuổi nhưng chủ yếu là những đối tượng từ mẫu giáo cho đến gần trưởng thành.
Một số triệu chứng của bệnh viêm amidan gồm:
- Đối với trường hợp xuất hiện amidan có mủ thì mủ sẽ xuất hiện ở giữa và bao quanh amidan
- Có cảm giác nghẹn, vướng và đau nhói bên trong họng
- Cơn đau họng lan dần lên tai gây ra tình trạng nuốt đau hoặc không thể nuốt được
- Nước bọt tiết ra nhiều hơn và gây ra các cơn đau khi há lớn miệng
- Sốt
- Sưng hàm
Triệu chứng của ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng là một loại ung thư ác tính xuất hiện ở vị trí vòm họng phía sau, nơi thắt vòm họng hoặc “ngách hầu”. Đây là bệnh có tiến triển nhanh và nguy cơ tử vong cao. Theo đó, ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh ung thư vòm họng đều nguy hiểm hơn viêm amidan, nhất là khi tế bào ung thư di căn đến các cơ quan như tim, phổi, gan, xương…
Một số triệu chứng thường gặp như:
- Đau đầu: triệu chứng này xảy ra thường xuyên, ban đầu thì chỉ âm ỉ không theo cơn nhưng càng về sau thì càng lan sang 2 bên.
- Ù tai: Ban đầu chỉ ù một bên tai nhưng càng về sau sẽ ù cả hai bên, thính lực giảm rõ rệt
- Nghẹt mũi: Bị nghẹt mũi liên tục kèm theo chảy máu mũi, chảy mủ.
- Hàm nổi hạch li ti, ban đầu hạch nhỏ, rắn và có khả năng di động nhưng càng về sau thì sẽ càng cứng và dính chặt ở vùng cổ, ấn vào gây đau và lan sang nhiều vị trí khác.
- Liệt dây thần kinh sọ là triệu chứng xảy ra khi tế bào ung thư đã lan tới nền sọ.
Vậy triệu chứng đau tai đau họng là do viêm amidan hay ung thư vòm họng?
Trên thực tế thì rất khó để có thể phân biệt được viêm amidan hay ung thư vòm họng bởi triệu chứng của chúng tương đối giống nhau, trong đó có cả triệu chứng đai tai đau họng.
Trong đó, đau tai đau họng ở bệnh viêm amidan thường xảy ra khi khối viêm không được phát hiện và điều trị đúng cách. Lúc này, vi khuẩn sẽ từ amdan lây lan sang các bộ phận khác, trong đó có cả những bộ phận gần vị trị amidan như tai giữa và cổ họng khiến cho người bệnh cảm thấy đau tai đau họng.
Còn ở bệnh ung thư vòm họng thì khi tế bào ung thư phát triển ở bên trong cổ họng sẽ gây ảnh hưởng không chỉ ở một vị trí mà còn kéo theo nhiều bộ phận khác gần kề như tai và mũi. Chính vì vậy mà người bệnh sẽ cảm nhận được rõ ràng cảm giác đau họng đau tai trong thời gian mắc bệnh.
Vì vậy, để có thể xác định được 2 bệnh này chỉ dựa trên triệu chứng đau họng đau tai thì vẫn chưa đủ mà còn cần dựa vào rất nhiều triệu chứng khác nữa.
Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt lớn nhất mà người bệnh có thể dựa vào đó chính là thời gian kéo dài triệu chứng. Nếu nhận thấy các triệu chứng xuất hiện của bệnh xuất hiện và kéo dài hơn 2 tuần thì tốt nhất người bệnh nên thăm khám tại các cơ sở y tế, bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Vì nếu là bệnh viêm amidan thì có thể không quá nguy hiểm nhưng đối với ung thư vòm họng thì một khi các triệu chứng đã biểu hiện rõ ràng thì cũng có thể đó là lúc bệnh đã bước đến giai đoạn nặng hơn. Lúc này, khả năng chữa trị dứt điểm sẽ rất khó khăn và tốn kém. Chính vì vậy, các bác sĩ luôn khuyến khích mọi người nên tầm soát ung thư một năm ít nhất 2 lần để phát hiện bệnh sớm.
Phải làm gì khi bị đau tai do viêm amidan hay ung thư vòm họng?
Khi xuất hiện triệu chứng đau họng đau tai thì chứng tỏ bệnh đã diễn tiến ở mức độ nặng, lúc này người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín, bệnh viện để được khám và điều trị đúng bệnh.
Trị bệnh viêm amidan
Để chẩn đoán chính xác bệnh viêm amidan dựa vào các triệu chứng lâm sàng thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm như: xét nghiệm công thức máu, test Le Mec, test Viggo, đo chỉ số ASLO trong máu…
Từ kết quả này bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cho người bệnh. Nhìn chung thì bệnh viêm amidan là một bệnh rất dễ phát hiện để điều trị. Chỉ cần tuân thủ đúng nguyên tắc điều trị đó là sử dụng thuốc kháng sinh kết hợp với thuốc điều trị triệu chứng chứng như thuốc kháng viêm, giảm đau, giảm ho…
Cụ thể một số loại thuốc thường được chỉ định như:
- Kháng sinh: Cefaclor, Cefuroxim,Cefpodoxim…Erythromycin, Arithromycin, Azithromycin…
- Thuốc chống viêm: Prednisolon, Methylprednisolon
- Thuốc hạ sốt, giảm đau: Paracetamol, Ibuprofen
- Thuốc giúp giảm viêm họng xung huyết, phù nề: Alphachymotrypsin
- Thuốc dùng tại chỗ: nước muối sinh lý NaCl 0.9%, có thể thay thế bằng dung dịch pha muối bicarbonat natri, borat natri…vào nước ấm.
Người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ, uống đúng liều lượng, thời gian và đúng cữ. Đây là điều cực kỳ quan trọng trong quá trình trị bệnh. Sau vài ngày sử dụng thuốc thì thuốc sẽ có tác dụng ngay, lúc này người bệnh cần tiếp tục duy trì uống thuốc cho đến hết liệu trình, không được tự ý ngừng, đặc biệt là đối với thuốc kháng sinh.
Riêng đối với trường hợp bị viêm họng amidan nhiều lần trong năm, tái đi tái lại không khỏi hoặc amidan xuất hiện gây ảnh hưởng sức khỏe, cản trở việc ăn, ngủ và có dấu hiệu gây ra các biến chứng như thấp khớp, thấp tim, viêm cầu thận…thì bác sĩ có thể sẽ tiến hành xem xét phẫu thuật cắt amidan.
Ngoài ra, trong quá trình trị bệnh viêm amidan thì người bệnh cần xây dựng một lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học. Nên uống nhiều nước và tăng cường các dưỡng chất cần thiết như protein, kẽm, vitamin A, C, E, D…thông qua thức ăn hoặc các loại viên uống thực phẩm chức năng. Có như vậy thì triệu chứng đau họng đau tai do viêm amidan mới khỏi dứt điểm.
Cuối cùng, để có thể ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh viêm amidan thì người bệnh nên chú ý tránh xa các nguy cơ có thể kích thích phát bệnh. Chẳng hạn như:
- Tránh tiếp xúc gần những người đang mắc các bệnh về đường hô hấp
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ khi thời tiết trở lạnh, giao mùa
- Điều trị nhanh những bệnh lý về mũi họng như viêm VA, viêm mũi, viêm họng, viêm xoang…
- Chủ động giữ gìn vệ sinh không gian sống xung quanh
- Tăng cường vận động, tập luyện thể thao và ăn uống đầy đủ để nâng cao sức khỏe tăng đề kháng chống lại bệnh tật.
Trị bệnh ung thư vòm họng
Để chẩn đoán được bệnh ung thư vòm họng, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh thực hiện một số bài kiểm tra như:
- Khám tổng quát và trao đổi về tiền sử bệnh lý đã từng xảy ra trước kia.
- Thực hiện soi vòm họng
- Chụp X-quang, CT, MRI, chụp cắt lớp phát xạ positron (PET)
- Sinh thiết, đây là cách lấy mẫu mô nhỏ sau khi nội soi mũi và đem đi quan sát dưới kính hiển vi để phát hiện xem có các dấu hiệu ung thư vòm họng hay không.
Việc điều trị bệnh ung thư vòm họng không chỉ tùy thuộc vào giai đoạn ung thư, loại ung thư vòm họng và kích thước khối u mà còn phụ thuộc vào sức khỏe, tuổi tác của người bệnh. Lúc này, sau những chẩn đoán và dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho người bệnh.
Một số phương pháp điều trị bệnh ung thư vòm họng phổ biến hiện nay gồm:
- Xạ trị: Đây là phương pháp sử dụng các chùm tia năng lượng cao chiếu vào để tiêu diệt tế bào ung thư.
- Hóa trị: Sử dụng thuốc dạng viên nén hoặc thuốc truyền tĩnh mạch để tiêu diệt tế bào ung thư.
- Phẫu thuật: Phương pháp này giúp loại bỏ tế bào ung thư hạch bạch huyết ở cổ họng, không tiến hành phẫu thuật để điều trị căn bệnh ung thư vòm họng.
Ngoài ra, đối với bệnh ung thư thì cách tốt nhất để hỗ trợ trị bệnh và cải thiện bệnh đó chính là người bệnh cần giữ tâm thế bình tĩnh, lạc quan. Kết hợp với đó là một lối sống, sinh hoạt, ăn uống lành mạnh, khoa học. Chẳng hạn như:
- Kiêng thuốc lá, rượu bia, những loại thức uống có cồn, có gas
- Không ăn thức ăn có nhiều muối, ăn mặn hay các loại thức ăn lên men.
- Không ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
- Thường xuyên vận động để tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng.
Khi thực hiện tốt những điều này sẽ giúp kiểm soát được tiến triển của bệnh ung thư một cách tốt nhất.
Hãy tuân thủ những hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên môn, đừng tự ý không được tự ý mua thuốc để điều trị, vì việc điều trị không đúng cách cũng như không triệt để khiến cho bệnh tiến triển ngày càng nặng hơn, gây ra các biến chứng nguy hiểm.