Bị đau họng nên uống nước gì giúp giảm đau nhanh?
Cổ họng sưng tấy, đau rát khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi ăn uống, giao tiếp. Vậy, khi bị đau họng nên uống nước gì để cải thiện?
Áp dụng 10 loại nước uống được chia sẻ dưới đây, bệnh nhân sẽ nhanh chóng kiểm soát được tình trạng đau rát cổ họng của bản thân mình. Cách làm vô cùng đơn giản. Công thức cụ thể được nêu rõ trong bài viết, hãy cùng tham khảo nhé.
Bị đau họng nên uống nước gì?
Chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng đối với những bệnh nhân mắc bệnh viêm họng, đau họng. Đây là bệnh lý không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến công việc của người bệnh không được suôn sẻ, đặc biệt là những việc làm đặc thù sử dụng giọng nói như giáo viên, MC, diễn viên,… Để kiểm soát tình trạng đau rát cổ họng diễn ra thường xuyên, người bệnh có thể sử dụng một trong các loại nước sau đây.
1. Nước ấm
Với những bệnh nhân mắc bệnh viêm họng, sử dụng nước ấm sẽ cải thiện được các triệu chứng bệnh. Nước ấm giúp làm loãng đờm, dễ dàng đào thải các chất nhầy bên trong cổ họng và khoang mũi. Đồng thời làm ấm vùng cổ họng, giảm đau rát họng. Nếu muốn kiểm soát tình trạng đau rát họng, người bệnh có thể uống nước ấm mỗi ngày. Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, mỗi ngày, bệnh nhân nên uống 2 – 2,5 lít nước. Tùy thuộc vào nhu cầu sức khỏe của từng người, nếu uống quá ít hoặc quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe của bệnh nhân.
2. Nước gừng
Theo Đông y, củ gừng có tính ấm, vị cay, giúp kháng khuẩn, tiêu viêm rất tốt. Sử dụng củ gừng nấu nước uống là cách giúp người bệnh kiểm soát được tình trạng đau rát cổ họng thường xuyên. Người bệnh có thể nấu nước gừng uống hoặc kết hợp gừng với mật ong hoặc chanh tươi để hỗ trợ điều trị bệnh.
Cách thực hiện như sau:
- Đầu tiên, bạn đem củ gừng gọt bỏ vỏ, rửa sạch và cắt thành từng lát mỏng.
- Sau đó, bạn cho nguyên liệu này vào ấm nấu khoảng 30 phút để lấy nước uống.
- Người bệnh có thể cho thêm chanh hoặc mật ong vào để uống.
- Mỗi ngày, bạn uống khoảng 2 – 3 ly để hỗ trợ điều trị các triệu chứng ngứa rát cổ họng.
- Bệnh nhân không nên uống quá nhiều nước gừng trong ngày, tránh gây ảnh hưởng đến vùng dạ dày.
3. Mật ong
Đây là nguyên liệu tự nhiên rất an toàn, có tác dụng rất tốt trong việc tăng sức đề kháng, cải thiện các triệu chứng đau rát cổ họng hiệu quả cho người bệnh. Đặc biệt là những trường hợp ho có đờm, khản tiếng sử dụng phương pháp chữa trị này rất tốt. Mật ong có tính kháng khuẩn mạnh, giúp hỗ trợ tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh đau họng.
Cách thực hiện như sau:
- Trước hết, bạn lấy mật ong pha chung với giấm táo theo tỉ lệ 2:1.
- Sau đó, bạn cho nước ấm vào cốc và khuấy đều lên.
- Sử dụng hỗn hợp này uống đều đặn vào buổi sáng để hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh.
- Cách chữa trị này chỉ nên áp dụng cho người lớn. Trẻ nhỏ không được uống vì mật ong chứa bào tử vi khuẩn gây nhiễm độc, không tốt cho sức khỏe các bé.
4. Trà hoa cúc La Mã
Các nghiên cứu cho thấy, hoa cúc La Mã có tác dụng tiêu viêm, chống oxy hóa, hỗ trợ làm lành các vết tổn thương, kích thích làm lành da hiệu quả. Bên cạnh đó, loại hoa này còn giúp an thần, cải thiện các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, buồn nôn cho người bệnh. Nếu người bệnh bị đau họng do trào ngược dạ dày, bạn có thể uống loại nước trà hoa cúc La Mã vào buổi sáng để cải thiện bệnh của mình.
Cách thực hiện như sau:
- Đầu tiên, người bệnh cho nước sôi vào cốc.
- Sau đó, bạn cho thêm một ít hoa cúc La Mã vào nước trong khoảng 5 – 10 phút.
- Bệnh nhân bị đau họng sử dụng nước này để uống mỗi ngày nhằm giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng đau rát cổ họng thường xuyên.
- Mỗi ngày, người bệnh chỉ được uống 1 ly, tránh gặp phải tác dụng phụ như buồn ngủ, buồn nôn.
- Phụ nữ mang thai tuyệt đối không được uống trà hoa cúc La Mã vì dễ sảy thai, sinh non.
5. Lá tía tô
Ít người biết rằng, lá tía tô cũng có tác dụng chữa trị bệnh đau họng. Theo Đông y, lá tía tô có vị cay, tính ấm. Nguyên liệu này có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp như đau họng, viêm họng, ho. Người bệnh đau họng có thể sử dụng lá tía tô để làm ấm họng, xoa dịu triệu chứng đau rát cổ họng.
Cách thực hiện như sau:
- Đầu tiên, bạn sẽ lấy lá tía tô rửa sạch và để ráo nước.
- Sau đó, bạn dùng lá này giã nhuyễn và vắt lấy nước uống.
- Người bệnh uống nước lá tía tô trong khoảng 2 – 3 ngày, các triệu chứng đau rát cổ họng sẽ được cải thiện rõ rệt.
6. Nước ép cà rốt
Cà rốt có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Đây là nguyên liệu có tác dụng cải thiện tình trạng đau rát, khó chịu ở cổ họng. Mỗi ngày, người bệnh chỉ cần uống một ly nước ép cà rốt trước khi đi ngủ đã có thể dễ dàng kiểm soát bệnh đau họng và giúp bạn ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên uống quá nhiều vì dễ gây ra tình trạng vàng da.
Cách thực hiện như sau:
- Đầu tiên, bạn sẽ lấy 2 củ cà rốt, gọt bỏ vỏ bên ngoài và rửa sạch.
- Sau đó, cho nguyên liệu này vào máy ép nhuyễn lấy nước.
- Người bệnh có thể cho thêm sữa hoặc đường để dễ uống hơn.
7. Trà quế
Sử dụng nước trà quế chữa trị bệnh đau họng cũng được nhiều người áp dụng. Quế thường có tính ấm, vị ngọt đắng, mùi thơm tự nhiên. Nguyên liệu này có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm, làm ấm cổ họng, chữa lành vết thương, tăng cường hệ miễn dịch cơ thể. Với những bệnh nhân mắc bệnh đau họng, người bệnh có thể uống một cốc trà quế vào buổi sáng để hỗ trợ điều trị bệnh.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: bột quế (15g), mật ong (30ml), gừng tươi (1 củ), táo đỏ khô (2 quả)
- Trước tiên, bạn đem gừng tươi tách lấy 1 nhánh và tiến hành cạo vỏ, đun sôi với nước trong khoảng 10 phút.
- Sau đó, bạn cho bột quế, táo đỏ khô còn lại vào đun sôi và tiến hành tắt bếp.
- Cuối cùng, bạn cho mật ong vào uống khi nước còn ấm.
- Vì bột quế gây nóng nên trẻ nhỏ và phụ nữ có thai, cho con bú không được áp dụng cách chữa trị này.
8. Sữa chua dứa
Dứa là nguyên liệu có chứa rất nhiều thành phần vitamin và chất xơ. Những người mắc bệnh về đường hô hấp có thể sử dụng dứa để hỗ trợ điều trị bệnh. Uống nước ép dứa kết hợp với sữa chua sẽ giúp bệnh nhân tăng cường sức đề kháng, cải thiện các triệu chứng đau rát cổ họng hiệu quả.
Cách thực hiện như sau:
- Đầu tiên, bạn tiến hành gọt dừa và ép nhuyễn ½ quả để lấy nước.
- Sau đó, đem nước ép này hòa chung với sữa chua
- Người bệnh chỉ nên uống nước ép này trong khoảng 2 – 3 lần/tuần để hỗ trợ điều trị bệnh đau họng.
9. Lá trà xanh
Với đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, lá trà xanh có tác dụng rất tốt trong việc chữa trị bệnh đau họng. Bên cạnh đó, lá trà xanh còn có thành phần chống oxy hóa mạnh giúp loại bỏ các chất độc và các gốc tự do gây hại cơ thể. Thức uống này có thể cải thiện tình trạng đau rát cổ họng, thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Đặc biệt, lượng vitamin dồi dào trong lá trà xanh còn giúp thông mũi, mát họng, tiêu đờm.
Cách thực hiện như sau:
- Người bệnh đem lá trà xanh rửa sạch và để ráo nước.
- Sau đó, bạn cho lá trà xanh vào ấm nấu trong khoảng 20 phút.
- Mỗi buổi sáng, bạn sử dụng nước lá trà xanh để uống.
- Thực hiện đều đặn, triệu chứng đau họng sẽ nhanh chóng giảm bớt.
10. Nước chanh tươi
Chanh có chứa rất nhiều vitamin C. Nguyên liệu này có tác dụng thanh độc, giải nhiệt, chống oxy hóa rất tốt. Với tình trạng đau rát cổ họng, người bệnh có thể sử dụng nước chanh tươi để cải thiện bệnh cho bản thân mình. Chanh tươi sẽ làm dịu cổ họng, chống viêm, giảm sưng tấy họng rất tốt.
Cách thực hiện như sau:
- Đem quả chanh rửa sạch và cắt làm đôi.
- Vắt chanh vào cốc nước ấm, cho thêm một ít mật ong vào
- Khuấy đều hỗn hợp này lên và cho thêm 1 lát gừng
- Người bệnh chỉ nên uống nước chanh mỗi ngày 1 lần và uống với lượng vừa phải, không được uống quá nhiều dễ gây ảnh hưởng đến dạ dày.
Lưu ý khi uống nước trị đau họng
Đau họng là bệnh lý khá phổ biến và có thể gặp phải ở bất cứ đối tượng nào. Với căn bệnh này, người bệnh nên tiến hành thăm khám, điều trị sớm. Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp chữa trị bệnh theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân có thể uống các loại nước để cải thiện tình trạng bệnh của mình. Dưới đây là một số lưu ý người bệnh nên biết khi điều trị bệnh viêm họng.
- Không được uống quá nhiều các loại nước ép được chia sẻ vì một số nguyên liệu có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày nếu lạm dụng.
- Người bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho bản thân mình những loại thức ăn chứa chất dinh dưỡng để cải thiện bệnh.
- Không được sử dụng thực phẩm gây kích thích cổ họng như hải sản, thịt gà, thịt bò,…
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thường xuyên súc miệng bằng nước muối để bảo vệ khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
- Không được ăn những thực phẩm lạnh, uống nước đá
- Ngủ đủ 8 tiếng/ngày, không được làm việc căng thẳng
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh lo lắng quá mức, gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không được ăn những thức ăn bẩn
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm
- Tích cực luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp bệnh nhanh chóng khỏi
Trên đây là những thông tin giúp người bệnh biết được: Đau họng nên uống nước gì? Để tránh bị những cơn đau họng xuất hiện thường xuyên gây ảnh hưởng đến sức khỏe, bệnh nhân nên nhanh chóng tiến hành thăm khám, điều trị bệnh sớm. Bên cạnh đó, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị bệnh nếu không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.