Đau họng nhức đầu mệt mỏi là bệnh gì? Các biện pháp điều trị hiệu quả
Đau họng nhức đầu mệt mỏi gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sinh hoạt và công việc. Đây là dấu hiệu bệnh gì và phải làm sao để điều trị?
Đau họng nhức đầu mệt mỏi là bệnh gì?
Thông thường, để chẩn đoán một bệnh nào đó, trước tiên cần dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Điều này giúp đưa ra được những kết luận ban đầu về bệnh. Dựa vào đó, các bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm hoặc biện pháp điều trị phù hợp. Vậy, đau họng nhức đầu mệt mỏi là bệnh gì?
1. Viêm họng
Đau họng, nhức đầu, mệt mỏi thường là triệu chứng của bệnh viêm họng. Nó xảy ra khi các vi khuẩn, nấm hoặc virus xâm nhập vào niêm mạc họng và gây viêm. Chúng ta có thể bị viêm họng bất cứ thời điểm nào trong nănm, nhưng thường gặp nhất là khi thời tiết thay đổi.
Ngoài các biểu hiện phổ biến như đau họng nhức đầu mệt mỏi, bệnh nhân còn có thể xuất hiện thêm các triệu chứng khác như sau:
- Khó nuốt thức ăn
- Đau dạ dày
- Thường hay buồn nôn, ăn không ngon miệng
- Cứng cơ, đau cơ
- Hạch hầu có thể bị sưng và xuất hiện các mảng trắng bên trong cổ hoặc có những chấm nhỏ đỏ ở trên vòm miệng.
Khi đến giai đoạn nặng hơn, người bệnh có thể gặp các vấn đề khác như sau:
- Do dai dẳng
- Khàn tiếng
- Cổ sưng, vùng cổ xuất hiện thêm các hạch lớn
- Ù tai, nghe khó
- Mỗi khi lên cơn ho cảm thấy đau đầu, nhức nhối
- Khó nuốt, tê bì vùng mặt
Tùy vào cơ địa , mức độ bệnh lý của mỗi người mà bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng khác. Tuy nhiên, đau họng, cơ thể mệt mỏi, nhức đầu vẫn là những triệu chứng phổ biến ở những người bị viêm họng.
Thông tin thêm: Bị viêm họng nên ăn gì, kiêng gì cho bệnh mau khỏi?
2. Viêm amidan
Nếu đang thắc mắc đau họng nhức đầu mệt mỏi là bệnh gì thì có thể bạn đã bị viêm amidan. Đây là tình trạng các amidan bị sưng to sự xâm nhập và gây hại của vi khuẩn hoặc virus. Bệnh nhân bị viêm amidan thường có các biểu hiện như sau:
- Cổ họng đau
- Khi nuốt có cảm giác vướng víu, đau trong cổ họng
- Nhức đầu
- Hơi thở có mùi
- Cơ thể mệt mỏi
- Sốt cao
- Cứng cổ
- Cổ và hàm đau do sự sưng lên của hạch bạch huyết
- Khám thấy amidan có màu đỏ, sưng, xuất hiện các đốm mủ trắng hoặc vàng
- Nếu viêm lan xuống thanh quản, có thể gây ho có đờm, giọng khàn.
Viêm amidan cũng là một dạng bệnh lý hô hấp thường gặp, đặc biệt là vào những ngày tiết trời thay đổi. Ngoài ra, trẻ em, người có sức đề kháng kém, sống trong môi trường ô nhiễm hoặc có sự bất thường ở cấu trúc amidan… là những đối tượng dễ mắc phải chứng bệnh này.
3. Viêm thanh quản
Sự xâm nhập của vi khuẩn và virus, bị trào ngược dạ dày, hít phải khói độc, hét hoặc nói với âm lượng lớn… có thể dẫn đến bệnh viêm thanh quản. Đặc trưng của chứng bệnh này là dây thanh âm trong họng bị viêm, khiến cho người bệnh khản tiếng hoặc mất giọng. Khi bị viêm thanh quản, bệnh nhân thường gặp phải các triệu chứng sau:
- Mất giọng, khàn giọng
- Đau họng
- Ho
- Đau họng
- Sốt nhẹ
- Hắng họng thường xuyên
Các triệu chứng xuất hiện đột ngột, thường trở nên nặng hơn sau khoảng 2 – 3 ngày. Khi những biểu hiện kéo dài trên 3 tuần, viêm thanh quản có thể đã chuyển sang giai đoạn mạn tính. Ngoài ra, nó có thể đi kèm với các bệnh khác như cảm cúm, cảm lạnh, viêm amidan. Lúc này bệnh nhân thường có thêm các biểu hiện:
- Có cảm giác đau khi nuốt thức ăn
- Đau đầu
- Cơ thể mệt mỏi
- Chảy dịch mũi
Với trẻ em, các triệu chứng có thể có sự khác biệt đôi chút và thường nặng hơn vào ban đêm. Bệnh viêm thanh quản ở trẻ em có thể gây nguy hiểm cho bé. Do đó, nếu thấy con có những biểu hiện bất thường thì cần đưa con đến các cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị.
4. Cảm lạnh
Khi đang băn khoăn đau họng nhức đầu mệt mỏi là bệnh gì, bạn có thể đang bị cảm lạnh. Bệnh thường do các loại virus thuộc chủng Rhinovirus hoặc Enterovirus gây ra, do đó nó có khả năng lây nhiễm. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:
- Đau họng
- Nhức đầu
- Hắt xì, đau cơ
- Cơ thể mệt mỏi, khó chịu, đau nhức nhẹ
- Ho
- Sổ mũi, dịch mũi có màu vàng hoặc xanh lá cây.
- Cảm thấy có áp lực ở trong tai và trong mặt
- Khó thở
- Ăn không ngon, chán ăn
- Sốt nhẹ
Những triệu chứng viêm họng thường kéo dài từ 3 – 7 ngày. Thời gian dễ lây nhiễm là trong 3 ngày hoặc tuần đầu tiên bị bệnh. Vì thế, không chỉ người bệnh mà những người xung quanh cũng cần phải chú ý áp dụng các biện pháp phòng ngừa để tránh lây bệnh cho bản thân.
Có thể bạn cần: Cảm lạnh và cảm cúm: Giống và khác nhau như thế nào?
5. Cảm cúm
Cảm cúm cũng gây ra các triệu chứng tương tự như cảm lạnh. Vì vậy, không ít người nhầm lẫn giữa 2 bệnh này với nhau. Thực chất, cảm lạnh và cảm cúm là 2 bệnh khác biệt.
Nếu cảm lạnh thường do virus thuộc chủng Rhinovirus hoặc Enterovirus gây ra thì nguyên nhân gây bệnh cúm lại do virus cúm Influenza virus. Cả 2 loại bệnh này đều do virus gây nên, vì vậy chúng có khả năng lây nhiễm từ người sang người. Đặc biệt, virus cúm có khả năng biến thể liên lục tục và tạo ra nhiều chủng mới. Chính điều này mà này mà nó thường gây nên các trận đại dịch cúm trên toàn cầu.
Khi mắc cảm cúm, bệnh nhân thường gặp phải các triệu chứng như sau:
- Sốt cao trên 38 độ
- Ớn lạnh
- Đau họng
- Đau đầu
- Cơ thể mệt mỏi
- Ho khan
- Sổ mũi, nghẹt mũi
- Hắt hơi
Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh cúm, chúng ta nên tiêm vắc xin cúm, rửa tay thường xuyên để loại bỏ virus, vi khuẩn, tránh tiếp xúc với người có các biểu hiện bệnh đường hô hấp…
Các bệnh lý về đường hô hấp thường có những triệu chứng tương tự nhau. Nó thường gây khó khăn cho việc chẩn đoán và điều trị. Vì thế, nếu gặp phải những biểu hiện bất thường, bệnh nhân nên đi khám để được chỉ định chữa trị. Còn nếu chưa rõ đau họng nhức đầu mệt mỏi là bệnh gì, bạn có thể tham khảo các thông tin trên đây để tìm lời giải đáp.
Các biện pháp điều trị đau họng kèm nhức đầu mệt mỏi
Mặc dù có những biểu hiện khá giống nhau, nhưng những bệnh trên đây là các bệnh lý khác nhau. Do đó, biện pháp điều trị và phòng ngừa cũng có sự khác biệt. Chỉ có điều nếu không được điều trị sớm, chúng đều có thể gây ra nhiều biến chứng. Một số trường hợp có thể dẫn đến ung thư. Vì thế, đi khám và điều trị bệnh sớm là điều cần thiết.
Để khắc phục các triệu chứng đau họng nhức đầu mệt mỏi, bệnh nhân có thể áp các cách điều trị sau:
1.Điều trị bằng thuốc
Nếu bị đau họng, nhức đầu, bệnh nhân có thể dùng thuốc tây để chữa trị. Đây được xem là biện pháp mang lại hiệu quả mau chóng và được dùng phổ biến. Các loại thuốc thường được dùng gồm có:
- Các loại thuốc giảm đau, hạ sốt: Paracetamol, amoxicillin, aspirin
- Thuốc kháng viêm NSAID
- Nhóm corticosteroid
- Siro giảm ho như phenergan, atussin
- Kháng sinh
- Sử dụng các dung dịch kiềm dùng để súc họng như nước muối sinh lý, các loại thuốc súc họng làm tan đờm, giảm phù nề như mucomyst, mucosoval.
Lưu ý rằng những loại thuốc kháng sinh chỉ được dùng để điều trị các trường hợp mắc bệnh do vi khuẩn. Đối với những người bị bệnh do virus hoặc các yếu tố khác, cần phải có phác đồ chữa trị riêng. Bên cạnh đó, dùng thuốc tây có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Để đảm bảo an toàn, hãy chú ý sử dụng đúng theo liều lượng và thời gian điều trị mà bác sĩ chỉ định.
2. Các biện pháp điều trị đau mẹo tại nhà
Nếu đã quá chán với việc uống thuốc, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng các biện pháp chữa viêm họng bằng mẹo dân gian. Dưới đây là những bài thuốc có thể tham khảo và áp dụng:
+ Rễ cam thảo:
Rễ cam thảo là một loại thảo dược đã được Đông y sử dụng để điều trị viêm họng từ lâu. Do đó nếu đang bị đau họng, bệnh nhân có thể dùng loại thảo dược này, nấu với nước để súc miệng. Các nghiên cứu cũng cho thấy, khi súc miệng bằng nước rễ cam thảo, bệnh sẽ ít tái phát hơn so với người không dùng.
+ Tỏi:
Nếu bị đau họng kèm nhức đầu mệt mỏi mà chưa biết phải làm sao, ngậm tỏi là lựa chọn tốt.Trong thành phần của tỏi có chứa hoạt chất allicin. Nó là một loại kháng sinh mạnh nên có thể tiêu diệt được các loại vi khuẩn và virus. Chỉ cần ngậm một tép tỏi sống trong khoảng 5 – 10 phút khi có cảm giác đau họng, thực hiện thường xuyên sẽ thấy được hiệu quả mà nó mang lại.
+ Trị đau họng bằng lá hẹ:
Trong thành phần của lá hẹ có chứa nhiều hoạt chất như sulit, allicin, odorin. Chúng được cho là có tác dụng mạnh hơn cả penicillin. Vì vậy lá hẹ có tác dụng tiêu diệt được nhiều loại virus, vi khuẩn, trị đau họng nhức đầu hiệu quả.
Để chữa đau họng bằng lá hẹ, bệnh nhân có thể áp dụng theo cách sau: Lá hẹ đem rửa sạch, cắt nhỏ rồi đem bỏ vào chén thủy tinh. Sau đó thêm chút đường phèn vào và đưa đi hấp cách thủy. Khi thấy nước đã sôi thì tắt bếp, chắt lấy nước để uống 2 – 3 thìa, ngày dùng 2 lần để mang đến tác dụng tốt.
+ Uống nước chanh mật ong:
Trong thành phần của cả chanh và mật ong đều có những hoạt chất kháng khuẩn, giúp làm giảm các triệu chứng viêm đau. Ngoài ra, mật ong còn cung cấp thêm các vitamin và dưỡng chất rất cần thiết cho cơ thể. Nó làm tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật.
Để uống nước chanh mật ong trị đau họng, có thể thực hiện theo cách sau: Chuẩn bị một ly nước ấm, cho mật ong và ít nước cốt chanh vào khuấy đều. Sau đó dùng nước này để uống, áp dụng thường xuyên sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm.
+ Súc miệng bằng nước muối:
Đây được xem là biện pháp đơn giản nhưng mang lại tác dụng tốt trong việc làm giảm tình trạng đau họng. Vì súc miệng bằng nước muối không chỉ có tác dụng loại bỏ vi khuẩn mà còn làm loãng dịch nhầy, giúp cổ họng được làm sạch. Người bệnh chỉ cần dùng nước muối 0,9% để súc họng khoảng 3 – 4 lần/ngày là được.
Ngoài ra, các cách mẹo dân gian từ gừng, dùng tinh dầu chữa đau họng cũng mang lại tác dụng đáng kể. Những cách chữa đau họng tại nhà này thường an toàn, ít gây tác dụng phụ như thuốc tây. Do đó, rất phù hợp để điều trị cho nhiều đối tượng khác nhau.
3. Xây dựng thói quen ăn uống và sinh hoạt phù hợp
Ngoài việc áp dụng các biện pháp điều trị, thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt hợp lý cũng là biện pháp quan trọng. Nó không những giúp bệnh mau được chữa lành mà còn có thể phòng ngừa bệnh. Dưới đây là một số biện pháp nên thực hiện:
- Uống nhiều nước, có thể bổ sung thêm các loại nước trái cây hoặc sinh tố.
- Lựa chọn các thực phẩm phù hợp để sử dụng như ăn chuối, táo, dưa hấu, cà chua… các loại rau xanh, cá, hải sản.
- Tránh ăn những thực phẩm lạnh, cay nóng hoặc chứa nhiều mỡ.
- Không uống nước có ga, rượu bia và các chất kích thích
- Thường xuyên rửa tay với xà phòng để loại bỏ vi khuẩn và virus.
- Không tiếp xúc trực tiếp với người đang bị các bệnh đường hô hấp như cảm lạnh, viêm họng…
- Giữ ấm cho cơ thể vào những ngày trời trở lạnh, đặc biệt là vùng cổ.
- Nên đeo khẩu trang khi đường hoặc làm việc trong các môi trường bị ô nhiễm.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho bản thân.
Nếu đang băn khoăn đau họng nhức đầu cơ thể mệt mỏi là bệnh gì, bạn có thể tìm được lời giải đáp thông qua bài viết này. Dù nó là triệu chứng của bệnh gì thì cũng gây ra các vấn đề không tốt đối với sức khỏe. Do đó, hãy đi khám và điều trị sớm để tránh gặp phải các vấn đề nghiêm trọng.