Dày niêm mạc xoang hàm – Cùng chuyên gia tìm hiểu 10+ thông tin bệnh

Bài viết sẽ giải đáp dày niêm mạc xoang hàm là gì. Nguyên nhân, dấu hiệu bệnh ra sao. Bệnh có nguy hiểm không, có điều trị được không.

Dày niêm mạc xoang hàm là gì?

Theo các chuyên gia thì tình trạng dày niêm mạc xoang hàm là một trong các dấu hiệu xảy ra khi người bệnh mắc phải chứng viêm xoang hàm.

Đối với một xoang hàm bình thường thì lớp niêm mạc sẽ được phủ lên trên bề mặt bằng một lớp mỏng lông chuyển. Còn với những trường hợp bị dày niêm mạc xoang hàm do nhiễm trùng, dị ứng thì sẽ khiến cho lớp niêm mạc xoang hàm bị sung huyết và sưng phù dày lên.

Tình trạng dày niêm mạc xoang hàm
Dày niêm mạc xoang hàm là một trong các dấu hiệu của bệnh viêm xoang hàm.

Khi được quan sát trên phim X-quang sẽ thấy rất rõ độ dày của lớp niêm mạc xoang hàm, thậm chí còn thấy được bên trong xoang có chứa nước.

Nguyên nhân gây dày niêm mạc xoang hàm

Theo đánh giá của các chuyên gia thì do xoang hàm được cấu tạo nằm gần phía trên của xương hàm nên nguyên nhân hàng đầu gây ra dày niêm mạc xoang hàm đó là do các bệnh răng miệng như nhiễm trùng răng khôn, sâu răng, nhổ răng, viêm răng lợi, mọc răng nanh…

Bên cạnh đó, những người bị dày niêm mạc xoang hàm có thể xuất phát từ các tác nhân khác như:

  • Các tác nhân dị ứng như môi trường, khói bụi, khói thuốc lá, rượu bia…
  • Nhiễm vi khuẩn, virus, các loại nấm gây bệnh trong giai đoạn sức đề kháng của cơ thể bị suy yếu.

Những người khi bị dày niêm mạc xoang hàm sẽ thường xuyên cảm nhận được các cơn đau dữ dội trên mặt, có thể là một bên mặt hoặc toàn bộ khuôn mặt, đặc biệt là đau hai bên má, cơn đau có khi dữ dội, có khi kéo dài âm ỉ và kèm theo đó là sốt cao, xuất hiện mủ chảy ra từ lỗ mũi bị xoang, dịch mũi có mùi hôi khó chịu…

Dấu hiệu nhận biết khi bị dày niêm mạc xoang hàm

Tình trạng dày niêm mạc xoang hàm có một số dấu hiệu nhận biết sau:

  • Chảy mủ ở cánh mũi bị viêm: Dịch mũi chảy ra từ bên mũi bị viêm và có mùi hôi.
  • Bị đau nhức một bên mặt hoặc toàn bộ khuôn mặt, đặc biệt là hai bên gò má.
  • Hơi thở của người bị dày niêm mạc xoang hàm thường có mùi hôi và khắm hơn bình thường.
  • Khi bệnh tái phát sẽ gây ra những cơn đau đầu âm ỉ kèm theo buồn nôn, chóng mặt.
Tình trạng dày niêm mạc xoang hàm
Dày niêm mạc xoang hàm gây chảy dịch mủ, dịch có mùi hôi, đau đầu, hơi thở có mùi hôi

Ngoài ra, còn phụ thuộc vào từng trường hợp của mỗi người bị dày niêm mạc xoang hàm mà dấu hiệu của bệnh sẽ khác nhau như:

  • Giai đoạn cấp tính: Giai đoạn này là thời kỳ đầu của bệnh và gây ra các triệu chứng như sốt cao, đau buốt ở hàm trên, hốc mắt cũng bị đau nhức dữ dội và lan ra khắp vùng thái dương. Cơn đau càng nghiêm trọng hơn khi hoạt động mạnh hoặc cúi gập người. Lúc đầu, dịch mũi thường loãng nhưng càng về sau càng đặc hơn, có màu đậm và mùi nặng hơn.
  • Giai đoạn mãn tính: Các cơn đau giảm dần và thay vào đó là những cơn nghẹt mũi. Kèm theo đó là dịch mũi chảy ra nhiều, dịch có màu xanh, hôi và gây đau nhức ở vùng thái dương. Nếu đến giai đoạn này mà tình trạng dày niêm mạc xoang hàm vẫn không được chữa trị tích cực sẽ rất nguy hiểm và gây ra các biến chứng ngoài ý muốn.

Dày niêm mạc xoang hàm có nguy hiểm không?

Nếu như tình trạng dày niêm mạc xoang hàm không được điều trị tích cực sẽ càng làm nặng thêm tình trạng này. Thậm chí gây ra viêm niêm mạc khiến chúng bị thoái hóa thành polyp mũi, lớp niêm mạc mũi bị phù nề lớp mô liên kết bên dưới và gây ra quá phát cuốn mũi.

Hầu hết các bệnh lý liên quan đến viêm xoang, không chỉ riêng tình trạng dày niêm mạc xoang hàm đều gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Nếu người bệnh lơ là và bỏ qua các triệu chứng, không chủ động chữa trị tích cực sẽ khiến tình trạng dày niêm mạc xoang nặng hơn và gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

Gây tổn thương đường hô hấp

Có thể nói rằng mũi chính là cửa ngõ quan trọng trong việc hô hấp, vì vậy một khi mũi bị viêm và mắc các bệnh như viêm xoang, dày niêm mạc xoang hàm…sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống hô hấp phía sau.

Các triệu chứng có thể xuất hiện như nghẹt mũi, tắc mũi một bên hoặc cả hai bên cánh mũi, người bệnh phải thường xuyên thở bằng miệng khiến cho không khí trước khi đi vào phổi không được làm ấm và làm sạch nên dễ gây ra bệnh viêm phổi.

Ngoài ra, dịch mũi tiết ra nhiều nhưng không thể thoát ra khỏi mũi do tình trạng nghẹt mũi sẽ chảy ngược xuốn cổ họng và gây ra viêm họng.

Gây ra các tổn thương ở tai

Đối với những người bị dày niêm mạc xoang hàm giai đoạn mạn tính sẽ gây ra triệu chứng mủ chảy từ lỗ mũi sau và xuống vòm họng, đọng lại ở vòi lỗ tai nên khi khịt mũi sẽ dễ gây ra viêm tai giữa. Đặc biệt, tình trạng này thường dễ xảy ra ở trẻ em vì đặc điểm ống vòi tai của trẻ thường nhỏ, ngắn và rộng, lại nằm ngang hơn so với vòi tai của người lớn.

Tình trạng dày niêm mạc xoang hàm
Tình trạng dày niêm mạc xoang hàm không được điều trị tích cực sẽ gây ảnh biến chứng nguy hiểm

Điều này khiến cho dịch mủ dễ dàng xâm nhập vào bên trong hòm tai của trẻ và gây viêm tai giữa. Tình trạng viêm tai giữa có thể xảy ra dưới 2 dạng gồm viêm tai giữa cấp mủ và viêm tai giữa ứ dịch. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm như thủng màng nhĩ, mất thính lực vĩnh viễn…

Gây ảnh hưởng đến xương

Biến chứng về xương phổ biến nhất khi mắc phải tình trạng dày niêm mạc xoang hàm đó là gây viêm cốt thùy xương trán và viêm tắc mạch máu ở xương. Bệnh xuất phát từ xương trán, sau đó dần lan rộng ra xương thái dương và xương đỉnh.

Khi gặp các biến chứng này sẽ gây ra các triệu chứng như đau nhức trán dữ dội, sưng đỏ vùng xương trán và tạo thành áp-xe mũi.

Gây u lành thanh quản

Bị dày niêm mạc xoang hàm về lâu dài nếu không được chữa trị tích cực có thể hình thành u lành bên trong thanh quản. Tuy nhiên, mặc dù là u lành không quá nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nhưng nếu không được điều trị tích cực có thể sẽ gây ra khàn giọng hoặc mất tiếng.

Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan với các biến chứng tình trạng dày niêm mạc xoang hàm bởi nó sẽ càng khiến cho bệnh viêm xoang ngày càng nghiêm trọng và trở nên khó trị khỏi dứt điểm. Thậm chí, biến chứng bệnh viêm xoang có thể gây viêm đa xoang, viêm tĩnh mạch xoang, viêm thần kinh thị giác…cực kỳ nguy hiểm.

Một số cách khắc phục dày niêm mạc xoang hàm

Hiện nay, có rất nhiều cách giúp hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng dày niêm mạc xoang hàm. Tùy vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh cũng như thể trạng sức khỏe của người bệnh mà sẽ được chỉ định phương pháp khắc phục phù hợp.

Chữa trị dày niêm mạc xoang hàm bằng Tây y

Hầu hết các trường hợp bị dày niêm mạc xoang hàm đều được chỉ định điều trị nội khoa. Rất ít các trường hợp bệnh có xuất hiện các biến chứng nguy hiểm mới được các chuyên gia cân nhắc thực hiện các phẫu thuật ngoại khoa.

Theo đó, việc điều trị nội khoa chủ yếu đó là sử dụng thuốc. Các loại thuốc được sử dụng phổ biến như thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc kháng dị ứng, thuốc kháng histamine, thuốc giảm đau, thuốc chống phù nề…

Mục tiêu của thuốc Tây chính là đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng của bệnh cũng như ức chế quá trình viêm nhiễm xoang hàm. Tuy nhiên, người bệnh cần hết sức lưu ý chỉ sử dụng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc để tránh gây ra tình trạng nhờn thuốc, không đạt tác dụng như mong muốn và gây ra tác dụng phụ như suy thận, suy gan, viêm loét dạ dày…

Bên cạnh đó, trường hợp người bệnh được chỉ định thực hiện phẫu thuật ngoại khoa cũng đồng nghĩa với việc chữa trị nội khoa không đạt hiệu quả tốt hoặc xuất hiện các biến chứng như vẹo vách ngăn mũi, xuất hiện polyp mũi hoặc dị vật bên trong xoang…

Tình trạng dày niêm mạc xoang hàm
Sử dụng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ để đẩy lùi bệnh nhanh chóng

Các thủ thuật thường được áp dụng phổ biến để khắc phục tình trạng dày niêm mạc xoang hàm như mổ nội soi xoang hàm, phẫu thuật polyp mũi, súc rửa khoang (thủ thuật Proetz), chọc xoang hàm rút mủ, chỉnh hình vách ngăn…

Cách điều trị dày niêm mạc xoang hàm tại nhà

Trong dân gian lưu truyền rất nhiều các bài thuốc có tác dụng làm giảm các triệu chứng viêm nhiễm, đau nhức do dày niêm mạc xoang gây ra. Có thể kể đến một số mẹo đơn giản mà người bệnh có thể áp dụng ngay tại nhà như:

  • Tỏi: Dùng 40g tỏi khô ngâm cùng 100ml rượu trắng. Trong quá trình ủ rượu thỉnh thoảng lắc nhẹ bình để rượu chuyển từ trắng sang màu vàng tự nhiên. Đợi khoảng 7 – 10 ngày thì lấy ra sử dụng. Mỗi ngày nhỏ 1 – 2 giọt rượu vào hốc mũi, bóp nhẹ mũi để dung dịch ngấm sâu vào bên trong và phát huy tác dụng.
  • Gừng: Sử dụng 2 củ gừng tươi và 2 củ hành bóc vỏ và đem rửa sạch. Cho hết nguyên liệu vào máy xay để xay nhuyễn và vắt lấy nước cốt. Thực hiện vệ sinh mũi sạch sẽ bằng nước muối sinh lý rồi dùng tăm bông thấm nước cốt gừng và hành đặt vào khoang mũi khoảng 30 phút. Kiên trì thực hiện mỗi ngày 3 – 4 lần, làm liên tục trong 1 tuần và cảm nhận kết quả.
  • Lá lốt: Dùng 1 nắm lá lốt rửa sạch rồi đem xay thật nhuyễn vắt lấy nước cốt. Dùng nước cốt này nhỏ 1 – 2 giọt vào hốc mũi. Kiên trì thực hiện cách này trong thời gian dài cho đến khi mũi thông thoáng trở lại và không còn các triệu chứng nghẹt mũi, đau nhức nữa.

Sử dụng các loại dược liệu tự nhiên chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị chứ không có khả năng trị khỏi tận gốc được bệnh và thời gian thuốc phát huy tác dụng cũng khá chậm. Vì vậy, phương pháp này chỉ thường áp dụng cho những người mắc bệnh mức độ nhẹ, chưa có biến chứng. Nếu bệnh đã bước sang giai đoạn mạn tính sẽ rất khó có thể đạt hiệu quả tốt nhất.

Chữa dày niêm mạc xoang hàm bằng Đông y

Nguyên tắc trị bệnh của Đông y dựa trên yếu tố cân bằng âm dương nhằm yên vị hỏa tự, đẩy lùi tà khí và vững vàng chính khí. Vì vậy, người bệnh có thể tìm đến các hiệu thuốc Đông y uy tín để mua thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm xoang. Kiên trì sử dụng trong thời gian dài sẽ giúp đạt hiệu quả tích cực mà lại không gây ra tác dụng phụ cho người bệnh.

Một số lưu ý điều trị dày niêm mạc xoang hàm

Để đảm bảo bệnh được đẩy lùi nhanh chóng thì ngoài việc áp dụng các cách điều trị chuyên sâu của bác sĩ thì người bệnh cần kết hợp với việc bổ sung các dưỡng chất quan trọng cho cơ thể, nghỉ ngơi, sinh hoạt và vận động khoa học để giúp cơ thể có đủ sức khỏe vượt qua các triệu chứng bệnh dễ dàng.

Ngoài ra, thực hiện các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn các triệu chứng dày niêm mạc xoang hàm tái phát như:

  • Tránh xa các tác nhân dễ gây ra dị ứng như lông chó mèo, bụi bẩn, khói thuốc lá, chất hóa học, phấn hoa…
  • Thường xuyên rửa mũi bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng tại nhà để làm sạch khoang mũi, cung cấp độ ẩm cho mũi và làm mềm dịch mũi bị khô cứng bên trong để giảm đau nhức cánh mũi.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày vì nước đóng vai trò quan trọng trong việc làm loãng chất nhầy đang tắc nghẽn bên trong các hốc xoang. Tuy nhiên, chỉ nên uống nước ấm, nước trà thảo dược hay trà trái cây không có đá lạnh, vì đá sẽ khiến tình trạng niêm mạc xoang hàm bị tổn thương và dày hơn.
  • Tránh dùng tay hay các vật nhọn chọc ngoáy vào mũi vì có thể đưa các loại vi khuẩn, ký sinh trùng vào bên trong các hốc xoang và gây tổn thương niêm mạc xoang hàm, chảy máu, dễ nhiễm trùng.
Tình trạng dày niêm mạc xoang hàm
Chủ động tránh xa các tác nhân gây bệnh và bảo vệ vùng cổ họng, mũi, tai kỹ càng khi ra ngoài
  • Đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài, đặc biệt khi đi đến những nơi bị ô nhiễm, có chứa các chất độc hại.
  • Hạn chế ở trong môi trường máy lạnh, giữ ấm cho cơ thể đặc biệt là ở vùng cổ họng, mũi bằng cách quàng khăn ấm.
  • Nâng cao sức khỏe, sức đề kháng cho cơ thể bằng cách tập thể dục thể thao thường xuyên như chạy bộ, tập yoga, chạy bộ…tùy theo sở thích.

Tình trạng dày niêm mạc xoang hàm hoàn toàn có thể trị khỏi tận gốc khi được phát hiện sớm và tích cực điều trị. Vì vậy, hãy chú ý quan sát các triệu chứng bất ổn của cơ thể và thăm khám tại các bệnh viện chuyên khoa Tai – Mũi – Họng uy tín để được điều trị, tránh các rủi ro và các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Có thể bạn quan tâm

  • 20 cách chữa viêm xoang hàm tại nhà bằng thuốc Nam
  • Người bị viêm xoang hàm nên kiêng những thứ sau