11 Mẹo hạ sốt cho trẻ bị viêm họng nhanh, an toàn [Chuyên gia chia sẻ]

Bạn đã biết cách hạ sốt cho trẻ bị viêm họng nhanh, an toàn tại nhà chưa. Lắng nghe 11 gợi ý từ chuyên gia để có cách xử lý hiệu quả nhất nhé.

Sốt là tình trạng thân nhiệt cơ thể tăng cao hơn mức bình thường (thân nhiệt bình thường là 36.5 – 37.5). Khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thì sẽ kích thích các đại thực bào và bạch cầu trung tính tiết ra kháng thể tiêu diệt, dẫn tới tăng sản nhiệt và giảm nhiệt toàn cơ thể, gây ra cơn sốt.

Khi bị sốt trẻ sẽ có các dấu hiệu như: thân nhiệt tăng cao trên 37,5 độ, môi và tai đỏ, không chịu ăn, người bứt rứt, khó chịu, ngủ li bì. Các mẹo hạ sốt dưới đây sẽ khắc phục tình trạng trên.

Khi trẻ bị sốt thì thân nhiệt tăng cao trên 37.5 độ
Khi trẻ bị sốt thì thân nhiệt tăng cao trên 37.5 độ

Mẹo hạ sốt cho trẻ bị viêm họng nhanh, an toàn

1. Lau mát người bằng nước ấm

Khi trẻ bị sốt cha mẹ có thể lấy lau mát người cho trẻ bằng nước ấm, đây là cách phổ biến dễ thực hiện tại nhà. Các bước làm như sau: Chuẩn bị sẵn 5 khăn nhỏ, nhúng vào nước ấm, 2 chiếc khăn đặt 2 bên nách, 2 chiếc khăn đặt 2 bên bẹn, còn 1 chiếc khăn thì lau khắp người trẻ cho đến khi hạ sốt, thông thường mất khoảng từ 30 – 45 phút.

Nếu trẻ không cảm thấy thoải mái khi bị lau thì có thể chuẩn bị một thau nước ấm cho trẻ, cho trẻ ngồi vào thau rồi tiến hành lau người trẻ, lau các vị trí hai nách, hai bẹn và toàn thân. Khi thấy hạ sốt thì nhanh chóng lau khô người cho trẻ và cho mặc quần áo mỏng, rộng rãi, thoải mái, nằm ở nơi khô thoáng.

Có thể nhỏ vào nước ấm một số tinh dầu như tinh dầu tràm trà, tinh dầu khuynh diệp, có tác dụng làm giảm sốt cho bé.

Lau mát người bằng nước ấm là cách phổ biến giúp bé hạ sốt
Lau mát người bằng nước ấm là cách phổ biến giúp bé hạ sốt

2. Chườm khăn ấm

Khi trẻ bị sốt thì nhiệt độ cơ thể tăng cao, có thể chườm khăn ấm để tăng khả năng năng lưu thông máu, giúp cơ thể giản nỡ các lỗ chân không, từ đó tăng khả năng tản nhiệt, làm cơ thể mát hơn. Khi thấy khăn hết ấm thì nên thay khăn ngay, thông thường nên thay khăn sau mỗi 3-5 phút và không nên để khăn chườm quá ướt .

Ngoài ra, có thể hạ sốt an toàn cho trẻ bằng giấm táo. Giấm táo pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:2 rồi ngâm khăn trong khoảng vài phút cho thấm, sau đó lấy khăn này đắp lên trán, bụng và lòng bàn chân của bé.

3. Giữ ấm cổ họng

Thời tiết lạnh là một trong những nguyên nhân gây viêm họng, do đó nên giữ ấm cổ họng cho trẻ khi trong phòng có máy điều hòa hay khi đi ra ngoài bằng cách quàng khăn choàng, mặc áo khoác.

4. Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát

Khi bé bị sốt do viêm họng thì không nên để bé mặc nhiều quần áo quá nhiều hay mặc quá ít quần ít quần áo dẫn đến nhiễm lạnh.

Mặc nhiều quần áo sẽ cản trở khả năng tiết mồ hôi cho trẻ, làm cơ thể trẻ trở nên nóng hơn, gây sự khó chịu. Tuy nhiên cũng không nên để bé mặc quá ít quần áo sẽ dẫn đến nhiễm lạnh và gây ra các căn bệnh khác.

Tốt nhất là quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt, nếu có đắp chăn thì dùng chăn mỏng. Điều này sẽ giúp cơ thể bé dễ tỏa nhiệt, làm giảm sốt nhanh hơn. Có thể nhỏ 1-2 tinh dầu vào khăn choàng hay khăn mỏng cho bé để giữ ấm, tạo cảm giác dễ chịu.

Nên mặc quần áo rộng rãi thoáng mát cho trẻ khi bị sốt
Nên mặc quần áo rộng rãi thoáng mát cho trẻ khi bị sốt

5. Tinh dầu xoa bóp

Có thể dùng một số tinh dầu hạ sốt cho trẻ như tinh dầu bạc hà, tinh dầu gừng, tinh dầu cúc la mã… Chất rubefecients có trong các tinh dầu có tính cay nóng như gừng, quế, bạc hà sẽ giúp gây ra hiện tượng đổ mồ hôi, làm tản nhiệt trong cơ thể, từ đó hạ sốt.

6. Dùng thảo dược

6.1 Lá diếp cá

Lá diếp cá có tinh chất kháng sinh tự nhiên có thể chữa viêm họng cho trẻ. Ngoài ra thường xuyên dùng nước lá diếp cá sẽ tăng sức đề kháng, làm mát cho trẻ, phòng ngừa các bệnh do nhiệt như sốt, nóng trong người, táo bón… Tuy nhiên không được lạm dụng. Cách dùng như sau:

Lá diếp cá xay nước

Lấy một nắm lá diếp cá khoảng 20-40 gram, rửa sạch, cho vào máy sinh tố xay cùng với nước ấm, bỏ thêm chút muối. Đối với trẻ nhỏ thì có thể thêm một chút đường cho có vị ngọt nhạt sẽ dễ uống hơn. Uống nước này trong vòng vài ngày cho đến khi hạ sốt.

Dùng rau diếp cá hạ sốt an toàn cho bé
Dùng rau diếp cá hạ sốt an toàn cho bé

Nếu trẻ thấy khó chịu vì mùi tanh thì có thể dùng 2 cách dưới đây

Lá diếp cá với nước vo gạo

Nếu trẻ bị viêm họng kèm đi ngoài phân lỏng thì nên dùng lá diếp cá đun cùng nước vo gạo thật đặc cho bé. Khi bé đi đại tiện sẽ thấy chất nhầy, đó là những độc tố thải ra từ bệnh viêm họng. Đây là bài thuốc dân gian rất hiệu quả cho những bé bị viêm họng kèm với sốt và đi phân lỏng, rất an toàn, lành tính, nguyên liệu dễ tìm.

Lá diệp cá với nước cháo, đường phèn

Có thể dùng là diếp cá đun với nước cháo, một ít đường phèn cho bé bị sốt kèm viêm họng, ngoài ra đây cũng là một cách để bổ sung tinh bột cho bé.

6.2 Dùng lá nhọ nồi

Dùng một ít lá nhọ nồi, rửa sạch sau đó xay cùng nước ấm và chút muối. Mỗi lần uống 50ml, có thể thêm chút đường. Với bã nhọ nồi, có thể đắp vào trán, nách, háng, gan bàn chân của bé để hạ sốt rất hiệu quả.

Dùng lá nhọ nồi cũng là một cách để hạ sốt an toàn cho bé
Dùng lá nhọ nồi cũng là một cách để hạ sốt an toàn cho bé

7. Hạ sốt bằng chanh

Uống các loại nước trái cây giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi, ổi,… sẽ tăng sức để kháng, nâng cao hệ miễn dịch từ đó chống lại các tác nhân gây bệnh.

Ngoài ra, có thể hạ sốt cho trẻ bằng những lát chanh mỏng đắp trên trán, chân, khuỷu tay, dọc sống lưng. Tuy nhiên không được nặn nước cốt chanh trực tiếp vào miệng sẽ khiến bé bị phỏng, rộp miệng, lưỡi, nặng hơn có thể bị nghẹt thở.

Chế độ ăn uống

8. Uống nhiều nước

Khi sốt cơ thể bé sẽ mất nước. Do đó nên uống nhiều nước để bù vào, nước không được quá nóng hay quá lạnh, tốt nhất là nước ấm, giúp trẻ cân bằng nhiệt độ cơ thể, từ đó sẽ dễ hạ sốt hơn.

Ngoài nước uống có chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, quýt, bưởi… thì còn có thể cho bé uống các chế phẩm bù nước và điện giải như ORS dạng bột, viên nén hay pha sẵn. Tuy nhiên phải ghi nhớ, sử dụng thuốc đúng hướng dẫn cụ thể, đúng liều lượng quy định, nước pha phải là nước đun sôi để nguội.

9. Bổ sung vitamin C

Bổ sung vitamin C cho trẻ sẽ giúp trẻ tăng sức đề kháng, bền thành mạch, chống lại bệnh tật, hỗ trợ cho các bệnh nhiễm trùng như viêm họng, cảm cúm, giúp mau lành bệnh, …

Có thể bổ sung vitamin C qua nhiều cách nhưng cách an toàn nhất là dùng các thực phẩm có chứa nhiều vitamin C như quả ổi, lí đen, cam, chanh, bưởi, kiwi, dâu tây, me rừng….các loại rau như rau chân vịt, bông cải xanh, bắp cải, cải thìa, su hào…

Các loại rau củ quả chứa nhiều vitamin C sẽ giúp bé mau hết bệnh
Các loại rau củ quả chứa nhiều vitamin C sẽ giúp bé mau hết bệnh

10. Bổ sung canxi

Khi bị sốt, cơ thể sẽ cần nhiều canxi để chống sự nhiễm trùng. Nghiên cứu cho thấy, canxi cùng vitamin D sẽ làm giảm thời gian sốt của trẻ. Các thực phẩm giàu canxi như sữa, hạt mè, rau bina, đậu hà lan, cải cầu vồng, cải bó xôi, các loại rong biển màu đậm,… sẽ là những lựa chọn tốt nhất cho bé

Nếu các cách trên không hiệu quả thì có thể dùng thuốc hạ sốt cho trẻ dưới đây.

11. Dùng thuốc hạ sốt

Sử dụng nhóm thuốc paracetamol dạng gói, siro, hay viên nhét hậu môn. Đây là nhóm thuốc ít gây tác dụng phụ, hạ sốt nhanh sau 30 phút. Tuy nhiên nếu trẻ sốt dưới 38 độ thì không nên áp dụng cách này vì dùng thuốc tây sẽ ngăn chặn bé có cơ hội nâng cao hệ thống miễn dịch, chống lại tác nhân gây bệnh.

Ngoài ra, các loại thuốc này có thể không phù hợp với độ tuổi của trẻ, gây ra nguy hiểm nếu dùng do đó không nên tự ý mua thuốc, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc để không gây ra những hậu quả không tốt cho trẻ.

Ngoài các mẹo trên thì nên lưu ý các điều sau:

  • Không ăn đồ ăn chứa nhiều chất béo, dầu mỡ, cay nóng, nhiều gia vị, chất kích thích khi trẻ bị sốt.
  • Không ăn các thức ăn chiên nướng, đặc tắc cọ xát vào thành cổ họng cũng làm bệnh lâu hồi phục, nên tránh cho đến khi bé khỏi hoàn toàn.
  • Nên ăn những thức ăn loãng, nhiều nước, mềm dễ ăn để nhanh hạ sốt. Nhớ nấu chín cho trẻ.
  • Tăng cường nước uống, nước có bổ sung muối và vitamin C sẽ giúp trẻ hạ sốt nhanh hơn.
  • Nên theo dõi nhiệt độ của bé bằng nhiệt kế sau mỗi 4 giờ.
  • Không dùng aspirin để hạ sốt cho trẻ em vì có thể gây tổn thương não.
  • Nếu sốt cao hơn 39 độ thì không để bé ở nhà chữa bệnh mà nên đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để chữa bệnh, có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm khác như sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não, nhiễm khuẩn, ….
Khi sốt cao hơn 39 độ thì nên đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh
Khi sốt cao hơn 39 độ thì nên đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh

Trên đây là các mẹo hạ sốt cho trẻ bị viêm họng nhanh, an toàn, có thể áp dụng tại nhà đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên nếu có những dấu hiệu nặng thì nên đến ngay các cơ sở y tế khám chữa bệnh.