[Gợi ý] 17+ bài thuốc quý từ Hoàng kỳ chữa bá bệnh
Hoàng kỳ là vị thuốc quen thuộc trong đông y, có tác dụng chữa bách bệnh. Vậy tác dụng chữa bệnh, cách sử dụng ra sao?,..
Hoàng kỳ là một vị thuốc bổ lâu đời. “Thần Nông bản thảo kinh”, quyển sách đầu tiên về dược vật học, đã cho hoàng kỳ là thượng phẩm.
Đặc điểm tên gọi và phân loại
Hoàng kỳ còn có tên gọi khác là: Khẩu kỳ, Tiễn kỳ, Miên hoàng kỳ hay Bắc kỳ – Một trong những thảo dược thuộc họ đậu, cánh bướm. Chúng có tên gọi khoa học là Astragalus membranaceus. Hiện nay có khá nhiều loại Hoàng kỳ, nhưng thông dụng nhất vẫn là hai loại chính là:
- Hoàng kỳ Astragalus membranaceus;
- Hoàng kỳ Astragalus mongolicus Bunge (Mông cổ).
Mặc dù tách ra thành hai loại với hai tên gọi khác nhau nhưng chúng chỉ có một chút khác biệt nhỏ về phân bố và hình dáng. Còn lại, các mặt như hình dạng, kích thước, công dụng… của hai loài Hoàng kỳ này cơ bản giống nhau.
Đặc điểm mô tả hình dáng Hoàng kỳ
Hoàng kỳ là loại cây thuộc thân thảo lâu năm. Đặc điểm mô tả hình dáng của loài cây này như sau:
- Thân: Cây có phần thân mọc thẳng đứng. Chiều cao của thân cây nằm trong khoảng từ 50 đến 80cm tùy mức độ phát triển.
- Cành: Từ thân cây phân ra nhiều cành xung quanh. Cành phát triển thành nhiều nhánh và vươn dài.
- Rễ: Rễ của cây hình trụ đứng, khi phát triển thì đâm thẳng xuống lòng đất. Ngoài rễ chính thì chúng phát triển nhiều rễ nhỏ. Rễ cây có đường kính nằm trong khoảng 1,5 đến 2cm, rất dai. Chúng có màu vàng nâu hoặc nâu đỏ tùy vào vùng đất sinh sống.
- Lá: Lá của cây phát triển ở dạng lá kép mọc so le. Mỗi nhánh lá có từ 15 đến 25 phiến lá nhỏ hình trứng dài, đầu lá có hình nhọn hoặc tròn. Ở trục lá có phủ một lớp lông trắng.
- Hoa: Khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 7 tại Trung Quốc cây sẽ ra hoa. Hoa của hoàng kỳ thuộc dạng hoa tự mọc thành tràng. Hoa vươn ra từ cành ở phần nách cuống lá. Cuống hoa dài hơn cuống lá. Hoa mọc thành chùm trên 1 cuống hoa chứa nhiều bông hoa nhỏ có hình chuông. Trên mỗi hoa có xẻ răng cưa ngắn. Tràng hoa có màu xanh nhạt, vàng nhạt hay màu trắng. Bên trong tràng hoa chứa nhị.
- Trái: Trái của Hoàng kỳ thuộc dạng đậu, dẹp, có hình bán nguyệt. Kích thước của trái là 2,5cm x 9mm (CD x CR). Ở đầu trái phát triển dài, nhọn như hình gai. Có lớp lông mỏng bao bọc bên ngoài quả. Sau khi hoa phát triển và lụi tàn, cây sẽ cho ra trái vào thời điểm từ tháng 8 đến tháng 9 (tại Trung Quốc).
- Hạt: Hạt nằm trong trái có màu đen, hình thận.
Đặc điểm phân bố
Cây Hoàng kỳ thích hợp khi sinh sống tại những vùng đất cát gần bờ rừng. Đặc điểm của loại đất này là có khả năng thoát nước vô cùng tốt.
Hoàng kỳ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Vì đặc điểm thích nghi nên chúng mọc hoang hoặc được trồng ở một số tỉnh thành như: Diên An, Du Lâm, Tây Bắc, Tứ Xuyên, Đông Bắc, Bửu Kê, Hoa Bắc thuộc Trung Quốc.
Việt Nam cũng nhập cây Hoàng kỳ từ Trung Quốc về trồng thử tại Sapa, Đà Lạt. Tuy nhiên, loài cây này sinh trưởng kém và có khả năng sống sót không nhiều. Do vậy hầu hết Hoàng kỳ được sử dụng tại các hiệu thuốc Nam, thuốc Đông Y đều được nhập từ Trung Quốc.
Đặc điểm thu hái
Khi làm thuốc người ta sử dụng rể phần rễ của Hoàng kỳ. Do đó để rễ tích được các dược liệu cần có thì tuổi của cây cũng phải đủ dài. Thông thường khi Hoàng kỳ đủ 3 tuổi là có thể thu hái. Tuy nhiên để càng lâu dược liệu thu được sẽ càng tốt nên rất nhiều người thu hái khi đủ 6 đến 7 tuổi.
Thời điểm thu hoạch Hoàng kỳ thích hợp nhất là vào mùa thu hoặc mùa xuân. Khi thu hoạch thì đào lấy phần rễ của cây, chọn và sử dụng những loại rễ to mập, dày thịt. Bên ngoài rễ có màu nâu sậm, phần ruột bên trong có màu vàng và các thớ vân. Dùng dao cắt bỏ những rễ con bám xung quanh và hai đầu, chỉ lấy phần rễ có kích thước từ 1,5 đến 3,5cm.
Chế biến
Hoàng kỳ được sơ chế chủ yếu bằng cách phơi, sấy khô hoặc sao khô. Những cách chế biến thảo dược này người tà còn phân thành tên gọi sinh kỳ và chích kỳ. Cụ thể như sau:
- Sinh kỳ hay còn gọi là Hoàng kỳ sống. Ở phương thức chế biến này, người ta lấy phần rễ cây ủ mềm. Sau khi phần rễ mềm thì lấy dao xắt thành lát có bề dày từ 1 đến 2mm. Công đoạn sau cùng của sinh kỳ là đem thành phẩm xắt lát phơi hoặc sấy khô.
- Chích kỳ hay còn gọi là Hoàng kỳ tẩm mật ong sao. Cách chế biến của chúng như sau: Lấy rễ cây đã được chọn thái thành lát mỏng rồi ngâm trong nước mật ong (tỷ lệ 10:3, trong đó: Hoàng kỳ 10 phần, mật ong 3 phần). Sau khi thuốc ngấm mật thì mang chúng ra sao vàng. Thuốc đạt yêu cầu là sau khi sao cầm không bị dính tay.
Bảo quản
Như phần chế biến đã đề cập, Hoàng kỳ là thảo dược được bảo quản ở dạng làm khô: Phơi, sấy hoặc sao. Trong đó ở dạng phơi, sấy (sinh kỳ) có thể bảo quản dược liệu được lâu khi đặt trong túi, hộp. Tuy nhiên, vì nó là thảo dược không được dùng chất bảo quản nên dễ bị mối mọt và nhiệt độ môi trường gây ảnh hưởng vì vậy qua một thời gian cần được phơi dưới nắng.
Đối với dạng chế biến theo kiểu chích kỳ là dùng phương pháp ngâm mật ong sao vàng thì thuốc phải được bảo quản trong lọ thủy tinh và đậy kín để chống ẩm và chống côn trùng. Mặc khác, thuốc sau khi đã kết hợp với một thành phần khác thì thời gian bảo quản sẽ ngắn hơn khi phơi khô ở dạng nguyên thủy. Do đó, thuốc chế biến ở dạng chích kỳ không được để quá lâu.
Thành phần có trong Hoàng kỳ
Hoàng kỳ được coi là thảo dược trong Đông y có khả năng chữa bá bệnh. Danh xưng này có được nhờ một lượng lớn thành phần hóa học đa dạng của thuốc. Các thành phần chính của chúng gồm:
- Acid amin;
- Alcaloid;
- Linolenic acid;
- Cholin;
- Betain;
- Glucose;
- Palmatic acid;
- Coriolic acid, beta-Sitosterol;
- Vitamin P;
- Sacarose;
- Soyasaponin;
- Kumatakenin;
- Protid;
- Acid folic… và nhiều thành phần khác.
Công dụng của Hoàng kỳ
Trước đây, người ta dựa vào quan sát và kinh nghiệm tích lũy từ thực tiễn để biết được công dụng của Hoàng kỳ. Ngày nay, những công dụng này được khẳng định hơn nhờ vào thành phần hóa học của thảo dược đã nghiên cứu. Công dụng của Hoàng kỳ như sau:
Theo Đông Y, Hoàng kỳ khi dùng sống thì có công dụng mạnh gân xương, bổ huyết, trường phong, thác độc, lợi thủy, trưởng nhục… Mặt khác, khi dùng ở dạng nướng chúng lại có công dụng ích khí, bổ trung. Có hiệu quả điều trị các chứng bệnh lở loét, u nhọt, tiêu chảy, hư suyễn, tiểu đường, viêm thận mãn, vết thương hở…
Theo khoa học nghiên cứu, Hoàng kỳ có nhiều tác dụng rất tốt. Chẳng hạn như:
- Có tác dụng trong việc tăng đề kháng, bảo vệ hệ miễn dịch nhờ chất Astragalosid IV có trong thuốc. Astragalosid IV còn là chất giúp bảo vệ tim, gan và kháng virus vô cùng tốt.
- Chất Isoflavonoid trong thảo dược giúp điều trị các chứng bệnh liên quan đến thiếu máu cục bộ. Ngoài ra, chúng còn có khả năng chống oxy hóa, ức chế virus có hại, kháng viêm…
- Chất Polysaccharid có khả năng làm khả năng miễn dịch của cơ thể. Đồng thời, hoạt chất này làm tăng khả năng thực bào trong bạch cầu giúp điều chỉnh hoạt động chức năng của tế bào T.
- Hoàng kỳ cũng là thảo dược rất cần cho hệ tim mạch, nhất là đối với người mắc bệnh suy tim.
- Có công dụng với lợi, niệu.
- Có công dụng chống viêm nhờ vào chất Astramembrannin có trong dược liệu.
- Có khả năng trong việc làm tăng hoạt động của các tế bào trong cơ thể, giúp các tế bào này tăng trưởng nhanh kéo dài tuổi thọ.
- Chúng có khả năng làm hạ huyết áp nhờ vào việc tác dụng lên hệ mạch giúp chúng giãn ra.
- Đối với gan, dược liệu này có khả năng làm tăng protein và albumin có trong máu nhằm giảm thiểu hàm lượng glycopen gây hại cho gan.
Cách dùng và liều lượng dùng
Sử dụng phần rễ cây làm thuốc. Thảo dược này có thể sử dụng ở dạng sống hoặc dạng khô bằng cách phơi, sấy hoặc sao trên lửa. Cách dùng của loại dược liệu này gồm:
- Dùng ở dạng sắc nước uống: Dùng cách chế biến sinh kỳ, đổ thêm nước, sắc trên lửa nhỏ cho đến khi thuốc cô đặc lại thì dùng để uống. Cách này thường dùng trong điều trị bệnh.
- Dùng ở dạng bột: Dùng sinh kỳ hoặc Chích kỳ tán thành bột mịn tạo thành viên thuốc dùng để uống hoặc dùng phần bột sắc lấy nước thuốc uống. Hoàng kỳ ở dạng bột còn được dùng đắp hoặc bôi ngoài da khi điều trị một số bệnh.
Tùy vào mỗi loại bệnh mà có liều dùng cụ thể. Tuy nhiên, có quy định chung trong việc sử dụng thuốc từ Hoàng kỳ là: Nếu dùng ngoài da có thể không mấy quan tâm liều lượng cụ thể. Nhưng nếu dùng trong (dùng để ăn hoặc uống) thì không nên sử dụng quá 20g/ngày. Trong trường hợp bệnh đặc biệt, có thể sử dụng lên đến 80g/ngày nhưng phải được kê đơn.
Bài thuốc trị bệnh từ Hoàng kỳ
Không hổ với danh xưng là vị thuốc có khả năng trị bá bệnh, Hoàng kỳ được sử dụng trong nhiều bài thuốc điều trị nhiều căn bệnh khác nhau. Tùy vào loại bệnh mà chúng có thể sử dụng 1 loại dược liệu hoặc kết hợp với nhiều dược liệu khác giúp bệnh mau khỏi. Một số bài thuốc như sau:
Bài thuốc trị phong thấp
Đối với chứng bệnh phong thấp có các biểu hiệu mạch phù, sợ gió, cơ thể nặng, chảy nhiều mồ hôi thì sử dụng tổng hợp nhiều loại thuốc. Nguyên liệu và cách làm như sau:
- Nguyên liệu: Hoàng kỳ (40g), Táo (1 trái), Phòng kỷ (40g), Bạch truật (30g), Cam thảo (20g). Gừng (4 lát).
- Cách làm: Ngoài Gừng và Táo, các nguyên liệu còn loại như Hoàng kỳ, Phòng kỳ, Bạch truật, Cam thảo được tán thành bột mịn trữ vào trong tủ. Mỗi ngày dùng 20g hỗn hợp thuốc sắc cùng với 1 trái táo và 4 lát gừng uống trong ngày.
Bài thuốc trị sa tử cung, sa thận, sa trực tràng và sa dạ dày
Để điều trị sa tử cung, thận, trực tràng và dạ dày người ta dùng Hoàng kỳ kết hợp với Tử kỳ cùng chim bồ câu hầm súp cho người bệnh ăn. Nguyên liệu và cách làm như sau:
- Nguyên liệu: Hoàng kỳ (60g), Tử kỳ (30g), chim bồ câu (1 con).
- Cách làm: Tất cả các nguyên liệu được sơ chế, rửa sạch. Chim bồ câu được làm sạch lông, loại bỏ phần nội tạng bên trong. Để nguyên liệu vào nồi, đổ ngập nước, hầm chín nhừ, thêm gia vị và cho người bệnh ăn khi còn nóng.
Bài thuốc điều trị các chứng bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt
Hoàng kỳ có khả năng hỗ trợ điều trị các loại bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt như bí tiểu, tiểu ít, tiểu nhiều… Nguyên liệu và cách làm như sau:
- Nguyên liệu: Hoàng kỳ (30g), Cá chép (1 con tầm 250g).
- Cách làm: Nguyên liệu được làm sạch cho vào nồi và hầm canh, thêm gia vị vừa ăn. Người bệnh ăn cả cá và phần nước canh. Nên ăn khi còn nóng. Thực hiện bài thuốc này 2 lần/tuần.
Bài thuốc giúp điều trị suy nhược cơ thể, hồi hộp, tức ngực, chứng hay quên
Đối với các chứng bệnh suy nhược, tức ngực, hay quên… ở một số người có thể dùng bài thuốc từ Hoàng kỳ kết hợp với thảo dược khác. Nguyên liệu và cách làm như sau:
- Nguyên liệu: Hoàng kỳ (30g), Gừng tươi (15g), hành (20g), nấm hương (150g), dầu vừng, thịt gà (300g), rượu đào.
- Cách làm: Tất cả nguyên liệu được nhặt và rửa sạch, để ráo nước. Để dầu vừng vào chảo nóng rồi cho gà, hành, gừng vào xào chín. Thêm vào chút muối cùng rượu đào đảo thêm một lúc. Đổ nguyên liệu vào nồi thêm Hoàng kỳ, nấm hương, nước lọc, đun sôi và hầm ở lửa nhỏ từ 30 đến 60 phút. Người bệnh ăn canh khi còn nóng, có thể ăn riêng hoặc ăn kèm cơm. Thực hiện cách làm 2 lần/tuần.
Bài thuốc giúp tăng đề kháng, ngừa cảm cúm và viêm phế quản
Để tăng sức đề kháng, ngừa cảm cúm và viêm phế quản người ta dùng Hoàng kỳ pha trà uống. Nguyên liệu và cách làm như sau:
- Nguyên liệu: Hoàng kỳ (đã được thái lát, phơi khô).
- Cách làm: Dùng Hoàng kỳ hãm cùng nước sôi khoảng 30 phút giống với trà sau đó chắt lấy phần nước và uống. Mỗi ngày uống từ 2 đến 3 lần, mỗi lần dùng 5 đến 10g Hoàng kỳ khô.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị suy nhược, kém ăn, sốt, tim đập nhanh
Trong bài thuốc sử dụng Hoàng kỳ điều trị suy nhược, kém ăn, sốt, tim đập nhanh có nhiều thành phần thảo dược và cách làm. Chi tiết như sau:
Bài thuốc 1
- Nguyên liệu: Hoàng kỳ (sử dụng Hoàng kỳ chế biến theo dạng chích kỳ: tẩm mật ong sao khô), Cam thảo (½ sống, ½ sao).
- Cách làm: Đem nguyên liệu Hoàng kỳ và Cảm thảo theo tỷ lệ 6:4 (Hoàng kỳ 6, Cam thảo 4) tán nhỏ trữ trong hộp. Mỗi lần lấy từ 4 đến 8g hỗn hợp thuốc sắc cho người bệnh uống. Mỗi ngày uống 3 lần vào sáng, trưa, tối.
Bài thuốc 2
- Nguyên liệu: Hoàng kỳ 6g (sử dụng Hoàng kỳ chế biến theo dạng chích kỳ: tẩm mật ong sao khô), Quế chi (2g), Cam thảo (2g), Đại táo (6g), Thược dược (5g), Sinh khương (4g).
- Cách làm: Tất cả nguyên liệu trên được cho vào nồi sắc lấy nước, chia làm 3 phần và cho người bệnh uống trong ngày vào các buổi sáng, trưa, tối.
Bài thuốc 3
- Nguyên liệu: Hoàng kỳ (24g), Phòng phong (8g), Bạch truật (8g).
- Cách làm: Tất cả các nguyên liệu trên được trộn với nhau tán thành bột mịn trữ trong lọ thủy tinh. Mỗi lần lấy từ 6 đến 8g hỗn hợp thuốc uống cùng nước hoặc rượu trắng nhẹ độ. Dùng 2 lần/ngày.
Bài thuốc 4
- Nguyên liệu: Hoàng kỳ (16g), Đương quy (12g), Bạch truật (12g), Đảng sâm (12g), Trần bì (6g), Sài hồ (6g), Thăng ma (4g), Trích thảo (4g).
- Cách làm: Những vị thuốc trên được dùng đem sắc thuốc cho người bệnh uống. Đối với những người bệnh cơ thể bị hư nhược quá nhiều, bài thuốc có thể thêm hai loại Huyền sâm (10g),Tri mẫu (8g) sắc cùng.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh viêm mũi dị ứng, phòng ngừa cảm mạo
Khi dùng điều trị viêm mũi dị ứng và phòng ngừa cảm mạo người ta kết hợp Hoàng kỳ cùng những thảo dược khác. Chúng có hai cách như sau:
Bài thuốc 1
- Nguyên liệu: Hoàng kỳ (15g), Đại táo (10g)
- Cách làm: Sau khi chuẩn bị nguyên liệu đúng liều lượng thì đem sắc lấy nước uống trong ngày. Sử dụng liên tục cho đến khi khỏi bệnh.
Bài thuốc 2
- Nguyên liệu: Hoàng kỳ sống
- Cách làm: Lấy Hoàng kỳ sống giã mịn, chế thành viên nặng khoảng 1g. Mỗi ngày người bệnh nên uống từ 5 đến 6 viên. Uống liên tục trong 10 ngày, không gián đoạn. Sau đó ngưng 5 ngày rồi lặp lại 10 này thuốc. Thực hiện tương tự cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.
Bài thuốc điều trị bệnh viêm phế quản
Bệnh viêm phế quản dẫn đến ho khan, khó nuốt ho liên tục… gây khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống. Bài thuốc điều trị như sau:
- Nguyên liệu: Hoàng kỳ (24g), Bách bộ (10g), Tuyên phục hoa (10g), Địa long (6g).
- Cách làm: Tất cả nguyên liệu trên được tán thành bột mịn và thêm mật ong tạo thành những viên thuốc. Chi thuốc thành 10 phần uống trong 10 ngày liên tục bệnh sẽ giảm. Nếu sau 10 này bệnh chưa hết hoàn toàn thì thực hiện thêm liệu trình thuốc cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.
Bài thuốc giúp bổ huyết, tăng huyết điều trị chứng huyết hư
Hoàng kỳ có tác dụng rất tốt tới huyết thanh trong cơ thể con người do đó chúng được dùng giúp bổ huyết và điều trị huyết hư. Nguyên liệu và cách làm như sau:
- Nguyên liệu: Hoàng kỳ (40g), Đương quy (8g).
- Cách làm: Đem nguyên liệu trên cho vào nồi sắc lấy nước uống. Phần nước thuốc chia làm 3 lần uống trong ngày; mỗi ngày dùng 1 thang.
Bài thuốc giúp điều trị viêm thận
Để trị viêm thận, ngoài Hoàng kỳ cần thêm nhiều loại dược liệu khác. Cụ thể như sau:
- Nguyên liệu: Hoàng kỳ (12g), Cam thảo (4g), Bạch truật (8g), Phòng kỷ (12g), Đại táo (3 quả), Gừng tươi (12g).
- Cách làm: Tất cả nguyên liệu trên được rửa sạch cho vào nồi sắc lấy nước cho người bệnh uống. Phần nước thuốc được chia làm 3 lần, uống trong ngày. Thực hiện cách làm mỗi ngày cho đến khi hết bệnh.
Bài thuốc điều trị các chứng bệnh liên quan đến mạch vành
Các chứng bệnh liên quan đến mạch vành như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim. Sử dụng bài thuốc như sau:
- Nguyên liệu: Hoàng kỳ (30g), Xuyên khung (10g), Xích thược (15g), Đương quy (12g), Đan sâm (15g).
- Cách làm: Dùng tất cả nguyên liệu trên sắc lấy nước uống. Phần thuốc chia làm 3 phần, uống trong ngày. Thực hiện bài thuốc liên tục trong 1 tháng đến 1.5 tháng.
Bài thuốc điều trị sa trực tràng
Để điều trị sa trực tràng dùng Hoàng kỳ kết hợp các vị thuốc khác. Nguyên liệu và cách làm như sau:
- Nguyên liệu: Hoàng kỳ sống (30 đến 50g), Sơn tra nhục (10g), Đan sâm (15g), Phòng phong (3g), Thang ma (3g).
- Cách làm: Mỗi ngày dùng số nguyên liệu đã chuẩn bị trên sắc lấy nước cho người bệnh uống. Phần nước thuốc chia làm ba phần, uống vào các buổi sáng, trưa, tối. Thực hiện bài thuốc liên tục cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn. Đối với người bệnh nặng, trực tràng đã lòi ra ngoài thì kết hợp bôi thuốc làm từ Thuyền thoái, Kinh giới than và Băng phiến.
Bài thuốc điều trị chứng phì đại tuyến tiền liệt
Để điều trị chứng phì đại tuyến tiền liệt gây đau rát trong tiểu tiện thì dùng Hoàng kỳ và Hoạt thạch. Nguyên liệu và cách làm như sau:
- Nguyên liệu: Hoang kỳ sống (100g), Hoạt thạch (30g).
- Cách làm: Dùng nguyên liệu trên sắc lấy nước thuốc (nên sắc 2 lần để lấy được nhiều thuốc hơn). Tiếp đến chắt lấy phần nước của lần 1 và lần hai thì bỏ bã. Cho thêm bột Hổ phách (3g) và phần nước thuốc sắc được sau đó chia lượng thuốc làm nhiều phần để người bệnh uống khi đói.
Bài thuốc điều trị chứng lupus ban đỏ
Để điều trị chứng lupus ban đỏ chỉ cần dùng Hoàng kỳ, số lượng và cách làm như sau:
- Nguyên liệu: Hoàng kỳ (30g).
- Cách làm: Dùng 30g Hoàng kỳ sắc lấy nước thuốc cho người bệnh uống trong ngày. Thực hiện cách làm trên mỗi ngày.
Ngoài những bài thuốc điều trị trên Hoàng kỳ còn góp mặt trong nhiều bài thuốc Đông y điều trị nhiều loại bệnh khác. Chẳng hạn:
- Bài thuốc điều trị viêm khớp mãn tính, khớp ở vùng vai, đau liệt nửa người… Sử dụng Hoàng kỳ kết hợp cùng Đào nhân, Xuyên khung, Xích thược, Đương quy, Hồng hoa, Địa long để sắc uống.
- Điều trị khí huyết hư, suy nhược thì dùng Hoàng kỳ kết hợp Quế chi, Bạch thược, Đại táo, Sinh khương để sắc thuốc uống.
- Điều trị bệnh u nhọt, lở loét thì dùng Hoàng kỳ kết hợp Kim ngân, Cam thảo, Đương quy để sắc thuốc uống.
- Để điều trị vàng da, sưng phù chân thì dùng Hoàng kỳ kết hợp với Mộc qua tán thành bột, uống cùng rượu trắng…
Như vậy, Hoàng kỳ quả là không hổ với danh xưng thảo dược trị được bá bệnh. tùy vào thể trạng, trình trạng bệnh nặng – nhẹ mà lượng thuốc và cách cách dùng sẽ khác nhau. Do đó, để bệnh mau khỏi, nên khám, điều trị tại các nhà thuốc Đông y các cấp phép hành nghề và được các y, bác sĩ kê đơn sử dụng.
Tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thảo dược này là gì?
Các độc tính có trong Hoàng kỳ rất thấp nên chưa ghi nhận những biến chứng do độc tính của thảo dược này mang lại. Tuy nhiên, khi sử dụng thảo dược này một số người mẫn cảm hoặc dị ứng với một trong những thành phần của thuốc sẽ có phản ứng.
Tùy vào cơ địa và trường hợp dị ứng của người dùng nặng hay nhẹ mà có thể gây ra tác dụng phụ. Nhẹ thì gây cảm giác mệt mỏi khó chịu, nặng hơn có thể gây cảm giác chóng mặt, buồn nôn, nôn, mệt mỏi.
Theo Đông Y, loại cây này không nên kết hợp với Miết giáp, Bạch tiễn bì, Phòng phong. Đồng thời chúng cũng được chỉ định không nên dùng cho các trường hợp bệnh liên quan đến âm hư hỏa vượng, hư chứng, thực chứng.
Trên đây là những thông tin cần thiết và một số bài thuốc từ cây Hoàng kỳ. Đây là một loại thảo dược quý được sử dụng nhiều trong Đông y. Tuy nhiên, khi mua thuốc sử dụng bạn nên tìm đến địa chỉ uy tín, tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.