[Lá đinh lăng phơi khô] Công dụng và cách chế biến, bảo quản
Lá đinh lăng phơi khô giúp bảo quản được tốt hơn khi dùng tươi. Dưới đây là công dụng và cách ch biến và cách bảo quản lá đinh lăng.
Sử dụng lá đinh lăng phơi khô mang đến nhiều lợi ích tương tự đinh lăng tươi. Phơi khô hay sao vàng đều là những cách bảo quản lâu ngày không làm mất dược tính nguyên vẹn của cây thuốc. Những công dụng chính của lá đinh lăng phơi khô như chữa mất ngủ, an thần, chữa cảm sốt, đau nhức… được nhiều người trải nghiệm và công nhận hiệu quả.
Đinh lăng là một vị thuốc tốt và dễ tìm tại Việt Nam. Các hoạt dược tính trong đinh lăng được ứng dụng phổ biến trong y học. Bởi vì hàm lượng dược tính cao nên khi phơi khô lá đinh lăng phải đúng cách. Nếu thực hiện sai quy trình thì vị thuốc mất dược tính và không đảm bảo công dụng lá đinh lăng phơi khô.
Mô tả cây đinh lăng
- Tên khác: Nam dương sâm, cây gỏi cá
- Tên khoa học: Panax fruticosum L, Tieghemopanax frutiscosus Vig, Polyscias fruticosa Harms
- Họ: Ngũ gia bì (Araliaceae)
1. Đặc điểm hình thái
Phần lớn các cây đinh lăng đều không cao đến 1.5m. Thân gỗ nhỏ và có nhiều tán lá như hình xương cá mọc sum xuê. Đinh lăng thuốc giống cây lá kép, mọc so le, mỗi lá đinh lăng có 3 lần xẻ lông chim còn phía mép có răng cưa. Hoa đinh lăng có màu trắng xám, mọc tụ lại ở đầu cành.
Thông thường lá và củ đinh lăng thường dùng làm thuốc. Người dân dùng lá đinh lăng tươi để nấu nước uống chữa bệnh, thải độc. Nếu muốn tích trữ dùng lâu ngày sẽ phơi khô đinh lăng hoặc sao vàng hạ thổ đinh lăng bảo quản lâu dài.
2. Thu hái – sơ chế
Dược tính của đinh lăng được đánh giá cao nhất sau 3 năm trưởng thành. Cây thường được thu hoạch vào mùa thu. Sau đó dùng nguyên liệu tươi sẽ được thái nhỏ để sấy hoặc phơi khô lá đinh lăng, rễ cây đem sắt mỏng và sao vào bảo quản.
3. Thành phần hóa học
Thành phần dược tính của cây đinh lăng có chứa tới 8 loại saponin oleaneane (chủ yếu trong lá). Còn trong rễ cây đinh lăng cũng có chứa nhiều saponin tương tự như sâm. Đinh lăng tươi hay lá đinh lăng phơi khô đều có lượng vitamin lớn và có tới 20 loại axit amin quan trọng đối với sức khỏe như methionin, lyzin, cystein.
4. Vị thuốc
Trong ghi nhận Đông y, dược liệu đinh lăng khô có vị ngọt, vị hơi đắng, tính mát.
5. Cách dùng và liều lượng
Trung bình người bệnh cần dùng khoảng 50gram lá đinh lăng phơi khô để uống mỗi ngày. Người bệnh có thể phơi lá đinh lăng để uống, hoặc dùng lá đinh lăng ngâm rượu hoặc chế biến thành món ăn đều đảm bảo được dược tính.
6. Tác dụng phụ
Đối với lá đinh lăng tương khuyến khích dùng không quá 100 gram/ngày, đinh lăng khô không quá 50gra,/ngày. Chỉ nên dùng đinh lăng khô chữa bệnh với một liều lượng nhất định. Khi cơ thể tiếp nhận quá nhiều saponin có trong đinh lăng khô có thể cản trở hoạt động của tim.
Công dụng của lá đinh lăng phơi khô
Cây đinh lăng có rất nhiều công dụng trong điều trị các chứng suy nhược nói chung. Rễ và lá đinh lăng là những bộ phận thường được dùng làm thuốc. Đối với lá đinh lăng, vị thuốc được dùng tươi hoặc dùng khô tùy thuộc vào điều kiện gia đình. Những công dụng chính của lá đinh lăng phơi khô được công nhận trong Y học dân tộc gồm có:
- Nước lá đinh lăng khô có tác dụng lợi tiểu, bồi bổ cơ thể suy nhược gầy yếu.
- Thải độc cơ thể, chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa chứng mụn nhọt, sưng tấy.
- Cải thiện tình trạng dị ứng ngoài da, dị ứng thời tiết, mề đay.
- Tác dụng an thần, chữa mất ngủ và tăng cường trí nhớ.
- Hỗ trợ điều trị các trường hợp tiêu hóa kém, nhức đầu, ho ra máu.
- Đinh lăng khô chữa thấp khớp, đau nhức xương khớp.
- Giải quyết tình trạng tắc tia sữa, tăng cường đề kháng cho phụ nữ sau sinh.
- Chữa sưng và đau ngực, đảm bảo chất lượng và số lượng sữa.
- Trị ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ, giúp trẻ ngủ ngon, ít quấy khóc.
Cách phơi lá đinh lăng để uống
Phần lá đinh lăng sau khi phơi khô có công dụng tốt cho những người có nhu cầu thải độc, thanh nhiệt. Phương thuốc tốt cho phụ nữ sau sinh bị mất sữa, tắc sữa và phòng ngừa bệnh hậu sản hiệu quả. Cách phơi lá đinh lăng để uống đơn giản nhưng bạn nên chú ý thực hiện đúng quý trình để vị thuốc bảo toàn được dược tính.
Hướng dẫn cách phơi khô lá đinh lăng như sau:
- Trước tiên cần chọn lá đinh lăng già, không bị sâu, sử dụng cả cọng và cuống lá.
- Đem lá đinh lăng đi rửa thật sạch, cho lá vào ngâm nước muối 20 phút và rửa lại với nước.
- Để đinh lăng ráo nước, sau đó cắt khúc bằng ngón tay và đem đi trải đều phơi nắng.
- Không nên phơi nắng gắt vì sẽ làm cháy lá, khi phơi nên đảo lá đều và nhẹ tay.
- Phơi đến khi lá đinh lăng khô hẳn thì đợi cho lá nguội, bớt giòn cho vào túi nilon bảo quản nơi khô thoáng dùng dần.
Phương pháp sấy lá đinh lăng khô
Bên cạnh cách phơi khô lá đinh lăng chữa bệnh, bạn cũng có thể sử dụng máy sấy khô để tiết kiệm thời gian. Đinh lăng cũng như các loại thảo dược khác giữ được dược tính khi sấy ở nhiệt độ thấp 50-60 độ C. Phương pháp sấy giúp giữ màu lá tươi và bảo quản được các vi chất tốt nhất.
Hướng dẫn cách sây lá đinh lăng khô chữa bệnh:
- Lá đinh lăng đem về rửa sạch và ngâm nước muối, để ráo nước mới đem đi sấy.
- Cắt khúc đinh lăng thành đoạn 5 – 7 cm, cho vào máy sấy ở nhiệt độ 600C.
- Chú ý không nên cắt nhỏ quá để tránh bị vụn khi sấy đinh lăng khô.
- Thông thường thời gian sấy 6 tiếng, nếu số lượng nhiều mất thời gian sấy lây hơn.
- Trong lúc sấy nên kiểm tra lá đi lăng mỗi giờ để kiểm tra độ giòn của lá.
Cách sao lá đinh lăng để uống
Mục đích của sao vàng hạ thổ là giúp bảo quản vị thuốc lâu hơn. Sau khi sao vàng, dược liệu được đem đi hạ thổ sẽ hấp thu tinh túy của đất thời, từ đó phát huy hiệu quả chữa bệnh tốt hơn. Khi sao lá đinh lăng để uống, nếu dùng để sắc nước uống chữa bệnh thì sao luôn cả cành và lá đinh lăng. Ngược lại nếu dùng lá đinh lăng làm gối cho trẻ em thì chỉ dùng lá sao và để giảm xóc khi trẻ nằm.
Cách sao lá đinh lăng như sau:
- Chọn lá đinh lăng loại không quá già cũng không quá non để đảm bảo dược tính.
- Đem lá đinh lăng đi rửa sạch, không nên vò mạnh tay vì khi lá mát sẽ mất hết vị thuốc.
- Ngâm đinh lăng trong nước muối 20 phút cho sạch và xả lại với nước.
- Đem lá đinh lăng được phơi trong bóng dâm, không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời cho lá rút bớt nước.
- Cho lá vào chảo sao qua lửa và hạ thổ, mục đích chính là để bảo dược vị thuốc và giữ độ dẻo của lá.
- Khi sao không nên để lửa cao quá sẽ làm cháy lá, đợi đến khi lá nguội cho vào túi kín bảo quản.
Cách bảo quản lá đinh lăng khô
Sau khi phơi khô lá đinh lăng, người bệnh nên sao kỹ lá đinh lăng qua lửa để bảo quản được lâu hơn. Để tránh mốc ẩm, bạn nên trữ đinh lăng khô trong túi nilon buộc kín hoặc túi hút chân không. Bảo quản túi ở nơi cao ráo, thoáng gió và không để trực tiếp dưới nắng. Trong điều kiện thời tiết mưa phùn kéo dài hay hanh nồm thì việc bảo quản lá đinh lăng khô trong tủ kín để tránh ẩm mốc.
Các bài thuốc từ lá đinh lăng phơi khô
Trong Y học Dân tộc, có rất nhiều ghi chép về công dụng của lá đinh lăng phơi khô trong trị bệnh. Cây thuốc thường được điều chế bằng cách sắc lấy nước để uống, hoặc hãm với nước như trà dùng hàng ngày. Lá đinh lăng phơi khô có mùi thơm đặc trưng rất dễ uống và tốt cho sức khỏe.
Đinh lăng phơi khô độc vị có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và bổ sung dưỡng chất giúp điều trị suy nhược. Ngoài ra khi kết hợp với các vị thuốc Đông Y khác có thể hỗ trợ chữa một số bệnh lý về xương khớp, tim mạch…Sau đây là những bài thuốc từ lá đinh lăng phơi khô được ứng dụng rộng rãi:
Lá đinh lăng khô làm gối cho bé
Gối đinh lăng khô có mùi hương thoang thoảng, dễ chịu giúp trẻ nhỏ ngủ ngon và lấn át mùi mồ hôi, mùi sữa,… Ngoài ra, đinh lăng dưới gối cũng giúp củng cố thông kinh lạc, giải phóng sự ức chế xuất hiện ở vỏ não bộ nơi đầu nằm của trẻ. Từ đó trẻ được thoải mái, dễ chịu, không bị ra mồ hôi trộm hay giật mình khi ngủ.
Cách thực hiện:
- Phụ huynh chuẩn bị lá đinh lăng (loại lá già đã qua phơi khô và được sao vàng hạ thổ), chuẩn bị vỏ gối loại mỏng.
- Lưu ý nên dùng lá đinh lăng không chứa cọng hay cuống lá, vì cọng cứng có thể gây đau cho bé khi nằm.
- Trước khi cho lá đinh lăng vào gối, lót trước lớp bông gòn rồi cho thêm lá đinh lăng khô (tỉ lệ là 2 bông gòn: 1 lá đinh lăng) vào trong.
- Dùng tay dàn đều đinh lăng dưới lớp bông gòn sau đó đóng vỏ gối lại cho kín lót đầu cho bé ngủ.
Đinh lăng chữa mề đay, mẩn ngứa
Lá đinh lăng phơi khô có tính kháng viêm mạnh. Nước lá đinh lăng được đánh giá mang đến hiệu quả trong điều trị nổi mề đay mẩn ngứa do dị ứng. Có thể kết hợp uống nước lá đinh lăng phơi khô và đắp đinh lăng tươi ngoài da để tăng hiệu quả điều trị:
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị từ 50gram lá đinh lăng khô rửa sạch, để ráo nước.
- Cho đinh lăng khô vào ấm sắc với 500ml nước đến khi sôi.
- Đun nước đến khi hỗn hợp cạn còn 250ml nước thì tắt bếp.
- Dùng nước này uống khi còm ấm, nên uống sau bữa ăn.
- Áp dụng trong 10 ngày, kết hợp đắp đinh lăng sẽ thấy hiệu quả.
Nước lá đinh răng chữa ho lâu ngày
Một công dụng lá đinh lăng phơi khô được nhiều người áp dụng trong chữa ho khan, ho có đờm lâu ngày. Đối với trường hợp ho dai dẳng lâu ngày, dùng thuốc tây khoảng 3 ngày không khỏi có thể thử uống nước lá đinh lăng đã sao khô. Trong đinh lăng có thành phần vitamin và các chất chống viêm tự nhiên có thể khắc phục sự phát triển của virus, mầm bệnh gây ho.
Cách thực hiện:
- Sử dụng 50 gram lá đinh lăng phơi khô, sao vàng cùng vài lá gừng tươi.
- Cho hỗn hợp đun với lửa nhỏ, uống thay nước mỗi ngày.
- Uống liên tục trong nhiều ngày sẽ nhận thấy cơn ho thuyên giảm nhanh chóng.
Trị chứng tắc sữa và sưng đau vú sau sinh
Phụ nữ sau sinh bị mất sữa, tắc sữa có thể dùng đinh lăng tươi hoặc khô để hãm nước uống hàng ngày. Các dưỡng chất có trong đinh lăng cải thiện chất lượng sữa nhanh chóng và thúc đẩy tuyến sữa hoạt động. Ngoài ra, phụ nữ sau sinh kết hợp lá đinh lăng phơi khô trong các bài thuốc sau sẽ giúp nguồn sữa luôn ổn định:
- Cách 1: Dùng 12 gram hoài sơn, bạch truật, đương quy, đan sâm, rễ bí đỏ, xuyên khung, lá đinh lăng khô 40 gram , kim ngân hoa 16gram. Sắc các vị lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.
- Cách 2: Chuẩn bị 12 gram mỗi loại trần bì, kim ngân hoa, 20 gram sài đất và bồ công anh cùng 40 gram lá đinh lăng (sao vàng hạ thổ). Đem tất cả các nguyên liệu sắc với 400ml nước, còn lại 200ml nước chia thành 2 lần uống khi còn nóng.
Đinh lăng chữa mất ngủ
Công dụng được nhiều người biết đến của đinh lăng là chữa được chứng mất ngủ. Trong ghi nhận Đông Y, lá đinh lăng có tác dụng hiệu quả thông kinh lạc, giải phóng sự ức chế xuất hiện ở vỏ não bộ. Người cao tuổi thường xuyên trằn trọc khó ngủ, uống nước lá đinh lăng phơi khô thường xuyên sẽ hỗ trợ điều trị các chứng bệnh về thần kinh tọa, phòng ngừa lão hóa sớm…
Nếu bạn nhận thấy cơ thể mệt mỏi, tinh thần uể oải, xuống sức, thường xuyên mất tập trung do mất ngủ nên áp dụng phương thuốc sau:
- Chuẩn bị 24g lá đinh lăng, 20g lá Vông, 20g Tang Diệp, 12g tâm sen, 16g Liên Nhục.
- Đem tất cả các nguyên liệu đi rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn.
- Cho nguyên dược liệu vào nồi đun cùng 400ml nước trên lửa vừa.
- Đun đến khi hỗn hợp nước còn 150ml thì dùng uống khi còn nóng.
Đinh lăng khô chữa bệnh thận
Một công dụng ít được biết đến của đinh lăng khô là bổ thận, lợi tiểu, hỗ trợ bài tiết thuận lợi. Lá đinh lăng có tác dụng hiệu quả trong điều trị bệnh thận, và nhất là sỏi thận. Vì thế, bệnh nhân đang mắc bệnh thận có thể uống lá đinh lăng mỗi ngày để hỗ trợ khắc phục bệnh. Cách thực hiện bài thuốc như sau:
- Lá đinh lăng khô 25 gram, lá vông 20 gram, liên nhục 16 gram, tâm sen 12 gram, lvà tang diệp 20 gram.
- Đem tất cả các nguyên liệu đi rửa sạch và để ráo nước, sau đó đun cùng 400ml nước.
- Đun đến khi thuốc sắc còn khoảng 150ml thì chia thành 2 lần uống trong ngày.
Kiêng kỵ và Lưu ý khi sử dụng vị thuốc đinh lăng
Bất kỳ vị thảo dược nào cũng có thể mang lại những phản ứng phụ nếu người bệnh sử dụng sai cách, hoặc quá lạm dụng chúng. Những lưu ý khi dùng lá đinh lăng phơi khô chữa bệnh sau sẽ giúp người dùng yên tâm hơn khi dùng vị thuốc này.
- Cây đinh lăng khô có thể gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy ở những người bị hội chứng ruột kích thích.
- Dấu hiệu cơ thể dung nạp nhiều saponin gồm có mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt và tiêu chảy.
- Chú ý nên sử dụng lá đinh lăng từ 3 tuổi trở lên để phơi khô mới đảm bảo được lượng dược tính.
- Bên cạnh việc điều trị bằng dược liệu, người bệnh có thể chế biến các món ăn từ lá đinh lăng để bổ sung dinh dưỡng.
Đinh lăng phơi khô được đánh giá là vị thuốc mang đến nhiều công dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên ở mỗi người bệnh, với đặc điểm cơ địa khác nhau và cây thuốc có thể phát huy hiệu quả nhanh hoặc chậm. Nếu đã sử dụng đinh lăng chữa bệnh trong thời gian 2 – 3 tuần mà không nhận thấy chuyển biến, bạn nên tìm đến phương thuốc điều trị khác hiệu quả hơn.
Hi vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ về công dụng lá đinh lăng phơi khô mang lại. Từ đó có cách tận dụng hiệu quả công dụng của nguyên liệu này để nâng cao sức khỏe. Trong mọi trường hợp phát sinh bất thường trường điều trị, bệnh nhân hãy tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn để nhận được hướng dẫn.