Lá ổi chữa bệnh chàm: Bài thuốc dân gian hiệu quả nên dùng
Lá ổi chữa bệnh chàm là một trong những bài thuốc dân gian có từ lâu đời. Sử dụng đúng cách sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh.
Lá ổi chữa bệnh chàm hiệu quả không?
Chàm là căn bệnh da liễu rất nhiều người gặp phải. Cũng như mề đay, bệnh chàm không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại khiến cho con người vô cùng khó chịu bởi những cơn ngứa xuất hiện thường xuyên. Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh mề đay là do tiếp xúc với các hóa chất gây kích ứng, môi trường ô nhiễm, di truyền,… Với căn bệnh này, rất nhiều người đã sử dụng lá ổi để có thể nhanh chóng kiểm soát bệnh.
Lá ổi là một trong những loại thảo dược tự nhiên có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các căn bệnh da liễu. Theo Đông y, lá ổi có tính ấm, vị chát, không độc. Đặc biệt, lá ổi có thể kháng viêm, tiêu độc, cầm máu, chữa trị bệnh viêm họng, viêm nướu, tiêu chảy và các bệnh lý về da. Với các trường hợp như nhiễm khuẩn ngoài da, viêm da cơ địa, chàm,… người bệnh có thể sử dụng lá ổi để chữa trị bệnh, cải thiện các triệu chứng khó chịu, ngứa ngáy ở bề mặt da.
Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong lá ổi có chứa các thành phần như Tanin, Vitamin K, Beta sitosterol, Alpha limonene, Axit maslinic, Alpha limonene,… Đây là những chất có tác dụng cân bằng sự đàn hồi cho da, tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, sát khuẩn, chống viêm, chống nhiễm trùng, giảm ngứa rát ở da,… Đặc biệt, lá ổi có khả năng tiêu viêm nhờ thành phần flavonoid.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cho thấy, những thành phần trong lá ổi còn giúp ức chế nhóm vi khuẩn Staphylococcus aureus trong cơ thể. Loại vi khuẩn này là một trong những tác nhân gây ra các bệnh lý về da như ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng ngoài da,… Nhiều người đã sử dụng lá ổi để nấu nước uống giúp chống oxy hóa, ngăn ngừa quá trình lão hóa da, làm chậm sự tiến triển của bệnh ung thư, cải thiện tình trạng khô da do bệnh chàm gây ra,…
Mẹo dùng lá ổi chữa bệnh chàm hiệu quả
Bệnh chàm có thể khiến cho bệnh nhân mất tự tin, ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. Hiện nay, việc sử dụng lá ổi để chữa trị bệnh chàm đã không còn quá xa lạ với nhiều người. Với những tác dụng vượt trội của lá ổi, người bệnh chàm có thể sử dụng chúng để cải thiện tình trạng bệnh của mình. Nếu da ngứa ngáy, bong tróc, sần sùi do bệnh chàm gây ra, bệnh nhân có thể tham khảo áp dụng những cách chữa trị dưới đây.
+ Chuẩn bị nguyên liệu: Lá ổi (300 g), nước lọc
+ Cách thực hiện như sau:
- Đầu tiên, bạn đem lá ổi rửa sạch và để cho ráo nước.
- Tiếp đến, bạn cho lá ổi vào nấu cùng với nước để ra tinh dầu và các dược chất trong khoảng 20 phút.
- Sau đó, bạn tắt bếp và chờ cho nước nguội bớt.
- Trong quá trình chờ nước lá ổi nguội, người bệnh tiến hành làm sạch vùng da bị tổn thương do bệnh chàm gây ra.
- Người bệnh ngâm vùng da bị chàm trong lá ổi khoảng 30 phút. Khi ngâm, bạn dùng xác lá ổi để chà nhẹ lên da bị chàm. Tuy nhiên, bệnh nhân không được thực hiện mạnh, tránh khiến da bị tổn thương và nhiễm trùng.
- Với cách làm này, bạn nên thực hiện 1 lần/ ngày, khoảng 2 – 3 ngày/tuần để hỗ trợ điều trị bệnh chàm hiệu quả.
Bệnh nhân dùng lá ổi chữa bệnh chàm chỉ nên thực hiện cách làm này vào buổi tối trước khi đi ngủ. Hiệu quả điều trị bệnh chàm bằng lá ổi còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như mức độ bệnh, loại chàm mắc phải, thể trạng bệnh nhân, cơ địa người bệnh,… Do đó, khi điều trị bệnh chàm bằng lá ổi, người bệnh không nên nóng vội, tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và làn da của mình.
Lưu ý khi dùng lá ổi chữa bệnh chàm
Lá ổi là nguyên liệu có tác dụng rất tốt trong việc chữa trị bệnh chàm. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào người bệnh cũng có thể áp dụng. Cách chữa trị trên chỉ nên thực hiện ở những bệnh nhân bị chàm ở mức độ nhẹ. Nếu chàm gây tổn thương nghiêm trọng đến da, người bệnh nên tiến hành đến bác sĩ thăm khám, điều trị sớm. Dưới đây là một số lưu ý cho người bệnh khi sử dụng lá ổi chữa trị bệnh chàm.
- Sử dụng lá ổi xanh, sạch, không có chứa thuốc trừ sâu
- Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng lá ổi điều trị bệnh chàm
- Nếu điều trị bệnh bằng thuốc Tây, bệnh nhân không được bỏ giữa chừng mà phải tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ.
- Các cách điều trị bệnh chàm bằng dân gian đều mang lại hiệu quả rất chậm nên bệnh nhân không được nóng vội. Trong quá trình sử dụng lá ổi chữa bệnh chàm, nếu nhận thấy làn da có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bạn cần phải ngưng ngay và thông báo cho bác sĩ chuyên khoa để có hướng kiểm soát kịp thời.
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh căng thẳng, stress quá mức gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bản thân
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho cơ thể đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu
- Người bệnh không được sử dụng các loại thực phẩm gây kích ứng da như thịt gà, thịt bò, trứng, hài sản,…
- Hạn chế dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
- Không được sử dụng các hóa chất tránh da bị tổn thương, thận trọng với các loại dầu gội, mỹ phẩm dưỡng da
- Vệ sinh làn da sạch sẽ để loại bỏ các loại vi khuẩn gây hại xuất hiện trên da
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể, đào thải các độc tố. Người bệnh có thể bổ sung cho cơ thể các loại trà thảo mộc như trà atiso, trà hoa cúc để giúp da nhanh chóng được cải thiện.
- Sử dụng các vật dụng bảo vệ cơ thể như găng tay, khẩu trang,… khi đi ra ngoài
- Mặc quần áo thoáng mát, sạch sẽ, có độ hút mồ hôi tốt, tránh kích ứng da
- Sử dụng kem dưỡng ẩm để tránh da bị khô, bong tróc vảy
- Không được ngâm nước lá ổi sau khi mới tắm xong, bạn cần đợi cho da trở lại với nhiệt độ bình thường mới được ngâm
- Tích cực luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
- Không được dùng tay gãi ngứa gây tổn thương và nhiễm trùng da
Trên đây là một số thông tin giúp mọi người có thể biết được cách dùng lá ổi chữa bệnh chàm được rất nhiều người áp dụng trong dân gian. Hiện tại, phương pháp này vẫn được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho cơ thể, tránh trường hợp da bị nhiễm trùng, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, bệnh nhân không được tự ý mua thuốc chữa trị bệnh tránh các biến chứng phức tạp có thể xảy ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến làn da của mình.
→ Có thể bạn quan tâm:
- Mẹo chữa bệnh chàm ở mặt nhanh khỏi, đẹp da
- Bệnh chàm ở trẻ em – Cách chăm sóc, điều trị, phòng ngừa
- Bệnh chàm khi mang thai – Nguyên nhân & cách chữa