[Hướng dẫn]: Mẹo dùng lá trầu không chữa bệnh chàm sữa cho bé
Lá trầu không chữa bệnh chàm sữa cho bé giúp cải thiện tình trạng khô ráp, bong tróc da, mụn nước… các mẹ nên tham khảo. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách thực hiện.
Tác dụng lá trầu không trị chàm sữa cho bé
Trẻ em bị chàm sữa là tình trạng rất hay gặp phải. Khi mắc phải căn bệnh này, làn da các bé thường bị khô, tróc vảy, ngứa ngáy, khó chịu. Những mụn nước li ti rất dễ vỡ, khiến các bé thường xuyên quấy khóc, bỏ bú. Nhiều bà mẹ đã sử dụng lá trầu không chữa chàm sữa cho con theo kinh nghiệm dân gian. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn đang được kiểm chứng và không phải ai cũng có thể thực hiện.
Theo Đông y, lá trầu không là nguyên liệu có tính ấm, mùi thơm, vị cay nồng. Đây là nguyên liệu được sử dụng để chữa trị các bệnh lý về da như chàm, á sừng, vảy nến,… Với những trẻ mắc bệnh chàm sữa, sử dụng lá trầu không có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện làn da bị ngứa ngáy, xuất hiện nhiều mụn nhỏ. Lá trầu không có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, giảm sưng tấy, loại bỏ những tổn thương ở bề mặt da.
Các nghiên cứu cho thấy, trong 100 g lá trầu không có đến 2,5% lượng tinh dầu. Đây là chất có chứa rất nhiều tế bào oxy hóa và chất kháng khuẩn, chống viêm. Sử dụng lá trầu không sẽ giúp đẩy lùi các triệu chứng chàm sữa trên làn da của bé, tránh tình trạng nổi mụn nước, kích ứng khiến da bị mẩn đỏ, ngứa ngáy. Bên cạnh đó, thành phần vitamin, tanin, phenol,… trong lá trầu không còn giúp phục hồi các tổn thương nghiêm trọng do bệnh chàm sữa gây ra cho trẻ.
Ngoài ra, các thành phần trong lá trầu không như alkaloid, chavicol, kẽm, eugenol, canxi,… còn giúp giảm được tình trạng sưng tấy, khó chịu ở bề mặt da cho trẻ. Đây là những chất có tính kháng khuẩn mạnh, ngăn ngừa bệnh chàm lan rộng ra vùng da xung quanh. Tuy nhiên, vì làn da trẻ nhỏ khá mỏng manh, dễ bị kích ứng nên phụ huynh cần phải thận trọng khi chữa trị bệnh cho trẻ. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện.
Cách dùng lá trầu không chữa bệnh chàm sữa cho bé
Sử dụng lá trầu không chữa bệnh chàm sữa cho bé cần phải thực hiện đúng các bước mới có thể ngăn ngừa bệnh tái phát, bảo vệ làn da của trẻ. Với những bé bị chàm sữa, trẻ sẽ liên tục quấy khóc vì da bị bong tróc, ngứa ngáy, khó chịu. Khi áp dụng cách chữa trị này cho trẻ, phụ huynh nên thực hiện nhẹ nhàng. Dưới đây là cách chữa trị bệnh, mọi người có thể tham khảo.
1. Sử dụng tinh dầu lá trầu không
Cách thực hiện như sau:
- Đầu tiên, bạn tiến hành rửa sạch vùng da bị chàm cho trẻ.
- Tiếp đến, bạn đem một nắm lá trầu không rửa sạch và để ráo nước.
- Sử dụng tay vò nát để lá trầu không có thể tiết ra tinh dầu
- Sau đó, bạn dùng lá trầu không vừa được vò nát để chà xát lên vùng da bị chàm sữa của bé khoảng 15 phút.
- Tiến hành rửa lại da cho bé bằng nước sạch và để khô tự nhiên
- Với cách chữa trị này, các mẹ nên thực hiện khoảng 2 lần/tuần để cải thiện các triệu chứng bệnh.
2. Thoa nước lá trầu không giã nhuyễn
Cách thực hiện như sau:
- Trước hết, bạn cũng tiến hành rửa sạch vùng da bị chàm.
- Sau đó, bạn tiến hành rửa sạch lá trầu không và để ráo nước.
- Đem lá trầu không giã nhuyễn và vắt lấy nước cốt.
- Sử dụng tăm bông chấm nước lá trầu không và thoa trực tiếp lên vùng da bị chàm sữa cho trẻ.
- Khoảng 30 phút sau, bạn rửa sạch da cho trẻ.
- Các mẹ nên thực hiện 2 lần/tuần để cải thiện các triệu chứng bệnh chàm sữa cho trẻ.
3. Tắm bằng nước lá trầu không
Cách thực hiện như sau:
- Bạn có thể sử dụng nước lá trầu không tươi hoặc khô để thực hiện cho trẻ.
- Trước hết, bạn lấy khoảng 3 lá trầu không rửa sạch và cho vào nồi nước nấu trong khoảng 15 – 20 phút.
- Sau đó, bạn lấy dung dịch này đem pha loãng với nước và tắm cho trẻ.
- Vì làn da bé nhạy cảm nên bạn không được để nước quá nóng.
- Sử dụng bã lá trầu không chà xát lên vùng da bị chàm sữa của trẻ nhưng không được thực hiện quá mạnh.
- Với phương pháp này, bạn có thể thực hiện 2 lần/ tuần để cải thiện vùng da bị chàm sữa cho bé. Đặc biệt, các mẹ không nên nấu nước quá đặc, không được cho muối ăn vào vì dễ gây tổn thương da của trẻ.
Lưu ý khi dùng lá trầu không chữa bệnh chàm sữa cho bé
Khi trẻ bị mắc bệnh chàm sữa ở mức độ nhẹ, các mẹ có thể áp dụng phương pháp chữa trị này. Tuy nhiên, nếu làn da bị chàm sữa của trẻ bị tổn thương, sưng tấy, mẩn đỏ, cha mẹ nên đưa trẻ tiến hành thăm khám, chữa trị kịp thời. Lá trầu không chỉ là phương pháp cải thiện bệnh chàm sữa chứ không thể chữa trị dứt điểm bệnh. Do đó, phụ huynh nên cân nhắc khi sử dụng nguyên liệu này. Dưới đây là một số lưu ý khi lá trầu không chữa bệnh chàm sữa cho bé, cha mẹ nên biết.
- Không được nấu lá trầu không trong khoảng thời gian dài vì dễ bay hết các tinh dầu và hoạt chất có trong lá
- Kiên trì thực hiện những phương pháp trên, bệnh chàm sữa mới có thể cải thiện
- Lựa chọn lá trầu không đảm bảo an toàn, không thuốc trừ sâu
- Không nên chà xát quá mạnh vào làn da bị chàm sữa đang lở loét hoặc xuất hiện mụn li ti
- Vệ sinh da sạch sẽ, tránh tiếp xúc trực tiếp với các chất bẩn khiến da dễ bị viêm nhiễm
- Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm phù hợp với làn da của trẻ
- Cho bé uống nhiều nước để cân bằng độ ẩm cho da
- Tích cực cho bé bú sữa để tăng sức đề kháng
- Với bé lớn, bạn nên cho bé ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh những thức ăn gây kích ứng da.
- Không nên cho trẻ tiếp xúc với những sản phẩm có chứa hóa chất gây kích ứng da
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bậc phụ huynh biết được cách dùng lá trầu không chữa bệnh chàm sữa cho bé. Đây là phương pháp chữa trị không phải trẻ nào cũng có thể áp dụng. Chính vì vậy, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện, không được tùy tiện áp dụng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
→ Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh chàm sữa (Lác sữa) ở trẻ – Dấu hiệu và điều trị
- Kem Sudocrem có trị chàm sữa? Công dụng và cách dùng
- Bệnh chàm ở trẻ em – Cách chăm sóc, điều trị, phòng ngừa