Bỏ túi ngay 5+ bí kíp dùng lá xương sông trị ho hiệu quả không ngờ
Lá xương sông trị ho là bài thuốc hay cho mọi đối tượng. Hãy cùng theo dõi bài viết để bỏ túi 5+ bí kíp dùng lá xương sông hiệu quả nhất.
Trong lá xương xông có chứa tinh dầu với thành phần chính là p-cymene, methylthymol, limonen nên có công dụng chữa ho rất tốt. Có nhiều cách sử dụng lá xương sông trị ho. Bạn có thể sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác để cường tính năng chữa bệnh.
Khi hệ hô hấp bị kích thích bởi các tác nhân bên ngoài thì sẽ xảy ra phản ứng tự vệ, phổi sẽ hình thành cơ chế phản xạ đẩy không khí ra ngoài với cường độ mạnh, quá trình này được gọi là ho. Có nhiều nguyên nhân gây ho như bị dị ứng, nhiễm virus, hen suyễn, viêm phổi, căng thẳng…
Ho kéo dài là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Do đó khi ho mới khởi phát thì nên có cách chữa trị phù hợp. Có người dùng thuốc Tây y sẽ chặn đứng các cơn ho ngay lập tức, tuy nhiên điều này gây nên sự phụ thuộc thuốc, chưa kể các loại thuốc giảm ho có một số tác dụng phụ. Việc dùng cách chữa trị từ các loại cây thuốc thiên nhiên trong giai đoạn đầu được nhiều người lựa chọn vì độ an toàn, lành tính của nó.
Nhiều thảo dược dùng để chữa ho có thể kể đến như lá húng chanh, lá hẹ, lá tía tô, quất, tắc…Trong đó, một trong số đó được khá nhiều người biết đến là cây xương sông, đây là một thảo dược tự nhiên không gây tác dụng phụ, dùng được cho người lớn và trẻ em.
1. Lá xương sông trị ho
Lá xương sông còn được gọi là xang sông, hoạt lộc thảo, thiên danh tinh, có tên khoa học là Blumea lanceolaria (Roxb.) Druce, thuộc họ Cúc. Trong 100 gram lá xương sông có chứa:
- 2 gram protein
- 2,9 gram chất xơ
- 1,3 gram đường
- 82,5 gram nước
- Vitamin C, Pp, B1, B2…
- Canxi, photpho, sắt…
Trong lá xương sông ở Việt Nam có chứa khoảng 0,24% tinh dầu với thành phần chính là p-cymene, methylthymol, limonen nên có công dụng chữa ho rất tốt.
Trong đông y lá xương sông có tính ấm (có nghiên cứu ghi là tính bình), mùi hơi hăng, vị đắng cay, có công dụng trị bệnh cảm sốt, khu phong trừ thấp, tiêu máu ứ, tiêu đờm, nổi mề đay, kích thích tiêu hóa, cải thiện hệ tuần hoàn máu… đặc biệt có khả năng chữa các loại ho, viêm họng rất hiệu quả, lá xương sông dùng được cho người già, trẻ em.
Lá xương sông được dùng trong ẩm thực làm tăng hương vị cho các món ăn, ngoài ra còn được dùng làm thuốc. Cây thường được trồng ở Đông Nam Á, Nam Á, Đài Loan… Ở Việt Nam, tại nhiều gia đình ở miền Bắc vẫn thường trồng cây này để làm gia vị và làm thuốc, món gỏi xương sông hay lá xương sông cuốn thịt là những món được nhiều người yêu thích.
Lá xương sông được dùng nhiều trong ẩm thực và y học tuy nhiên khi sử dụng phải có liều lượng thích hợp, mỗi ngày chỉ nên dùng từ 15-20 gram dưới dạng tươi hoặc dạng thuốc sắc, nếu dùng quá liều sẽ có triệu chứng phỏng rộp toàn thân.
2. Cách dùng lá xương sông trị ho
Có nhiều cách sử dụng lá xương sông để trị ho, dùng độc vị nước sắc lá xương sông hay phối hợp cùng các nguyên liệu khác đều có công dụng chữa ho hiệu quả. Tùy theo ho kèm theo các biến chứng gì sẽ có các thảo dược đi kèm theo đó
2.1 Lá xương sông chữa ho thông thường
Nguyên liệu
- 10 gram lá xương sông
- 10 gram lá húng chanh
- 10 gram lá hẹ
- Mật ong (hay đường phèn)
Cách thực hiện
- Rửa sạch các nguyên liệu trên, để ráo.
- Cho các nguyên liệu trên vào bát, cho mật ong vào rồi hấp cách thủy (có thể hấp bằng nồi cơm điện) trong vòng 15-20 phút.
2.2 Chữa ho kèm theo đầy bụng, cảm sốt
Cách 1: Nấu nước lá xương xông tươi
Nguyên liệu
- 20 gram lá xương sông bánh tẻ tươi
- 500ml nước
Cách thực hiện
- Rửa sạch lá xương sông, để ráo.
- Cho lá xương sông vào ấm sắc thuốc cùng với 500ml nước sắc còn phân nửa.
Cách 2: Nấu nước lá xương sông khô
Nguyên liệu
- 20 gram lá xương sông khô
Cách thực hiện
- Rửa sạch, để ráo.
- Sắc lá xương sông hoặc nấu sôi làm nước uống hằng ngày.
Dùng nước này uống liên tục hằng ngày cho đến khi khỏi bệnh. Ngoài ra người không bệnh có thể dùng lá xương sông như một loại nước uống phòng bệnh ho hiệu quả.
Cách 3: Lá xương sông kết hợp lá hẹ và mật ong
Nguyên liệu
- 6 gram lá xương sông ( khoảng 2-3 lá)
- 6 gram lá hẹ
- 4 thìa mật ong
- 1 thìa đường phèn
Cách thực hiện
- Rửa sạch lá xương sông, lá hẹ rồi để ráo.
- Cắt nhỏ các nguyên liệu trên rồi cho vào bát cùng với mật ong và đường phèn.
- Đem bát này hấp trong nồi cơm điện hay chưng cách thủy.
- Khi chín thì lấy nước trong bát ra sử dụng.
Một ngày uống từ 4-5 lần. Với trẻ em nếu không ăn được cái thì có thể bỏ, với người lớn thì nên uống nước ăn cùng với cái sẽ tăng hiệu quả trị ho.
2.3 Chữa ho kèm viêm họng
Nguyên liệu
- 5-10 lá xương sông bánh tẻ
- 20-30ml giấm ăn
Cách thực hiện
- Rửa sạch lá xương sông, sau đó để ráo nước.
- Đập dập nhẹ lá xương sông.
- Cho lá xương sông vào chén ngâm với giấm trong vòng 5 phút.
- Khi sử dụng thì lấy ra ngậm cho các dưỡng chất tan từ từ trong miệng.
Một ngày sử dụng 2-3 lần, dùng liên tục trong 1 tuần sẽ thấy tình trạng bệnh được thuyên giảm rõ rệt. Nhiều người đánh giá đây là bài thuốc rất hiệu quả với các bệnh viêm amidan, viêm họng cấp tính, viêm thanh quản mất tiếng…
2.4 Chữa ho do ho khan hoặc do phế nhiệt
Cách 1
Nguyên liệu
- 1 nắm lá xương sông, lá dâu, lẫm đề
Cách thực hiện
- Rửa sạch các nguyên liệu trên rồi để ráo.
- Cho vào nồi cùng với nước đun sôi lấy nước.
- Dùng nước này thay thế nước uống hằng ngày.
Cứ cách 30 phút uống 1 lần, uống liên tục cho đến khi khỏi bệnh.
Cách 2
Nguyên liệu
- 5 lá xương sông bánh tẻ
- 1 viên đường phèn ( có thể thay thế bằng đường phổi)
Cách thực hiện
- Rửa sạch lá xương sông, sau đó đem ngâm nước muối.
- Cho lá xương sông vào bát rồi đem giã nát.
- Cho thêm đường phèn và 3 thìa nhỏ nước vào bát.
- Đem hỗn hợp trên hấp cách thủy trong vòng vài phút.
Uống liền sau khi nhấc xuống. Với trẻ nhỏ thì dùng nước chắt lá xương sông. Với người lớn thì ăn luôn cái và tăng gấp đôi liều lượng các nguyên liệu trên.
2.5 Chữa ho có đờm, đau rát họng kèm cảm cúm, nhức đầu
Cách 1
Nguyên liệu
- 24 gram lá xương sông
- 16 gram lá tía tô
- 16 gram mạch môn
- 12 gram cát cánh
- 12 gram trần bì
- 12 gram cam thảo
- 6 gram sinh khương
Cách thực hiện
- Rửa sạch các nguyên liệu trên, để ráo.
- Cho vào ấm sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang.
Cách 2
Nguyên liệu
- 24 gram lá xương sông
- 16 gram mạch môn
- 16 gram đại táo
- 12 gram ngũ vị
- 12 gram xa tiền
- 12 gram hậu phác
- 12 gram trần bì
- 12 gram mơ muối
- 12 gram cam thảo
- 10 gram bán hạ
Cách thực hiện
- Rửa sạch các nguyên liệu trên, để ráo.
- Cho các nguyên liệu vào ấm sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang.
Cách 3
Nguyên liệu
- 12 gram lá xương sông
- 12 gram lá hẹ
- 12 gram lá tía tô
- 8 gram kinh giới
- 8 gram gừng tươi
Cách thực hiện
- Rửa sạch các nguyên liệu trên, để ráo.
- Cho tất cả nguyên liệu cùng 400ml nước vào ấm sắc thuốc còn khoảng 100ml.
Cách sử dụng
- Đối với người lớn: 1 ngày uống 2 lần
- Đối với trẻ em: 1 ngày uống 3-4 lần
Đây là bài thuốc rất hiệu quả trong việc trị ho kèm theo nhiễm lạnh, trúng gió do phong hàn.
Lưu ý khi sử dụng lá xương sông trị ho
Đối với trẻ em dưới 2 tuổi thì không nên dùng lá xương sông kết hợp với mật ong vì có thể gây ra ngộ độc, trong mật ong có chứa vi khuẩn clostridium botulinum 5% , đối với hệ tiêu hóa của trẻ em còn non yếu sẽ gây ra ngộ độc.
Nếu sử dụng các bài thuốc trên không thấy hiệu quả thì nên đến các cơ sở y tế khám và chữa bệnh để kịp thời chẩn đoán và điều trị bệnh. Khi dùng các cách trên trong 5 ngày mà thấy không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần phải đi khám ngay, ngoài ra, nếu ho kéo dài trên 3 tuần là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm, lúc này không được tự ý chữa trị mà nên đến gặp bác sĩ để có cách giải quyết tốt nhất.
Ngoài ra cần lưu ý thực hiện một số điều sau để tăng tiến trình hồi phục bệnh
- Trong quá trình trị bệnh thì cần giữ ấm cổ họng, khi đi ra ngoài thì nên mặc áo khoác hoặc có khăn choàng quanh cổ.
- Tuyệt đối không uống nước đá, ăn uống thức ăn lạnh. Không ăn uống đồ ăn chứa nhiều gia vị, chất kích thích, dầu mỡ, đường, muối, đặc biệt không được ăn đồ ăn chiên nóng, đặc tắc cọ xát vào thành cổ họng không có lợi trong quá trình điều trị bệnh.
- Khi bị ho thì nên tránh ở trong môi trường điều hòa, môi trường khô và lạnh, tránh môi trường ô nhiễm, khói thuốc, phấn hoa, nước hoa, lông động vật
- Cần phải siêng năng rèn luyện thể lực, tập thể dục thể thao hằng ngày ít nhất 30 phút
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, vệ sinh nhà ở, phòng ngủ thường xuyên để phòng ngừa vi khuẩn.
Đối với ho dạng thể nhẹ thì sử dụng lá xương sông trị ho hoàn toàn lành tính, không tác dụng phụ. Tuy nhiên đối với những bệnh ho thể nặng kéo dài trong nhiều ngày thì cách làm trên có thể không có hiệu quả. Lúc này không nên tự ý chữa bệnh mà nên đến ngay các cơ sơ y tế khám và chữa bệnh để kịp thời chẩn đoán và có phương thức điều trị hiệu quả hơn.