[Chia sẻ]: TOP 10 mẹo chữa bệnh chàm khô đơn giản, hiệu quả

Mẹo chữa bệnh chàm khô đơn giản, dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí như sử dụng dầu dừa, nha đam, khoai tây, lá trầu không… Cùng tìm hiểu chi tiết về một số mẹo dân gian sẽ được chúng tôi đề cập trong bài viết sau.

Mẹo chữa bệnh chàm khô dân gian hay dùng

Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng chàm khô lại là căn bệnh mà nhiều người muốn nhanh chóng điều trị. Bởi lẽ các triệu chứng của chàm khô khiến người bệnh vô cùng khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, luôn tự ti, ngại giao tiếp với người khác nhất là khi các vết chàm xuất hiện ở tay, chân và đặc biệt là mặt. Để giảm thiểu các triệu chứng này, người bệnh có thể áp dụng các mẹo dân gian sau đây:

1. Chữa bệnh chàm khô bằng dầu dừa

Dầu dừa thường được dân gian sử dụng để chữa bệnh chàm khô
Dầu dừa thường được dân gian sử dụng để chữa bệnh chàm khô

Sử dụng dầu dừa để chữa chàm khô là một trong những phương pháp dân gian được nhiều người lựa chọn. Theo nhiều nghiên cứu, trong dầu dừa có chứa các enzim có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa làm giảm và ngăn ngừa sự lây lan của bệnh chàm khô ra các bộ phận khác trên cơ thể.

Không chỉ vậy, các enzim này còn có khả năng làm giảm đau, giảm ngứa, cải thiện tình trạng viêm nhiễm và hỗ trợ phục hồi tích cực. Các enzim này là anti-fungal, antibacterial, antimicrobial, antioxidant. Ngoài ra, trong dầu dừa còn chứa vitamin E có khả năng dưỡng ẩm, hạn chế khô da, nứt nẻ.

Cách thực hiện:

  • Dùng nước ấm để rửa sạch vùng da bị chàm khô, lau khô
  • Xoa dầu dừa lên da, massage nhẹ nhàng từ 15 – 30 phút
  • Rửa lại bằng nước sạch rồi lau khô.

Bên cạnh việc bôi dầu dừa ngòi da, bạn cũng có thể sử dụng dầu dừa để nấu các món ăn. Việc này không chỉ hỗ trợ điều trị mà còn giúp món ăn thêm mùi vị hấp dẫn. Tuy nhiên, cần lưu ý phải làm sạch da trước khi bôi để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn.

2. Lá trà xanh chữa chàm khô

Lá trà xanh có chứa các hoạt chất như Epigallocatechin gallate (EGCG), flavanol, epicatechin, epicatechin gallate… Ngoài ra, trong trà xanh còn chứa các nguyên tố vi lượng như magie, sắt, canxi, mangan cùng các vitamin nhóm B, C. Các hoạt chất này không chỉ có lợi với sức khỏe tim mạch mà còn có khả năng làm sạch da, kháng viêm, kháng viêm, kháng khuẩn, làm chậm quá trình lão hóa, hỗ trợ phục hồi và tái tạo vùng da bị chàm.

Cách thực hiện:

Cách 1:

  • Chuẩn bị 200g lá chè xanh, rửa sạch, nấu với 1,5 lít nước lọc
  • Để tăng khả năng kháng khuẩn, bạn nên cho thêm một chút muối
  • Dùng nước này ngâm rửa vùng da bị chàm khô 1 lần/ngày.

Cách 2:

  • Chuẩn bị 1 nắm trà xanh, 1 muỗng muối hạt
  • Trà xanh ngâm với muối trong 30 phút rồi rửa lại với nước, để ráo
  • Cho lá trà xanh vào cối giã nát, sau đó cho vào nồi đun sôi
  • Dùng nước này ngâm rửa vùng da bị chàm, rửa lại bằng nước sạch và lau khô.

3. Lá khế chữa bệnh chàm khô

Theo Đông y, lá khế vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, loại bỏ độc tố bên trong và bên ngoài cơ thể. Do đó, dân gian thường dùng lá khê để chữa các bệnh ngoài da như viêm da dị ứng, vảy nên, lở loét, mụn nhọt, chàm khô… Mặc dù không thể loại bỏ dứt điểm bệnh chàm khô nhưng lại giúp cải thiện triệu chứng bệnh, hỗ trợ da phục hồi.

Theo y học hiện đại, sở dĩ lá khế có thể được sử dụng để chữa bệnh chàm khô là do có chứa các hoạt chất như salmonella typhus, mircobial bacillus cereus… Ngoài ra, lá khế còn chứa các acid oxalic, các vitamin và nguyên tố vi lượng có khả năng khử trừng, kháng khuẩn, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương.

Cách thực hiện: 

Cách 1:

  • Lấy 1 nắm lá khế tươi rửa sạch, ngâm nước muối, rửa sạch lại bằng nước
  • Cho lá khế vào nồi, đun sôi với nước trong 10 phút
  • Đến khi nước chuyển sang màu vàng nhạt thì tắt bếp, lọc lấy nước để uống.

Cách 2:

  • Dùng 1 nắm lá khế rửa sạch, đun sôi với nước
  • Lấy nước này ngâm rửa vùng da bị chàm khô trong 20 phút
  • Sau đó lấy bã lá khế trực tiếp đắp lên vùng da này
  • Kiên trì thực hiện 2 lần/ngày, trong 2 – 3 tuần sẽ thấy cải thiện.

4. Mẹo chữa chàm khô bằng muối

Muối có tính kháng khuẩn, sát khuẩn cao, thích hợp cho việc trị chàm khô
Muối có tính kháng khuẩn, sát khuẩn cao, thích hợp cho việc hỗ trợ điều trị chàm khô

Theo kinh nghiệm dân gian, muối có tính sát khuẩn cao, có khả năng kháng viêm, làm sạch da hiệu quả. Chính vì thế, muối thường được sử dụng để khử độc, chữa các bệnh về da, trị dị ứng, mẩn ngứa, chàm khô… Không chỉ vậy, muối còn chứa các khoáng chất hữu ích giúp người bệnh tăng cường đề kháng.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng 1 nắm muối, sao trên chảo nóng đến khi giòn đều, hạt muối chuyển sang màu vàng
  • Rửa sạch vùng da bị chàm, đợi muối nguội bớt thì đắp muối lên vết thương dùng băng gạc cố định để trong 15 phút
  • Rửa lại bằng nước ấm, thực hiện đều đặn để cải thiện bệnh.

Lưu ý: Chỉ áp dụng cho trường hợp mới khởi phát, không nên lạm dụng để tránh khô da.

5. Chữa bệnh chàm khô tại nhà bằng tỏi

Từ lâu tỏi đã được biết đến là một vị thuốc chữa nhiều bệnh đặc biệt là các bệnh ngoài da, bệnh về tiêu hóa và hô hấp. Theo cuốn từ điển cây thuốc Việt Nam, tỏi vị cay, tính ôn, có tác dụng sát trùng, sát khuẩn, kháng khuẩn, thanh nhiệt, giải độc… Theo các nghiên cứu y học, sở dĩ tỏi có khả năng kháng khuẩn, diệt khuẩn, chống viêm nhiễm trị được bệnh chàm khô là do có chứa kháng sinh tự nhiên acllicin và các chất khác như allin, glucogen, fitomnxit…

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị vài tép tỏi bóc sạch vỏ, rửa sạch, thấm miếng tỏi vào một ít nước rồi cho vào chiếc khăn mỏng
  • Giã nát tỏi, thêm ít nước để chắt lấy nước ép tỏi
  • Dùng khăn thấm nước tỏi xoa lên vùng da bị chàm, để trong 8 – 10 pút
  • Rửa sạch lại bằng nước, không để quá lâu trên da để tránh gây tổn thương cho da.

6. Mẹo chữa bệnh chàm khô bằng lá ổi

Sử dụng lá ổi cũng là một trong những mẹo chữa bệnh chàm khô theo phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng. Dân gian cho rằng lá ổi có khả năng khử trùng, kháng khuẩn, làm sạch da nên có tác dụng tốt trong việc chữa bệnh chàm khô và các bệnh ngoài da khác.

Cách thực hiện:

Cách 1:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá ổi tươi, rửa sạch, ngâm nước muối loãng để loại bỏ bụi và vi khuẩn
  • Cho lá ổi vào nồi, đun với 2 lít nước đến khi sôi thì đổ ra  một cái chậu nhỏ
  • Dùng nước này ngâm rửa vùng da mắc bệnh, sau đó lấy bã lá ổi chà nhẹ lên da.

Cách 2:

  • Lấy 1 nắm lá ổi tươi, rửa sạch, ngâm nước muối loãng rồi giã nát
  • Dùng phần lá ổi này thoa trực tiếp lên da, để trong 20 phút rồi rửa sạch bằng nước
  • Thực hiện 1 lần/ngày, tốt nhất là vào buổi tối.

7. Sử dụng khoai tây chữa bệnh chàm khô

Khoai tây có tác dụng dưỡng ẩm, loại bỏ tế bào chết, hỗ trợ hồi phục các tổn thương trên da hiệu quả
Khoai tây có tác dụng dưỡng ẩm, loại bỏ tế bào chết, hỗ trợ hồi phục các tổn thương trên da hiệu quả

Khoai tây không chỉ là một nguyên liệu nấu ăn ngon, bổ dưỡng, giàu tinh bột mà còn là bài thuốc chữa viêm da, dị ứng, chàm khô mang lại hiệu quả tích cực. Theo kinh nghiệm dân gian, khoai tây có khả năng làm sạch da, giữ ẩm, dưỡng da, ngăn ngừa sự lây lan của virus, tẩy tế bào chết và thúc đẩy sự hồi phục của vùng da bị chàm.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 củ khoai tây, gọt vỏ, rửa sạch, đi luộc chín
  • Sau khi khoai tây chín thì vớt ra, nghiền nhuyễn rồi đắp lên vùng da bị chàm
  • Có thể dùng một miếng băng băng quanh vùng da đã đắp khoai tây
  • Sử dụng 2 lần/ngày liên tục trong nhiều ngày sẽ thấy tình trạng bệnh cải thiện.

8. Chữa bệnh chàm khô bằng nha đam

Nha đam được đánh giá cao trong việc điều trị các vấn đề ngoài da và luôn được chị em đặc biệt ưa chuộng để làm đẹp. Do trong thân nha đam chứa nhiều nước, vitamin và các khoáng chất nên có tác dụng rất tốt cho da.

Không chỉ vậy, các hợp chất acid salicylic, bradykinase, magie… trong nha đam còn giúp giảm sưng viêm, loại bỏ các kích ứng đỏ trên da, ngăn ngừa sự sừng hóa, lão hóa da, kích thích sản sinh collagen và dưỡng ẩm cho da. Chính vì thế, dùng nha đam chữa bệnh chàm khô tại nhà cũng là một phương pháp mà người bệnh có thể thử áp dụng.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 – 2 lá nha đam, bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài, lấy phần lõi bên trong
  • Giã phần lõi này thành gel, vệ sinh vùng da bị chàm rồi bôi gel nha đam lên da
  • Để trong 20 phút, rửa sạch lại với nước, thực hiện 2 – 3 lần/ngày.

9. Mẹo chữa chàm khô bằng cây núc nác

Vỏ cây núc nác được bào chế thành kem trị chàm
Vỏ cây núc nác được bào chế thành kem trị chàm

Núc nác hay hoàng bá nam là loại cây thường được dân gian sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh chàm khô, bộ phận thường được sử dụng là vỏ cây.  Loại cây này được công nhận là có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, làm tăng sức đề kháng, chống dị ứng, hỗ trợ kiểm soát sự xâm nhập của các dị nguyên gây bệnh chàm. Đây cũng là lý do mà tinh dầu trong vỏ cây núc nác được chiết xuất và sản xuất thành kem đặc trị chàm.

Cách thực hiện:

  • Lấy 50g vỏ cây núc nác, 50g vỏ cây hòe, 30g hương nhu, 30g lá khổ sâm cho vào ấm sắc với nước
  • Đợi nước sôi trong 10 – 15 phút đến khi nước chuyển màu thì tắt bếp, đổ nước ra một cái chậu nhỏ
  • Dùng nước này ngâm rửa vùng da bị chàm và rửa lại với nước ấm.
  • Thực hiện 1 lần/ngày để thấy hiệu quả.

10. Bài thuốc Nam chữa chàm toàn diện từ cổ phương

Được nghiên cứu và phát triển bởi Trung tâm Thuốc dân tộc – Đơn vị hàng đầu hiện nay trong khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang mang đến giải pháp đột phá và toàn diện trong điều trị căn bệnh chàm khô. Bài thuốc đã được giới thiệu trong chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2.

Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan (Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện YHCT Trung ương), chuyên gia của chương trình Sống khỏe mỗi ngày đánh giá: “Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc mang lại phác đồ điều trị toàn diện, nhờ công thức bài thuốc đột phá với 3 dạng bào chế gồm UỐNG, BÔI, NG M RỬA. Bài thuốc có thành phần gồm rất nhiều loại thảo dược quý hiếm, phối hợp với nhau chặt chẽ theo đúng biện chứng luận trị của Y học cổ truyền. Nhờ đó bài thuốc mang lại hiệu quả điều trị cao và giúp phòng ngừa tái phát căn bệnh chàm khô.”

Xem chi tiết: Video VTV2 giới thiệu bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang.

Thanh bì Dưỡng can thang mang đến phác đồ điều trị căn bệnh chàm khô hoàn chỉnh nhất theo hướng trong ngoài kết hợp, tạo nên tác động kép mạnh mẽ giúp nhân đôi hiệu quả.

Bên trong sử dụng bài thuốc uống được bào chế từ hơn 30 loại thảo dược quý hiếm, tạo nên tác động mạnh mẽ lên cơ thể, tăng cường giải độc, thải loại độc tố, điều hòa hoạt động chức năng của các tạng phủ, đặc biệt là can, thận. Từ đó chặn đứng căn nguyên gây khởi phát bệnh, kiểm soát các triệu chứng chàm khô hiệu quả.

Thành phần và công dụng của bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang
Thành phần, công dụng của bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang

Bên ngoài sử dụng bài thuốc ngâm rửa và bài thuốc uống để sát khuẩn da, chống nhiễm trùng. Hai bài thuốc này tác động trực tiếp lên các vùng tổn thương trên da, giúp chữa lành viêm nhiễm, làm dịu da, giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, khô rát, bong tróc khó chịu. Đồng thời bổ sung trực tiếp các dưỡng chất giúp da phục hồi và tái tạo.

Thanh bì Dưỡng can thang được bào chế từ 100% thảo dược SẠCH. Nguồn dược liệu được kiểm soát chất lượng chặt chẽ bởi Trung tâm Thuốc dân tộc, đảm bảo đạt chuẩn GACP-WHO, đáp ứng những tiêu chuẩn an toàn cao nhất cho sức khỏe. Bài thuốc không gây bất cứ tác dụng phụ nguy hiểm nào.

Thanh bì dưỡng can thang chữa bệnh chàm thuốc dân tộc
Những bệnh nhân đã điều trị khỏi bệnh chàm bằng bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang

Thanh bì Dưỡng can thang mang lại hiệu quả vượt trội với 4018 bệnh nhân đã điều trị thành công (Theo số liệu tính đến tháng 1/2020). Đặc biệt nhiều trường hợp bệnh nhân nặng cũng đã thoát khỏi căn bệnh khó chịu này nhờ tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị.

  • Chị Nguyễn Thị Thỏa (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi từng khổ sở vì căn bệnh chàm khô hay còn gọi là á sừng trong suốt 7 năm. Hai bàn tay, bàn chân nứt nẻ, khô rát khiến tôi gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. May mắn biết đến bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang, tôi điều trị kiên trì trong 3 tháng thì bệnh đã ổn định hoàn toàn. Rất lâu rồi tôi không còn gặp phải các triệu chứng chàm nữa.” Xem thêm TẠI ĐÂY.
  • Ông Nguyễn Thế Tình (Hạ Long, Quảng Ninh) cho biết: “Tôi bị căn bệnh chàm khô, hay người ta còn gọi là viêm da cơ địa, á sừng này cũng khá nhiều năm rồi. Trước đây tôi chữa bằng Tây y thì đỡ được một thời gian ngắn rồi lại tái phát. Sau đó tôi tìm hiểu và chuyển hướng sang điều trị Đông y bằng bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang. Rất mừng là sau 3 tháng điều trị bệnh của tôi đã hết, suốt gần 2 năm nay chưa hề tái phát lại.” Xem thêm TẠI ĐÂY.

Những lưu ý khi áp dụng mẹo chữa bệnh chàm khô theo dân gian

Khi áp dụng các phương pháp chữa bệnh chàm khô tại nhà theo kinh nghiệm dân gian, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Các biện pháp dân gian chỉ có vai trò hỗ trợ chứ không thể điều trị dứt điểm các triệu chứng cũng như không thể loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Do đó, chúng chỉ thích hợp với người bị chàm ở mức độ nhẹ khi bệnh mới khởi phát.
  • Nên kết hợp các biện pháp này với việc điều trị chuyên biệt theo liệu trình của bác sĩ để đạt được hiệu quả nhanh nhất.
  • Tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người mà các mẹo trên có thể có hiệu quả hoặc không. Hơn nữa, người bệnh phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài thì mới thấy được các chuyển biến tích cực.
  • Cần kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp, nên ăn thực phẩm lỏng nhẹ, nhạt vị, hạn chế ăn muối. Tuyệt đối không sử dụng các thực phẩm như rượu bia, thuốc lá, cà phê, thịt vịt xiêm, ba ba, cua, tôm, bò, gà…
  • Vệ sinh da sạch sẽ, tránh dùng chanh, xà phòng để không làm vùng da bị chàm bị bội nhiễm.

Chàm khô là một căn bệnh phổ biến, không phân biệt độ tuổi giới tính mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Mặc dù không nguy hiểm tính mạng nhưng nó lại khiến người bệnh vô cùng khó chịu và đặc biệt còn rất dai dẳng, khó điều trị dứt điểm. Do đó, ngay khi có các dấu hiệu bệnh, tốt nhất bạn nên thăm khám bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp, kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

  • Bệnh chàm khô – Dấu hiệu nhận biết và điều trị
  • Bị chàm khô ở đầu ngón tay làm sao nhanh khỏi
  • [Chia sẻ kinh nghiệm] Trị khỏi chàm á sừng ở tay dai dẳng nhờ bài thuốc quý