Mổ nội soi xoang hàm: Đối tượng & Cách thức thực hiện

Mổ nội soi xoang hàm được chỉ định với đối tượng mắc các bệnh lý về xoang hàm. Để an toàn, bạn nên thực hiện tại cơ sở y tế uy tín, tin cậy.

Mổ nội soi xoang hàm là gì?

Mổ nội soi xoang hàm và những thông tin cần biết
Mổ nội soi xoang hàm và những thông tin cần biết

Nếu mắc các bệnh lý về xoang hàm, mổ nội soi xoang hàm là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả nhất. Thực chất, đây là một ca phẫu thuật nội soi xoang hàm nhằm giúp xoang hàm có thể tự dẫn lưu. Từ đó, khôi phục sự hoạt động thanh thải của hệ thống lông – nhầy, đưa niêm mạc xoang trở lại trạng thái bình thường.

Các trường hợp được chỉ định phẫu thuật nội soi xoang hàm

Mổ nội soi xoang hàm thường được chỉ định cho các đối tượng mắc các bệnh lý về xoang hàm. Cụ thể như sau:

  • Bệnh nhân bị viêm xoang hàm do răng, do nấm
  • Các dị tật ở xoang hàm
  • Viêm xoang hàm tái phát nhiều lần
  • Bị polyp xoang hàm (kể cả polym Killian hoặc polym đơn độc mũi xoang)
  • Các trường hợp bị u nang, u lành tính xoang hàm
  • Bệnh viêm xoang hàm tái phát nhiều lần

Chống chỉ định

  • Các trường hợp bị chống chỉ định tuyệt đối với mổ nội soi xoang hàm: Mắc các bệnh lý nội khoa nặng, mất bù như các bệnh về máu, suy thận
  • Trường hợp chỉ định tương đối: Viêm xoang cấp, viêm xoang có cốt tủy xương…

Chuẩn bị mổ nội soi xoang hàm

Trước khi phẫu thuật, cả người bệnh và bác sĩ cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Cụ thể như sau:

Người thực hiện:

Là các bác sĩ chuyên khoa Tai – mũi – họng từ chuyên khoa I trở lên. Đảm bảo được đào tạo về phẫu thuật nội soi mũi xoang.

Các phương tiện, dụng cụ cần thiết:

Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cần thiết
Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cần thiết
  • Để phẫu thuật nội soi xoang hàm thì trước tiên cần có bộ dụng cụ phẫu thuật nội soi mũi xoang.
  • Các loại thuốc cần thiết như: Thuốc tê (lidocain + adrenalin 1/10.000), thuốc co mạch (naphazolin, oxymetazolin,…)

Về phía bệnh nhân:

  • Được chỉ định khám nội soi tai – mũi – họng, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm: Đông máu cơ bản, công thức máu, chức năng gan thận
  • Nếu điều kiện cho phép, bệnh nhân được thực hiện chụp cắt lớp vi tính mũi xoang ở hai tư thế là coronal và axial.
  • Bác sĩ sẽ thăm khám trước khi mổ, gây mê hồi sức.
  • Được tư vấn, giải thích về các cách thức phẫu thuật và các tai biến có thể xảy ra.

Hồ sơ bệnh án:

Trước khi phẫu thuật, các bác sĩ cần phải hoàn thiện bệnh án theo quy định của bệnh viện.

Mổ nội soi xoang hàm được tiến hành như thế nào?

Sau khi đã chuẩn bị xong, một ca phẫu thuật nội soi xoang hàm được tiến hành thông qua các bước sau đây:

Kiểm tra hồ sơ:

Kiểm tra bệnh án:

Vô cảm:

Tùy vào từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ quyết định nên thực hiện gây tê tại chỗ hay gây tê toàn thân.

Tư thế:

  • Phẫu thuật viên sẽ đứng ở bên phải người bệnh, người phụ sẽ đứng phía trên đầu hoặc bên trái bệnh nhân.
  • Bệnh nhân nằm ngửa, gối đầu cao hơn ngực khoảng 10 – 15 độ

Các bước thực hiện:

Nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để thực hiện phẫu thuật
Nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để thực hiện phẫu thuật
  • Bấc mũi tẩm thuốc co mạch naphazolin hoặc oxymetazolin,.. sẽ được đặt
  • Tiến hành tiêm để gây tê vùng dưới niêm mạc tại các điểm: Niêm mạc vùng mỏm móc, lưng cuốn dưới, các lối thoát của dây thần kinh khẩu cái trên.
  • Mỏm móc được cắt đi theo hướng từ sau ra trước bằng loại kìm dùng để cắt ngược hoặc dùng dao lá búa để cắt từ trước ra sau.
  • Lỗ thông xoang hàm được mở rộng bằng dao hút hoặc kìm cắt ngược, bao gồm (Micro debrider, hummer)
  • Tiến hành lấy sạch các bệnh tích trong xoang qua lỗ thông xoang. Tùy vào kích thước của dị vật mà bác sĩ sẽ lấy chúng theo những cách khác nhau. Nếu là dịch đặc quánh, có thể phải nhỏ một vài giọt nước muối hoặc giọt thuốc để giúp làm loãng dung dịch. Sau vài phút thì dùng dụng cụ chuyên dụng để hút chúng ra. Cái ống hút được dùng cần đảm bảo có đủ đường kính để không khí có thể đi qua khoảng giữa ống hút và nòng troca. Trường hợp nòng troca đầy sẽ tạo áp lực lên xoang và gây đau cho người bệnh.

Theo dõi và chăm sóc sau khi mổ nội soi xoang hàm:

  • Sau khi mổ khoảng 24 hoặc 48h, merocel sẽ được rút ra.
  • Bác sĩ sẽ tiến hành hút máu đọng, lấy vảy hoặc giả mạc, sử dụng thuốc mũi xoang hàng ngày.
  • Sau khi mổ khoảng 3 ngày, bệnh nhân có thể rửa mũi – xoang.

Tai biến và xử lý:

Các tai biến có thể xảy ra khi phẫu thuật nội soi xoang hàm gồm có:

  • Chảy máu: Nhét bấc
  • Ống lệ tỵ bị tổn thương

Vài điều cần lưu ý sau khi mổ nội soi xoang hàm

Bổ sung cho cơ thể các thực phẩm kháng viêm để giúp vết thương mau lành
Bổ sung cho cơ thể các thực phẩm kháng viêm để giúp vết thương mau lành

Phẫu thuật nội soi xoang hàm là phương pháp điều trị khá phức tạp. Do đó, việc đầu tiên nên làm là phải tìm được một địa chỉ uy tín để thực hiện. Điều này sẽ giúp người bệnh tránh được những vấn đề không mong muốn trong quá trình điều trị. Chưa hết, để vết mổ chóng lành thì chăm sóc đúng cách cũng là điều quan trọng. Vậy sau khi mổ nội soi xoang hàm cần lưu ý những gì? Sau đây là một vài điều bệnh nhân nên biết:

  • Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được chuyển về nghỉ ngơi tại phòng hồi sức. Tại đây sẽ có các điều dưỡng chăm sóc, điều cần làm là tuân thủ các chỉ định mà bác sĩ đã dặn dò.
  • Nên khạc nhổ hết các chất tiết, máu trong miệng.
  • Sau phẫu thuật, điều dưỡng sẽ thường xuyên đo mạch, huyết áp. Nếu thấy khó chịu hoặc thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường, báo ngay với các nhân viên y tế biết để kịp thời xử lý.
  • Có thể uống nước sau phẫu thuật. Tuy nhiên, không nên dùng quá nhiều vì nó có thể gây nôn.

Sau khi thấy sức khỏe đã ổn định, người bệnh có thể về nhà. Lúc này, các triệu chứng giống cảm cúm có thể xuất hiện vì niêm mạc mũi đang bị phù nề. Người bệnh sẽ có cảm giác có đờm nhầy hoặc thấy máu bầm chảy từ vùng mũi xuống họng. Tình trạng này có thể kéo dài tận 3 tháng sau phẫu thuật nên không cần lo lắng.

  • Không nên tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bụi. Đi ngoài đường hoặc làm việc tại các khu vực ô nhiễm, cần đeo khẩu trang để ngăn bụi.
  • Không nên xì mũi mạnh, đặc biệt là sau khi rửa mũi để làm tổn thương đến vết mổ.
  • Sau khi mổ nội soi xoang hàm, không nên làm các công việc nặng, kể cả việc tập thể hình.
  • Tránh tiếp xúc với những người đang bị bệnh đường hô hấp như cảm cúm, viêm xoang…
  • Không nên bơi lặn sau khi mổ.
  • Tránh xa rượu bia, các chất kích thích khác, đồ ăn cay nóng, dễ kích ứng để không làm tổn thương đến vết mổ.
  • Không tiếp xúc với các dị nguyên dễ gây dị ứng như bụi, lông động vật, phấn hoa.
  • Bổ sung cho cơ thể rau xanh, trái cây tươi, các thực phẩm kháng viêm để tăng cường sức đề kháng.

Trên đây là những thông tin cần biết về mổ nội soi xoang hàm và một số điều cần lưu ý. Phẫu thuật nội soi xoang hàm thường được chi định cho các trường hợp mắc các bệnh lý về xoang hàm. Hiểu rõ về phương pháp này sẽ giúp việc điều trị của người bệnh được thuận lợi hơn.