[Bật mí]: 10 Món ăn tốt cho bệnh vảy nến người bệnh nên biết

Món ăn tốt cho bệnh vảy nến sẽ hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả. Người bệnh cùng thảm để bổ sung vào thực đơn hàng ngày.

Bị bệnh vảy nến nên ăn gì để giúp bệnh mau lành?
Bị bệnh vảy nến nên ăn gì để giúp bệnh mau lành?

10 món ăn tốt cho bệnh vảy nến mà người bệnh nên áp dụng

Vảy nến là một bệnh da liễu khá phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Vì đây là một bệnh da liễu nên không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu cho bệnh nhân mà còn làm mất đi tính thẩm mỹ. Vì thế nó cần phải được điều trị sớm. Bên cạnh sử dụng thuốc tây hoặc các biện pháp chữa bệnh khác, người bệnh cần phải chú ý hơn đến chế độ ăn uống của bản thân. Bởi ăn uống đúng cách đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh. Nó không những giúp vảy nến mau được chữa lành hơn mà còn làm có tác dụng phòng ngừa. Vậy bị bệnh vảy nến nên ăn gì?

Canh rau má

  • Nguyên liệu: 200g rau má, 50g thịt nạc lợn băm.
  • Cách thực hiện: Rau má đem rửa sạch, thịt nạc lợn đem ướp với nước mắm, dầu ăn, tiêu. Tiếp theo, đun nóng nước dùng, cho thịt vào nấu. Khi nước đã sôi thì cho rau má vào nấu tiếp. Chờ cho nước sôi thêm lần nữa thì nêm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Bài thuốc này có tác dụng trị phế nhiệt ho khan, gan nóng, viêm họng, mụn nhọt. Thực hiện thường xuyên để nó mang đến tác dụng như mong muốn.

Canh chua cá kèo

Đây cũng là một trong các món ăn tốt cho bệnh vảy nến. Để thực hiện món ăn này, cần chuẩn bị các nguyên liệu: 100g cá kèo đã làm sạch, 100g giá đậu, 30g cà chua, 50g dứa, me, gia vị vừa đủ. Sau đó, thực hiện như sau: Cho nửa chén dầu ăn vào để phi thơm hành tỏi. Cho cà chua và dứa vào xào chung, đến khi thấy cà chua mềm nhuyễn ra thì cho khoảng 1 lít nước vào. Cứ đun sôi nước lên rồi cho nước mắm, me, đường, muối, vào với tỷ lệ phù hợp để cho nước dùng có vị chua ngọt hài hòa. Khi thấy nước đã sôi, cho cá kèo vào để nấu, cho thêm rau ngò và các loại gia vị khác vào, chờ thêm ít phút rồi nhắc xuống để ăn.

Canh khoai tím

Canh khoai tím có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe
Canh khoai tím có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe
  • Chuẩn bị nguyên liệu: 200g tôm tươi, 600g khoai tím, ít lá ngò gai, các loại gia vị cần thiết như tiêu, muối, đường, bột ngọt.
  • Cách thực hiện: Khoai mỡ gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành từng miếng nhỏ. Ngò gai rửa sạch. Tôm lột vỏ, băm nhỏ. Lấy một cái nồi, cho khoai mỡ vào đun sôi lên cùng với nước. Khoảng 5 phút sau, lấy khoai ra giã nhuyễn rồi cho chúng vài nồi, nấu lên lần nữa cùng với tôm băm nhuyễn. Sau đó, nêm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp, cho ngò gai vào để ăn.

Món ăn này có tác dụng dưỡng huyết, bổ âm, nhuận phế, mát gan, giải độc. Do đó, nếu sử dụng thường xuyên cũng sẽ giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả các triệu chứng bệnh vảy nến.

Canh khổ qua

Chuẩn bị 200g khổ qua bỏ ruột, 30g đậu phụ non, 20g miến, 20g nấm mèo, các loại gia vị cần thiết. Khổ qua đem rửa sạch, bỏ ruột. Các nguyên liệu còn lại sơ chế, băm nhuyễn, ướp cùng với gia vị. Sau đó, đem hỗn hợp băm nhuyễn nhét vào trái khổ qua, nấu lên với nước để ăn. Món ăn từ khổ qua giúp mát gan, dưỡng huyết, giải độc, tăng cường hệ thống miễn dịch cho bản thân. Do đó, nếu chưa biết ăn gì khi bị vảy nến thì đây cũng là món ăn nên ăn.

Giò lợn tiềm thuốc – món ăn tốt cho bệnh vảy nến

Nhắc đến các món ăn tốt cho bệnh vảy nến,  chúng ta không thể bỏ qua món giò lợn tiềm thuốc. Bệnh nhân cần thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị: 1 cái móng giò lợn; xuyên khung, sinh địa, đương quy, bạch thược, mạch môn mỗi vị 12g; cúc hoa, câu kỳ tử mỗi vị 10g.
  • Cách thực hiện: Giò lợn rửa sạch, chặt thành từng khúc nhỏ. Sau đó cho vào nồi cùng với các nguyên liệu khác. Đem chúng đi hầm, đến khi thấy giò lợn mềm ra thì tắt bếp, nêm thêm gia vị cho vừa ăn.

Giò lợn tiềm thuốc có tác dụng điều huyết, bổ huyết, mát gan, nhuận phế. Nên ăn món ăn này  thường xuyên, các biểu hiện bệnh vảy nến sẽ được giảm bớt nhanh chóng.

Canh atiso

Canh atiso là một trong những món ăn tốt cho bệnh vảy nến mà người bệnh nên sử dụng
Canh atiso là một trong những món ăn tốt cho bệnh vảy nến mà người bệnh nên sử dụng
  • Chuẩn bị: 200g bông atiso tươi, 50g thịt vịt, các loại gia vị vừa ăn.
  • Cách thực hiện: Thịt vịt rửa sạch, chặt nhỏ thành miếng vừa ăn. Hoa atiso bổ làm đôi, phần lông tơ ở giữa nhụy được tách ra và bỏ đi. Thịt vịt đem cho vào nồi và nấu lên với nước, luộc sơ chừng 3 phút. Sau đó cho thêm atiso vào rồi đun sôi cho đến khi chín. Nêm nếm gia vị thêm cho vừa ăn là có thể sử dụng.

Canh atiso nấu thịt vịt có tác dụng bổ mát gan, thận, lợi mật, lọc máu, lợi tiểu. Do đó, nếu bị vảy nến, bệnh nhân nên dùng món ăn này thường xuyên để giúp bệnh mau được chữa lành hơn.

Rau diếp sốt cà chua

Nếu còn chưa biết ăn gì khi bị vảy nến thì  rau diếp sốt cà chua là một trong những lựa chọn tốt. Để làm món ăn này, bệnh nhân cần chuẩn bị 100g rau diếp, 100g dưa leo thái lát, 50g thịt lợn băm, 2 trái cà chua, các gia vị với lượng vừa đủ. Món ăn này thường được dùng kèm với các loại rau sống.

Món ăn tốt cho bệnh vảy nến từ chè đậu xanh

  • Chuẩn bị: 150g đậu xanh, 50g lá nha đam đã tước bỏ phần cứng, 20g nấm hương, đường cát nấu chè.
  • Cách thực hiện: Các nguyên liệu trên đem sơ chế, cho vào nồi rồi nấu lên thật nhừ. Sau đó, cho đường vào với độ ngọt vừa đủ là có thể ăn.

Canh bí đao

Canh bí đao có tác dụng thanh phế, mát vị
Canh bí đao có tác dụng thanh phế, mát vị

Cũng giống như canh rau má, khổ qua hay chè đậu xanh, canh bí đao cũng có tác dụng mát vị, thanh phế, hóa đàm, sinh tân, lợi đại tiện. Nếu muốn thực hiện món ăn này, người bệnh có thể tham khảo và thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị: 200g bí đao, 4 cái chân gà, rau mùi, hành hoa, gia vị nấu ăn.
  • Cách thực hiện: Bí đao gọt vỏ, cắt thành từng miếng nhỏ. Chân gà rửa sạch, chặt khúc. Sau đó, cho chúng vào nồi, nấu chín kỹ rồi tắt bếp. Nêm gia vị, thêm các loại rau còn lại vào để sử dụng.

Canh rau binh bát

Chuẩn bị 200g rau binh bát, 100g tép đồng giã nhỏ, các loại gia vị vừa đủ. Các nguyên liệu này đem nấu canh để ăn có tác dụng mát phế, thanh nhiệt, thanh vị, nhuận táo, giải độc, sinh tân dịch.

Đây là những món ăn tốt cho người bị bệnh vảy nến. Để mang lại hiệu quả như mong muốn, hãy thực hiện thường xuyên. Thêm vào đó, bệnh nhân nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin A, B, B5 như cà chua, nấm, sữa chua, đu đủ, bơ, dâu, chuối, dưa hấu, dưa bở… Nên ăn gạo lứt, đậu mè, bắp tươi, râu ngô, bột sắn dây, nước cam, nước chanh tươi… Bên cạnh đó, cần hạn chế sử dụng các loại gia vị cay nóng, các thực phẩm nhiều dầu mỡ, thịt cá khô kho mặn. Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, tránh căng thẳng thần kinh.