[Nghẹt mũi] Nguyên nhân và cách chữa trị an toàn, nhanh chóng

Dị tật bẩm sinh, các bệnh về đường hô hấp và sự thay đổi đột ngột của thời tiết là 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nghẹt mũi. Những cách chữa trị an toàn, hiệu quả dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng đẩy lùi triệu chứng, đồng thời tăng cường sức đề kháng.

Nghẹt mũi là gì?

Nghẹt mũi (ngạt mũi) là tình trạng khoang mũi, hốc mũi bị bịt kín bởi dịch nhầy do niêm mạc mũi tiết ra. Bình thường, khi đi qua mũi, không khí từ môi trường bên ngoài được lông mũi lọc bớt mầm bệnh, bụi bẩn, sau đó niêm mạc mũi sẽ tiết dịch làm ẩm, cuối cùng, không khí được hệ thống mạch máu làm ấm trước khi di chuyển xuống họng và phổi.

Nghẹt mũi là gì?
Nghẹt mũi (ngạt mũi) là tình trạng khoang mũi, hốc mũi bị bịt kín bởi dịch nhầy do niêm mạc mũi tiết ra.

Khi chúng ta bị nghẹt mũi, khoang mũi sẽ bị dịch nhầy cản trở, đường đi của không khí thu hẹp, khiến việc hít thở trở nên khó khăn hơn. Người bệnh phải thở bằng miệng thay vì thở bằng mũi. Điều này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ hô hấp mà còn có thể dẫn đến nhiều bệnh lý khác như: viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi…

Nguyên nhân gây ra nghẹt mũi

Mọi yếu tố kích thích mũi đều có thể là nguyên nhân trực tiếp của chứng nghẹt mũi, trong đó, phổ biến nhất là dị ứng và viêm nhiễm (viêm xoang, cảm cúm…). Đôi khi, sổ mũi, nghẹt mũi chính là hậu quả của việc thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi. Tình trạng này được gọi là viêm mũi vận mạch hoặc viêm mũi không do dị ứng. Bên cạnh đó, một nguyên nhân hiếm gặp khác của nghẹt mũi là khối u.

Ngoài ra, nghẹt mũi thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai, đặc biệt vào 3 tháng đầu thai kỳ (tam cá nguyệt thứ nhất). Lúc này, cơ thể người mẹ sẽ tăng cường lượng máu lưu thông và thay đổi nồng độ hormone estrogen. Sự thay đổi rõ rệt về mặt sinh lý trên khiến niêm mạc mũi dễ bị phù nề, chảy máu mũi (chảy máu cam).

Nguyên nhân gây ra nghẹt mũi
Nghẹt mũi thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai, đặc biệt vào 3 tháng đầu thai kỳ (tam cá nguyệt thứ nhất).

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, dưới đây là những nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh nghẹt mũi:

Dị tật bẩm sinh

Trẻ sơ sinh bị tắc hẹp mũi sau (có khối xương bít kín cửa sau của mũi) hoặc có một lớp màng mỏng ở mũi, khiến bé không thở được, dẫn đến tình trạng nghẹt mũi.

Bệnh lý về mũi

  • Cảm cúm: Đâylà nguyên nhân thường gặp nhất của chứng nghẹt mũi. Bệnh lý này thường đi kèm với các biểu hiện như: mệt mỏi, đau đầu, sốt cao, đau nhức cơ thể. Cảm cúm do virus gây ra, thường kéo dài 7 – 10 ngày.
  • Viêm mũi dị ứng: Những người mắc viêm mũi dị ứng rất nhạy cảm với môi trường ô nhiễm hoặc sự thay đổi thời tiết đột ngột. Bên cạnh hiện tượng nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng thường đi kèm triệu chứng ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi…
  • Viêm amidan: Viêm amidan là bệnh lý dễ mắc nhưng khó trị, rất phổ biến ở trẻ em, xảy ra khi vi khuẩn gây bệnh tích tụ tại hố amidan. Lúc này, dịch mũi tồn đọng lâu ngày sẽ làm tắc nghẽn đường hô hấp.
  • Viêm xoang: Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm ở lớp niêm mạc lót phía trong các xoang. Khi mắc bệnh lý này, niêm mạc mũi sẽ tăng cường tiết dịch nhầy, sau đó, dịch nhầy chảy từ xoang qua khe mũi, từ đó khiến mũi bị tắc nghẽn.

Tác nhân từ môi trường xung quanh

  • Lông thú: Nếu thường xuyên tiếp xúc với thú cưng nhưng không vệ sinh tay chân cẩn thận, bạn rất dễ bị nghẹt mũi.
  • Khói thuốc: Khói thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về đường hô hấp nói chung và nghẹt mũi, viêm xoang mạn tính nói riêng.
  • Nấm mốc: Sự sinh sôi, phát triển mạnh mẽ của nấm mốc trong không gian sống (góc bếp, nhà vệ sinh, nơi để rác, tầng hầm…) là yếu tố dẫn đến tình trạng nghẹt mũi ở nhiều bệnh nhân.
  • Phấn hoa: Phấn hoa (đặc biệt vào mùa xuân và mùa thu) có khả năng kích thích niêm mạc mũi tiết dịch nhầy, làm phù nề các mô bên trong mũi, khiến người bệnh bị nghẹt mũi và khó thở. 

Nghẹt mũi chủ yếu bắt nguồn từ các bệnh lý về đường hô hấp. Tuy nhiên, một số bệnh nhân mắc triệu chứng này quanh năm. Trong một số trường hợp, nghẹt mũi là sự cộng hưởng của nhiều tác nhân gây bệnh. Nếu tình trạng này kéo dài trên 1 tuần, bạn cần chủ động đi thăm khám bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý khác.

Tác nhân từ môi trường xung quanh
Nếu tình trạng này kéo dài trên 1 tuần, bạn cần chủ động đi thăm khám bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý khác.

Bệnh nghẹt mũi có nguy hiểm không?

Nghẹt mũi không đe dọa đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân chủ quan, không điều trị dứt điểm và kịp thời, nghẹt mũi sẽ phát triển thành bệnh lý mạn tính, đồng thời dẫn đến một số biến chứng lâu dài sau:

  • Thiếu oxy lên não: Khi đường đi của không khí bị cản trở thì cơ thể sẽ thiếu hụt không khí ấm và sạch. Lượng oxy vào phổi giảm sút gây ảnh hưởng trực tiếp đến lượng oxy lên não. Do đó, người bệnh sẽ cảm thấy đau đầu, chóng mặt, choáng váng, hoa mắt… Bạn có thể bị suy nhược cơ thể nếu để tình trạng này kéo dài.
  • Mất ngủ, uể oải, mệt mỏi thường xuyên: Với triệu chứng khó thở về đêm, bệnh nghẹt mũi mạn tính khiến người bệnh thức giấc giữa đêm, ngủ không ngon giấc, lờ đờ, mệt mỏi…
  • Viêm họng, viêm thanh quản: Tình trạng nghẹt mũi kéo dài buộc bệnh nhân phải thở bằng miệng. Điều này làm cổ họng bị khô. Khi đi vào thanh quản, không khí chưa được lọc sạch có thể dẫn đến viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản.

Biện pháp điều trị nghẹt mũi

Căn cứ vào nguyên nhân nghẹt mũi, người bệnh có thể lựa chọn phương pháp chữa trị phù hợp. Sử dụng thuốc Tây y và áp dụng mẹo dân gian tại nhà là hai cách chữa bệnh phổ biến và hiệu quả nhất.

Sử dụng thuốc Tây y

Thông thường, sau khi xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ vạch ra lộ trình điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Những loại thuốc thường được kê đơn bao gồm:

  • Thuốc chống dị ứng hoặc thuốc kháng histamin làm hết nghẹt mũi và giảm nhanh triệu chứng sưng viêm. Những loại thuốc kết hợp chứa thành phần thông mũi và kháng histamin có khả năng làm giảm đáng kể áp lực lên xoang và ức chế phản ứng dị ứng, sưng viêm.
  • Corticoid (thường là dạng nhỏ mũi hoặc thuốc xịt) có thể giảm tắc nghẽn tại xoang mũi cũng như ngăn cản quá trình hình thành các ổ viêm nhiễm. 
  • Thuốc co mạch có công dụng hạn chế sự tiết dịch nhầy trong mũi xoang, đồng thời góp phần khai thông đường thở. Lưu ý, người bệnh không nên sử dụng nhóm thuốc này quá 10 ngày. Hơn nữa, trẻ em dưới 7 tuổi, người mắc bệnh tim mạch hoặc viêm mũi teo cần tránh thuốc co mạch.

Bệnh nhân nên dùng thuốc Tây y theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc một cách cảm tính, bừa bãi. Ngoài ra, đối với các trường hợp xuất hiện khối u, polyp ở hốc mũi hoặc xoang ngăn cản khiến dịch nhầy không thể thoát ra ngoài, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật để loại bỏ khối u hoặc polyp này.

Chữa nghẹt mũi tại nhà bằng mẹo dân gian

Mẹo dân gian chữa nghẹt mũi tại nhà có ưu điểm đơn giản, tiết kiệm, an toàn và mang lại hiệu quả cao đối với các trường hợp nhẹ. Do đó, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi áp dụng một trong những cách làm sau:

Tỏi

Hoạt chất scordinin và allicin của tỏi có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và ức chế các tác nhân gây bệnh (nấm mốc, virus, vi khuẩn). Do đó, tỏi giúp mũi bớt phù nề, sung huyết, đồng thời kiểm soát hiệu quả lượng dịch nhầy do mũi tiết ra. Thêm vào đó, lượng enzyme và vitamin C dồi dào của gia vị này cũng hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và bảo vệ cơ thể trước các mầm bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, mẹo dân gian này không phù hợp với trẻ em và phụ nữ mang thai.

Tỏi
Tỏi giúp mũi bớt phù nề, sung huyết, đồng thời kiểm soát hiệu quả lượng dịch nhầy do mũi tiết ra.

Cách 1

  • Giã nhuyễn 3 – 5 tép tỏi tươi
  • Nấu sôi tỏi trong 2 lít nước
  • Dùng nước tỏi xông mũi 2 lần/ngày vào buổi tối

Cách 2

  • Giã nhuyễn vài tép tỏi
  • Trộn tỏi với 1 muỗng cà phê mật ong
  • Ăn hỗn hợp này vào buổi trưa và tối để cải thiện tình trạng viêm mũi, nghẹt mũi và viêm xoang

Cách 3

  • Giã nhuyễn lượng tỏi vừa đủ
  • Ngâm tỏi với rượu trắng trong vòng 7 ngày
  • Khi nghẹt mũi, bệnh nhân uống 10ml rượu tỏi, 2 lần/ngày 
  • Có thể nhỏ rượu tỏi vào mũi 2 – 3 lần/ngày

Gừng

Không chỉ có công dụng trị cảm cúm, long đờm, nhức đầu… gừng tươi còn là vị thuốc chữa nghẹt mũi tại nhà vô cùng hiệu nghiệm và đơn giản. Bệnh nhân có thể bổ sung gừng vào các món ăn gia đình hoặc pha trà gừng mật ong uống mỗi ngày.

Gừng
Gừng tươi là vị thuốc chữa nghẹt mũi tại nhà vô cùng hiệu nghiệm và đơn giản.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 1 củ gừng tươi và một ít mật ong
  • Rửa sạch, cạo vỏ và xắt gừng thành lát mỏng
  • Cho gừng vào nấu sôi với 2 chén nước nhỏ khoảng 10 phút rồi tắt bếp
  • Thêm lượng mật ong vừa đủ và 1 lát chanh tươi để tăng hương vị
  • Uống 2 – 3 ly trà/ngày

Hành tây, hành tím

Các nhà khoa học cho biết, hành tây và hành tím có khả năng khắc phục chứng nghẹt mũi nhanh chóng và không dẫn đến tác dụng phụ nào. 

Hành tây, hành tím
Hành tím có khả năng khắc phục chứng nghẹt mũi nhanh chóng và không dẫn đến tác dụng phụ nào. 

Cách 1

  • Rửa sạch, xắt nhỏ hoặc giã nhuyễn hành tây/hành tím
  • Cho củ hành vào 1 cái khăn mỏng rồi buộc chặt
  • Đưa khăn lên mũi ngửi cho đến khi hết nghẹt mũi

Cách 2

  • Rửa sạch, xắt củ hành thành miếng nhỏ
  • Bỏ hành vào ly/chén nước nóng hoặc máy xông hơi để xông mũi
  • Thực hiện đều đặn 1 – 2 lần/ngày trong vòng 1 tuần

Gia vị cay

Các loại gia vị có đặc tính cay nóng như: ớt, tiêu, mù tạt… giúp giảm nhanh tình trạng nghẹt mũi bởi chúng có tác dụng tăng cường tốc độ dịch chuyển trong khoang mũi của dịch nhầy. Vì vậy, bạn nên chủ động bổ sung các loại gia vị này vào chế độ ăn hàng ngày.

Gia vị cay
Các loại gia vị có đặc tính cay nóng giúp giảm nhanh tình trạng nghẹt mũi.

Nước ép cà chua

Nước ép cà chua là cách chữa nghẹt mũi an toàn, hiệu quả và đã được nhiều người tin tưởng áp dụng. 

Cách thực hiện

  • Nấu sôi một lượng vừa đủ nước ép cà chua
  • Thêm 1 muỗng cà phê nước cốt chanh và 1 chút tỏi băm nhuyễn
  • Uống 2 lần/ngày

Dầu khuynh diệp

Dầu khuynh diệp giúp đẩy lùi các vấn đề về đường hô hấp bao gồm: cảm lạnh, cảm cúm, hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, viêm họng, viêm xoang… 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 1 thau nước nóng
  • Nhỏ vào thau vài giọt dầu khuynh diệp 
  • Trùm khăn lớn qua đầu để xông mũi – họng 

Chườm ấm

Đây là cách chữa nghẹt mũi nhanh chóng và hiệu quả mà bệnh nhân không thể bỏ qua. Phương pháp này tận dụng hơi ấm của nước nóng để thông mũi, rất an toàn và phù hợp với trẻ em.

Chườm ấm
Phương pháp chườm ấm tận dụng hơi ấm của nước nóng để thông mũi, rất an toàn và phù hợp với trẻ em.

Cách thực hiện

  • Nhúng 1 cái khăn sạch vào nước nóng
  • Vắt ráo khăn rồi đắp ngang mũi
  • Khi khăn nguội, bạn nhúng nước thêm vài lần nữa
  • Thực hiện khoảng 20 phút/lần, 2 – 3 lần/ngày

Nước muối pha loãng

Rửa mũi bằng nước muối là cách chữa nghẹt mũi đơn giản và tiết kiệm nhất trong các mẹo dân gian được đề cập trong bài viết này.

Nước muối pha loãng
Rửa mũi bằng nước muối là cách chữa nghẹt mũi đơn giản và tiết kiệm.

Cách 1

  • Pha ½ muỗng cà phê muối với ¼ lít nước lọc
  • Cho dung dịch nước muối vào chai thuốc nhỏ mắt/nhỏ mũi đã dùng hết hoặc dụng cụ nhỏ giọt
  • Nhỏ vào từng bên mũi 2 – 3 giọt
  • Khi xịt mũi, bạn nên hít nhẹ để nước muối thấm vào sâu hơn
  • Thực hiện 2 –  3 lần/ngày

Cách 2

  • Súc miệng bằng dung dịch nước muối trên
  • Ngửa cổ lên cho nước muối ngấm vào họng (nhưng không nuốt)
  • Đẩy hơi lên để nước muối trở lại phía trên vòm họng và tạo thành tiếng động
  • Thực hiện 2 –  3 lần/ngày

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Nếu tình trạng nghẹt mũi vẫn không thuyên giảm sau khi bạn đã áp dụng các mẹo chữa bệnh tại nhà trên, hãy đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa khi:

  • Nghẹt mũi kèm theo sốt cao.
  • Triệu chứng kéo dài trên 10 ngày.
  • Dịch mũi có màu vàng hoặc xanh đục, đi kèm các cơn đau vùng xoang hoặc sốt cao. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm khuẩn.
  • Bệnh nhân có sẵn một số bệnh nền như: hen suyễn, viêm xoang, phổi tắc nghẽn mạn tính…
  • Chảy máu mũi, chảy dịch trong liên tục từ mũi sau khi người bệnh bị chấn thương ở đầu. Đây có thể là biểu hiện của tình trạng rò dịch não tủy.

Một số lưu ý khi điều trị và phòng ngừa nghẹt mũi

Trong quá trình điều trị và phòng ngừa nghẹt mũi tái phát, người bệnh cần ghi nhớ một số vấn đề sau:

  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giặt sạch quần áo, chăn mền.
  • Sử dụng máy khí dung để cung cấp độ ẩm cần thiết cho ngôi nhà của bạn, đồng thời làm dịu hốc mũi, làm loãng chất nhầy. Tuy nhiên, những người bị hen suyễn và các bệnh lý về đường hô hấp khác cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thiết bị này.
  • Kê gối cao khi ngủ nhằm giảm lượng máu tới mũi, giúp dịch nhầy dễ thoát ra ngoài, từ đó hỗ trợ điều trị nghẹt mũi. 
  • Vệ sinh mũi 1 – 2 lần/ngày bằng dung chai xịt chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý.
  • Súc miệng 2 – 3 lần/ngày với nước muối sinh lý.
  • Xông hơi bằng nước ấm hoặc tinh dầu 2 – 3 lần/tuần.
  • Luôn đeo khẩu trang cẩn thận trước khi ra ngoài.
  • Uống nhiều nước, đặc biệt là vào những ngày thời tiết hanh khô, nóng bức.
  • Ăn nhiều trái cây, rau xanh để bổ sung vitamin và tăng cường sức đề kháng.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao.
  • Giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết thay đổi thất thường, tránh ngâm mình quá lâu trong bồn tắm và không tắm mưa.
  • Hạn chế tiếp xúc với những người mắc bệnh về đường hô hấp.
  • Tránh xa khói thuốc lá và môi trường ô nhiễm.
  • Không vì mũi quá mạnh hoặc xì mũi nhiều lần bởi điều này sẽ khiến niêm mạc mũi tổn thương và tiết nhiều dịch nhầy.
  • Trước khi xì mũi, hãy nhỏ mũi để làm loãng dịch nhầy rồi xì mũi nhẹ nhàng.

Tình trạng nghẹt mũi có thể được đẩy lùi nhanh chóng nếu bệnh nhân biết cách xử lý phù hợp. Những mẹo dân gian chữa nghẹt mũi tại nhà trên sẽ cải thiện triệu chứng một cách an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bị nghẹt mũi kéo dài, bạn cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.