[Nghẹt mũi khi ngủ] Điểm danh 8 nguyên nhân và 12 cách khắc phục
Rất nhiều người gặp phải tình trạng nghẹt mũi khi ngủ. Điều này khiến cho giấc ngủ chập chờn, ngủ ngáy. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa
Nghẹt mũi khi ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của bệnh nhân. Với căn bệnh này, người bệnh nên sớm tìm cách khắc phục để bệnh nhanh chóng khỏi.
Nghẹt mũi khi ngủ – Rất nhiều người mắc phải
Tình trạng nghẹt mũi khi ngủ xuất hiện khá phổ biến hiện nay. Theo thống kê, tỉ lệ những bệnh nhân mắc bệnh nghẹt mũi không ngừng tăng lên mỗi năm. Đây là bệnh lý gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống con người, khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn,…
Nghẹt mũi khi ngủ là tình trạng niêm mạc 1 hay 2 bên mũi bị ứ đọng chất dịch, không thể thoát ra ngoài được. Khi đó, người bệnh bị nghẹt mũi và rất dễ tắc nghẽn đường thở, nhất là lúc bệnh nhân nằm ngủ. Nếu không được kiểm soát, người bệnh bị nghẹt mũi thường xuyên, rất dễ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng mũi.
Rất nhiều người chủ quan trước tình trạng nghẹt mũi khi ngủ. Ít ai biết rằng căn bệnh này có thể gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nếu nghẹt mũi kéo dài, người bệnh sẽ thường xuyên thở bằng miệng. Lúc này, không khí không được lọc, đi xuống phổi làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp và làm khô miệng.
Bên cạnh đó, bệnh nhân còn bị rối loạn giấc ngủ, dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể, trầm cảm kéo dài. Nghẹt mũi thường xuyên còn gây thiếu oxy cung cấp cho não. Khi đường đi của không khí vào phổi bị hạn chế sẽ làm giảm lượng oxy cung cấp cho cơ thể và gây ra hiện tượng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,…
Nguyên nhân gây nghẹt mũi khi ngủ
Nghẹt mũi khi ngủ là triệu chứng do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Với căn bệnh này, người bệnh nên thăm khám sớm để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị bệnh thích hợp nhất. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến bệnh nhân bị nghẹt mũi khi ngủ.
1. Trào ngược dạ dày
Một số bệnh nhân bị nghẹt mũi khi ngủ là do mắc bệnh trào ngược dạ dày. Khi mắc phải căn bệnh này, các chất dịch axit bị trào ngược gây ra tình trạng nghẹt mũi, khó thở. Nếu không có biện pháp kiểm soát, bệnh nhân sẽ rất dễ bị rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.
2. Dị ứng
Các nghiên cứu cho thấy có đến 74% con người tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây dị ứng trong phòng ngủ như bụi bẩn, phấn hoa, nấm mốc, lông thú,… Khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng, người bệnh thường xuyên bị nghẹt mũi, hắt hơi liên tục. Tình trạng này xuất hiện thường xuyên về đêm khiến giấc ngủ của bệnh nhân bị chập chờn, ngủ không sâu giấc.
3. Sử dụng chất kích thích
Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… gây ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe của người bệnh. Nếu hít phải khói thuốc sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xoang mãn tính. Tốt nhất, mọi người không nên lạm dụng những chất này và tránh những nơi có khói thuốc để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân.
4. Thay đổi nội tiết tố cơ thể
Phụ nữ bước vào thời kỳ kinh nguyệt sẽ rất dễ bị nghẹt mũi khi ngủ do nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi đột ngột. Bên cạnh đó, những phụ nữ mang thai sẽ khiến cho nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể nhanh chóng tăng khiến cho các mô tế bào ở mũi nhanh tăng lên, hạn chế không khí lưu thông và gây nghẹt mũi.
5. Viêm xoang
Đây là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh bị nghẹt mũi khi ngủ. Những bệnh nhân mắc bệnh viêm xoang sẽ khiến các hốc xoang bị sưng tấy, gia tăng chất dịch nhầy ở mũi, gây nghẹt mũi. Tình trạng bệnh chuyển biến nặng hơn vào ban đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh.
6. Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm
Nếu tiếp xúc trực tiếp với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi sẽ khiến người bệnh đứng trước nguy cơ bị nghẹt mũi khi ngủ. Không khí có nhiều khói bụi và chất bẩn sẽ làm tăng tiết dịch nhầy ở mũi. Khi các chất bẩn bám vào mũi nhiều sẽ khiến niêm mạc mũi dày lên và khiến cho bệnh nhân bị nghẹt mũi trong lúc ngủ.
7. Polyp mũi
Căn bệnh này có thể khiến cho bệnh nhân bị nghẹt mũi khi ngủ. Sự phát triển quá mức các mô bên trong đường mũi là vật cản khiến cho mũi bị tắc nghẽn về đêm. Bên cạnh đó, nếu mũi bị lệch vách ngăn, cấu trúc xương trong mũi không đúng, người bệnh có thể bị dị tật bẩm sinh và tắc nghẽn đường mũi.
8. Nhiễm virus
Trẻ em là đối tượng rất dễ bị nghẹt mũi khi ngủ. Với sức đề kháng yếu, các bé rất dễ bị nhiễm virus và khả năng bị nhiễm trùng thấp. Đặc biệt, đường mũi của trẻ thường nhỏ hẹp nên dễ bị tắc. Khi bị nhiễm virus hoặc bị cảm lạnh, các chất dịch nhầy trong mũi sản sinh nhiều hơn khiến người bệnh bị nghẹt mũi về đêm.
Cách khắc phục nghẹt mũi khi ngủ
Nghẹt mũi khi ngủ gây ảnh hưởng đến nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Bệnh nhân thường xuyên mất ngủ, trằn trọc, khó thở,… Với căn bệnh nghẹt mũi khi ngủ, người bệnh nên sớm tiến hành chữa trị. Để giúp bệnh nhanh chóng khỏi, người bệnh cần áp dụng một số cách khắc phục đơn giản như sau.
1. Vệ sinh mũi sạch sẽ
Người bệnh bị nghẹt mũi khi ngủ cần vệ sinh vùng mũi sạch sẽ trước khi đi ngủ. Việc làm này sẽ giúp mũi thông thoáng, dễ chịu hơn. Nước muối sinh lý giúp loại bỏ chất dịch bên trong xoang mũi. Bạn có thể tự làm nước muối hoặc mua nước muối sinh lý tại các hiệu thuốc để rửa sạch mũi vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng ngủ dậy.
2. Điều chỉnh nhiệt độ phòng
Giữ nhiệt độ phòng ở mức độ là cách giúp kiểm soát tình trạng nghẹt mũi khi ngủ. Môi trường thoáng mát, sạch sẽ giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon giấc hơn. Nếu bạn nghẹt mũi khi ngủ thì có thể tăng nhiệt độ lên ấm hơn một chút. Phương pháp này sẽ giúp giảm tắc nghẽn đường mũi, loãng chất dịch nhầy bên trong mũi. Bệnh nhân dễ dàng có được giấc ngủ ngon giấc, ngủ sâu hơn.
3. Tránh tiếp xúc chất gây dị ứng
Nếu bị nghẹt mũi khi ngủ, người bệnh không nên tiếp xúc trực tiếp với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi. Bên cạnh đó, bạn nên vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ, tránh bụi bẩn và các chất gây dị ứng khác ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ngoài ra, bạn cần hạn chế nuôi chó, mèo và không tiếp xúc với chúng.
4. Sử dụng máy tạo độ ẩm
Để bổ sung độ ẩm trong không khí giúp mũi thông thoáng, dễ thở hơn, người bệnh có thể sử dụng máy tạo độ ẩm. Đây là cách giúp làm dịu các mô mũi và kiểm soát chất dịch nhầy bên trong mũi, dễ dàng đẩy các chất nhầy ra ngoài. Bạn nên đặt máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ để giảm kích ứng niêm mạc đường hô hấp.
5. Xoa ngực với tinh dầu
Đây là phương pháp giúp cải thiện các triệu chứng cảm lạnh và giúp người bệnh ngủ sâu giấc hơn. Bệnh nhân có thể sử dụng tinh dầu cây trà, bạc hà, bạch đàn,… để xoa nhẹ ở ngực. Tuy nhiên, những người có làn da bị kích ứng với tinh dầu, bạn không nên sử dụng, tránh ảnh hưởng đến da. Đặc biệt, người bị tức ngực, khó thở, không nên áp dụng cách chữa trị này.
6. Xông hơi bằng tinh dầu cây trà
Sử dụng tinh dầu cây trà xông hơi cũng là một trong những phương pháp kiểm soát tình trạng nghẹt mũi khi ngủ hiệu quả. Tinh dầu cây trà có tính chống viêm, kháng khuẩn rất tốt. Nếu dùng cách chữa trị này thường xuyên sẽ giúp giảm sưng tấy và tắc nghẽn mũi. Ngoài tinh dầu cây trà, người bệnh có thể sử dụng các nguyên liệu khác như chanh, sả, bạc hà,…
7. Điều chỉnh tư thế ngủ phù hợp
Điều này rất cần thiết giúp kiểm soát tình trạng nghẹt mũi khi ngủ. Người bệnh có thể sử dụng một chiếc gối cao để kê phần đầu lúc ngủ. Đây là cách giúp chất dịch nhầy thoát ra ngoài và mũi thông thoáng hơn. Trong quá trình hít thở, không khí vào bên trong mũi sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, thư giãn đầu óc, ngủ sâu giấc.
8. Tắm nước ấm
Nước ấm có tác dụng giúp máu lưu thông trong cơ thể tốt hơn. Những người bị nghẹt mũi khi ngủ có thể sử dụng vòi sen với nước ấm hoặc ngâm mình ở bồn tắm nước ấm để giúp thư giãn cơ thể, cải thiểu căng thẳng, cải thiện tình trạng nghẹt mũi. Nước ấm sẽ giúp làm lỏng chất nhầy và nhanh chóng đẩy chúng ra ngoài, khai thông đường thở.
9. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Tích cực bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Người bệnh bị nghẹt mũi khi ngủ nên tránh sử dụng các thực phẩm chứa chất gây kích ứng mũi. Đồng thời, bạn không nên uống rượu, bia, hút thuốc lá,… Bên cạnh đó, bệnh nhân nên cung cấp cho cơ thể các loại rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin.
10. Uống đủ nước
Uổng đủ 2 lít nước mỗi ngày là điều cần thiết người bệnh nên thực hiện. Nếu bị nghẹt mũi khi ngủ, bạn có thể bổ sung thêm cho cơ thể các loại nước ép trái cây, rau quả. Nước sẽ giúp làm loãng các chất dịch nhầy ở mũi, giảm áp lực trong xoang mũi, cải thiện tình trạng kích ứng mũi. Bệnh nhân có thể sử dụng các loại trà thảo mộc để giảm nghẹt mũi, hỗ trợ thông thoáng mũi dễ dàng hơn.
11. Sử dụng miếng gạc ấm
Để cải thiện tình trạng nghẹt mũi khi ngủ, người bệnh có thể sử dụng một miếng gạc ấm. Với cơ chế mở đường mũi từ bên ngoài, miếng gạc ấm sẽ giúp mũi thông thoáng, dễ chịu hơn. Bạn ngâm khăn vào nước ấm và vắt cho ráo nước. Sau đó, đặt khăn lên mũi và trán. Cách làm này sẽ giúp giảm cơn đau nhức mũi, tan chất dịch nhầy và người bệnh cảm thấy thoải mái, thư giãn đầu óc hơn.
12. Uống thuốc kháng Histamine
Việc sử dụng thuốc uống cần có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống khi không tham khảo ý kiến của bác sĩ. Histamine là hormone đóng vai trò quan trong trong các phản ứng dị ứng. Sử dụng thuốc kháng histamine sẽ giúp giảm tình trạng hắt hơi, xung huyết, nghẹt mũi khi ngủ cho người bệnh.
Nghẹt mũi khi ngủ – Người bệnh nên khám bác sĩ lúc nào?
Không phải bệnh nhân nào bị nghẹt mũi khi ngủ áp dụng những cách khắc phục trên sẽ khỏi bệnh. Thực tế, nếu bị nghẹt mũi ở mức độ nặng trong khoảng thời gian dài, người bệnh nên sớm tiến hành thăm khám, điều trị. Đây là cách giúp bạn có thể phát hiện các biến chứng của bệnh và chữa trị bệnh kịp thời. Bệnh nhân nên đến bác sĩ chữa trị trong những trường hợp sau đây.
- Nghẹt mũi liên tục gây mệt mỏi, suy nhược cơ thể, gián đoạn giấc ngủ
- Hạn chế thở do mũi bị nghẹt
- Nghẹt mũi khi ngủ kéo dài trong khoảng 2 tuần
- Bị nghẹt mũi kèm theo các triệu chứng khác như chảy máu, đau xoang, sốt, dịch mũi màu vàng có mủ,…
Tình trạng nghẹt mũi khi ngủ không gây nhiều biến chứng phức tạp nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân. Người bệnh thường xuyên bị mất ngủ kéo dài dẫn đến suy nhược cơ thể trầm trọng. Nếu không được chữa trị, bệnh nhân bị nghẹt mũi khi ngủ rất dễ bị tắc đường thở do chất dịch nhầy tiết ra quá nhiều. Do đó, người bệnh nên thận trọng, sớm tiến hành điều trị bệnh khi có dấu hiệu bị nghẹt mũi về đêm.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình trạng nghẹt mũi khi ngủ. Đây là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm nên người bệnh cần chú ý đến sức khỏe bản thân. Tốt nhất, bạn nên tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị bệnh để bệnh nhanh chóng khỏi. Tuyệt đối không được áp dụng các cách chữa trị dân gian khiến bệnh không khỏi mà chuyển biến nặng hơn.