[Góc giải đáp]: Người bị vảy nến có nên lập gia đình?
Người bị vảy nến có nên lập gia đình? Bệnh đặc trưng bởi tình da xuất hiện những mảng trắng, ửng đỏ, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt. Cùng lắng nghe chuyên gia da liễu chia sẻ về vấn đề này.
Người bị vảy nến có nên lập gia đình?
Theo PGS.TS Lê Hữu Doanh (Phó giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung Ương), bệnh vảy nến gây phiền toái đến sinh hoạt và cuộc sống của rất nhiều người. Tại Việt Nam, có đến 2 triệu người mắc bệnh vảy nến. Đây là căn bệnh mang tính dai dẳng, dễ tái phát, tiến triển thành từng đợt. Hiện tại vẫn chưa có phương pháp nào điều trị dứt điểm căn bệnh này.
Với căn bệnh vảy nến, người bệnh vẫn có thể lập gia đình bình thường. Nhiều người lo lắng căn bệnh này sẽ di truyền hoặc lây nhiễm cho người khác. Tuy nhiên, vảy nến không phải là căn bệnh truyền nhiễm. Những người lập gia đình vẫn có thể quan hệ tình dục bình thường mà không có bất cứ ảnh hưởng gì. Bên cạnh đó, khả năng di truyền cho con cái vẫn có nhưng không phải tất cả các trường hợp cha mẹ bị vảy nến thì con cái đều bị.
Thực tế, các nghiên cứu đã chứng minh, nếu cha hoặc mẹ bị vảy nến thì khả năng di truyền cho con là 8,1%. Điều này cũng có nghĩa tỉ lệ con cái không bị di truyền bệnh vảy nến rất cao. Do đó, mọi người có thể an tâm sinh con. Tuy nhiên, bạn cần phải chú ý kiểm soát bệnh vảy nến để tránh bệnh chuyển biến nặng hơn. Những biện pháp chữa trị bệnh chỉ mang tính ức chế, cải thiện. Bệnh nhân sẽ phải sống hòa bình với căn bệnh này.
Hiện nay, việc chữa trị bệnh vảy nến được áp dụng bởi nhiều phương pháp khác nhau. Tốt nhất người bệnh nên tiến hành thăm khám, điều trị sớm. Tùy thuộc vào mức độ bệnh của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp nhất. Thông thường, người bệnh sẽ sử dụng thuốc và kết hợp với việc thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày để có thể dễ dàng kiểm soát bệnh hiệu quả.
Vì sao người bệnh vảy nến thường ngại lập gia đình?
Tại đất nước Mỹ, các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 500 trường hợp bệnh nhân mắc bệnh vảy nến. Hầu hết những người này đều rất ngại lập gia đình. Các phiếu khảo sát, đánh giá cho thấy, nguyên nhân cơ bản khiến họ không muốn xây dựng hạnh phúc gia đình là do một số lý do sau.
- Mặc cảm ngoại hình: Người bị vảy nến thường mất tự tin trong sinh hoạt và giao tiếp hàng ngày. Những vùng da bị tổn thương trên cơ thể khiến họ ngại tiếp xúc với người bệnh khác giới. Đặc biệt, làn da ửng đỏ, bong tróc, xấu xí gây mất thẩm mỹ.
- Tâm lý không thoải mái: Những cơn ngứa do bệnh vảy nến gây ra khiến cho người bệnh vô cùng mặc cảm. Trong những cuộc gặp gỡ, hành động gãi ngứa sẽ rất “mất lịch sự” và khiến cho người mắc bệnh e ngại, tự ti khi đối diện với đối phương.
- Sợ di truyền cho con: Người bệnh thường lo lắng con cái sẽ mắc bệnh vảy nến nếu cha hoặc mẹ chúng mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào người bệnh cũng di truyền cho con cái hoặc những người trong gia đình.
Thực tế, những nỗi lo trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của những người mắc bệnh vảy nến. Nếu chẳng may mắc phải căn bệnh này, bệnh nhân không nên quá lo lắng khiến bệnh chuyển biến nặng hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể lập gia đình bình thường.
Hiện tại, số lượng người mắc bệnh vảy nến trên thế giới khá cao. Đây không còn là bệnh lý quá hiếm gặp nên người bệnh cần chủ động hơn trong cuộc sống của mình. Thay vì lo lắng có nên lập gia đình hay không, bạn hãy sống thật vui vẻ để cuộc sống thêm ý nghĩa và hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến, giúp bệnh nhanh chóng khỏi.
Cách kiểm soát vảy nến cho người chưa lập gia đình
Với những bệnh nhân mắc bệnh vảy nến nhưng chưa lập gia đình, bạn không nên quá bi quan về cuộc sống. Hiện nay có rất nhiều người bệnh bị vảy nến vẫn kết hôn bình thường. Trước hết, người bệnh nên sớm thăm khám, điều trị và áp dụng đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên chú ý một số vấn đề sau để cải thiện bệnh vảy nến hiệu quả.
- Lạc quan, suy nghĩ tích cực là điều cần thiết cho bệnh nhân mắc bệnh vảy nến.
- Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết cho quá trình điều trị bệnh
- Vệ sinh vùng da bị vảy nến và bảo vệ da cẩn thận, không nên tiếp xúc với môi trường quá nhiều khói bụi, ô nhiễm.
- Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, tránh làm tổn thương làn da bị vảy nến
- Không nên sử dụng các loại thực phẩm chứa chất kích thích hoặc thức ăn khiến cho làn da bị kích ứng
- Uống đủ nước mỗi ngày, có thể thay thế nước lọc bằng các loại nước trái cây
- Không được dùng tay gãi ngứa khiến làn da bị nhiễm trùng, viêm nhiễm nặng hơn
- Tuyệt đối không được mua thuốc điều trị bệnh tránh các biến chứng nguy hiểm hoặc tác dụng của thuốc không tốt cho sức khỏe
- Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm có thành phần dịu nhẹ, phù hợp với da để cải thiện tình trạng da bị khô, dày, ửng đỏ
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất gây kích ứng da
- Người bệnh vảy nến nên sử dụng các loại bao tay khi làm việc để bảo vệ làn da của mình.
Trên đây là một số chia sẻ về vấn đề: Người bị vảy nến có nên lập gia đình? Với những người bệnh vảy nến, bạn cần phải tự tin và chữa trị bệnh kịp thời. Riêng căn bệnh này, người bệnh vẫn có thể lập gia đình bình thường và sống vui vẻ cùng với mọi người. Vì đây không phải là bệnh lây nhiễm nên bệnh nhân không nên quá mặc cảm, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của bản thân mình.
→ Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh vảy nến có lây không hay mang tính di truyền?
- Bệnh vảy nến có thể chữa dứt điểm được không, bằng cách nào?