[Bật mí] 5 Nguy hại bệnh viêm amidan mãn tính + 4 cách chữa hiệu quả

Nguy hại bệnh viêm amidan mãn tính mà bạn cần chú ý là: Áp xe amidan, viêm cầu thận, nhiễm trùng tai giữa, viêm cơ tim, ung thư amidan …

Bệnh viêm amidan mãn tính có nguy hiểm không, có chữa được không luôn là thắc mắc của nhiều bệnh nhân không may mắn mắc phải bệnh lý này. Để tìm ra câu trả lời và phương pháp điều trị hiệu quả mời bạn đọc tìm hiểu những thông tin dưới đây.

Viêm Amidan mãn tính có chữa được không?

Viêm Amidan mãn tính là tình trạng Amidan bị nhiễm trùng nặng, tái diễn nhiều lần trong năm và thường gây ra những triệu chứng như: khó thở, đau nhức vùng họng, khó ăn, vùng Amidan bị viêm, sưng tấy. Bệnh có thể khởi phát đối với bất cứ đối tượng nào và khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều nguy cơ nguy hiểm đe dọa tính mạng.

Viêm Amidan mãn tính có chữa được không?
Viêm Amidan mãn tính sẽ rất khó chữa trị nếu chuyển sang giai đoạn này

So với viêm Amidan giai đoạn cấp tính, thì khi viêm Amidan chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ rất khó để mà chữa trị. Vì giai đoạn này bệnh tình đã ở mức độ phức tạp, tạo sự khó khăn trong công tác điều trị. Tuy nhiên, bệnh viêm Amidan mãn tính không phải là không có thuốc đặt trị, thế nhưng bệnh nhân phải nghiêm túc tuân thủ các quy tắc điều trị và lời khuyên từ các y, bác sĩ.

Để trả lời cho câu hỏi “Bệnh viêm amidan mãn tính có chữa được không?”. Theo bác sĩ Cát Huy Quang – Chuyên khoa II Bệnh viện Tai – mũi – họng cho biết: “Viêm amidan mãn tính là bệnh kéo dài dai dẳng và khá nguy hiểm, nếu như người bệnh sớm phát hiện và điều trị kịp thời bệnh có thể chữa khỏi và không gây ảnh hưởng đến tính mạng”.

Viêm Amidan mãn tính có thật sự nguy hiểm?

Viêm Amidan mãn tính có thật sự nguy hiểm hay không luôn là vấn đề quan tâm của hầu hết của người mắc phải bệnh. Không riêng bệnh viêm Amidan, mà bất kể các bệnh lý nào khi đã chuyển sang giai đoạn mãn tính thì đều gây nghiêm trọng và khó chữa trị.

Khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính thì tình trạng bệnh kéo dài dai dẳng, khó điều trị. Khác với giai đoạn cấp tính, thì giai đoạn mãn tính nguy hiểm hơn rất nhiều. Người bệnh sẽ gặp những biến chứng đã được cảnh báo ở giai đoạn cấp tính, gây ảnh hưởng nghiêm trọng và thậm chí còn đe dọa đến tính mạng và sức khỏe.

Để hình dung rõ hơn về sự nguy hiểm của viêm Amidan mãn tính, dưới đây sẽ là một số dẫn chứng về biến chứng nguy hiểm khi vi khuẩn gây ra nhiễm trùng:

1. Áp xe Amidan

Là tình trạng vùng Amidan bị tổn thương, khi Amidan bị áp xe sẽ gây ra tình trạng viêm tấy, xuất hiện những màng mủ trắng quanh vùng Amidan gây sốt cao, đau họng dữ dội. Triệu chứng này thường xảy ra ở người cao tuổi và trẻ nhỏ.

2. Viêm cầu thận

Đây là một loại bệnh lý gây ảnh hưởng đến bộ phận có chức năng lọc máu ở thận. Nếu cầu thận bị phá hủy và không có sự can thiệp kịp thời sẽ phá vỡ cấu trúc của thận, khiến không thể đào thải những chất độc hại ra bên ngoài cơ thể dẫn đến tình trạng suy thận hoặc nguy hiểm hơn là thận dừng hoạt động.

3. Nhiễm trùng tai giữa

Nhiễm trùng tai giữa là một trong những loại bệnh thường gặp, chỉ sau viêm đường hô hấp ở trẻ em và cũng có khả năng xảy ra ở người lớn. Nếu bệnh không sớm phát hiện sẽ dẫn đến viêm tai xương chũm cấp rất nguy hiểm và nguy hiểm nhất sẽ gây ra biến chứng như viêm màng não, xơ hóa màng nhĩ.

4. Ung thư Amidan

Ung thư Amidan sẽ có những triệu chứng điển hình như vùng Amidan bị nhiễm trùng nặng, khi nội soi sẽ phát hiện một số niêm mạc bị viêm loét, 2 vùng Amidan sưng to không đều nhau, nước bọt có máu, đau tai, chảy máu tạo thành các khối u.

5. Viêm cơ tim

Khi viêm Amidan mãn tính diễn biến trở nặng sẽ ảnh hưởng đến vùng cơ tim bị viêm. Giai đoạn chuyển biến của viêm cơ tim có thể là từ nhẹ đến nặng. Và để lại những triệu chứng khó chịu ở người bệnh như sốt, cảm cúm, đau ngực, khó thở, rối loạn nhịp tim hoặc nặng hơn là tụt huyết áp, phù phổi cấp.

Viêm Amidan mãn tính có thật sự nguy hiểm?
Những biến chứng nguy hiểm của viêm Amidan mãn tính không nên xem thường

Chữa bệnh viêm Amidan mãn tính bằng cách nào hiệu quả?

Bệnh viêm Amidan cấp tính khi đã chuyển sang giai đoạn mãn tính thì rất khó để điều trị. Tuy nhiên nếu mắc bệnh và sớm phát hiện kịp thời thì sẽ có khả năng chữa lành bệnh chỉ cần người bệnh thật sự nghiêm túc thực hiện theo sự hướng dẫn của các y, bác sĩ.

Hiện nay có rất nhiều biện pháp để chữa lành viêm Amidan mãn tính, tùy vào mức độ của viêm amidan mãn tính mà có thể áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

1. Điều trị viêm Amidan mãn tính phương pháp Tây y

Hiện nay với sự phát triển của trang thiết bị y tế, thì việc chữa trị bằng phương thuốc Tây y giúp mang lại hiệu quả và nhanh chóng lành bệnh. Dựa vào mức độ tiến triển của bệnh và khám lâm sàng thì các y, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng mà bệnh mắc phải:

  • Sử dụng thuốc giảm đau
  • Chống viêm không steroid
  • Thuốc kháng sinh đường uống và dạng tiêm
  • Thuốc hạ sốt, giảm ho, long đờm

2. Có nên cắt bỏ Amidan?

Khi bệnh tình diễn biến ở mức độ phức tạp thì việc cắt Amidan sẽ giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục. Thế nhưng không phải cứ bị viêm Amidan là sẽ cắt bỏ, vì Amidan là một trong những cơ quan phòng vệ hữu hiệu nhất của hệ miễn dịch, cho nên chỉ được cắt Amidan trong một số trường hợp:

  • Amidan tái nhiễm trùng nhiều lần trong năm
  • Gây một số biến chứng nguy hiểm như hở van tim, tiểu ra máu, suy thận
  • Amidan quá phát làm tắc nghẽn đường thở
Bệnh viêm Amidan mãn tính có nên cắt?
Viêm Amdan mãn tính sẽ được cắt nếu như để lại biến chứng nguy hiểm

Nếu tình trạng viêm Amidan mãn tính kéo dài, sử dụng thuốc vẫn không khỏi, khi phác thảo điều trị các y, bác sĩ sẽ xem xét, cân nhắc có nên cắt Amidan không. Vì khi cắt Amidan sẽ để lại một số biến chứng như suy giảm hệ miễn dịch, mất nhiều máu, viêm nhiễm hố Amidan. Nhưng Amidan sẽ được cắt khi bệnh kéo dài liên tục, nghi ngờ gây ung thư, làm tắc đường hô hấp.

3. Điều trị viêm Amidan bằng phương thuốc Đông y

Việc điều trị bằng phương thuốc Đông y đã xuất hiện từ rất lâu. Theo quan điểm của Đông y, việc điều trị bệnh phải điều trị từ gốc, bệnh tật là ngọn, cần tìm ra nguyên nhân để việc điều trị mang lại được hiệu quả cao, giúp trị dứt điểm.

Không như phương pháp Tây y, các loại dược liệu của bài thuốc Đông y đều ở trong tự nhiên mà có. Sử dụng các hoạt chất từ thiên nhiên sẽ giúp cho lục phủ nội tạng được hanh thông giúp thải độc tố tích tụ bên trong cơ thể.

Tuy nhiên phương pháp Đông y này đòi hỏi sự kiên trì ở người bệnh, vì đây là bài thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên cho nên hoạt chất trong thuốc sẽ ngấm từ từ vào trong cơ thể. Nếu như người bệnh đã không có sự kiên trì khi điều trị bằng phương pháp Tây y thì việc áp dụng bài thuốc Đông y này là bất khả thi.

Có thể tham khảo thêm tại: Cách chữa viêm amidan mãn tính bằng đông y và lưu ý

4. Áp dụng mẹo chữa viêm Amidan mãn tính bằng phương pháp dân gian

Đây là phương pháp điều trị nhanh chóng tại nhà, ít tốn kém và mang lại hiệu quả đối với tình trạng ở mức độ nhẹ. Có thể áp dụng cái mẹo dân gian đơn giản nhưng cực kì hữu dụng như sau:

  • Chữa viêm Amidan mãn tính bằng rau diếp cá: cho một ít rau diếp cá ngâm với nước muối loãng, sau đó rửa sạch rồi ăn sống
  • Chữa viêm Amidan mãn tính bằng mật ong: cho 1 thìa mật ong cho vào miệng rồi ngậm từ từ để hoạt chất của mật ong thấm vào giúp làm dịu họng và sát khuẩn.
  • Chữa viêm Amidan mãn tính bằng tỏi: dùng 2 – 3 tép tỏi tươi bóc vỏ, rửa sạch, giã thật nhuyễn rồi ngâm với mật ong trong độ khoảng 2 tiếng. Sau đó uống hỗn hợp từ từ để ức chế vùng lây lan.

Đối với mẹo dân gian, tuy ít tốn kém nhưng đây không phải là biện pháp điều trị dứt điểm của viêm Amidan mãn tính, biện pháp này chỉ có thể gây ức chế vùng lây lan hạn chế chuyển sang giai đoạn nguy hiểm. Sau khi áp dụng cần phải nhanh chóng đến cơ sở y tế để điều trị dứt điểm.

Phòng tránh viêm Amidan mãn tính

Bên cạnh áp dụng những phương pháp điều trị trên thì việc phòng ngừa các tác nhân gây bệnh là điều vô cùng cần thiết đối với người chưa hoặc đã mắc phải bệnh.

  • Hạn chế ăn những món chiên xào, nhiều dầu mỡ hoặc các thực phẩm cay, nóng, uống các chất kích thích như bia, rượu. Thay vào đó hãy bổ sung cho bản thân bữa ăn khoa học mang lại dinh dưỡng cao để tăng hệ thống miễn dịch cho cơ thể.
  • Uống nhiều nước lọc mỗi ngày giúp bổ sung nước cho cơ thể, thanh lọc cổ họng và hạn chế được bệnh viêm họng.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là vùng tai – mũi – họng. Khuyến khích sử dụng nước muối sinh lý hằng ngày để ngăn ngừa bệnh.
  • Xây dựng chế độ rèn luyện thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe.
  • Tập thói quen mang khẩu trang khi ra đường, hạn chế đến những nơi có nhiều khói bụi, ô nhiễm.
  • Đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng / lần.
  • Bệnh Amidan mãn tính không những là bệnh lý khó điều trị mà còn để lại những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí là ảnh hưởng đến sức khỏe của người mắc bệnh. Vì thế nếu bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính cần lập tức đến cơ sở y tế điều trị để tránh mắc những hậu quả không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm: Bị viêm amidan nên ăn gì, kiêng gì giảm đau, nhanh khỏi?