Niêm mạc mũi là gì? Các vấn đề thường gặp và cách chăm sóc hiệu quả
Cùng bài viết tìm hiểu niêm mạc mũi là gì? Các vấn đề thường gặp và cách chăm sóc hiệu quả để bảo vệ sức khỏe bản thân tốt nhất nhé!
Niêm mạc mũi là một lớp lót ẩm được biết tới như màng nhầy bao phủ toàn bộ thành của mũi và lách vào tất cả xoang liên quan đến mũi. Niêm mạc đóng vai trò đảm bảo độ ẩm của màng mô liên kết và nhiệt độ dưới da của mô liên kết luôn ổn định.
Niêm mạc mũi là gì?
Niêm mạc có cấu trúc tương tự như một lớp màng nhầy là một lớp lót xuất xứ chủ yếu nội bì. Niêm mạc nằm tại một số nơi tiếp giáp với da như lỗ mũi, đôi môi của miệng, mí mắt, tai, khí quản, dạ dày, vùng sinh dục, và hậu môn. Ngoài niêm mạc ở mũi, cơ thể người còn có niêm mạc miệng, niêm mạc dạ dày, niêm mạc mắt, niêm mạc lưỡi và niêm mạc tử cung….
Cấu tạo của niêm mạc bao gồm có:
- Một biểu mô (một hoặc nhiều lớp tế bào biểu mô)
- Một màng mô liên kết (propria lamina) nằm ở phía dưới của mô liên kết lỏng lẻo.
Sự có mặt của niêm mạc xuất hiện ở những những khu vực khác nhau trong cơ thể hoặc bên ngoài tiếp xúc với cơ quan nội tạng, môi trường. Tương tự lớp da bao phủ phần lớn cơ thể, niêm mạc bảo đảm rằng màng mô liên kết nằm dưới của mô liên kết luôn giữ được nhiệt độ và độ ẩm ổn định.
Đối với niêm mạc mũi, niêm mạc bao phủ toàn diện diện tích thành mũi, bao gồm các các khoang liên quan đến mũi và hệ hô hấp nói chung. Bằng mắt thường có thể nhìn thấy một phần của niêm mạc mũi tại ổ mũi. Ổ mũi được lót bởi lớp niêm mạc có cấu tạo đặc biệt chia làm 2 vùng là vùng thở và vùng ngửi. Niêm mạc bao phủ liên tiếp các xoang xương đổ vào các ngách mũi và giữ nhiệm vụ như một thành vách ngăn có tác dụng hỗ trợ cho hoạt động phát âm.
Chức năng của niêm mạc mũi là gì?
Có thể so sánh vai trò của niêm mạc mũi tương tự như vai trò của da. Nhưng ngược lại da bao bọc cơ thể từ bên ngoài và niêm mạc mũi bảo vệ thành cơ quan từ phía trong. Niêm mạc mũi có chức năng ngăn chặn mầm bệnh và các chất bẩn sau khi chúng đã thâm nhập vào cơ thể. Đồng thời niêm mạc mũi cũng ngăn ngừa các mô của cơ thể khỏi bị mất độ ẩm.
Những vai trò chính của niêm mạc mũi là làm ấm, tăng độ ẩm và khử trùng. Sở dĩ niêm mạc mũi cói thể lãnh những trọng trách này là vì cấu trúc của nó bao gồm nhiều mạch máu và các tế bào của nó luôn tiết ra chất nhầy. Khi niêm mạc bị tấn công bởi bụi mịn, vi khuẩn, vi trùng thì ngay lập tức bị chất nhầy cản lại. Sau đó chất nhầy bao phủ lấy dị nguyên và được lông mũi di chuyển đế phía tiền đình để loại bỏ, thứ mà chúng ta gọi là rỉ mũi.
Do đó mặc dù mũi phải hít thở một lượng không khí lớn mỗi giây, và số lượng dị nguyên hít vào đáng kể nhưng phần trước của hố mũi có nhiều vi trùng và phần sau hầu như được làm sạch liên tục nhờ lớp nhầy niêm mạc mũi. Ngoài ra niêm mạc mũi còn bao phủ hệ thống dây thần kinh giao cảm và tam thoa giúp điều chỉnh biên độ của các cơ hô hấp ở lồng ngực. Dây thần kinh này liên kết với não bộ ra bệnh cho lồng hít sâu hoặc hít nông tùy theo mũi thông hay ngạt.
Niêm mạc có cấu tạo mỏng manh, chúng dễ tổn thương và đặc biệt là khi có tác động từ bên ngoài (phẫu thuật, chấn thương, vi khuẩn,…). Ngoài ra niêm mạc cũng có thể hấp thụ một số chất và các chất độc nhưng bạn có thể không cảm thấy bị đau tại niêm mạc mà sẽ đau tại cơ quan/bộ phận được niêm mạc bảo vệ. Nếu niêm mạc mũi bị rách hoặc bị hỏng, chúng sẽ tạo ra lượng chất nhầy giúp ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng và giữ lại độ ẩm cho mô.
Những vấn đề thường gặp ở niêm mạc mũi
Niêm mạc mũi liên tục phải tiếp nhận những nguồn bệnh từ môi trường. Do đó tình trạng niêm mạc bị nhiễm trùng, tổn thương xảy ra rất phổ biến. Đối với những triệu chứng đơn giản, niêm mạc có thể tự chữa lành bằng cách tạo dịch này và đẩy các mầm bệnh ra ngoài mũi. Tuy nhiên đối với những xâm lấn phức tạp hơn, niêm mạc mũi bị tổn thương có thể gây ra những căn bệnh sau:
Bệnh viêm mũi
Viêm mũi có hai cấp độ là viêm mũi cấp tính và viêm mũi mãn tính. Căn bệnh này xảy ra khi tình trạng niêm mạc khoang mũi và lớp niêm mạc bên dưới mũi bị viêm nhiễm bởi một nguyên nhân nào đó. Những hệ lụy ảnh hưởng từ niêm mạc mũi bị viêm là giãn mạch máu niêm mạc mũi, rối loạn chức năng tự chủ của mũi,…
Khi niêm mạc mũi bị tấn công (virus, vi khuẩn hoặc nấm) thì các tế bào Plasma và các tế bào Lympho sẽ xâm nhập vào hệ thống mạch máu. Lúc này tuyến giáp hoạt động mạnh hơn và lượng dịch nhầy tiết ra cũng nhiều hơn, đây là tình trạng sổ mũi mà chúng ta thường gặp.
Viêm mũi cấp tính hay mãn tính đều là do dị ứng, khi hệ miễn dịch phản ứng quá mức trước các chất hóa học, bụi bẩn. Khi não bộ nhận được thông tin có xâm nhập từ mầm bệnh, niêm mạc sẽ sưng nề để che chắn các cơ quan trong mũi không bị mầm bệnh tấn công. Theo thống kê thì hiện có khoảng 10% dân số thế giới đều gặp phải triệu chứng dị ứng, chảy nước, viêm mũi thời trẻ.
Để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính thì bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm cần thiết. Mục đích để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và xác định mức độ tổn thương ở niêm mạc mũi. Sau đó bắt đầu điều trị từ triệu chứng bằng cách sử dụng một số loại thuốc có tác dụng làm co lại niêm mạc. Đối với trẻ em, có thể áp dụng thuốc xịt có dược tính thấp, người bệnh là người lớn thì có thể dùng các biện pháp xông mũi, hoặc khí dung với tinh dầu thơm.
Bệnh viêm xoang
Bệnh viêm xoang là căn bệnh xảy ra phổ biến, với nguồn gốc là những tổn thương và viêm nhiễm tại niêm mạc mũi xoang. Bệnh còn được gọi là triệu chứng viêm mũi xoang có thể tiến triển thành mãn tính nếu như không điều trị sớm.
Bệnh là tình trạng viêm niêm mạc hô hấp lót trong ở các xoang cạnh mũi. Khi niêm mạc xoang mũi bị viêm, chúng sẽ phù nề gây tăng tiết nhầy và kết hợp với vài tác nhân nào đó gây ra tình trạng tắc nghẽn xoang. Viêm xoang dưới 4 tuần gọi được phân vào dạng cấp tính nhưng nếu bệnh tiến triển trên 3 tháng sẽ được xếp vào dạng viêm xoang mạn tính.
Viêm xoang chủ yếu xuất phát từ nhiễm virus, vi khuẩn. Chúng gây ra những tổn thương nhất định đến tế bào lông chuyển tại lớp niêm mạc xoang. Ban đầu mầm bệnh xâm nhập vào xoang gây viêm mũi xoang cấp tính với triệu chứng đau mũi, đau đầu, ngạt mũi, khó thở,… Niêm mạc mũi của người bị viêm xoang trở nên nhạy cảm hơn với sự thay đổi từ môi trường, như thời tiết lạnh, phấn hoa, hoặc khói bụi. Khi hít phải các tác nhân này, triệu chứng viêm xoang tái phát và lâu ngày tiến triển thành mãn tính.
Điều trị viêm xoang bằng thuốc là phương pháp chủ đạo trong các trường hợp viêm xoang cấp tính. Thông thường người bệnh được kê đơn thuốc kháng sinh chống viêm, các nhóm thuốc chống dị ứng, thuốc co mạch để giảm phù nề ở lớp niêm mạc mũi.
Ngoài ra phương pháp phẫu thuật xoang mũi cũng được áp dụng với những trường hợp đặc biệt nhưn điều trị nội khoa không hiệu quả, viêm xoang mãn tính nhiều năm. Phẫu thuật nội soi khi xoang đã có các biến chứng ảnh hưởng đến thị giác. Ngoài ra phương pháp này cũng được áp dụng cho trường hợp bệnh nhân có bất thường về giải phẫu vùng mũi xoang như lệch vách ngăn mũi, polyp quá to…
Polyp mũi
Polyp mũi là tình trạng u lành tính thường gặp, đây không phải là bệnh mà là cấu trúc trong của mũi đặc trưng ở mỗi người. Polyp phát triển trên niêm mạc mũi, thường xuất hiện ở hốc mũi hoặc có thể ở trong các xoang mặt, xoang trán và mũi. Polyp có cấu trúc dạng khối mềm, nhẵn, mọng trong và có màu hồng nhạt.
Phía ngoài polyp là lớp biểu mô với tế bào trụ, vuông hoặc thành tế bào lát bẹt. Bên trong polyp là tổ chức liên kết với các tế bào xơ thành cấu trúc lỏng lẻo, chứa các chất dịch nhầy. Bản chất của polyp là vùng thoái hoá cục bộ của niêm mạc mũi hay xoang mà không có mầm bệnh.
Polyp mũi nhỏ thường ít gây triệu chứng và có thể bị triệt tiêu theo thời gian. Tuy nhiên khi niêm mạc mũi hình thành các polyp lớn, chúng sẽ cản trở đường hô hấp khiến bệnh nhân khó thở và ảnh hưởng đến khứu giác. Một số polyp nằm tại xoang mũi gây nhức đầu âm ỉ và khiến người bệnh ngáy ngủ. Hiếm có trường hợp polyp quá lớn làm thay đổi hình dạng khuôn mặt, nhưng khả năng này vẫn có thể xảy ra.
Thuốc thường được sử dụng để điều trị polyp nhỏ. Với các polyp lớn hơn, người bệnh cần phẫu thuật cắt bỏ polyp. Những polyp lớn phát triển lâu khiến đường mũi bị giãn rộng, sau đó phá hỏng xương hốc mũi.
Viêm mũi vận mạch
Niêm mạc mũi chứa nhiều mạch máu và các dây thần kinh dễ bị kích ứng, trong đó có hệ thống thần kinh giao cảm. Nếu như niêm mạc mũi bị tấn công bởi các tác nhân bên ngoài (vi khuẩn, nấm mốc, thời tiết…) và hình thành những phản ứng với hệ thần kinh và giao cảm trong niêm mạc mũi sẽ gây hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi…
Đây có thể là những triệu chứng của viêm mũi vận mạch, còn gọi là viêm mũi vô căn vì không có những nguyên nhân rõ ràng. Chẩn đoán viêm mũi vận mạch dựa trên những chỉ số không rõ ràng ở tế bào viêm, không có kết quả dị nguyên dưới da, xét nghiệm máu tìm IgE, thậm chí ngay cả xét nghiệm tế bào học.
Tuy nhiên viêm mũi vận mạch có thể phân biệt với viêm mũi dị ứng qua các dấu hiệu điển hình như triệu chứng ngứa mũi và hắt xì ít hơn. Đồng thời người bệnh có thể bị nghẹt mũi và chảy nước mũi nhiều hơn. Một số trường hợp niêm mạc mũi không sưng nề, bệnh nhân ít nghẹt mũi, chảy mũi là chính.
Việc điều trị viêm mũi vận mạch được thực hiện tương tự nhue điều trị viêm mũi dị ứng. Chủ yếu ban đầu bệnh nhân được điều trị bằng các thuốc kháng viêm xịt mũi họng. Nếu niêm mạc mũi sưng to, khó khăn trong hô hấp có thể dùng thuốc co mạch chống nghẹt, thuốc chống chảy mũi đặc hiệu… Khi bệnh nhân có dấu hiệu bội nhiễm nặng sẽ được phẫu thuật làm giảm thể tích cuống mũi dưới. Nếu như không đáp ứng điều trị có thể phải phẫu thuật cắt dây thần kinh Vidian.
Triệu chứng khô mũi
Nếu như bạn có biểu hiện mũi bị khô, nghẹt mũi, rát mũi, nhưng không bị chảy nước mũi, có khả năng đây là biểu hiện của chứng khô mũi. Hiện tượng này thường xảy ra ở những người có niêm mạc mũi mỏng, thành niêm mạc dễ bị tổn thương. Triệu chứng khô mũi thường xảy ra trong thời tiết lạnh, độ ẩm trong không khí giảm, mũi chịu ảnh hưởng trực tiếp.
Lúc này niêm mạc bị khô và không bổ sung đủ lượng chất nhầy cần thiết cho khoang mũi. Khi bạn bị khô mũi thì niêm mạc dễ bị kích ứng hơn, lâu ngày sẽ làm teo các tuyến tiết dịch nhầy, hạn chế tiết dịch mũi và gây khô rát mũi. Trong một số trường hợp, chứng khô mũi còn là di chứng của những chấn thương mạnh tại mũi.
Bạn cũng nên cẩn trọng vì khô mũi dẫn đến nhiều bệnh lý khác nếu không được điều trị đúng cách. Cụ thể là bệnh viêm mũi cấp,viêm xoang mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch, viêm mũi teo, lệch vách ngăn, viêm xoang mũi, khối u trong mũi, xuất huyết mũi…
Khô mũi không phải là bệnh mà đây là triệu chứng bạn có thể khắc phục bằng cách xịt rửa mũi hàng ngày. Người bệnh xông hơi hoặc sử dụng khí dung có muối sinh lý để cải thiện chức năng hô hấp. Khi các chất bẩn, vi khuẩn và bụi bẩn, cùng những tế bào chết trong khoang mũi được đẩy ra ngoài, tác dụng của nước muối sẽ kích thích niêm mạc mũi tạo ra một lớp màng ẩm giúp niêm mạc được mềm và ẩm hơn.
Chăm sóc và phòng tránh các bệnh về mũi
Đa số bệnh về mũi thường xảy ra khi tiếp xúc với chất gây dị ứng, hoặc do ảnh hưởng từ thay đổi thời tiết. Nếu bạn nhận thấy triệu chứng như ngứa mũi, đau mũi, chảy nước mũi, ngày càng nghiêm trọng và kéo dài hơn 3 ngày thì bạn nên đến chuyên khoa tai mũi họng để có biện pháp điều trị hợp lý.
Chăm sóc niêm mạc mũi tốt đồng nghĩa với giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp hơn. Để phòng ngừa các vấn đề về niêm mạc mũi xảy ra, bạn nên lưu ý:
- Sử dụng nước muối sinh lý hoặc rửa mũi hàng ngày trong thời gian bị bệnh, nhất là lúc vừa từ ngoài đường về đến nhà.
- Nhận biết các nguyên nhân gây dị ứng trước đó để hạn chế tiếp xúc với dị nguyên, đặc biệt là khói thuốc, bụi bẩn, lông chó mèo, hạn chế để trẻ đến khu vực ẩm thấp, có gió lùa…
- Sử dụng kem dưỡng ẩm tại vùng da dưới mũi để tránh trầy xước da khi bạn phải thường xuyên lau chùi nước mũi.
- Đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm không khí trong nhà luôn cân bằng, đặc biệt cần giữ ấm cho mũi vào mùa lạnh vì niêm mạc mũi của bạc rất nhạy cảm với không khí lạnh.
- Bổ sung các thực phẩm tăng cường đề kháng, đặc biệt là các loại trái cây và rau xanh giàu khoáng chất và vitamin, đồng thời uống đủ nước mỗi ngày.
- Bạn cần vệ sinh chăn ga, gối đệm định kỳ, vệ sinh nhà ở thường xuyên đảm bảo cho không gian luôn thoáng mát, sạch sẽ tránh nấm mốc phát triển.
- Cần vệ sinh răng miệng hàng ngày, súc miệng bằng nước muối để phòng các bệnh liên quan đến tai – mũi – họng
- Sử dụng khẩu trang khi ra ngoài, hạn chế đi đến những khu vực đông người trong giờ cao điểm và che chắn cơ thể, đặc biệt là vùng mũ khi đến nơi công cộng.
- Bạn không nên chà sát mũi quá mạnh trong trường hợp ngứa mũi, hoặc chảy nước mũi vì điều này có thể khiến niêm mạc mũi bị tổn thương.
- Trong trường hợp bạn đang mắc các bệnh về hô hấp ở họng hoặc viêm tai giữa thì cần điều trị bệnh dứt điểm trước khi các viêm nhiễm lan đến mũi.
- Rèn luyện thể dục, thể thao giúp bạn tăng cường đề kháng và hỗ trợ hoạt động hô hấp khỏe mạnh.
Bài viêm đã tổng hợp những thông tin về niêm mạc mũi là gì, cũng như cách phòng tránh những căn bệnh liên quan đến bộ phận này. Vai trò của niêm mạc mũi tương tự như lớp bảo vệ bề mặt thành bên trong cơ thể, vì thế bạn nên chú ý chăm sóc tốt để phòng tránh những biến chứng xấu xảy ra.
Bài viết liên quan: 10+ Loại thuốc chữa trị viêm xoang được đánh giá cao