[Giải đáp]: Nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa là bệnh gì?
Nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa là bệnh gì? Người bệnh cần nắm rõ nguyên nhân để có cách khắc phục phù hợp.
Nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa là tình trạng rất nhiều người gặp phải. Gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến tâm lý, đời sống sinh hoạt hàng ngày. Vậy nổi mẩn đỏ khắp người là dấu hiệu của bệnh gì và cải thiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được câu trả lời ở trên.
Nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa là bệnh gì?
Nổi mẩn đỏ khắp người có thể triệu chứng của một số bệnh lý về da liễu thường gặp như giãn mao mạch, dị ứng, mề đay, viêm mao mạch dị ứng,… Khi gặp phải tình trạng này thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp can thiệp đúng cách.
Giãn mao mạch
Giãn mao mạch cũng là một trong những bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng nổi mẩn đỏ khắp người thường gặp. Bệnh hình thành khi hệ thống mạch máu bên dưới da bị phình giãn so với bình thường và xuất hiện khá phổ biến ở phụ nữ có nội tiết tố thay đổi, những người làm việc phải đứng nhiều, lười vận động, béo phì,… Ở trường hợp giãn tĩnh mạch gây nổi mẩn đỏ không ngứa bạn có thể nhận biết thông qua dấu hiệu dưới đây:
- Dùng tay ấn vào vùng da bị nổi mẩn đỏ thì chúng biến mất và xuất hiện lại ngay sau khi bỏ tay ra.
- Hệ thống mạch máu dưới da trông như mạng nhện có màu đỏ tím hoặc xanh.
- Sắc tố da có sự thay đổi và đậm màu hơn.
- Tình trạng này xảy ra khá phổ biến ở những vùng da mỏng và dễ bị tổn thương như da mặt, sau đùi, bắp chân,…
Rôm sảy
Nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không gây sốt và ngứa cũng có thể xảy ra ở những người bị rôm sảy, tình trạng này xảy ra khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh thường bùng phát mạnh mẽ khi thời tiết nóng bức đặc biệt là mùa hè, lúc này các tuyến mồ hôi của trẻ sẽ bài tiết quá mức và tiết ra quá nhiều gây bí tắc lỗ chân lông, hình thành nên các mẩn đỏ có thể gây ngứa hoặc không.
Các mẩn đỏ này xảy ra khá phổ biến ở những vùng da tiết nhiều mồ hôi như cổ, nách, ngực và những vùng da có nếp gấp. Lúc này làn da bị tổn thương sẽ có cảm giác như bị châm chích rất khó chịu.
Ban xuất huyết
Xuất hiện đốm tròn nhỏ trên da có màu đỏ hoặc tím và không gây ngứa ngáy hay sốt cao là triệu chứng điển hình của bệnh ban xuất huyết. Đây là căn bệnh tự phát, chúng xảy ra khi hồng cầu thoát ra khỏi mạch máu và đi vào lớp niêm mạc dưới da, hình thành nên các nốt ban khi dùng tay ấn vào thì chúng không biến mất.
Ban xuất huyết là căn bệnh không nguy hiểm, chúng có thể biến mất vài ngày sau đó mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tình trạng này thường diễn ra khi bạn đang gặp một số vấn đề về sức khỏe, bị chấn thương ở một bộ phận cụ thể, cháy nắng hoặc căng thẳng kéo dài,…
Mề đay
Mề đay cũng là một trong những căn bệnh dẫn đến tình trạng nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không gây ngứa và sốt. Đây là một dạng viêm da thường gặp và có thể xảy ra do dị ứng thức ăn hoặc mỹ phẩm, tác dụng phụ sau khi sử dụng thuốc điều trị bệnh, bị côn trùng cắn, căng thẳng kéo dài,…
Một số triệu chứng thường gặp khi bị nổi mề đay là:
- Xuất hiện các ban đỏ hoặc trắng trên khắp cơ thể, đặc biệt là tay, chân, mặt,…
- Ban mề đay thường có hình dạng và kích thước không giống nhau.
- Các ban mề đay có thể gây ngứa hoặc không.
Tùy thuộc vào thời gian diễn biến của bệnh mà mề đay được chia thành hai loại khác nhau là cấp tính và mãn tính. Ở những trường hợp cấp tình thì bệnh sẽ kéo dài trong khoảng vài ngày và tự hết. Còn đối với những trường hợp mề đay mãn tính kéo dài hơn 6 tuần và mề đay cấp tính kèm theo các triệu chứng bất thường thì người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được điều trị chuyên khoa.
Dị ứng
Dị ứng là phản ứng của hệ miễn dịch ở bên trong cơ thể khi phải tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà dị ứng da có thể chia thành nhiều trường hợp khác nhau như dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn, dị ứng với hóa chất hóa học,… Bạn có thể nhận biết tình trạng này thông qua một số triệu chứng lâm sàn sau đây:
- Nổi mẩn đỏ trên da và không gây sốt
- Có thể gây ngứa ngáy hoặc không
- Da trở nên khô và dễ bong tróc
- Khi gãi trở nên sưng phù
- ….
Thông Tin Bổ Ích: TOP 10 bác sĩ chữa nổi mề đay, dị ứng giỏi tại Hà Nội và Hồ Chí Minh
Viêm mao mạch dị ứng
Viêm mao mạch dị ứng hay còn được gọi là Henoch – Schonlein, đây là bệnh lý xảy ra khá phổ biến ở trẻ em và không có khả năng lây nhiễm. Bệnh xuất hiện khi hệ miễn dịch trong cơ thể bị rối loạn, có sự nhầm lẫn và tấn công đến các cơ quan bên trong cơ thể, hình thành nên các mẩn đỏ nhưng không ngứa sốt. Bạn có thể nhận biết bệnh viêm mao mạch dị ứng thông qua một số triệu chứng đặc trưng sau đây:
- Xuất hiện mẩn đỏ ở khắp cơ thể đặc biệt là cánh tay, mắt cá chân, mông, đùi,…
- Mẩn đỏ nổi lên trên bề mặt da có thể kèm theo bọng nước và bầm máu.
- Đau nhức xương khớp,đau bụng quanh rốn và lan tỏa lên vùng thượng vị.
- Nôn và buồn nôn.
- …
Các biện pháp khắc phục tình trạng nổi mẩn đỏ khắp người
Khi bị nổi mẩn đỏ khắp người, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các triệu chứng lâm sàng và yêu cầu người bệnh thực hiện các xét nghiệm cần thiết giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân, tình trạng của bệnh để từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Điều trị chuyên khoa
Tùy thuộc vào từng bệnh lý và mức độ bệnh trạng mà bạn đang mắc phải, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định sử dụng để điều trị nổi mẩn đỏ khắp người là:
- Thuốc bôi ngoài da chứa steroid: có tác dụng làm giảm triệu chứng nổi mẩn đỏ trên da thường được chỉ định điều trị cho trường hợp bị dị ứng, mề đay, rôm sảy.
- Thuốc Anhydrous lanolin: có tác dụng ngăn ngừa tình trạng bí tắc tuyến mồ hôi thường được chỉ định sử dụng cho bệnh nhân bị rôm sảy.
- Thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc ức chế miễn dịch, kháng sinh được chỉ định dùng cho bệnh nhân bị viêm mao mạch dị ứng.
- Thuốc Đông y: Những bài thuốc, sản phẩm chiết xuất từ kháng sinh “tự nhiên” như hạ khô thảo, diệp dạ châu, bồ công anh, hoàng kỳ, xích đồng… có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, thanh nhiệt, tăng cường chức năng gan, thận, từ đó ngăn ngừa nguy cơ tái bệnh. Một số bài thuốc Đông y quý chữa nổi mẩn đỏ, ngứa da hiệu quả như bài thuốc Nam gia truyền dòng họ Đỗ Minh, Tiêu ban giải độc thang…
Khi sử dụng thuốc để điều trị, người bệnh cần phải tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý thay đổi liều lượng và loại thuốc điều trị dẫn đến quá liều, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hiệu quả mang lại.
Sau khi hết thuốc người bệnh nên tiến hành tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra mức độ hồi phục, từ đó có biện pháp can thiệp đúng cách.
Áp dụng các phương pháp dân gian
Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị theo đơn của bác sĩ thì người bệnh cũng có thể sử dụng các loại nguyên liệu trong tự nhiên như lá trà xanh, trầu không,… nấu nước dùng để vệ sinh da. Thành phần tinh chất kháng khuẩn bên trong chúng sẽ có tác dụng làm sạch da và hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh rất tốt.
– Dùng lá trà xanh
- Lấy 1 nắm là trà xanh đem rửa sạch và ngâm qua với nước muối loãng.
- Vớt lá trà ra để cho ráo nước, vò nát rồi cho vào bình.
- Đun nước cho sôi rồi đổ vào bình hãm lá trà trong khoảng 15 phút.
- Sau đó lọc lấy nước và dùng để vệ sinh vùng da bị nổi mẩn.
- Nên sử dụng nước khi ấm để mang lại hiệu quả tốt nhất.
– Dùng lá trầu không
- Lấy một nắm lá trầu không đem rửa sạch bụi bẩn.
- Vò nát lá trầu rồi cho vào bình cùng với 2 lít nước.
- Bắc nồi lên bếp đun khoảng 10 phút cho đến khi sôi lên thì tắt bếp.
- Chắt lấy nước pha thêm một ít muối rồi để cho nguội bớt.
- Sử dụng hỗn hợp để vệ sinh da khi còn ấm giúp làm giảm triệu chứng của bệnh.
Một số điều cần lưu ý khi bị nổi mẩn đỏ khắp người
Khi bị nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không gây sốt và ngứa ngáy thì bạn cần phải lưu ý một số điều dưới đây để hạn chế tình trạng bệnh chuyển biến nặng và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe:
- Hạn chế dùng tay cào gãi lên các mẩn đỏ gây tổn thương da, điều này khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào da thông qua các vết thương hở gây nhiễm trùng.
- Nên hạn chế tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm chứ nhiều khói bụi và hóa chất, nếu bắt buộc phải làm việc ở môi trường này thì bạn nên có các biện pháp để bảo vệ cơ thể như đeo bao tay, khẩu trang, mặc đồ phòng hộ,…
- Thường xuyên vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng sữa tắm dịu nhẹ để tránh gây kích ứng đến da, có các biện pháp bảo vệ cơ thể trước sự thay đổi thất thường của thời tiết.
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày giúp thanh lọc cơ thể và cung cấp độ ẩm cho da. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bổ sung các loại nước uống trái cây giúp tăng cường sức đề kháng.
- Xây dựng chế độ ăn uống và dinh dưỡng phù hợp giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh, nên tăng cường sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất có bên trong rau củ, trái cây tươi.
- Hạn chế sử dụng đồ ăn cay nóng nhiều gia vị, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ và thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng,… Tuyệt đối tránh xa đồ uống có cồn và chất kích thích gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và suy giảm sức đề kháng.
- Xây dựng lối sống và sinh hoạt lành mạnh, tăng cường luyện tập thể dục thể thao, cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, hạn chế tình trạng căng thẳng kéo dài.
- Ở những trường hợp cơ thể bị nổi mẩn kéo dài và kèm theo các triệu chứng bất thường thì người bệnh nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để có các biện pháp cải thiện đúng cách. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị có thể khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn.
Trên đây là một số thông tin về tình trạng nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không gây ngứa và sốt cao bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc sớm nhận biết ra các bệnh lý liên quan, từ đó có các biện pháp cải thiện sớm, tránh để lâu gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Có Thể Bạn Quan Tâm:
- TOP 10 địa chỉ chữa nổi mề đay uy tín, chất lượng nhất tại Hà Nội, Hồ Chí Minh
- [Đã Kiểm Chứng] TOP 10 loại thuốc chữa dị ứng thời tiết, nổi mề đay tốt nhất
- Nổi nốt đỏ trên da và ngứa – Các bệnh lý có thể gặp và cách trị hiệu quả cao