[Giải đáp]: Nổi mẩn ngứa ở lòng bàn tay và chân là bị gì?

Nổi mẩn ngứa ở lòng bàn tay và chân là bị gì? Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nên cách điều trị cũng có sự khác biệt.

Bị nổi mẩn đỏ ngứa ở lòng bàn tay và bàn chân là triệu chứng điển hình của viêm da cơ địa, mề đay mẩn ngứa, chàm tổ đỉa và viêm da tiếp xúc. Ngoài ra triệu chứng này cũng có thể khởi phát do nấm da, bệnh ghẻ hoặc do một số bệnh lý tiềm ẩn như xơ gan tiên phát và lupus ban đỏ hệ thống.

mẩn đỏ ngứa ở lòng bàn tay
Nổi mẩn đỏ ngứa ở lòng bàn tay và chân là bị gì ?

Nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ ngứa ở lòng bàn tay và chân

Nổi mẩn đỏ kèm ngứa là tình trạng da liễu khá phổ biến. Hình thái, kích thước của mẩn đỏ, mức độ ngứa và phạm vi ảnh hưởng thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và yếu tố cơ địa.

Thông thường nổi mẩn đỏ ngứa xảy ra ở lòng bàn tay hoặc chân và có thể thuyên giảm chỉ sau vài ngày mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên ở một số trường hợp, triệu chứng này có thể là dấu hiệu của các bệnh lý mãn tính và có đặc tính kéo dài dai dẳng.

Dưới đây là một số bệnh lý có khả năng gây ra chứng nổi mẩn đỏ ngứa ở lòng bàn tay và chân:

1. Nổi mề đay mẩn ngứa

Mề đay mẩn ngứa (mày đay) là một dạng phản ứng da cấp – mãn tính rất phổ biến. Bệnh đặc trưng bởi các sẩn ngứa có màu đỏ, hồng hoặc trắng nhạt, gây ngứa âm ỉ đến dữ dội. Trong trường hợp mẩn ngứa, đỏ xuất hiện ở lòng bàn tay và bàn chân, nguyên nhân có thể do mang giày chật và tiếp xúc với hóa mỹ phẩm, côn trùng và mủ thực vật.

nổi mẩn đỏ ngứa ở lòng bàn tay và chân
Bệnh mề đay có thể gây ban da, sẩn ngứa ở lòng bàn tay và bàn chân

Mày đay thường thuyên giảm chỉ sau vài giờ đến vài ngày. Tuy nhiên ở một số trường hợp, tổn thương da có thể tái phát nhiều lần và tiến triển đến hơn 6 tuần (mề đay mãn tính).

2. Bệnh chàm tổ đỉa

Chàm tổ đỉa là một trong những dạng chàm thường gặp, đặc trưng bởi sự xuất hiện khu trú của các mụn nước ở lòng bàn chân, bàn tay và gây ngứa dữ dội.

nổi mẩn đỏ ngứa ở lòng bàn tay và chân
Chàm tổ địa đặc trưng bởi sự xuất hiện của các mụn nước ở lòng bàn chân và bàn tay

Bạn có thể nhận biết bệnh lý thông qua một số biểu hiện lâm sàng sau:

  • Lòng bàn tay/ bàn chân xuất hiện các sẩn nhỏ màu đỏ, gây ngứa nhẹ
  • Sau đó các mụn nước nhỏ chứa dịch bắt đầu hình thành và gây ngứa dữ dội
  • Do tác động của hoạt động chà xát, cào và gãi, các mụn nước có xu hướng vỡ ra gây chảy dịch
  • Sau đó da bắt đầu đóng mài, khô lại, dày sừng và xuất hiện các vết nứt

Hiện tại nguyên nhân gây ra bệnh chàm nói chung và thể chàm tổ đỉa nói riêng vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên triệu chứng của bệnh thường có xu hướng khởi phát khi có một số yếu tố kích thích như chân tay ẩm/ quá khô, tiếp xúc với kim loại, phản ứng dị ứng và căng thẳng thần kinh.

>> Xem thêm: Kinh nghiệm chữa khỏi bệnh chàm tổ đỉa 2 năm 

3. Nấm da chân/ tay

Nấm da chân/ tay hay còn gọi là nấm kẽ, đặc trưng bởi 3 thể bao gồm thể mụn nước, thể viêm kẽ và thể tróc vảy khô. Tương tự như mề đay, nấm da cũng có hình thái tổn thương đa dạng. Vì vậy tình trạng nổi mẩn đỏ kèm ngứa ở lòng bàn tay và chân có thể do bệnh nấm da gây ra.

4. Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là dạng viêm da mãn tính khởi phát do cơ địa nhạy cảm và dễ dị ứng. Tương tự như chàm, hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân gây ra bệnh lý này.

lòng bàn tay bàn chân nổi mẩn đỏ ngứa
Viêm da cơ địa có thể gây tổn thương da ở lòng bàn tay và chân kèm theo ngứa âm ỉ đến dữ dội

Viêm da cơ địa đặc trưng bởi tổn thương da xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Trong giai đoạn cấp, da xuất hiện các vết ban màu đỏ/ hồng và bằng phẳng. Sau đó bề mặt da nổi các mụn nước nhỏ, gây ngứa âm ỉ kèm đau rát. Khi mụn nước vỡ, da có xu hướng tiết dịch, đóng thành mài và chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Trong giai đoạn mãn, viêm da cơ địa đặc trưng bởi tổn thương da dày sừng, thâm nhiễm, khô cứng và xuất hiện nhiều vết nứt.

5. Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là một trong những bệnh lý có khả năng gây nổi mẩn đỏ ngứa ở lòng bàn tay và chân. Tổn thương da do bệnh lý này thường xảy ra ở những vị trí có tần suất tiếp xúc cao như bàn tay và bàn chân.

Viêm da tiếp xúc thường chỉ gây triệu chứng khu trú ở vùng da tiếp xúc với dị nguyên. Bệnh đặc trưng bởi tổn thương da có màu hồng đỏ, ban đầu gây nóng rát và châm chích sau chuyển sang ngứa âm ỉ đến dữ dội. Sau khoảng vài tiếng, tổn thương da xuất hiện các nốt mụn nước có kích thước không đều, gây ngứa sau đó vỡ ra và tạo thành các vảy tiết.

6. Bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ là một dạng tổn thương da do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei gây ra. Bệnh thường gây triệu chứng ở lòng bàn tay, kẽ tay, mu bàn tay, mông, lòng bàn chân và một số vùng da khác.

Khi ký sinh trùng chui vào da để đẻ trứng, vùng da này sẽ xuất hiện các mụn nước hoặc sẩn đỏ kèm ngứa dữ dội. Triệu chứng ngứa do ghẻ thường nặng nề và bùng phát mạnh hơn vào ban đêm vì lúc này ghẻ bắt đầu hoạt động và tiết ra dịch gây ngứa.

7. Một số nguyên nhân khác

Lòng bàn tay, bàn chân nổi mẩn đỏ và ngứa thường xuyên còn có thể do những nguyên nhân sau:

lòng bàn tay bàn chân nổi mẩn đỏ ngứa
Hình ảnh lòng bàn tay bàn chân nổi mẩn đỏ ngứa do bệnh lupus ban đỏ hệ thống
  • Lupus ban đỏ hệ thống: Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn, ảnh hưởng đến toàn bộ cơ quan trong cơ thể nhưng thường gây ra triệu chứng đầu tiên ở da. Vì vậy lòng bàn chân/ tay nổi mẩn đỏ ngứa có thể khởi phát do bệnh lý này.
  • Xơ mật tiên phát: Xơ mật tiên phát có thể gây ngứa và nổi mẩn ở bàn tay, bàn chân do acid mật được bài tiết vào máu. Triệu chứng ngứa do bệnh lý này thường có xu hướng nặng nề hơn vào ban đêm hoặc khi trời chuyển lạnh.
  • Vẩy nến: Vẩy nến là một dạng viêm da mãn tính và tái phát nhiều lần. Ban đầu, bệnh làm xuất hiện các ban da màu hồng đỏ, sau đó da bắt đầu xuất hiện các vảy óng ánh màu trắng bạc và khô. Tổn thương da do vảy nến thường đi kèm với triệu chứng ngứa và nóng rát nhẹ.

Bị nổi mẩn ngứa đỏ ở lòng bàn tay và chân có nguy hiểm không?

Phần lớn các trường hợp bị nổi mẩn ngứa đỏ ở lòng bàn tay và chân đều do các bệnh da liễu cấp như nổi mề đay mẩn ngứa, nấm da, bệnh ghẻ và viêm da tiếp xúc. Ngoài ra có khoảng 5% trường hợp khởi phát do các bệnh da liễu mãn tính như chàm tổ đỉa, vảy nến và viêm da cơ địa.

Thông thường các bệnh lý này đều không gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà chủ yếu chỉ gây ra triệu chứng ngoài da. Tuy nhiên do tổn thương da đi kèm với tình trạng ngứa âm ỉ đến dữ dội, kèm theo triệu chứng nóng rát và châm chích nên bệnh có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và một số hoạt động sinh hoạt.

Hơn nữa tổn thương da kéo dài còn gây thâm sẹo, ảnh hưởng đến ngoại hình, tạo tâm lý tự ti khi giao tiếp và tăng nguy cơ chàm hóa, bội nhiễm,…

Theo thống kê, có rất ít trường hợp nổi mẩn đỏ ở tay/ chân khởi phát do các bệnh lý nghiêm trọng như xơ mật tiên phát và lupus ban đỏ hệ thống. Tuy nhiên nếu do những bệnh lý này gây ra, mức độ bệnh thường nặng nề hơn so với các bệnh da liễu thông thường.

Vì vậy khi nhận thấy tổn thương da kéo dài và đi kèm với một số triệu chứng bất thường, bạn nên tìm gặp bác sĩ để thực hiện các biện pháp chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Biện pháp cải thiện nổi mẩn đỏ ngứa ở lòng bàn tay và chân

Nổi mẩn đỏ ngứa ở lòng bàn tay và chân là bệnh phổ biến nhưng có nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng. Do đó người bệnh cần sớm phát hiện và tới các cơ sở Y tế thăm khám và xác định nguyên nhân chính xác để tìm ra hướng điều trị phù hợp. Dưới đây chúng tôi xin gợi ý một vài biện pháp cải thiện nổi mẩn đỏ ngứa ở lòng bàn tay và chân:

Phòng ngừa nổi mẩn đỏ ngứa ở lòng bàn tay và chân

Triệu chứng nổi mẩn đỏ ngứa ở lòng bàn tay/ chân có thể tái phát nhiều lần nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với dị nguyên hoặc không tiến hành điều trị bệnh lý nguyên nhân. Tổn thương da tái đi tái lại không chỉ gây ngứa, khó chịu mà còn khiến da xuất hiện thâm sẹo và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

mẩn đỏ ngứa ở lòng bàn tay
Nên mang vớ nhằm giữ ẩm cho da và ngăn ngừa nổi mẩn đỏ ngứa tái phát

Vì vậy bạn nên chủ động thực hiện một số biện pháp phòng ngừa sau:

  • Tránh để vùng da tay và chân tiếp xúc với hóa mỹ phẩm có độ kích ứng cao, côn trùng, thực vật có độc và kim loại. Khi phải tiếp xúc với hóa chất, nên mang ủng và bao tay để tránh tổn thương da tái phát.
  • Khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột, nên giữ ấm cơ thể và dưỡng ẩm cho da tay, da chân thường xuyên.
  • Hạn chế mang giày chật và giày bít trong thời gian dài. Đồng thời nên vệ sinh chân, tay với xà phòng diệt khuẩn để giảm nguy cơ nhiễm nấm và ghẻ lở.
  • Uống nhiều nước và bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh nhằm tăng cường sức đề kháng và hạn chế nguy cơ các bệnh da liễu mãn tính bùng phát.
  • Tích cực trong quá trình điều trị bệnh lý nguyên nhân.

Chăm sóc – điều trị tại nhà

Để bước đầu có thể giảm triệu chứng ngứa, hạn chế tổn thương da ở lòng bàn tay và chân bạn có thể áp dụng một số các biện pháp chăm sóc – điều trị tại nhà sau đây:

mẩn đỏ ngứa ở lòng bàn tay
Ngâm chân với nước muối ấm có thể giảm nhẹ triệu chứng ngứa và ngăn ngừa nhiễm trùng
  • Ngâm nước muối ấm: Nước muối ấm có tác dụng sát trùng, giảm ngứa nhẹ và ngăn ngừa bội nhiễm. Do đó bạn có thể ngâm chân và tay với nước muối để cải thiện các triệu chứng khó chịu.
  • Chườm lạnh: Trong trường hợp mẩn đỏ ngứa gây viêm và nóng rát, bạn có thể áp túi lạnh vào lòng bàn tay, chân trong khoảng 10 – 15 phút để giảm viêm và ngứa ngáy.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm: Thoa kem dưỡng ẩm lên vùng da bị ảnh hưởng có thể giảm tình trạng ngứa, khô và sưng nóng. Ngoài ra kem dưỡng ẩm còn giúp phục hồi các mô da tổn thương và ngăn ngừa thâm sẹo sau quá trình điều trị.
  • Mang vớ/ bao tay thường xuyên: Vùng da tay và chân có thể bị nổi mẩn đỏ, ngứa do tiếp xúc với dị nguyên hoặc do da quá khô. Vì vậy bạn nên sử dụng bao tay và vớ thường xuyên để hạn chế tình trạng thoát hơi nước gây khô da và bảo vệ da khỏi các yếu tố kích thích như hóa mỹ phẩm, kim loại, nhựa thực vật,…
  • Uống trà xanh/ trà hoa cúc: Trà xanh và trà hoa cúc có hoạt chất giúp an thần, từ đó làm giảm cảm giác khó chịu, ngứa ngáy và giúp não bộ thư giãn.

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn

Trong trường hợp mẩn ngứa đỏ ở lòng bàn tay, chân không thuyên giảm sau vài ngày, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và chỉ định loại thuốc điều trị. Nếu do các bệnh da liễu, điều trị bao gồm thuốc bôi giảm ngứa, chống viêm, kháng nấm và thuốc uống kháng dị ứng, giảm viêm và tăng cường sức đề kháng.

lòng bàn tay bàn chân nổi mẩn đỏ ngứa
Nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị nổi mẩn đỏ ngứa ở lòng bàn tay/ chân đúng cách

Tuy nhiên trong trường hợp tổn thương da do bệnh lý tiềm ẩn, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm cần thiết trước khi chỉ định phương pháp điều trị. Khi bệnh lý nguyên nhân được kiểm soát, triệu chứng nổi mẩn đỏ ngứa ở lòng bàn tay và chân sẽ có xu hướng thuyên giảm dần.

Ngoài sử dụng thuốc Tây y, người bệnh có thể tham khảo dùng thuốc Đông y để điều trị bệnh từ gốc, hiệu quả lâu dài. Với thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên dược tính cao, thuốc Đông y giúp tiêu viêm, giảm ngứa, thải độc,  đồng thời tăng cường chức năng ngũ tạng và sức đề kháng. Tùy vào cơ địa, mức độ bệnh mà các lương y sẽ bốc thuốc và gia giảm thành phần phù hợp. Tuy nhiên, cũng như thuốc Tây y, người bệnh cần sử dụng thuốc Đông y theo đúng chỉ dẫn của lương y để đạt hiệu quả tốt nhất.

Một số bài thuốc Đông y chữa nổi mẩn đỏ ngứa nổi tiếng và hiệu quả như: Bài thuốc gia truyền chữa nổi mẩn đỏ của Đỗ Minh Đường, Tiêu ban giải độc thang của Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc….

ĐỖ MINH ĐƯỜNG TRỊ TẬN GỐC NỔI MẨN ĐỎ NGỨA Ở BÀN TAY VÀ CHÂN DO MỀ ĐAY MẨN NGỨA GÂY RA

Theo lương y Đỗ Minh Tuấn – giám đốc chuyên môn hệ thống nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường cho hay: bản chất của những đám phong chẩn nổi trên mặt da là do can huyết hư sinh phong, can chủ về sơ tiết điều đạt khí huyết trong cơ thể, khi chức năng tạng can bị rối loạn sẽ sinh ra nội phong mà gây ngứa.

Do đó, để điều trị dứt điểm tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa này cần phải đồng thời sử dụng các vị thuốc có tác dụng hành huyết, hỗ trợ gan, thận hoạt động tốt hơn nhằm loại bỏ hoàn toàn các độc tố còn trong cơ thể, tăng sức đề kháng giúp ngăn ngừa bệnh tái phát. 

Tập trung vào nguyên tắc điều trị trên, từ 150 năm trước nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã cho ra đời bài thuốc Mề đay Đỗ Minh đặc trị các bệnh lý dị ứng, mẩn ngứa về da. Bài thuốc được bào chế từ hơn 30 loại thảo dược quý, hoạt động theo cơ chế TIÊU VIÊM – GIẢI ĐỘC – CHỐNG TÁI PHÁT.

Thế mạnh của Mề đay Đỗ Minh chính là khả năng đi sâu tác động vào căn nguyên gây ra bệnh, hỗ trợ hoạt động của gan thận nhằm đào thải các độc tố và đẩy mạnh khí huyết từ đó triệt tiêu hoàn toàn mề đay. 

Ngoài ra bài thuốc còn sở hữu những ưu điểm vượt trội như:

  • Nguồn gốc dược liệu đảm bảo, được trồng trọt, thu hái từ các vườn thuốc đạt tiêu chuẩn GACP – WHO do chính nhà thuốc gieo trồng.
  • Thuốc đảm bảo 3 KHÔNG: KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ – KHÔNG HÓA CHẤT – KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO THUỐC.
  • Vì có nguồn gốc 100% tự nhiên nên thuốc phù hợp với mọi đối tượng bao gồm cả trẻ em, phụ nữ đang mang thai, phụ nữ cho con bú, người có tiền sử đau dạ dày, cao huyết áp,…
  • Nhà thuốc có dịch vụ cô đặc thuốc thành dạng MIỄN PHÍ nếu bệnh nhân yêu cầu, thuốc cao được bào chế dưới quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo giữ nguyên hoạt chất, giúp bẻ gãy các liên kết hữu cơ khó hấp thụ vào cơ thể.

Sau 150 năm ứng dụng vào điều trị bệnh, bài thuốc Mề đay đã giúp cho hàng ngàn người bệnh thoát khỏi nỗi ám ảnh mề đay. Với thực tế kết quả điều trị cho thấy trên 95% bệnh nhân khỏi bệnh sau 3 – 6 tháng điều trị, bài thuốc chữa mề đay của nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã được sở Y tế Hà Nội công nhận và cấp giấy phép điều trị rộng rãi.

Từng có một khoảng thời gian dài khổ sở vì căn bệnh mề đay sau sinh, diễn viên Nguyệt Hằng đã chữa khỏi bệnh mề đay sau sinh sau 2 tháng điều trị tại Đỗ Minh Đường. Dưới đây là phác đồ điều trị của nữ diễn viên Vệt nắng cuối trời:

  • 1 – 7 ngày: Khu phong, tán hàn, đưa độc tố ra khỏi cơ thể. Lúc này tình trạng ngứa và sưng sẽ tăng lên đôi chút, sau đó dịu dần và thoải mái hơn. Đây là hiện tượng công thuốc trong Đông y, chứng tỏ cơ thể đang dần thích ứng với thuốc. 
  • 7 – 30 ngày:Tăng cường thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, giải phóng cơn ngứa. Đồng thời bổ máu, tăng cường chức năng gan, kích hoạt cơ chế tự lành của cơ thể.
  • 30 – 60 ngày:Tình trạng mẩn ngứa, mề đay được giải quyết tới 90%, sức khỏe được hồi phục giúp cơ thể tự cân bằng, ngăn ngừa mề đay quay lại. 
  • 60 – 90 ngày:Giai đoạn ổn định sức đề kháng, hệ tiêu hóa của cơ thể giúp cơ thể tự cường, tự chống lại các tác nhân gây bệnh. 

Nhận xét về hành trình 60 ngày “đánh bay” bệnh mề đay sau sinh tại Đỗ Minh Đường, diễn viên Nguyệt Hằng cho biết: “Trước khi tới nhà thuốc tôi từng có quãng thời gian khổ sở tới mất ăn, mất ngủ vì mề đay mẩn ngứa. Tới nay tuy mới đi hết ⅔ quãng đường nhưng sức khỏe có vẻ đã ổn định, những nốt mề đay sẩn ngứa đã lặn gần hết. Trong suốt 2 tháng điều trị tôi luôn nhận được sự quan tâm sát sao đến từ lương y Tuấn, bất kể thắc mắc nào của tôi đều được bác sĩ giải đáp tận tình, chính xác giúp tôi kiên trì điều trị bệnh tới cùng. Có thể nói Đỗ Minh Đường là địa chỉ khám và chữa bệnh tin cậy mà tôi và gia đình có thể sẵn sàng gửi gắm sức khỏe”.

Bài viết đã tổng hợp một số bệnh lý có khả năng gây nổi mẩn đỏ ngứa ở lòng bàn tay và chân, đồng thời đề cập đến một số biện pháp xử lý và phòng ngừa. Tuy nhiên bạn cần tránh việc xác định bệnh thông qua biểu hiện lâm sàng vì thực tế cho thấy, ở một số trường hợp triệu chứng thường không có tính điển hình và dễ gây nhầm lẫn. Vì vậy khi nhận thấy tổn thương kéo dài hơn 3 ngày, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và đề xuất hướng điều trị.

Hiện tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường đang triển khai chương trình khám và tư vấn bệnh MIỄN PHÍ. Để không bỏ lỡ cơ hội được khám trực tiếp 1 – 1 với các bác sĩ YHCT hàng đầu bạn hãy mau chóng liên hệ tới:

  • Hotline: 0963 302 349 (Hà Nội) hoặc 0938 449 768 (Hồ Chí Minh).
  • Website: Nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường
  • Facebook: Nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường

 Hoặc trực tiếp tới khám bệnh tại: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình Hà Nội;  Số 100 đường Nguyễn Văn Thương, phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

Tham khảo thêm: 

  • TOP 10 bác sĩ chữa mề đay uy tín, chất lượng tại Hà Nội và Hồ Chí Minh
  • Cách nhận biết nổi mề đay do nhiễm giun sán và biện pháp xử lý
  • TOP địa chỉ chữa nổi mề đay uy tín, chất lượng nhất hiện nay

Xem thêm

Điều trị nổi mề đay bằng bài thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường – Giải pháp hoàn hảo cho người bệnh

Hàng ngàn người thoát được biến chứng do mề đay gây ra nhờ bài thuốc bí truyền này!