[Nổi mề đay]: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm
Nổi mề đay là hiện tượng không hiếm gặp. Bệnh gây nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt, sức khỏe của người bệnh.
Vậy nổi mề đay là gì? Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết sau.
Nổi mề đay là gì? Phân loại
Nổi mề đay (mày đay) là phản ứng cấp hoặc mãn tính của mạch máu ở lớp trung bì. Mề đay có hình thái tổn thương rất đa dạng và thường tiến triển qua 2 giai đoạn: Giai đoạn cấp (xảy ra dưới 6 tuần) và giai đoạn mãn tính (kéo dài trên 6 tuần).
Nổi mề đay là hệ quả do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Tuy nhiên ở một số trường hợp, mề đay có thể bùng phát vô căn (được gọi là mề đay tự phát).
Phần lớn các trường hợp bị mày đay đều thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi, chăm sóc và điều trị bằng thuốc. Chỉ có khoảng 5 – 10% trường hợp triến triển trên 6 tuần và chuyển sang giai đoạn mãn tính.
Hiện tại, bệnh mề đay được phân thành 4 loại chính:
- Mề đay vật lý: Mề đay do kích thích cơ học, ánh nắng mặt trời hoặc do thay đổi nhiệt độ đột ngột.
- Phù mạch: Là dạng mề đay có tổn thương sâu và lan tỏa trên phạm vi rộng. Hiện nay nguyên nhân gây ra mề đay phù mạch vẫn chưa được xác định.
- Mề đay thông thường: Bao gồm mề đay cấp và mãn tính, khởi phát do thay đổi nội tiết, nhiễm trùng, tác dụng phụ của thuốc, dị ứng hoặc vô căn.
- Mề đay tiếp xúc: Xảy ra khi vùng da tiếp xúc với các tác nhân kích thích.
Dấu hiệu nhận biết nổi mề đay
Nổi mề đay có hình thái tổn thương rất đa dạng, thường phụ thuộc vào cơ địa, nguyên nhân, độ tuổi và giai đoạn của bệnh.
Một số dấu hiệu điển hình của chứng nổi mày đay:
- Xuất hiện các nốt sẩn màu đỏ hoặc trắng, có ranh giới rõ ràng so với những vùng da xung quanh.
- Hoặc có thể phát sinh ban da màu hồng hoặc đỏ ở vùng má, trán, cổ, ngực và lưng.
- Một số trường hợp nặng có thể bị phù mí mắt, môi, sưng họng và mặt.
- Ngứa ngáy dữ dội (đây là triệu chứng điển hình nhất của chứng nổi mày đay), ngoài ra nổi mề đay còn có thể gây sưng đau và nóng rát.
- Một số trường hợp nhẹ chỉ xuất hiện các ban da nhỏ, màu hồng/ đỏ và mọc liền kề ở tay, ngực và chân. Đối với dạng mề đay này, triệu chứng thường thuyên giảm nhanh trong vòng 24 giờ.
Tổn thương da do mề đay thường có xu hướng bùng phát mạnh và gây ngứa dữ dội khi có một số yếu tố kích thích như căng thẳng, tăng thân nhiệt, vận động mạnh, ăn thực phẩm dễ dị ứng,…
Các nguyên nhân gây nổi mề đay
Nổi mề đay là hệ quả do phản ứng của mao mạch ở lớp trung bì khi có tác nhân kích thích. Thông thường sau khi tiếp xúc với yếu tố gây dị ứng/ kích thích, các tế bào mast sẽ giải phóng histamine và các hoạt chất hóa học vào máu.
Sau đó các chất này sẽ kích thích mao mạch giãn nở và làm phát sinh các tổn thương thực thể ở trên da đi kèm với một số triệu chứng cơ năng (ngứa, sưng đau, nóng rát).
Các nguyên nhân phổ biến gây nổi mề đay thường gặp:
- Dị ứng: Dị ứng là nguyên nhân phổ biến nhất gây nổi mề đay mẩn ngứa. Các dạng dị ứng thường gặp, bao gồm dị ứng thuốc, thức ăn, thời tiết, hóa mỹ phẩm hoặc do bụi bẩn, phấn hoa, lông chó mèo,…
- Do tiếp xúc: Ngoài nguyên nhân dị ứng, nổi mề đay còn có thể xảy ra do tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, nhựa thực vật, nọc độc côn trùng hoặc ánh nắng mặt trời.
- Sử dụng thuốc: Sử dụng một số loại thuốc (kháng sinh, thuốc giảm đau,…) có thể gây nổi mề đay mẩn ngứa. Tình trạng này thường xảy ra do tác dụng phụ hoặc do phản ứng dị ứng thuốc.
- Căng thẳng: Căng thẳng thần kinh là yếu tố ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Căng thẳng kéo dài có thể khiến hệ miễn dịch bị rối loạn, dẫn đến hiện tượng sản sinh các hóa chất trung gian, sau đó giải phóng vào da và gây nổi mày đay.
- Tự phát: Theo thống kê, có đến 60% bệnh nhân nổi mề đay tự phát và không thể tìm được nguyên nhân hoặc yếu tố rủi ro.
- Các nguyên nhân khác: Ngoài ra nổi mề đay có thể là hệ quả do nhiễm trùng cấp, uống quá nhiều rượu, ảnh hưởng của một số bệnh lý (chủ yếu là bệnh gan).
Nổi mề đay có nguy hiểm không?
Nổi mề đay là một biểu hiện của da khi mao mạch bị kích thích. Thông thường tình trạng này sẽ thuyên giảm trong vòng 24 giờ hoặc dứt điểm dưới 6 tuần. Tuy nhiên ở một số trường hợp, mề đay có thể kéo dài và chuyển sang giai đoạn mãn tính.
Mề đay mãn tính không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Tuy nhiên các triệu chứng cơ năng của bệnh (đau rát và ngứa) có thể làm gián đoạn giấc ngủ, gây suy nhược cơ thể, mệt mỏi, ảnh hưởng xấu đến hoạt động và làm việc.
Ngoài ra mề đay có thể là biểu hiện của sốc phản vệ (một phản ứng dị ứng đột ngột và nghiêm trọng). Sốc phản vệ thường xảy ra sau khi dùng thuốc, bị côn trùng cắn hoặc sử dụng một số thực phẩm.
Trong trường hợp nhận thấy nổi mề đay đi kèm với triệu chứng sưng môi, lưỡi, khó thở, chóng mặt, cần chủ động đến bệnh viện hoặc gọi cấp cứu để được chăm sóc y tế. Sốc phản vệ có thể gây hạ huyết áp đột ngột, suy hô hấp và tử vong nếu không được xử lý kịp thời.
Chẩn đoán bệnh nổi mề đay (mày đay)
Nổi mề đay thường được chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng.
1. Chẩn đoán lâm sàng
Chẩn đoán lâm sàng thường dựa vào hình thái tổn thương, khu vực ảnh hưởng, mật độ phân bố và các triệu chứng cơ năng.
- Phân bố: Mề đay có thể khu trú tại một số vùng da hoặc có thể lan rộng toàn thân.
- Hình thái tổn thương: Tổn thương có hình thái đa dạng nhưng chủ yếu là các sẩn phù với kích thước không đồng nhất, màu đỏ hoặc trắng nhạt.
- Khu vực ảnh hưởng: Tập trung nhiều nhất ở tay, mặt, môi và mi mắt.
- Triệu chứng cơ năng: Ngứa là triệu chứng điển hình nhất của bệnh nổi mề đay. Một số bệnh nhân có thể bị ngứa kèm theo các dấu hiệu khác như bỏng rát, châm chích, sưng đau.
2. Chẩn đoán cận lâm sàng
Trong trường hợp triệu chứng lâm sàng không đặc trưng, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng như sau:
- Xét nghiệm máu: Nổi mề đay là hệ quả do phản ứng dị ứng và nhiễm trùng. Vì vậy xét nghiệm máu có thể xác định số lượng bạch cầu và sự hiện diện của vi khuẩn.
- Sinh thiết da: Trong trường hợp nghi ngờ mề đay do bụi và phấn hoa, bác sĩ có thể sinh thiết da để tìm các hóa chất trung gian trong phản ứng dị ứng.
Các biện pháp điều trị nổi mề đay (mày đay)
Nổi mề đay có thể thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi, chăm sóc mà không cần can thiệp biện pháp y tế. Tuy nhiên trong trường hợp mề đay gây ngứa dữ dội, bác sĩ có thể chỉ định thuốc bôi và uống để cải thiện.
1. Điều trị không dùng thuốc
Với những người bị mề đay nhẹ, triệu chứng có thể biến mất hoàn toàn trong vòng 24 giờ đồng hồ mà không cần chăm sóc hay điều trị. Trong trường hợp triệu chứng kéo dài hơn 1 ngày, bạn có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện sau:
- Loại bỏ nguyên nhân gây bệnh: Cần xác định yếu tố kích thích da nổi mày đay và tìm cách loại bỏ nguyên nhân này.
- Nghỉ ngơi: Nên dành thời gian nghỉ ngơi và kiểm soát căng thẳng bằng các hoạt động như tập yoga, bơi lội, đọc sách, nghe nhạc,…
- Thay đổi thuốc điều trị: Trong trường hợp nổi mề đay là tác dụng phụ do sử dụng thuốc, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được thay thế loại thuốc khác.
- Chườm lạnh: Nổi mề đay thực chất là hệ quả do mao mạch ở lớp trung bì bị viêm do có yếu tố kích thích. Vì vậy bạn có thể làm giảm các sẩn ngứa bằng cách chườm lạnh. Nhiệt độ lạnh giúp co mạch máu, làm giảm ngứa ngáy và sưng viêm rõ rệt.
- Giữ cơ thể mát mẻ: Nhiệt độ cao có thể khiến mề đay lan rộng ra toàn thân và gây ngứa nghiêm trọng. Do đó bạn nên tắm nước mát và mặc quần áo thông thoáng để hạn chế tình trạng nói trên.
- Sử dụng nha đam: Nha đam chứa nhiều nước, axit amin, khoáng chất và vitamin. Do đó sử dụng nha đam lên vùng da bị tổn thương có thể giảm ngứa nhanh, làm dịu da và dưỡng ẩm hiệu quả.
- Bổ sung vitamin, nước và khoáng chất: Ngoài ra, bạn nên tăng cường uống nước và bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin như rau xanh, trái cây. Những thành phần dinh dưỡng này có tác dụng nâng cao miễn dịch và làm giảm triệu chứng nổi mề đay đáng kể.
- Thường xuyên dùng kem chống nắng: Ánh nắng mặt trời là một trong những yếu tố gây nổi mề đay. Vì vậy bạn nên sử dụng kem chống nắng khi phải hoạt động và di chuyển ngoài trời nhằm bảo vệ da và cải thiện chứng nổi mày đay mẩn ngứa.
2. Sử dụng thuốc uống hoặc bôi
Trong trường hợp nổi mề đay xảy ra toàn thân và gây ngứa dữ dội, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc sau:
- Thuốc kháng histamine H1: Nhóm thuốc này ức chế chọn lọc thụ thể histamine H1 (thành phần trung gian trong phản ứng dị ứng), từ đó làm giảm các sẩn đỏ, viêm và ngứa ở trên da. Tuy nhiên nhóm thuốc này có thể gây buồn ngủ và thiếu tập trung khi sử dụng.
- Thuốc giảm đau (Paracetamol và NSAID): Trong trường hợp nổi mề đay do nhiễm trùng, ngoài tổn thương da bạn còn có thể bị sốt cao và đau nhức. Thuốc giảm đau thường được sử dụng nhằm cải thiện cơn đau và hạ thân nhiệt.
- Thuốc chống viêm đường uống (NSAID và corticosteroid): Nổi mề đay nặng có thể khiến da sưng đỏ nghiêm trọng và bùng phát trên diện rộng. Để giảm viêm và đau, bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Tuy nhiên trong trường hợp mề đay phù mạch, bác sĩ thường chỉ định corticosteroid đường uống (Prednison).
- Thuốc bôi: Thuốc bôi trị mề đay thường chứa hoạt chất kháng histamine và corticoid, có tác dụng giảm ngứa và sưng viêm. Thuốc bôi thường được chỉ định với trường hợp nổi mề đay khu trú.
Ngoài ra với những trường hợp nổi mề đay mãn tính, bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống trầm cảm 3 vòng ở dạng bôi, thuốc ức chế miễn dịch (Cyclosporine, Tacrolimus) và thuốc tiêm chứa kháng thể nhân tạo.
Xem chi tiết: TOP 10 loại thuốc chữa dị ứng thời tiết, nổi mề đay tốt nhất hiện nay [Đã Kiểm Chứng]
Điều trị nổi mề đay ở những nhóm đối tượng đặc biệt
1. Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai là đối tượng nhạy cảm với thuốc điều trị – đặc biệt là thuốc uống. Hầu hết các loại thuốc được sử dụng trong thời gian mang thai đều có khả năng gây ra rủi ro và tác dụng phụ.
Do đó điều trị nổi mề đay ở phụ nữ mang thai chủ yếu là giảm triệu chứng bằng cách loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, chăm sóc da và áp dụng một số biện pháp cải thiện tại nhà.
2. Phụ nữ cho con bú
Phụ nữ cho con bú bị nổi mề đay có thể sử dụng hầu hết các loại thuốc kháng histamine. Nhóm thuốc này ít bài tiết qua sữa mẹ và gần như không gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Bên cạnh đó nên áp dụng với các biện pháp tại nhà để hạn chế tối đa tần suất sử dụng thuốc điều trị.
3. Trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ trên 1 tuổi có thể sử dụng thuốc kháng histamine H1 ở dạng bôi hoặc đường uống để cải thiện chứng nổi mày đay. Tuy nhiên với nhóm thuốc chống viêm (đặc biệt là corticosteroid), thuốc chứa kháng thể nhân tạo và thuốc ức chế miễn dịch, bác sĩ thường cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chỉ định cho trẻ.
Tham khảo: Chuyên gia Đông y chỉ cách chữa nổi mề đay ở trẻ em an toàn, hiệu quả cao
Bài thuốc chữa nổi mề đay an toàn cho cả 3 đối tượng trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và sau sinh
Bài thuốc ihs.org.vn muốn giới thiệu với các bạn đó là bài thuốc Mề đay Đỗ Minh được nghiên cứu và phát triển bởi nhà thuốc Đỗ Minh Đường. Phương thuốc này nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ người dùng về công năng cũng như hiệu quả đáng kinh ngạc mà nó mang lại.
Được bào chế từ hơn 30 vị thuốc quý, bài thuốc Mề đay Đỗ Minh có giá trị hơn 150 năm tuổi của Nhà thuốc Đỗ Minh Đường là kết quả nghiên cứu, cải tiến, tối ưu của 5 đời cha truyền con nối hành nghề bốc thuốc chữa bệnh.
Sự liên kết chặt chẽ của 3 phương thuốc nhỏ trong cùng 1 liệu trình đã giúp bài thuốc Mề đay Đỗ Minh gây được tiếng vang lớn trong giới Y học cổ truyền bởi một loạt ưu điểm vượt trội như:
- Phù hợp với mọi đối tượng, kể cả trẻ em, phụ nữ có thaivà đang cho con bú.
- 100% không chứa chất bảo quản, không lẫn tân dược nên vô cùng lành tính.
- Thành phần thảo dược sạch, đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế do Đỗ Minh Đường đầu tư ươm trồng.
- Thuốc tập trung giải quyết căn nguyên gây bệnh từ bên trong cơ thể, mang lại hiệu quả lâu dài, bền vững, phòng ngừa bệnh tái phát.
- Hiệu quả điều trị đã được kiểm chứng qua hàng ngàn người bệnh. Hơn 90% người sử dụng hài lòng với kết quả đạt được sau 1 – 2 liệu trình.
Tính ưu việt của bài thuốc Mề đay Đỗ Minh đã được hàng ngàn bệnh nhân trực tiếp kiểm chứng.
- Sau 1 – 2 tuần sử dụng: Ngứa ngáy giảm, các nốt mẩn đỏ thưa dần.
- Sau 3 – 4 tuần: Hết cảm giác râm ran dưới da, không còn mẩn đỏ, ngủ ngon, cơ thể thoải mái, da dẻ hồng hào trở lại.
- Sau 6 – 8 tuần: Chức năng gan, thận được phục hồi, cơ thể khỏe khoắn, mề đay được đẩy lùi hoàn toàn.
Tuy nhiên, bệnh nhân bị mề đay nặng cần kiên trì dùng thuốc dài hơn để triệt tiêu hoàn toàn tác nhân gây bệnh, phòng chống tái phát trở lại.
Bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh Đường đã điều trị hiệu quả cho hàng ngàn bệnh nhân trong đó có nữ diễn viên Nguyệt Hằng, chị bị mề đay sau khi sinh bé thứ 4 ở độ tuổi 45. Cùng lắng nghe lời chia sẻ hành trình thoát khỏi tình trạng mẩn ngứa của Nguyệt Hằng sau đây:
[VIDEO] Hành trình nữ diễn viên Nguyệt Hằng chữa dứt điểm bệnh mề đay nhờ bài thuốc Mề đay Đỗ Minh.
Ngoài diễn viên Nguyệt Hằng, bài thuốc Mề đay Đỗ Minh đã giúp hàng ngàn bệnh nhân khác thoát khỏi cảnh ngứa ngáy bất kể ngày đêm.
Chị Trần Thu Uyên (Nhân viên văn phòng, Hà Nội): “Sau 3 năm ròng rã uống đủ các loại thuốc Đông Tây y mà không khỏi, bạn bè tôi giới thiệu tới nhà thuốc Đỗ Minh Đường. Bác sĩ chẩn đoán tôi đã bị mề đay mẩn ngứa mãn tính, vậy mà chỉ kiên trì dùng thuốc gần 5 tháng, các nốt mề đay của tôi ít dần và cơn ngứa gần như biến mất. Tôi dùng thêm 1 liệu trình nữa thì khỏi hẳn. Hiện tôi vẫn chưa bị lại”
Anh Nguyễn Hùng Long (Nhân viên Marketing, Hà Nội): “Quả thật những lời khen dành cho bài thuốc mề đay Đỗ Minh là không hề quá. Uống thuốc được hơn 1 tháng tôi đã cảm nhận được sự tiến triển rõ rệt, hết nóng trong người, ăn ngủ tốt hơn, da dẻ mát mẻ hồng hào hơn. Tôi vô cùng tin tưởng và biết ơn nhà thuốc Đỗ Minh Đường”
Những chia sẻ chân thực từ các bệnh nhân là minh chứng rõ ràng nhất về hiệu quả bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh. Chữa sớm khỏi nhanh, ngăn ngừa biến chứng.
Để tiết kiệm thời gian đun sắc, Nhà thuốc Đỗ Minh Đường hỗ trợ bệnh nhân bào chế bài thuốc mề đay thành dạng cao theo tỷ lệ Vàng, dễ dàng bảo quản, tiện sử dụng. Bạn đọc có nhu cầu tư vấn, vui lòng liên hệ theo hotline để được hỗ trợ MIỄN PHÍ: 024 6253 6649 – 0963 302 349 (Hà Nội) hoặc 0938 449 768 – 028 3899 1677 (TP. Hồ Chí Minh).
Phòng ngừa nổi mề đay tái phát
Nổi mề đay có khả năng tái phát cao – đặc biệt là ở người có cơ địa dễ dị ứng. Vì vậy ngoài việc điều trị, bạn nên thực hiện một số biện phòng ngừa giúp giảm thiểu nguy cơ bệnh tái phát.
Phòng ngừa nổi mề đay tái phát với những biện pháp sau:
- Giữ vệ sinh da sạch sẽ, đồng thời nên mặc quần áo rộng rãi và có chất liệu thông thoáng.
- Hạn chế các bộ môn thể thao gây đổ mồ hôi nhiều và làm tăng thân nhiệt. Có thể chuyển sang bơi lội hoặc tập yoga để tránh kích thích nổi mề đay bùng phát trở lại.
- Không sử dụng các loại thực phẩm có khả năng dị ứng cao. Ngoài ra, người có cơ địa nhạy cảm cần hạn chế dùng rượu bia, trà đặc và cà phê.
- Giữ không gian sống thông thoáng, thường xuyên vệ sinh nhà cửa để loại bỏ nấm mốc, phấn hoa và bụi bẩn.
- Sử dụng khẩu trang và giữ ấm cơ thể trong thời tiết khô hanh và nhiều gió.
- Mặc áo khoác, sử dụng dù và dùng kem chống nắng khi phải hoạt động dưới ánh nắng mặt trời.
- Không nên tắm nước quá nóng bởi nhiệt độ cao có thể kích thích da và khiến mề đay tái phát.
- Hạn chế sử dụng các sản phẩm vệ sinh và dưỡng da có độ pH cao, nhiều xà phòng và hương liệu.
Nổi mề đay là bệnh da liễu thường gặp và xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên bệnh có thể được kiểm soát tốt nếu chăm sóc và điều trị đúng cách. Trong trường hợp mề đay do sốc phản vệ, cần chủ động đến bệnh viện để tránh các rủi ro và tình huống đáng tiếc.
[wpcc-script type=”application/ld+json”]
CÂU HỎI TỪ BẠN ĐỌC
Nổi Mề Đay Có Lây Không?
Theo các chuyên gia Da liễu, căn nguyên của mề đay mẩn ngứa khá phức tạp và có liên quan mật thiết đến hoạt động phóng thích histamine (thành phần trung gian trong phản ứng dị ứng). Do bệnh chỉ khởi phát khi có yếu tố dị ứng và không có khả năng lây nhiễm từ người sang người.
Tuy nhiên với những người bị mề đay do nhiễm trùng cấp. Tác nhân gây nhiễm trùng (virus, nấm và vi khuẩn) có thể lây nhiễm thông qua hoạt động giao tiếp, ăn uống chung hoặc sử dụng chung vật dụng cá nhân.
Thoa rượu có làm giảm mề đay được không?
Theo các nhà nghiên cứu, rượu trắng là hợp chất hữu có có tác dụng kháng khuẩn rất cao. Tuy nhiên, các bác sĩ Da liễu cho rằng, không có nghiên cứu hiện đại nào cho thấy khả năng điều trị chứng mề đay của rượu trắng. Trong khi rượu trắng chỉ có tác dụng sát khuẩn ngoài da còn bệnh mề đay được hình thành từ bên trong cơ thể.
Các chuyên gia Da liễu khuyên rằng, người bị mề đay không nên thoa trực tiếp rượu trắng lên da để trị mề đay.
Vì sao hay bị nổi mề đay khi ăn tôm cua?
Tôm cua là các loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm đạm, canxi, kẽm, chất béo, magie, sắt,… Ngoài tác dụng cung cấp năng lượng và bồi bổ sức khỏe, các món ăn từ tôm cua còn giúp duy trì hệ xương khớp chắc khỏe, tăng cường chức năng sinh lý ở cả nam và nữ.
Tuy nhiên trên thực tế, có khoảng 26% trường hợp nổi mề đay sau khi ăn tôm cua và các loại hải sản khác. Theo các chuyên da Da liễu, nổi mề đay trong trường hợp này thường xảy ra do dị ứng với protein có trong thực phẩm.
Nên đọc:
- TOP địa chỉ chữa nổi mề đay uy tín, chất lượng nhất hiện nay
- Mẹ 8x chia sẻ hành trình chữa nổi mề đay sau sinh bằng thuốc nam