Nổi nốt đỏ trên da và ngứa: Điểm mặt 10 thủ phạm phổ biến

Nổi nốt đỏ trên da và ngứa do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể là do các bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Nổi nốt đỏ trên da và ngứa là tình trạng thường gặp ở nhiều người của căn bệnh ngoài da. Nhất là đối với những đối tượng có làn nhạy cảm thường dễ bị nổi mẩn và ngứa hơn. Tình trạng này khiến cho nhiều người cảm thấy lo lắng. Và đây cũng có thể là dấu hiệu khởi phát của một bệnh lý nguy hiểm khác.

Để hiểu rõ các bệnh lý có thể gặp các nốt đỏ trên da và dẫn đến ngứa các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây, cũng như cách điều trị an toàn.

Nổi nốt đỏ trên da và kèm theo triệu chứng ngứa ngáy có thể là một dấu hiệu của một bệnh lý về da
Nổi nốt đỏ trên da và kèm theo triệu chứng ngứa ngáy có thể là một dấu hiệu của một bệnh lý về da

Nổi nốt đỏ trên da và ngứa là biểu hiện của các bệnh lý nào?

Nổi nốt đỏ trên da là căn bệnh ngoài da dễ gặp ở mọi lứa tuổi, cũng như giới tính. Đây là căn bệnh không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và thường không lây lan, nhưng nó cũng là dấu hiệu nhận biết của một số bệnh nguy hiểm trong nội tạng hay các căn bệnh về đường ruột, da liễu.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng da nổi nốt đỏ và ngứa, người bệnh rất khó để xác định đâu là nguyên nhân chính. Việc nổi các nốt đỏ và dẫn đến ngứa người bệnh không nên chủ quan, cần nên đến các cơ sở y tế thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác triệu chứng mà mình mắc phải để điều trị một cách phù hợp nhất. 

Hiện tượng nổi nốt đỏ trên da và ngứa là dấu hiệu của bệnh lý thường gặp có thể kể đến các bệnh lý sau:

1. Bệnh mề đay

Nổi nốt đỏ trên da và có hiện tượng ngứa ngáy thì có thể bạn đang bị bệnh nổi mề đay. Đây là một dạng viêm ngoài da và triệu chứng điển hình nhất của bệnh này là tình trạng ngứa da xuất hiện ngày càng nhiều. Khi bị mề đay, người bệnh có thể nổi ban đỏ hoặc ban trắng rải rác ở các chi hoặc toàn cơ thể.

Do tình trạng ngứa nên người bệnh thường xuyên gãi. Và việc gãi quá mạnh có thể dẫn đến tình trạng các vết mẩn đỏ bị sưng phù nề, các vết thương bị lây lan nhanh hơn. Một số trường hợp khác có thể dẫn đến khó thở, phù mí mắt,… Chính vì vậy nên bệnh ảnh hưởng rất nhiều đối với sức khỏe cũng như sinh hoạt của người bệnh.

Nổi nốt đỏ trên da và ngứa có thể là dấu hiệu của bệnh mề đay

2. Rôm sảy

Rôm sảy là tình trạng tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn gây nên sự ứ đọng mồ hôi bít kín làn da gây ra viêm da và xuất hiện các nốt đỏ trên da. Hiện tượng rôm sảy thường xảy ra vào mùa hè và có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng bệnh chủ yếu vẫn xuất hiện ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Bởi vì, tuyến mồ hôi của trẻ chưa được phát triển hoàn thiện. 

Đa số người mắc bệnh rôm sảy có thể tự khỏi khi thời tiết trở lại mát mẻ mà không nhất thiết nhờ đến sự tác động của y khoa. Khi đó, cơ thể tự điều chỉnh lượng mồ hôi thoát ra. Tuy nhiên bệnh này gây ngứa ngáy khó chịu, khiến người bệnh buộc phải gãi. Nhưng gãi quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng trầy xước da và bị nhiễm trùng vết thương hay lở loét.

Triệu chứng nhận biết người bị rôm sảy:

  • Biểu hiện đầu tiên của rôm sảy là xuất hiện các mụn nước nhỏ, li ti mọc thành từng đám trên da và có màu đỏ. Thường mọc ở lưng, cổ, bụng và tay, trên trán, vai và có thể mọc thêm ở những nơi hay ra mồ hôi như nách, háng;
  • Rôm sảy sẽ gây bứt rứt khó chịu, ngứa ngáy;
  • Có thể nổi mụn nhọt, nhiễm trùng lở loét dẫn đến vết thương sưng đau lên cơn sốt.

3. Bệnh viêm da cơ địa

Bệnh viêm da cơ địa là một bệnh về da liễu mãn tính. Đây là bệnh khó có thể chữa lành dứt điểm  và có thể tái phát bất cứ lúc nào gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Viêm da cơ địa thường xuất hiện rất sớm, từ trẻ sơ sinh và cho đến khi trưởng thành thì căn bệnh này vẫn có thể theo bạn.

Viêm da cơ địa là một bệnh có thể di truyền từ gia đình, hoặc những người bị mẫn cảm thường xuyên bị dị ứng. Căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến bất cứ vùng da nào trên cơ thể của bạn như bàn tay, bàn chân, lưng, bụng,…

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da cơ địa:

  • Những cơn ngứa ngáy luôn quấy rối bạn. Đặc biệt vào đêm, khi lên cơn ngứa sẽ làm cho người bệnh mất ngủ, dẫn đến làm ảnh hưởng đến sức khỏe;
  • Do ngứa nên người bệnh thường xuyên gãi mạnh và khiến do vùng da bị trầy xước dễ bị nhiễm trùng, sưng viêm;
  • Tình trạng chà xát nhiều khiến da dày sừng lên gây nên hiện tượng bong tróc da;
  • Làn da khô, nứt nẻ, nổi sần và nốt đỏ li ti.
  • Vùng da bị tổn thương chuyển thành màu nâu, xám.
Tình trạng nổi các nốt đỏ trên da thường đi kèm với các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu
Tình trạng nổi các nốt đỏ trên da thường đi kèm với các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu

Xem thêm: Kinh nghiệm chữa viêm da cơ địa của bẹnh nhân 7 năm

4. Bệnh viêm da tiếp xúc

Bệnh viêm da tiếp xúc hay còn gọi là bệnh viêm da dị ứng. Đây là một căn bệnh thường gặp khi cơ thể hay tiếp xúc với hóa chất như chất như xà phòng, thuốc tẩy, dầu rửa chén, quần áo bẩn, nguồn nước bị ô nhiễm,… Bệnh có thể bị nặng hay nhẹ tùy thuộc vào từng cơ địa của mỗi người. Đặc biệt hơn, bệnh viêm da tiếp xúc có thể tái đi tái lại nhiều lần.

Khi người bệnh gặp phải bệnh viêm da tiếp xúc sẽ có những dấu hiệu sau: 

  • Nổi mẩn đỏ, ngứa, phát ban, viêm mủ, tình trạng viêm nhiễm do gãi ngứa;
  • Các vùng mắt và bẹn có thể bị tổn thương, có dịch rỉ vàng;
  • Da bị nứt rẻ hoặc phồng rộp.

5. Các bệnh lý về gan

Gan giữ chức năng rất quan trọng trong việc đào thải các chất độc tố, thanh lọc cơ thể tránh yếu tố nhiễm khuẩn. Nếu bạn mắc một số bệnh như nóng gan, nhiễm độc gan, viêm gan, xơ gan,… sẽ khiến cho chức năng của gan bị suy yếu đi dẫn đến cơ thể có xuất hiện một số triệu chứng nổi các nốt đỏ trên da và ngứa ngáy toàn thân.

Những triệu chứng thường gặp phải khi mắc bệnh về gan như: mệt mỏi, chảy máu răng, da vàng vọt, vàng mắt, chán ăn, đau nhức trước ngực, thường xuyên đi tiểu có màu vàng đậm,…

6. Bệnh ung thư vú

Một trong những bệnh nguy hiểm hàng đầu nhất là phụ nữ cũng có dấu hiệu nổi các nốt đỏ trên da và gây ngứa đó là bệnh ung thư vú. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do các tế bào ung thư phát triển thành các u gây ra sự chèn ép mạch máu và bạch huyết, tạo thành chất lỏng ở dưới da gây ra sự kích ứng da. 

Ngoài xuất hiện các nốt đỏ trên da, bệnh ung thư vú còn có những triệu chứng khác, như:

  • Phần trước ngực bị ngứa nhiều, nổi các mẩn đỏ, da trở nên sần sùi đi;
  • Đau tức trước ngực, sưng phồng mất bình thường;
  • Nổi các hạch nhỏ ở xung quanh vú và có cảm giác đau khi ấn mạnh.

7. Suy thận

Nếu thận bị suy giảm, các loại độc tố bên trong cơ thể không được đào thải ra bên ngoài và dẫn đến tình trạng tích tụ độc tố. Khi đó làn da bắt đầu nổi những nốt đỏ kèm theo đó là những cơn ngứa ngáy khó chịu. Nếu người bệnh ở giai đoạn nặng của bệnh suy thận thì sự ngứa ngáy sẽ càng dữ dội hơn. 

Bên cạnh đó, bệnh suy thận còn có sự góp mặt của nhiều triệu chứng khác như:

  • Cao huyết áp;
  • Rối loạn giấc ngủ, ngủ không ngon, ngủ không sâu giấc;
  • Đi tiểu nhiều lần;
  • Tức ngực khó thở, có thể dẫn đến dịch tràn qua màng phổi, hay lên cơn đau tim.
Khi chức năng thận bị suy yếu, quá trình đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể bị kiềm hãm. Các độc tố tích tụ dần và dẫn đến tình trạng nổi nốt đỏ trên da
Khi chức năng thận bị suy yếu, quá trình đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể bị kiềm hãm. Các độc tố tích tụ dần và dẫn đến tình trạng nổi nốt đỏ trên da

8. Nhiễm khuẩn, giun sán

Khi bạn bị nhiễm giun sán biểu hiện đầu tiên của bạn sẽ bị sụt cân. Bởi vì, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong cơ thể đã bị giun lấy đi, cùng với đó là nổi các vết đỏ trên da.

Tình trạng bị nhiễm giun sán được cho là do sống trong môi trường ô nhiễm nguồn nước, quan hệ tình dục thiếu an toàn, hay ở gần các động vật có giun sán. 

Giun sán xâm nhập vào cơ thể của bạn gây nên tình trạng mất cân bằng về cơ thể. Hệ miễn dịch của cơ thể bắt đầu hoạt động mạnh tạo nên sự kích ứng da toàn thân từ đó gây nên sự ngứa ngáy, mọc mẩn đỏ. Tùy theo sự nhiễm khuẩn giun sán chúng ta có thể nhận biết các dấu hiệu như:

  • Tình trạng kiệt sức hoặc thường xuyên mệt mỏi;
  • Da sần sùi, da khô;
  • Táo bón không rõ nguyên nhân;
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân;
  • Tức ngực, thường xuyên bị sốt, nhức tai, viêm mũi,…

9. Bệnh về tuyến giáp

Bệnh về tuyến giáp có thể gây ngứa và nổi các nốt đỏ trên da, do cơ thể mất cân nội tiết tố bên trong. Bệnh về tuyến giáp có hai loại là suy giáp và cường giáp do hoạt động kém hoặc quá mức, bệnh thường xuất hiện ở vị trí cơ thể như vùng, chân, đùi,…Tình trạng bệnh tuyến giáp rất nguy hiểm và khó lường trước nên có những dấu hiệu sau đây thì bạn nên tìm khám bác sĩ:

  • Da bị khô, nhăn nheo xuất hiện sáp da, móng tay cứng;
  • Bề mặt làn da xuất hiện các nốt sần nhỏ, tăng tiết mồ hôi và tăng sự mọc tóc;
  • Gây ngứa và đau đớn ;
  • Cơ thể bị thay đổi, rối loạn về kinh nguyệt, đau khắp toàn thân.

10. Bệnh bạch huyết

Người bị bệnh bạch huyết bắt đầu có những dấu hiệu nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy toàn thân khi các hạch huyết sưng to bên trong cơ thể khiến cho sức đề kháng suy yếu và giảm dần. Triệu chứng của bệnh bạch huyết ngày càng rõ rệt thì các hạch huyết sưng càng to ra kéo theo và dẫn đến chứng nổi mẩn đỏ trên da và càng ngày càng ngứa, khó chịu.

Triệu chứng của bệnh bạch huyết được gây ra rất nhiều để cảnh báo về sự nguy hiểm của bệnh, khi gặp phải các trường hợp sau các bạn nên đi khám và chữa trị kịp thời:

  • Mọc u sưng ở cổ, nách hoặc háng;
  • Ho, khó thở, tức ngực, sốt, đổ mồ hôi liên tục;
  • Thường xuyên mệt mỏi, giảm cân.

Cách điều trị chứng nổi nốt đỏ trên da và ngứa

Khi bạn có những dấu hiệu nổi nốt đỏ và ngứa trên da. Bạn nên xác định rõ nguyên nhân gây bệnh rồi lựa chọn những phương pháp điều trị phù hợp với thể trạng và mức độ bệnh lý.

1. Tiến hành thăm khám bác sĩ

Với trường hợp da bạn bị nổi đỏ và ngứa, người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín về da liễu để gặp các bác sĩ. Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra da, xét nghiệm máu hoặc một số thủ thuật khác.Từ đó đưa ra kết luận chính xác về bệnh lý đang mắc phải và đưa ra một số biện pháp điều trị phù hợp.

Tìm gặp bác sĩ để biết chính xác tình trạng nổi đỏ trên da và gây ngứa là biểu hiện của bệnh lý nào
Tìm gặp bác sĩ để biết chính xác tình trạng nổi đỏ trên da và gây ngứa là biểu hiện của bệnh lý nào

Việc điều trị bằng các loại thuốc Tây y được khá nhiều người bệnh lựa chọn để điều trị. Một số loại thuốc kháng sinh người bệnh có thể tham khảo khi bị nổi nốt đỏ trên da và ngứa:

  • Thuốc kháng histamin;
  • Thuốc kháng viêm;
  • Thuốc giảm đau;
  • Thuốc bôi ngoài da;
  • Thuốc tiêm;
  • Kem dưỡng ẩm.

Tuy nhiên, điều trị bằng các loại thuốc Tây y có thể gặp phải một số tác dụng phụ ngoài ý muốn. Vì thế, người bệnh nên sử dụng đúng liều lượng và không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn.

Hiện nay, một số địa chỉ khám chữa bệnh uy tín người bệnh nên tham khảo gồm:

  • Bệnh viện Da liễu Trung ương: Bệnh viện có địa chỉ tại 15A – Phương Mai – Quận Đống Đa – Hà Nội, là một trong số những địa chỉ uy tín hàng đầu Việt Nam về khám, chữa các bệnh lý về da liễu.
  • Bệnh viên Da liễu TP. Hồ Chí Minh: Địa chỉ tại số 2 Nguyễn Thông, Phường 6, Quận 3, TP HCM. Đây là địa chỉ uy tín khu vực phía Nam.
  • Bệnh viện Da liễu Hà Nội: Địa chỉ tại số 79B Nguyễn Khuyến, Đống Đa, Hà Nội.
  • Khoa Da liễu & Hoa liễu, Bệnh viện Việt Pháp tại số 01 Đường Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội.

2. Điều trị tại nhà

Ngoài việc điều trị bằng các phương thuốc Tây y thì những giải pháp cho việc chăm sóc tại nhà cũng rất quan trọng. Với những cách chăm sóc tại nhà có thể giúp bạn làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy và giúp giảm bớt các nốt nổi đỏ trên da:

  • Sử dụng các mẹo chữa dân gian quen thuộc như tắm lá khế, lá trầu không, lá tía tô,… Liệu pháp này có tác dụng mang lại cảm giác mát mẻ, cơn ngứa ngáy dần được xoa dịu;
  • Khi tắm bạn không nên chà xát vết thương nhiều lần hoặc chà xát quá mạnh. Tốt nhất, bạn nên hạn chế gãi các vết thương để tránh để vết thương nhiễm trùng gây nguy hiểm. Mặt khác, nên sử dụng sản phẩm tắm gội ít hàm lượng tẩy rửa;
  • Nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc da, sữa tắm, sữa rửa mặt có nguồn gốc từ thiên nhiên. Không nên sử dụng sản phẩm có các thành phần hóa chất dễ gây kích ứng da;
  • Liệu pháp chườm lạnh giúp cải thiện tình trạng nổi nốt đỏ, giúp người bệnh tìm lại một làn da đều màu;
  • Kiêng một số loại thực phẩm gây ngứa như: thịt bò, gà, các loại hải sản và các đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ, đậu phộng, đậu nành…. Người bệnh nên ăn nhiều các loại rau xanh, trái cây, vitamin nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể và không quên bổ sung cho cơ thể đủ lượng nước theo tiêu kiến nghị của chuyên gia;
  • Thường xuyên tập thể dục với cường độ vừa phải;
  • Không dùng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá hay những sản phẩm có hại cho sức khỏe;
  • Không tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa, tránh xa các loại mỹ phẩm gây mẫn cảm cho da. Nếu công việc buộc bạn phải tiếp xúc, bạn nên sử dụng một số vật dụng để bảo vệ làn da;
  • Không nên tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm hoặc nhiều bụi mạt, hóa chất. Che chắn cơ thể khi đi ra ngoài. 
Thường xuyên vệ sinh cơ thể bằng nước ấm và chỉ sử dụng sữa tắm có hàm lượng chất tẩy thấp
Thường xuyên vệ sinh cơ thể bằng nước ấm và chỉ sử dụng sữa tắm có hàm lượng chất tẩy thấp

3. Sử dụng thuốc Đông y

Bên cạnh việc áp dụng các mẹo trị bệnh tại nhà hay chữa bằng thuốc Tây y, người bệnh có thể tham khảo hướng trị bệnh bằng thuốc Đông y. Đây là phương pháp trị bệnh có nguyên lý tác động vào căn nguyên gây bệnh, kết hợp với đẩy lùi triệu chứng và bồi bổ cơ thể.

Đặc biệt là, thành phần thuốc Đông y trị bệnh sử dụng hoàn toàn thảo dược tự nhiên, vì vậy an toàn, lành tính cho người bệnh, hạn chế gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng lên sức khỏe người sử dụng.

Cụ thể, ưu điểm của cách chữa nổi nốt đỏ trên da và ngứa bằng Đông y là:

  • Điều hòa cơ thể: Đông y quan niệm, cơ thể người là một thể thống nhất. Vì thế, các bài thuốc Đông y thường hướng tới một cơ thể khỏe mạnh hoàn toàn từ trong ra ngoài.
  • Độ tin cậy cao: Các bài thuốc Đông y được phát triển qua nhiều thế hệ và truyền lại cho thế hệ sau, do đó hiệu quả chữa bệnh cao.
  • An toàn với người sử dụng: Thuốc Đông y có nguồn gốc tự nhiên, được thu hái, sơ chế, bào chế theo phương thức thủ công, không chất bảo quản, an toàn đối với người bệnh.

Thông qua quá trình quan sát triệu chứng, bắt mạch (hay còn gọi là quy trình Vọng – Văn – Vấn – Thiết), các thầy thuốc Đông y sẽ xác định căn nguyên gây bệnh và tình trạng bệnh lý. Từ đó, kê đơn, bốc thuốc điều trị bệnh.

Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả chữa bệnh tối ưu, tránh sử dụng nhầm phải thuốc Đông y không đạt chất lượng. Người bệnh nên lựa chọn những địa chỉ khám chữa bệnh uy tín, được Bộ Y tế cấp phép hoạt động và đội ngũ y bác sĩ có kinh nghiệm, chứng chỉ hành nghề đầy đủ.

Một số địa chỉ mà người bệnh có thể tham khảo gồm:

  • Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương: Đây là một trong những địa chỉ khám chữa bệnh hàng đầu về YHCT, có địa chỉ tại 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội;
  • Bệnh viện YHCT TP. Hồ Chí Minh: Địa chỉ tại 179 Nam Kỳ Khởi Nghĩa P.7, Q.3, TP.HCM
  • Bệnh viện YHCT Bộ Công An tại Số 278 Lương Thế Vinh, P. Trung Văn, Q. Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
  • Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam, địa chỉ nằm tại số 123 Hoàng Ngân, Nhân Chính – Thanh Xuân – Hà Nội và số 48B Đặng Dung, P. Tân Định, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
  • Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc: Địa chỉ tại biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định,Thanh Xuân – Hà Nội, Số 116 Văn Lang, P. Hồng Gai, TP Hạ Long và Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, TP. HCM. Đây là địa chỉ khám, chữa hiệu quả các bệnh viêm da, vảy nến, á sừng,…
  • Nhà thuốc nam gia truyền dòng họ Đỗ Minh Đường: Địa chỉ khám, chữa bệnh nổi mề đay uy tín. Hiện Nhà thuốc có hai cơ sở tại: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Số 100 Đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.

Xem thêm: Thoát được biến chứng do mề đay gây ra nhờ bài thuốc bí truyền này


Tham khảo: Bài thuốc gia truyền Đỗ Minh Đường chữa nổi mẩn đỏ, mề đay, ngứa da hiệu quả

Bài thuốc bí truyền chữa nổi mẩn đỏ, mề đay của dòng họ Đỗ Minh là sự kết hợp hoàn hảo từ 3 bài thuốc nam: Bài thuốc đặc trị bệnh mề đay, Bài thuốc Bổ gan dưỡng huyết, Bài thuốc Bổ thận giải độc. Mỗi phương thuốc được hình thành từ 20 – 30 vị thảo dược quý, gia giảm theo tỷ lệ vàng, phù hợp với cơ địa của người Việt:

Bài thuốc chữa nổi mề đay ở trẻ em hiệu quả của Đỗ Minh Đường
Bài thuốc chữa nổi mề đay ở trẻ em hiệu quả của Đỗ Minh Đường

Ưu điểm khi chữa nổi mề đay, mẩn đỏ tại Đỗ Minh Đường:

  • Sử dụng 100% thảo dược tự nhiên được trồng, thu hái tại những vườn dược liệu sạch của Đỗ Minh Đường. Vì vậy bài thuốc có thể sử dụng cho cả phụ nữ mang thai, sau sinh hay trẻ nhỏ.
  • Thuốc không gây tác dụng phụ, vừa giảm triệu chứng bệnh, vừa tăng sức đề kháng để phòng bệnh tái phát.
  • Nhà thuốc có dịch vụ hỗ trợ đun sắc sẵn, cô thuốc thành dạng cao và đựng vào các hũ thủy tinh. Người bệnh không mất thời gian đun sắc thủ công.
  • Đỗ Minh Đường là Nhà thuốc nam có lịch sử phát triển 150 năm, trải qua 5 đời tiếp nối.
  • Là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín được nghệ sĩ Xuân Hinh, diễn viên Hoa Thúy, diễn viên Bá Anh… lựa chọn. Là đơn vị đồng hành cùng các chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng như: VTV2 – Khỏe thật đơn giản, VTV2: Sống khỏe mỗi ngày, VTC2 – Bản tin kinh tế số: Góc nhìn người tiêu dùng…
Nhà thuốc Đỗ Minh Đường bào chế thuốc từ 100% thảo dược sạch được nuôi trồng theo hướng hữu cơ
Nhà thuốc Đỗ Minh Đường bào chế thuốc từ 100% thảo dược sạch được nuôi trồng theo hướng hữu cơ

Hàng nghìn bệnh nhân chứng thực hiệu quả:

Bài thuốc chữa nổi mề đay, nốt đỏ tại Đỗ Minh Đường đã được hàng nghìn bệnh nhân tin dùng. Tiến trình phục hồi bệnh theo ghi nhận của lương y Đỗ Minh Tuấn:

  • Từ 10 – 20 ngày: Hiện tượng ngứa, nổi mẩn đỏ mất dần, da được phục hồi.
  • Từ 20 – 30 ngày: Chức năng gan, thận được phục hồi, khả năng đào thải độc tố tốt.
  • Từ 30 – 60 ngày: Tăng cường sức đề kháng, tiêu hóa tốt, da dẻ hồng hào.

[Xem thêm: Chia Sẻ Của Bệnh Nhân Bị Mề Đay Sau Sinh Đã Khỏi Bệnh Nhờ Thuốc Đỗ Minh Đường]

Mọi thắc mắc về tình trạng nổi vết đỏ, mề đay, người bệnh có thể liên hệ đội ngũ chuyên gia tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường để được tư vấn MIỄN PHÍ theo:

  • Hotline: 0963 302 349 (Hà Nội) hoặc 0938 449 768 (Hồ Chí Minh).
  • Website: Nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường
  • Facebook: Nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường

Bài viết đã xoay quanh vấn đề “Nổi nốt đỏ trên da và ngứa là dấu hiệu của bệnh lý gì? Khi mắc phải người bệnh cần xử lý như thế nào?” Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc bổ sung thêm một ít thông tin về bệnh da liễu, từ đó người bệnh sẽ biết cách bảo vệ sức khỏe cho chính mình và cả những người thân yêu.

Đừng Bỏ Lỡ:

  • TOP 10 địa chỉ chữa nổi mề đay uy tín, chất lượng nhất tại Hà Nội và Hồ Chí Minh
  • Nổi mề đay ở trẻ: Nguyên nhân và cách xử lý bố mẹ cần làm ngay [UPDATE 2020]
  • Nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa là bệnh gì và cách chữa an toàn