Cách phân biệt mề đay và phù Quincke đơn giản, chính xác
Mề đay và phù Quincke có nhiều điểm tương đồng. Do đó, cần phân biệt mề đay và phù Quincke để hướng điều trị phù hợp.
Theo bác sĩ Nguyễn Thành (Trưởng khoa Khám bệnh, BV Da liễu Trung ương) cho biết, bệnh phù Quincke cũng là hiện tượng nổi mề đay nhưng bệnh có biểu hiện tại chỗ. Bệnh xuất phát từ nguyên nhân dị ứng thuốc, tác động từ chất kích thích, dị ứng thời tiết. Vì những triệu chứng giống với mề đay thông thường, nên bệnh nhân mắc hội chứng phù Quincke thường không chú ý điều trị đúng cách khiến bệnh tái phát nhiều lần.
Hội chứng phù Quincke là gì?
Theo định nghĩa của Y học hiện đại, hội chứng phù Quincke (còn được biết đến là phù mạch) bao gồm những triệu chứng sưng nề đột ngột và rõ rệt tại vùng hạ bì và dưới da. Đôi khi người bệnh có cảm giác ngứa, đau nhức, nhưng hầu hết thường không cảm nhận cơn đau rõ rệt. Những vị trí bị phụ chủ yếu nằm tại khu vực liên quan đến các vùng niêm mạc, bán niêm mạc, triệu chứng chủ tồn tại trong vòng 72 giờ.
Bệnh mề đay có biểu hiện tương tự, bao gồm những tổn thương cơ bản ngoài da. Triệu chứng đặc trưng là vùng da cục bộ bị sẩn phù, sưng nề, ngứa ngáy. Khi càng gãi các vết sẩn càng lan tỏa từ trung tâm đến vùng rộng hơn với quầng đỏ bao quanh. Đôi khi người bệnh có cảm giác nóng da, triệu chứng cấp tính thường biến mất trong vòng 24 giờ.
Trong các bệnh dị ứng thì bệnh mề đay mẩn ngứa và phù Quincke là bệnh lý da liễu phổ biến nhất. Trung bình các da mắc bệnh được ghi nhận là 19- 24% đồng đều ở cả hai trường hợp. Do những biểu hiện lâm sàng của viêm da cơ địa và phù Quincke đều là tình trạng sưng và nổi mẩn ngoài da, tiến triển từng đợt nên thông qua mắt thường khó phân biệt.
Tuy nhiên, hội chứng phù Quincke còn là tình trạng sưng nề tại niêm mạc các cơ quan nội tạng (chủ yếu là thanh quản, dạ dày,thành ruột…). Vì thế nên dù hai căn bệnh này đều có nhiều điểm khá giống nhau nhưng xét kỹ, phù Quincke ít khi gây ra những cơn ngứa nghiêm trọng như ở triệu chứng mề đay mẩn ngứa.
Phù Quincke đôi klhi xuất hiện kèm theo mề đay, nhưng đa số các trường hợp bệnh nhân chỉ bị phù Quincke đơn thuần. Điển hình người bệnh mắc hội chứng này thường bị phù tại một vị trí trên khuôn mặt. Có thể là hai mi mắt sưng mọng, môi trên phù lớn, da mặt căng nề, kèm theo đó là tình trạng đau đầu, buồn nôn, biến dạng khuôn mặt tạm thời…
Sự khác nhau giữa phù Quincke và bệnh mề đay
Theo các chuyên gia Da liễu tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, hội chứng Quincke và mề đay mẩn ngứa có những điểm tương đồng về cả nguyên nhân lẫn các biểu hiện bên ngoài. Trong đó, những điểm đặc biệt ở hai bệnh lý này được phân tích như sau:
Nguyên nhân dẫn đến phù Quincke
Nguyên nhân hội chứng Quincke và mề đay mẩn ngứa tương đối giống nhau. Tuy nhiên nếu như mề đay xảy ra một phần đến từ nóng gan, cơ thể có độc tố. Thì những tác nhân chủ yếu gây ra hội chứng Quincke chủ yếu là do người bệnh dị ứng với các loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng viêm (gồm nonteroid, thuốc nhóm Beta – lactam, Sulfamid, và nhóm thuốc ức chế men chuyển angiotensin).
Ngoài ra, hội chứng Quincke được xác định chiếm phần lớn các trường hợp dị ứng với nhóm các tác nhân sau:
- Dị ứng với các loại thực phẩm như đậu phộng, sô cô la, sữa, quả mọng,…
- Dị ứng với nhóm hải sản biển, đặc biệt là tôm, cua, động vật biển có vỏ…
- Dị ứng với hóa chất và các chất có trong mỹ phẩm, phấn hoa, nước hoa, bao gồm cả lông thú.
- Dị ứng mãn tính do biến chứng của các bệnh lý nhiễm trùng như mề đay, chàm, viêm mũi dị ứng.
- Biến chứng của bệnh viêm kết mạch dị ứng, bệnh viêm phế quản,…
- Do thời tiết thay đổi đột ngột, từ đó phản ứng cơ thể chưa thích nghi kịp.
- Dị ứng với thực phẩm tanh, thức uống có cồn.
- Ảnh hưởng từ các yếu tố vật lý như nhiếm gió, thời tiết nóng, lạnh, ánh sáng mặt trời,…
Một số tác nhân trên không phải là nguyên nhân chính gây nên chứng phù Quincke nhưng có thể khiến các triệu chứng của bệnh tái phát nghiêm trọng hơn.
Phân biệt đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
- Triệu chứng lâm sàng của mề day và phù Quincke
Mề đay:
Người bệnh có những nốt sẩn tương hợp với màu da, độ phù mềm, hơi nổi gồ trên mặt da. Triệu chứng gây ngứa ngáy kéo dài, khi gãi có những tổn thương và khiến sẩn lan rộng. Vùng da trong phạm vi bị bệnh có viền đỏ, ở giữa có màu hồng nhạt. Triệu chứng ngứa ngáy diễn biến trong vòng 24 giờ hoặc chỉ vài giờ là biến mất.
Về đặc điểm và hình dạng của các vết mề đay đa dạng, đường kính mở rộng khi người bệnh gãi. Ban đầu kích thước có thể chỉ vài mm, sau đó lan rộng thành vài chục cm. Có khi lan rộng khắp một bộ phận cơ thể, hình dang vòng cung, hoặc hình tròn hoặc tương tự như bản đồ.
Bệnh mề đay diễn biến ở mọi bộ phận trên cơ thể, chẳng hạn như mặt, tứ chi, lưng, kẽ hàng… Sự thay đổi về kích thước và hình thái của mề đay rất nhanh, nhưng các tổn thương này sẽ biến mất trong vòng vài giờ. Tình trạng mề đay xuất hiện về chiều tối và sáng sớm, có xu hướng biến mất hoặc nhẹ hơn vào buổi trưa.
Theo nghiên cứu, có hơn 50% các trường hợp người bệnh bị nổi mề đay kết hợp với phù Quincke. Những yếu tố làm bệnh tiến triển nhanh và mạnh hơn là thời tiết, hải sản, gãi hoặc cọ sát, đồ uống có cồn, thức ăn cay nóng…
– Phù Quincke
Phù Quincke là hội chứng có biểu hiện sưng nề là chủ yếu, triệu chứng xuất hiện ở cả vùng dưới và trên bề mặt của niêm mạc. Hội chứng có biểu hiện nhanh và đột ngột, tình trạng phù xuất hiện ở vùng mí mắt, lưỡi, môi trên hoặc môi dưới, bàn tay, bàn chân, đôi khi xuất hiện tại hầu họng và bộ phận sinh dục.
Triệu chứng phù nề có xu hướng giảm nhẹ sau vài giờ, thông thường triệu chứng chỉ khu trú tại chỗ, không lan tỏa. Do vùng mạch dưới da bị sưng nên người bệnh sẽ cảm nhận sự căng đau, ngứa nhẹ, tại một số vị trí nhất định tê bì do mạch thần kinh bị chèn ép. tại vị trí phù nề có màu hồng nhạt, không có ranh giới. Phần lớn tình trạng sưng nề sẽ trở nên tái nhợt khi có dấu hiệu giảm nhẹ sau nhiều giờ đồng hồ.
Thời gian tồn tại của các tổn thương do phù Quincke kéo dài lâu nhất là 72 giờ, ngắn nhất là 2 – 3 giờ. Triệu chứng biến mất không để lại di chứng hay sẹo cho người bệnh. Phụ thuộc vào vị trí tổn thương mà hội chứng phù Quincke có thể kèm theo các triệu chứng như: đau quặn bụng, nôn, rối loạn tiêu hóa (nếu phù ở ruột), người bệnh khó thở, thở rít, tức ngực (nếu bị phù khí quản), đau họng, khó nuốt (phù nề hầu họng)…
- Triệu chứng cận lâm sàng của mề đay và phù Quincke
Để xác định các triệu chứng cận lâm sàng của bệnh, người bệnh phải thông quan một số xét nghiệm để xác định rõ tình trạng vấn đề. Các xét nghiệm này bao gồm:
- Test lẩy da cùng với các dị nguyên có thể cho kết quả dương tính với những dị nguyên gây ra nguy cơ mẫn cảm
- Test huyết thanh tự thân mang đến kết quả dương tính với những trường hợp người bệnh bị mề đay mãn tính do nguyên nhân miễn dịch.
- Xét nghiệm định lượng IgE đặc hiệu để đánh giá tác động của các dị nguyên nghi ngờ khiến người bệnh mẫn cảm.
- Các xét nghiệm tự kháng thể tuyến giáp, đánh giá chức năng tuyến giáp có nguy cơ làm biến loạn mề đay mạn tính kết hợp với viêm tuyến giáp tự miễn.
- Các xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu thông thường để đánh giá nguy cơ mề đay hoặc phù Quincke do dị ứng.
Mức độ nguy hiểm của mề đay và phù Quincke
Xét về mức độ nghiêm trọng giữa mề đay và phù Quincke, các chuyên gia cho rằng phù Quincke đem đến nhiều nguy cơ hơn so với mề đay mẩn ngứa thường gặp. Lý giải điều này, hội chứng Quincke là là biểu hiện của triệu chứng nhiễm trùng dưới da và thường xảy ra tại những khu vực thượng vị.
Trong một số vị trí nhất định, cụ thể là phù Quincke tại hầu họng, khoang mũi, sẽ gây cản trở hô hấp. Sưng nề khiến người bệnh ngạt mũi và khó thở, trường hợp này đặc biệt nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong nếu không xử lý sớm. Phù Quincke thanh quản là nguy hiểm nhất. Bởi vì người bệnh không nhận thấy các biểu hiện từ bên ngoài, nên có thể nhầm lẫn với triệu chứng viêm họng thông thường. Dấu hiệu nhận biết phù Quincke ở thanh quả là tình trạng ho khan, khàn giọng, thở khó, vẻ mặt tím tái,…
Ngoài ra người bệnh cũng có thể gặp phải hội chứng phù Quincke tại niêm mạc đường tiêu hoá. Những biểu hiện nổi bật là: nôn và buồn nôn, nôn ra cả mật, tăng nhu động ruột, đi ngoài nhiều lần, có khi kèm theo tình trạng ban đỏ ngoài da.
Các triệu chứng của phù Quincke đường tiết niệu cũng có nhận biết và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Triệu chứng nhận diện tương tự như chứng viêm bàng quang cấp, người bệnh đau bụng dưới, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu. Ở phụ nữ còn bị phù Quincke tại niêm mạc tử cung, triệu chứng dễ nhận biết là các cơn đau âm ỉ tại bụng dưới, đôi khi kèm theo máu khi đi vệ sinh.
Mức độ nguy hiểm của hội chứng phù Quincke phụ thuộc vào tính phức tạp của tình trạng phù nề, những ảnh hưởng sau đó đến vị trí bị sưng. Còn đối với mề đay, bệnh chủ yếu là các cơn ngứa kéo dài và tái phát, có thể nhận biết qua mắt thường nên người bệnh chủ động trong điều trị nên bệnh không đến mức nghiêm trọng.
Phương pháp điều trị mề đay mẩn ngứa và hội chứng phù Quincke
Mặc dù mề đay và hội chứng phù Quincke có những biểu hiện tương tự như nhau, nguyên nhân phát bệnh cũng tương đối giống nhau nhưng phương pháp điều trị được chỉ định khác nhau. Trong đó, các loại thuốc được kê đơn điều trị triệu chứng các nhóm bệnh gồm có:
Điều trị mề đay
Trong trường hợp người bị mề đay mức độ nhẹ, mề đay cấp tính sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng histamin giảm ngứa và sưng. Các liều dùng tổng hợp gồm có: astemizol 10mg ngày uống 1 viên, fexofenadin 180mg x 1 viên, loratadin 10mg x 1 viên,.
Trong trường hợp mề đay dị ứng toàn thân, người bệnh sẽ được hướng dẫn sử dụng thuốc có thành phần corticoid với kháng histamin, glucocorticoid dùng dưới dạng viên uống hoặc tiêm trực tiếp. Nhóm thuốc thường được sử dụng gồm có depersolon 30mg, methylprednisolon 40mg, prednisolon 5mg, methylprednisolon 4mg và 16 mg.
Trong điều trị mề đay mạn tính, nhóm thuốc glucocorticoid, kháng histamin H1 và kháng histamin H2 được sử dụng để giảm nhẹ các triệu chứng. Trong đó thuốc kháng histamin H2 sẽ hỗ trợ làm tăng và kéo dài tác dụng của kháng histamin H1.
Ngoài ra, điều trị mề đay cũng có thể kết hợp thuốc tây y với các loại thảo dược tắm hoặc đắp ngoài da. Các phương thuốc tự nhiên có thành phần kháng viêm, giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng viêm nhiễm. Tuy nhiên sử dụng thảo dược điều trị mề đay chỉ phù hợp cho những trường hợp mề đay cấp tính chưa tiến triển nghiêm trọng.
Điều trị phù Quincke
Điều trị bằng thuốc tân dược được xem là một phương pháp hàng đầu để cải thiện tình trạng phù Quincke. Chủ yếu các loại thuốc kháng sinh được chỉ định từ bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn được dùng điều trị hội chứng. Trước hết, bệnh nhân phải tiến hành thăm khám để xác định cơ thể có phản ứng dị ứng với thành phần thuốc hay không. Dưới đây là nhóm thuốc có tác dụng kiểm soát triệu chứng phù Quincke thường được sử dụng:
- Adrenalin: Được chỉ định cho những trường hợp bệnh nhân bị phù Quincke ở đường hô hấp, có dấu hiệu tụt huyết áp.
- Glucorticoid: Chỉ định cho các trường hợp người bệnh phù mạch cấp tính và mãn tính, đồng thời sử dụng để phòng ngừa triệu chứng tái phát.
- Thuốc kháng histamin: Chỉ định cho các trường hợp phù Quincke cấp và mãn tính do cơ chế dị ứng: Chlorpheniramin, Ketotifen, Loratadin, Mizolastin, Doxepin, Hydroxyzin, Acrivastin, Diphenhydramin, Cetirizin, Desloratadin, Ebastin, Fexofenadin, Levocetirizin,…
Hi vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp người bệnh phân biệt giữa mề đay và phù Quincke để tránh nhầm lẫn trong khâu điều trị. Tuy nhiên, những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên và giải pháp điều trị. Nếu bạn nghi ngờ những biểu hiện của bệnh, tốt nhất đến đến thăm khám chuyên khoa để được bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị dứt điểm.