Polyp mũi có tự hết không, khi nào nên cắt? Cách chăm sóc sau cắt

Polyp mũi là khối u lành tính xuất hiện trong xoang hoặc hốc mũi. Polyp mũi có tự hết không, khi nào nên cắt? Bài viết sẽ cho bạn lời giải đáp cụ thể.

Polyp mũi có tự hết không là thắc mắc chung của nhiều người
Polyp mũi có tự hết không là thắc mắc chung của nhiều người

Polyp mũi có tự hết không?

Polyp mũi là tình trạng lớp niêm mạc ở mũi và các xoang bị viêm nhiễm do vi khuẩn, virus xâm nhập gây ra. Về bản chất, polyp mũi được hình thành bởi lớp niêm mạc viêm ở mũi hoặc các xoang làm cách mạch máu trong niêm mạc hút nước gây tích tụ nước trong tế bào. Khi tình trạng tích nước kéo dài, các mô sẽ bị kéo xuống theo trọng lực dẫn đến sự hình thành của các khối tròn. Các khối tròn này chính là polyp với hình giọt nước, màu hồng nhạt, nhẵn, mềm. 

Bệnh có các triệu chứng tương tự như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, mặc dù không đe dọa tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập, công việc và kể cả sức khỏe của người bệnh. Nếu các triệu chứng bệnh kéo dài, ngày một nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến các biến chứng như biến dạng khuôn mặt, viêm xoang cấp hoặc mãn tính, ngưng thở khi ngủ…

Với thắc mắc polyp mũi có tự hết không, các bác sĩ cho biết, hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây polyp mũi. Tuy nhiên, các khối u này có thể teo lại, tức là tự hết nếu người bệnh có chế độ chăm sóc phù hợp. Hơn nữa, điều này còn phụ thuộc vào cơ địa, tình trạng sức khỏe, thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng của mỗi người. Thế nhưng, nếu tình trạng bệnh kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần có các biện pháp can thiệp trong đó có điều trị nội khoa tức là cắt polyp để ngăn chặn các biến chứng.

Khi nào nên cắt polyp mũi?

Chỉ cắt polyp mũi nếu khối u quá lớn, số lượng nhiều, xuất hiện ở vị trí không thích hợp hoặc người bệnh bị xơ nang phổi
Chỉ cắt polyp mũi nếu khối u quá lớn, số lượng nhiều, xuất hiện ở vị trí không thích hợp hoặc người bệnh bị xơ nang phổi

Polyp mũi có các triệu chứng khá giống với bệnh cảm cúm, tuy nhiên, triệu chứng của cúm thường sẽ hết sau một tuần, trong khi đó, triệu chứng của bệnh này lại kéo dài và xuất hiện liên tục. Vì vậy, nếu bị chảy mũi, khó thở kéo dài thì nên thăm khám bác sĩ để được điều trị.

Hiện nay, phẫu thuật cắt polyp mũi được xem là giải pháp để điều trị được nhiều người áp dụng.. Thế nhưng, phương pháp này chỉ được chỉ định khi:

  • Polyp mũi có kích thước quá lớn, dùng thuốc điều trị nhưng không có hiệu quả
  • Bệnh nhân bị xơ nang phổi có polyp mũi đề kháng với thuốc kháng viêm corticoides

Tùy vào vị trí và số lượng của polyp mũi mà bác sĩ sẽ chỉ định chọn loại phẫu thuật cắt polyp mũi. Cụ thể, có 2 phương pháp phẫu thuật phổ biến hiện nay là: 

  • Cắt polyp: Áp dụng với các polyp nhỏ, đơn độc, có thể cắt bỏ dễ dàng bằng dụng cụ cơ học nhỏ hoặc dùng máy vi cắt lọc để cắt. Kỹ thuật này gọi là cắt polyp mũi, sau khi cắt phải điều trị tình trạng viêm bằng thuốc xịt mũi có chứa corticosteroid, kháng sinh hoặc thuốc corticosteroid đường uống.
  • Nội soi xoang: Được áp dụng để cắt polyp và mở xoang nếu xoang bị viêm và nghẹt. Lúc này, bác sĩ sẽ sử dụng một ống cứng, mỏng có gắn camera ở đầu, được gọi là ống nội soi. 

Nhìn chung, nội soi xoang được đánh giá là phương pháp phẫu thuật cắt polyp ít đau, do chỉ thực hiện rạch những đường rất nhỏ nên vết thương sẽ nhanh chóng lành lại. Tuy nhiên, phương pháp này cũng rất phức tạp, thời gian hồi phục phải mất đến vài tuần.

Cách chăm sóc khi bị polyp mũi

Cần có biện pháp chăm sóc phù hợp khi mắc polyp mũi
Cần có biện pháp chăm sóc phù hợp khi mắc polyp mũi

Khi bị polyp mũi, để cải thiện tình trạng bệnh, giảm thiểu các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra, có thể thực hiện một số biện pháp sau:

1. Vệ sinh mũi và xoang

Khi gặp phải tình trạng polyp mũi, bạn nên dùng nước mũi để giảm viêm đồng thời giúp làm khô chất nhầy gây nghẹt mũi do muối có chứa thành phần kháng viêm, sát khuẩn, có thể giúp làm chậm quá trình sản sinh adiponectin (chất gây viêm) trong cơ thể. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý mua ở hiệu thuốc hoặc pha nửa thìa cà phê muối tinh với một cốc nước sôi, chờ nguội thì cho vào chai sạch hoặc bình chuyên dùng để rửa mũi và tiến hành rửa sạch xoang mũi.

2. Xông hơi mũi

Xông hơi mũi là cách cải thiện triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, biện pháp này giúp làm loãng dịch nhầy, giúp thông đường hô hấp. Có nhiều cách xông hơi như:

  • Đóng cửa sổ và cửa chính của phòng tắm, xả vòi nước nóng của nhà tắm để tạo thành phòng xông hơi.
  • Đun một nồi nước, khi sôi thì cho vào bát lớn rồi  cúi mặt trên bát nước để hít hơi nước bốc lên, phủ khăn tắm lên đầu sao cho trùm qua cả đầu lẫn bát để nước không thoát ra ngoài.

Khi xong hơi, có thể cho thêm dầu khuynh diệp hoặc dầu bạc hà để tăng hiệu quả làm sạch.

3. Áp dụng biện pháp dân gian

Một số biện pháp dân gian giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu do polyp mũi gây ra có thể kể đến như:

  • Ăn củ cải ngựa và mật ong: 2 nguyên liệu này đều có tính kháng khuẩn, giúp thông thoáng đường hô hấp. Bạn có thể lấy 200g củ cải ngựa trộn với 2 cốc mật ong, bảo quản trong tủ lạnh. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê vào 2 buổi sáng tối để giúp polyp mũi thu nhỏ lại. 
  • Ăn tòi và hành tây: Tỏi và hành tây có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm, hỗ trợ thu nhỏ kích thước polyp. Bạn có thể ăn vài miếng hành tây hoặc 2 tép tỏi tươi mỗi ngày trong một tuần.
  • Dùng cây mộc lan: Mộc lan là cây rụng lá, vỏ có đặc tính tiêu nhầy, hoa có đặc tính làm se niêm mạch mũi, giảm kích thước polyp. Tuy nhiên, người bị táo bón hoặc có vấn đề về hệ tiêu hóa thì không nên dùng loại hoa này.

Một số lưu ý khi bị polyp mũi

Như đã đề cập, polyp mũi có tự hết hay không phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, cách chăm sóc của người bệnh. Do đó, để polyp mũi có thể thu nhỏ kích thước, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Nên ngủ đủ giấc, tốt nhất cần ngủ 7 – 9 tiếng mỗi đêm, tránh làm việc mệt mỏi, quá sức, tránh thức khuya để làm suy giảm hệ miễn dịch. Một giấc ngủ ngăn cũng sẽ giúp hệ miễn dịch của bạn hoạt động tốt hơn. 
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: Nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể, cố gắng kết hợp protein nạc, chất béo không bão hòa, rau củ quả, chế phẩm từ sữa động vật không chất béo vào chế độ ăn.
  • Bổ sung vitamin mỗi ngày, các thực phẩm giàu vitamin C có thể kể đến như cam, kiwi, dâu tây, chanh, ổi, đu đủ.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, không chọc ngoái mũi quá nhiều lần để tránh làm vỡ polyp gây nhiễm trùng
  • Giữ ấm cơ thể nhất là phần đầu khi thời tiết chuyển lạnh, giữ gìn sạch sẽ môi trường sống, tránh tiếp xúc với khói bụi, hóa chất độc hại. 

Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc polyp mũi có tự hết không, khi nào cần cắt, cách chăm sóc để thu nhỏ kích thước polyp mũi mà bạn có thể tham khảo. Nếu tình trạng bệnh không cải thiện, polyp mũi có kích thước lớn thì tốt nhất bạn nên nhanh chóng thăm khám để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

  • Polyp mũi là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị
  • Sau khi mổ polyp mũi nên ăn gì kiêng gì mau khỏi