[Hé lộ] 13+ bài thuốc hay từ thục quỳ và những lưu ý khi dùng
Thục Quỳ vừa giúp không gian đẹp hơn, vừa có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm, giảm đau,… và hỗ trợ ngăn ngừa điều trị nhiều bệnh lý.
Cây Thục Quỳ là gì?
Thục Quỳ hay còn được gọi là cây Hoa Mãn Đình Hồng, có tên khoa học là Alythaea Rosea và thuộc họ Cẩm Quỳ. Đây là loại cây thân thảo, mọc theo chiều thẳng đứng và thường có chiều cao khoảng 1,5 – 2 mét. Cây Thục Quỳ có thân mập, lá cây khá lớn và dài, mỗi lá dài khoảng 18cm và xẻ từ 5 – 7 thùy. Các thùy trên lá có kích cỡ không đều nhau tạo thành hình chân vịt.
Cuống lá cây Thục Quỳ khá dài và được bao phủ một lớp lông tơ mềm ở trên. Hoa có nhiều cánh xếp sát vào nhau nhìn rất đẹp, Thục Quỳ có nhiều màu khác, thường gặp nhất là màu đỏ, hồng hoặc màu hồng pha trắng. Hoa của cây thường mọc thành chùm ở phía trên ngọn, có kích thước lớn từ 10 – 15cm và nở vào mùa Xuân. Thục Quỳ là loài cây ưa sáng, có thể phát triển tốt ở những nơi mát và ít gió.
Cây Thục Quỳ phân bố ở đâu?
Cây Thục Quỳ được bắt nguồn từ Châu Âu,Trung Quốc và Nhật Bản. Vì cây có hoa rất đẹp nên được trồng rộng rãi trên nhiều tỉnh thành để làm cảnh. Ở nước ta cây được thấy lần đầu tiên tại Đà Lạt, sau đó được chuyển đến khắp tỉnh thành trên cả nước. Hiện nay có thể thấy loại cây này trên các vùng núi như: Lào Cai, hà Giang, Tam Đảo hay ở Hà Nội cũng trồng nhiều Thục Quỳ.
Thục Quỳ được trồng vào mùa Xuân Hè, thích hợp với nhiệt độ mát mẻ từ 18 độ trở lên. Vào khoảng thời gian giữa mùa hè khi thời tiết nóng cây sẽ nhanh chóng tàn lụi.
Thu hái , chế biến và bảo quản cây Thục Quỳ
Ngoài công dụng làm cảnhThục Quỳ còn được sử dụng để làm thuốc chữa nhiều bệnh khác nhau. Cụ thể là:
Các bộ phận sử dụng làm thuốc
Tất cả bộ phận của cây Thục Quỳ như hoa, lá, hạt đều có thể sử dụng để chữa bệnh. Sau đây là công dụng của từng bộ phận này:
- Hoa: Theo Đông Y hóa của Thục Quỳ có vị ngọt, tính hàn rất tốt trong việc giải độc, nhuận táo. Hoa thường được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh táo bón, bỏng, kinh nguyệt không đều…
- Hạt: Hạt cây có vị ngọt, tính hàn có tác dụng trong việc chữa táo bón, thông lâm, hạ nhiệt. Thường được sử dụng làm thuốc chữa sỏi niệu đạo, bệnh thủy thũng, sốt…
- Rễ: Rễ cây có vị ngọt, tính hàn có tác dụng loại niệu, mát gan, giải độc. Dùng để làm thuốc chữa các bệnh viêm ruột, viêm cổ tử cung, bỏng…
- Lá: Lá Thục Quỳ có vị chát, tính mát tác dụng mát gan, ngừa viêm, giải độc. Được dùng làm thuốc chữa các bệnh cảm cúm, ho khan, bỏng…
Thu hái
Người ta thường thu hái hoa cây Thục Quỳ vào cuối vụ vì lúc đó hoa sẽ nở to và rộ. Lá của Thục Quỳ có thể thu hái quanh năm, nhiều nhất là vào mùa xuân vì lúc này cây phát triển xanh tốt nhất. Rễ được thu hoạch vào khoảng mùa thu đông còn hạt sẽ được hái vào lúc cây kết thúc thời kỳ quả già là vào mùa hè.
Chế biến
Các bộ phận như hoa, lá và rễ thường được đem đi phơi khô. Riêng với lá có thể sử dụng lá tươi trực tiếp để làm thuốc.
Bảo quản
Sau khi chế biến xong các bạn nên cho dược liệu vào trong từng lọ thủy tinh khác nhau. Bảo quản tại những nơi khô ráo, sạch sẽ tránh để tại chỗ ẩm ướt vì sẽ gây mốc và giảm tác dụng của dược liệu..
Thành phần hóa học của cây Thục Quỳ
Trong cây Thục Quỳ chứa một số thành phần hóa học như: Quercetin 3 – glucosid, Cyanidin – 3 – glucosid, Quercetin 3 – glucosid, Altheim… Ngoài ra ở mỗi bộ phận của cây sẽ chứa những chất khác nhau:
- Hoa: Chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa như Kaempferol và Quercetin, các chất nhày Galacturonorhamnan, Malvidin, Delphinidi. Ngoài ra hoa của cây còn chứa các thành phần khác như Galactose, Asparagin…
- Hạt: Trong hạt Thục Quỳ chứa hàm lượng dầu thô lên tới 11.9%.
- Rễ: Rễ cây chứa một số thành phần như Methylpentosan, Acid Uronic, đường…
Công dụng của cây Thục Quỳ
Theo Đông Y hầu hết các bộ phận của cây Thục Quỳ đều có tác dụng chữa bệnh. Sau đây là một vài công dụng của loại cây này:
Tác dụng kháng Estrogen
Một số thành phần có trong lá cây như Anthocyanid và Flavonoid có khả năng kháng Estrogen hiệu quả. Ngoài ra thành phần dịch chiết có trong hoa sẽ giúp cơ thể ức chế được sự hoạt động của loại men có hại Aromatase, từ đó cản trở sự phát triển Estrogen.
Chống ho
Thục Quỳ có tác dụng bảo vệ lớp màng ở khí quản, tiêu diệt một số vi khuẩn gây hại cho thực quản. Từ đó giúp chữa trị triệu chứng ho lâu, dai dẳng hoặc viêm phế quản hiệu quả.
Chống viêm
Thục Quỳ có tác dụng chống viêm, giảm sưng đau rất tốt. Người ta thường sử dụng Thục Quỳ để làm thuốc chữa viêm da và điều trị các vết thương do bỏng.
Giảm đau
Thục Quỳ có tác dụng rất tốt trong việc giảm đau, sưng tấy. Thục Quỳ thường được sử dụng để làm dịu các cơn đau dạ dày, đau nhức xương khớp hiệu quả.
Ngăn ngừa virus
Thục Quỳ có thể ngăn ngừa một số loại virus xâm nhập vào cơ thể. Người ta thường dùng nước sắc cây Thục Quỳ để chữa bệnh thủy đậu hay sởi.
Các bài thuốc với cây Thục Quỳ
Thục Quỳ được sử dụng để chữa trị nhiều loại bệnh khác nhau. Sau đây là một số bài thuốc từ loại cây này:
Điều trị chứng viêm họng
Nếu bạn gặp triệu chứng viêm họng có thể sử dụng bài thuốc với Thục Quỳ sau đây. Sử dụng khoảng 12g rễ cây Thục Quỳ phơi khô sau đó hãm với nước nóng trong 15 phút. Lấy nước này súc miệng hoặc uống vào buổi sáng và tối. Bạn cũng có thể uống nước khi thấy cổ họng đau rát hay ngứa ngáy.
Điều trị vết thương do bỏng
Để điều trị vết thương do bỏng bạn có thể sử dụng hoa và lá Thục Quỳ tưới đem đi giã nát rồi đắp trực tiếp lên miệng vết thương. Ngày thay 2 lần bạn sẽ thấy giảm đau rát đáng kể.
Trị bệnh táo bón
Nếu bạn mắc bệnh táo bón do ít vận động hoặc bị nóng trong người có thể sử dụng bài thuốc sau đây. Sử dụng khoảng 12g hạt cây Thục Quỳ phơi khô sau đó đun sôi với 500ml nước cho đến khi cạn còn 300ml là được. Lấy nước này uống 3 lần trong ngày sau mỗi bữa ăn. Hãy sử dụng liên tục 5 ngày bạn sẽ thấy những hiệu quả bất ngờ.
Chữa kinh nguyệt không đều
Nếu đang gặp tình trạng kinh nguyệt không đều thì bạn có thể thử sử dụng bài thuốc với Thục Quỳ. Sử dụng khoảng 12g rễ cây Thục Quỳ phơi khô sau đó đun sôi với 6 bát nước cho đến khi cạn còn 3 bát. Lấy nước này uống 3 lần trong ngày vào trước chu kỳ kinh nguyệt 15 ngày. Hãy uống trong khoảng 7 ngày liên tục để đạt được hiệu quả cao nhất.
Trị cảm sốt
Sử dụng 12g hạt Thục Quỳ khô và 20 bưởi bung sau đó đun sôi cùng với 6 bát nước đến khi cạn còn 3 bát. Lấy nước uống khi còn nóng, ngày uống 3 lần trong 3 ngày liên tục sẽ làm giảm sốt rất tốt.
Chữa đau nhức xương khớp
Kết hợp Thục Quỳ và một số dược liệu khác có thể tạo ra bài thuốc chữa đau nhức xương khớp hiệu quả. Sử dụng lá cây Thục Quỳ tươi và hoa Cao Ích Mẫu mỗi loại 20g cùng với 40g hạt Lanh. Đem tất cả đi đun sôi cùng với 500ml nước đến khi cạn còn một nửa là được. Thêm mật ong và chia làm 3 lần uống trong ngày.
Chữa tiểu sẻn do nóng trong người
Khi bị nóng trong người rất hay gặp tình trạng tiểu sẻn. Bạn có thể tham khảo bài thuốc với Thục Quỳ sau đây. Sử dụng 5g Thục Quỳ khô cùng với Bông Mã Đề và râu ngô mỗi loại 10g. Đem tất cả đun sôi với nước rồi dùng làm nước uống trong ngày. Sử dụng bài thuốc này liên tục trong vòng 5 ngày sẽ cải thiện được tình trạng bệnh đáng kể.
Chữa thủy đậu, mụn rộp
Bạn chuẩn bị 12g lá Thục Quỳ khô cùng với 50g rau diếp cá đem đun sôi lấy nước uống trong ngày. Đối với các nốt mụn thủy đậu lấy lá Thục Quỳ và rau diếp cá tươi giã nát rồi đắp trực tiếp lên trên. Sử dụng 4 – 6 lần/ngày bạn sẽ thấy các vết thủy đậu se lại nhanh chóng.
Trị cảm cúm
Dùng Thục Quỳ kết hợp với một số dược liệu sẽ giúp giảm các triệu chứng do cảm cúm gây nên. Chuẩn bị 12g lá Thục Quỳ khô cùng với Kim Ngân Hoa 12g và rau Diếp Cá 12g. Thêm 3 lát gừng tươi rồi đem tất cả đi đun sôi lấy nước uống hàng ngày. Sử dụng liên tục trong khoảng 3 – 5 ngày bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể.
Chữa trị tiêu chảy ra máu
Sử dụng rễ cây Thục Quỳ và Bạch Chỉ mỗi loại 30g cùng với Bạch Thược, Khô Phàn mỗi loại 15g. Đem tất cả dược liệu đi sấy khô rồi tán thành bột mịn, tiếp theo cho một chút mật ong vào rồi nặn thành từng viên đường kính 1cm. Mỗi ngày uống khoảng 3 lần, mỗi lần sử dụng khoảng 20 viên. Bạn có thể dùng chung cùng với cơm hoặc uống khi đói bụng.
Chữa viêm mũi dị ứng
Sử dụng lá Thục Quỳ, cỏ hôi mỗi loại 20g cùng với Ké Đầu Ngựa 16g, cỏ Xạ Hương 12g rồi thêm 10g Kinh Giới đem đun sôi với 500ml nước đến khi cạn còn 300ml là được. Sử dụng khi nước còn ấm, mỗi ngày 2 lần vào trước các bữa ăn.
Điều trị viêm đường tiết niệu
Chuẩn bị hạt cây Thục Quỳ, rễ cây Thục Quỳ, Bồ Công Anh, Mã Đề và rễ cỏ Tranh mỗi loại 12g cùng với 30g cây Cơm Cháy. Tất cả đem sắc cùng 750mll nước đến khi cạn còn một nửa. Uống khi thuốc còn ấm, mỗi ngày 2 lần vào trước bữa ăn.
Chữa sỏi niệu đạo
Bạn sử dụng khoảng 12g hạt Thục Quỳ và một số dược liệu như Kim Tiền Thảo 16g, Mã Đề 6g đem tất cả đun sôi với 750ml đến khi cạn còn 300ml. Ngày uống 2 lần, uống liên tục trong vòng 1 tháng sẽ thấy được những hiệu quả bất ngờ.
Chữa táo bón
Chuẩn bị 12g hạt Thục Quỳ sau đó đem sắc cùng 500ml nước đến khi cạn còn 300ml nước. Sử dụng uống làm 3 lần trong ngày.
Lưu ý khi sử dụng các bài thuốc với cây Thục Quỳ
Nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong cây thì không nên sử dụng những bài thuốc từ Thục Quỳ. Những bài thuốc chỉ mang tính chất tham khảo, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà sẽ có những tác dụng khác nhau. Trong khi dùng thuốc nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường nên ngừng sử dụng và đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra. Các bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn một cách an toàn nhất.
Bài viết trên đây đã cung cấp một số thông tin về cây Thục Quỳ. Mong rằng các bạn đã có thêm những thông tin bổ ích về loại cây này nhé.