[Bật mí] Top 12 thuốc chữa trị viêm xoang (dạng xịt, siro, viên) tốt nhất

Bài viết sẽ giới thiệu đến bạn top 12 thuốc chữa trị viêm xoang tốt nhất hiện nay. Bao gồm thuốc dân gian, thuốc Tây y (dạng xịt, siro, viên).

Mục tiêu chính của việc sử dụng thuốc chữa trị viêm xoang là giảm phù nề, làm thông mũi, tăng dẫn lưu các xoang, cải thiện triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, đau đầu,… và kiểm soát nhiễm trùng. Người bệnh nên chú ý dùng thuốc đúng liều, đúng cách để phát huy hiệu quả tối đa. Tránh gặp tác dụng phụ của thuốc.

thuốc chữa trị viêm xoang
Dùng thuốc là phương pháp chính trong quá trình chữa trị viêm xoang và các bệnh lý hô hấp trên

10+ Loại thuốc chữa trị viêm xoang phổ biến nhất hiện nay

Viêm xoang là một trong những bệnh lý hô hấp trên thường gặp. Bệnh xảy ra khi các mô xoang bị viêm, phù nề khiến quá trình dẫn lưu dịch bị ứ đọng. Dịch ứ tại các xoang gây nghẹt mũi, hắt hơi, nặng mặt, đau đầu, ho, chảy dịch mũi sau,…

Hầu hết các trường hợp bị viêm xoang đều do virus và dị ứng thời tiết. Các trường hợp này đều có thể tự thuyên giảm mà không cần điều trị. Tuy nhiên nếu không can thiệp xử lý, hiện tượng viêm ở xoang có thể gây ra các triệu chứng khó chịu, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, hiệu suất làm việc – học tập và chất lượng cuộc sống.

Ngoài ra một số ít trường hợp viêm xoang có thể xảy ra do vi khuẩn. Đối với nguyên nhân này, phải tiến hành điều trị trong thời gian sớm nhất để cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa tiến triển của bệnh.

Hiện nay, sử dụng thuốc là phương pháp chính trong điều trị viêm xoang. Dưới đây là một số loại thuốc chữa viêm xoang phổ biến, bao gồm cả thuốc tây và thuốc dân gian.

1. Thuốc xịt mũi có chứa hoạt chất co mạch

Thuốc xịt mũi chứa hoạt chất co mạch/ chống sung huyết là loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị viêm xoang và viêm mũi dị ứng. Các loại thuốc này thường chứa Pseudoephedrine, Phenylephrine, Naphazoline và Chlorzoxazone. Thuốc hoạt động bằng cách làm co mạch máu, từ đó làm giảm hiện tượng sung huyết niêm mạc hô hấp, thông mũi và đảm bảo quá trình dẫn lưu dịch.

thuốc điều trị viêm xoang mũi
Thuốc xịt mũi co mạch có tác dụng giảm phù nề niêm mạc mũi và tăng dẫn lưu giữa các xoang

Tuy nhiên chỉ nên sử dụng xịt mũi chứa hoạt chất co mạch khi cần thiết và hạn chế tối đa tình trạng lạm dụng. Sử dụng thuốc thường xuyên, kéo dài hoặc dùng quá liều có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Kích ứng niêm mạc mũi
  • Lo lắng
  • Hồi hộp
  • Chóng mặt
  • Tăng huyết áp
  • Đau đầu
  • Nhịp tim chậm
  • Đánh trống ngực

Mặc dù là thuốc sử dụng tại chỗ nhưng cần thận trọng đối với người bị tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh mạch vành, đau thắt ngực và cường tuyến giáp. Thuốc xịt mũi chứa hoạt chất co mạch chống chỉ định với người mẫn cảm với thuốc và trẻ dưới 6 tuổi.

2. Thuốc xịt mũi trị viêm xoang chứa corticoid

Thuốc xịt mũi chứa corticoid có tác dụng kháng viêm và chống dị ứng. Nhóm thuốc này thường được sử dụng cho viêm xoang tái phát và viêm xoang do dị ứng. Mặc dù có cải thiện rõ rệt nhưng corticoid có thể gây ra nhiều tai biến nặng nề nên chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn với liều thấp.

Các loại thuốc xịt mũi có thể chứa dẫn xuất corticoid có hoạt tính từ nhẹ đến mạnh như Beclomethasone, Budesonide, Triamcinolone acetonide,… Với tác dụng kháng viêm và chống dị ứng, nhóm thuốc này có thể cải thiện tình trạng phù niêm mạc hô hấp, giảm nghẹt mũi, sổ mũi và hắt hơi.

thuốc chữa trị viêm xoang
Thuốc xịt mũi chứa corticoid có thể gây ra tai biến nặng nếu lạm dụng hoặc sử dụng quá liều

Một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc xịt mũi chứa corticoid, bao gồm:

  • Chảy máu mũi
  • Buồn nôn
  • Đau đầu

Một số loại thuốc xịt mũi chứa corticoid được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm xoang, bao gồm thuốc xịt mũi Benita, thuốc xịt mũi Avamys, thuốc xịt mũi Meseca, thuốc xịt mũi Coldi B,…

3. Thuốc co mạch mũi dạng uống (siro + viên)

Thuốc co mạch mũi dạng uống thường chứa hoạt chất như Phenylephrine hoặc Ephedrine. Các loại thuốc này có tác dụng co mạch máu ở niêm mạc hô hấp, từ đó giảm viêm, tăng đào thải dịch ứ đọng tại các mô xoang và giúp đường thở thông thoáng.

Tuy nhiên thuốc thông mũi dạng uống có thể gây ra một số tác dụng ngoại ý như:

  • Kích thích hệ thần kinh trung ương
  • Tăng huyết áp

Thuốc thông mũi dạng uống không được sử dụng cho người bị kali huyết chưa được điều trị, cường giáp, cao huyết áp hoặc đang điều trị bằng thuốc ức chế monoamin oxydase.

4. Thuốc giảm đau, chống viêm trị viêm xoang cấp

Thuốc giảm đau và chống viêm thường được sử dụng trong điều trị viêm xoang cấp do virus hoặc vi khuẩn. Lựa chọn ưu tiên thường là sử dụng thuốc Paracetamol để giảm cơn đau và hạ sốt.

Tuy nhiên nếu niêm mạc hô hấp sưng nhiều và cơn đau không có đáp ứng với Paracetamol, có thể sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như Diclofenac, Aspirin và Ibuprofen.

thuốc chữa trị viêm xoang
Thuốc Paracetamol được sử dụng để chữa trị viêm xoang cấp gây sốt cao và đau nhức

Một số tác dụng phụ khi dùng NSAID và Paracetamol chữa trị viêm xoang:

  • Buồn nôn
  • Đau thượng vị
  • Khó tiêu
  • Rối loạn nhu động ruột

Lạm dụng thuốc giảm đau và chống viêm có thể gây xuất huyết tiêu hóa và gây độc lên gan, thận. Vì vậy chỉ nên sử dụng các loại thuốc này trong tối đa 5 ngày theo liều lượng và tần suất được nhà sản xuất khuyến cáo.

5. Thuốc kháng histamine H1 chữa viêm xoang dị ứng

Thuốc kháng histamine H1 là thuốc kháng dị ứng và được sử dụng để chữa trị viêm xoang do dị ứng phấn hoa, dị ứng thời tiết,… Tùy vào mức độ dị ứng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng histamine dạng xịt (Olopatadine, Levocabastine, Azelastine) hoặc dạng uống (Chlorpheniramine, Loratadine, Terfenadin,…).

Hầu hết các loại thuốc kháng histamine đều tương đối lành tính và có mức độ dung nạp tốt. Tuy nhiên do tác động đến hệ thần kinh trung ương nên thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Buồn ngủ
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Khô miệng

Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng thuốc kháng histamine H1 dạng uống đối với người trên 60 tuổi và người mắc bệnh phổi mãn tính.

6. Thuốc kháng sinh trị viêm xoang do vi khuẩn

Kháng sinh được sử dụng trong trường hợp viêm xoang xảy ra do vi khuẩn. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ nên chỉ được sử dụng sau khi bác sĩ tiến hành nuôi cấy bệnh phẩm và chỉ định loại kháng sinh phù hợp.

Hiện nay, kháng sinh được dùng để điều trị viêm xoang và các bệnh hô hấp do nhiễm khuẩn chủ yếu là nhóm penicillin (Amoxicillin). Trong trường hợp dị ứng nhóm thuốc này, bác sĩ có thể thay thế bằng kháng sinh chứa sulfur như Sulfamethoxazole hoặc Trimethoprim. Đối với viêm xoang nhiễm trùng tái phát nhiều lần và vi khuẩn đã kháng lại các loại kháng sinh thường dùng, bác sĩ có thể cân nhắc dùng penicillin tổng hợp hoặc kháng sinh nhóm cephalosporin.

thuốc chữa trị viêm xoang
Kháng sinh chỉ được sử dụng trong trường hợp nhiễm trùng xoang do vi khuẩn

Khi sử dụng kháng sinh, cần dùng liên tục trong thời gian được chỉ định – ngay cả khi triệu chứng lâm sàng đã thuyên giảm hoàn toàn. Sử dụng thuốc không đều hoặc ngưng thuốc quá sớm có thể làm tăng nguy cơ tái nhiễm.

Một số tác dụng phụ khi dùng kháng sinh chữa trị viêm xoang nhiễm trùng:

  • Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột (tiêu chảy, viêm đại tràng giả mạc)
  • Nguy cơ kháng thuốc cao
  • Nhạy cảm hơn với ánh sáng
  • Gây dị ứng, nổi mề đay, phát ban

Chẳng cần kháng sinh, bệnh viêm xoang mạn tính vẫn khỏi nhờ bài thuốc này

CLICK NGAY để khám phá càng sớm càng tốt trước khi bệnh quá nặng

viêm xoang

7. Nước muối sinh lý giúp tăng dẫn lưu xoang

Nước muối sinh lý (Natri clorua 0.9%) được sử dụng trong quá trình điều trị các bệnh hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm mũi dị ứng và viêm xoang. Trong điều trị viêm xoang, nước muối sinh lý được sử dụng ở dạng nhỏ mũi hoặc dạng xịt nhằm làm mềm, ẩm niêm mạc, giảm tình trạng khô mũi và kích thích.

thuốc chữa trị viêm xoang
Nước muối sinh lý dạng xịt có tác dụng làm mềm niêm mạc, thông mũi và tăng dẫn lưu dịch tiết hô hấp

Ngoài ra, nước muối sinh lý còn làm loãng dịch tiết hô hấp, thúc đẩy quá trình dẫn lưu dịch và hỗ trợ loại bỏ dị nguyên. Loại thuốc này tương đối an toàn có thể sử dụng cho cả người lớn, người cao tuổi, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.

8. Thuốc kháng nấm trị viêm xoang do nhiễm nấm

Trong trường hợp bị viêm xoang do nấm, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc kháng nấm như Voriconazole hoặc Amphotericin B. Các loại thuốc này gắn vào ergosterol ở màng tế bào khiến cơ quan này thay đổi tính thấm, dẫn đến giảm khả năng sinh sản của nấm.

Do các loại thuốc kháng nấm hấp thu kém ở đường tiêu hóa nên khi điều trị viêm xoang có mức độ nặng, bác sĩ chủ yếu chỉ định thuốc dạng tiêm truyền.

Một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc kháng nấm chữa viêm xoang:

  • Đau cơ
  • Đau đầu
  • Rét run
  • Rối loạn điện giải
  • Đau bụng
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Chán ăn

9. Lá lốt – Vị thuốc nam chữa viêm xoang quen thuộc

Lá lốt là vị thuốc nam quen thuộc được sử dụng để chữa viêm xoang do virus và dị ứng. Theo y học cổ truyền, lá lốt có tính ấm, tác dụng tiêu viêm, giảm đau, giải độc và chống nôn ói.

Ngoài ra, y học hiện đại cũng nhận thấy tinh dầu từ thảo dược này có thể ức chế vi khuẩn, nấm và một số loại virus gây nhiễm trùng ở đường hô hấp. Do đó, sử dụng lá lốt chữa viêm xoang có khả năng ức chế viêm nhiễm, làm thông đường thở, tăng dẫn lưu dịch và cải thiện một số triệu chứng khó chịu.

thuốc chữa trị viêm xoang
Lá lốt là vị thuốc nam được sử dụng để chữa trị bệnh viêm xoang

Một số cách dùng lá lốt chữa viêm xoang:

  • Cách 1: Rửa sạch 1 nắm lá lốt tươi, sau đó để ráo nước và vò xát nhẹ cho thảo dược tỏa mùi thơm. Đun sôi 2 lít nước vào đổ vào thau, cho lá lốt vào và dùng để xông mũi đến khi nước nguội hoàn toàn. Sau khi xông nên xì mũi để loại bỏ hoàn toàn dịch tiết ứ đọng trong các mô xoang.
  • Cách 2: Đối với trường hợp dị ứng thời tiết gây viêm da và nổi mề đay, có thể rửa 2 – 3 nắm lá lốt rồi cho vào nước tắm. Tắm nước lá lốt 1 lần/ ngày trong vài ngày giúp ngứa ngáy và cải thiện các triệu chứng do viêm xoang gây ra.

10. Chữa viêm xoang bằng cây xương cá

Cây xương cá (cây giao) thường được trồng làm cảnh hoặc làm hàng rào. Ngoài ra, nhân dân còn sử dụng loại cây này như một vị thuốc chữa viêm xoang. Nghiên cứu từ y học hiện đại cũng nhận thấy, hoạt chất Ethanol từ cây giao có tác dụng chống viêm, giảm đau nhức và ức chế các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng thường gặp.

Cách sử dụng cây giao chữa viêm xoang:

  • Chuẩn bị: Khoảng 70g cây giao tươi
  • Thực hiện: Rửa sạch và bẻ nhỏ, sau đó đun sôi với 1 lít nước trong khoảng vài phút. Tắt bếp, dùng khăn trùm đầu xông mũi để trị viêm xoang và viêm mũi dị ứng.

Lưu ý: Nhựa của cây giao chứa độc và có thể gây mù mắt vĩnh viễn. Vì vậy, cần thận trọng khi sử dụng dược liệu này.

11. Tỏi – Cây thuốc dân gian chữa viêm xoang

Ngoài tác dụng kích thích vị giác và thúc đẩy hoạt động tiêu hóa, tỏi còn được sử dụng để chữa các bệnh hô hấp thường gặp như cảm lạnh, cảm cúm, viêm xoang, viêm mũi dị ứng,… Hoạt chất allicin trong tỏi đã được chứng minh về hiệu quả chống viêm, ức chế virus và vi khuẩn.

Sử dụng tỏi có thể tăng dẫn lưu dịch ở các xoang, hỗ trợ giảm viêm, thông mũi, giảm ngứa cổ họng và ức chế nhiễm trùng do virus, vi khuẩn.

thuốc chữa trị viêm xoang
Hoạt chất trong tỏi có khả năng chống viêm niêm mạc và ức chế vi khuẩn, virus

Dưới đây là một số cách dùng tỏi chữa viêm xoang được áp dụng khá phổ biến:

  • Cách 1: Nhai trực tiếp 1 – 2 tép tỏi/ ngày có thể kiểm soát nhiễm trùng ở các xoang và giảm nhẹ một số triệu chứng khó chịu như chảy nước mũi, ho, hắt hơi,…
  • Cách 1: Bóc vỏ 1 củ tỏi, sau đó giã nát và cho vào tô. Đun sôi 2 lít nước rồi đổ vào tô, dùng khăn trùm đầu lại để tinh dầu tỏi và hơi nước len lỏi vào cổ họng, mũi và các xoang. Mẹo chữa này giúp làm sạch dịch tiết hô hấp, giảm viêm nhiễm, cải thiện nghẹt mũi, hắt hơi và đau cổ họng.

12. Chữa viêm xoang hiệu quả bằng bài thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường

Trong số những bài thuốc nam chữa viêm xoang hiện có trên thị trường, bài thuốc gia truyền 150 tuổi của nhà thuốc Đỗ Minh Đường được mọi người tin tưởng hơn cả. Đây là phương pháp từng được giới thiệu trên sóng truyền hình quốc gia thông qua chương trình “Sống khỏe mỗi ngày”, số phát sóng ngày 29/2/2020 kênh VTV2, chủ đề “Đông y trị bệnh viêm xoang”.

Tham gia chương trình với vai trò khách mời đặc biệt, NSƯT Hoa Thúy (nữ diễn viên đóng vai cảnh sát Thu Hiền trong series phim Cảnh sát hình sự) – người trực tiếp sử dụng 3 liệu trình bài thuốc nam Đỗ Minh Đường chữa viêm xoang đã có những chia sẻ về bài thuốc.

Được nghệ sĩ nổi tiếng tin dùng, được giới thiệu rộng rãi trên truyền hình, vậy đâu là lý do giúp liệu trình thuốc nam điều trị viêm xoang Đỗ Minh Đường nổi bật đến vậy? Trước tiên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cơ chế tác động cũng như hiệu quả của bài thuốc. Đây là một trong những bài thuốc nam nổi tiếng của Đỗ Minh Đường được bào chế dựa trên nguyên tắc điều trị bệnh từ gốc tới ngọn của y học cổ truyền.

Tức là thay vì chỉ loại bỏ triệu chứng bệnh bên ngoài, thuốc sẽ tác động sâu vào bên trong cơ thể để khu phong trừ tà, cân bằng âm dương, thông huyết, tiêu viêm, giải độc, từ đó đẩy lùi tận gốc căn nguyên gây bệnh. Không những vậy, thuốc còn có tác dụng phục hồi chức năng tạng phế, tăng cường sức đề kháng của người bệnh.

Thông thường với người bệnh nhẹ, nhà thuốc Đỗ Minh Đường chữa viêm xoang dứt điểm chỉ sau 1 liệu trình. Còn trường hợp bệnh mạn tính, liệu trình chữa viêm xoang tại Đỗ Minh Đường có thể kéo dài 2-3 tháng. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc nam dòng họ Đỗ Minh Đường theo đúng chỉ định, người bệnh sẽ cảm nhận thấy hiệu quả rõ ràng như sau:

Thuốc nam Đỗ Minh Đường chữa viêm xoang hiệu quả
Thuốc nam Đỗ Minh Đường chữa viêm xoang hiệu quả

Một điểm quan trọng nữa góp phần tạo nên thành công của bài thuốc đó chính là nhờ thành phần dược liệu sạch. Cụ thể, bài thuốc chữa viêm xoang dòng họ Đỗ Minh Đường bào chế từ 40-50 loại cây thuốc quý, được thu hái trực tiếp tại 3 khu vườn dược liệu sạch của nhà thuốc tại Hòa Bình, Hưng Yên và Gia Lâm (Hà Nội). Nhờ đó, bài thuốc không chứa tân dược, không có dược liệu bẩn nên an toàn, lành tính, không tác dụng phụ và thích hợp cho mọi đối tượng. Được biết, NSƯT Hoa Thúy cũng đang tin tưởng cho con trai 9 tuổi của mình chữa viêm xoang tại Đỗ Minh Đường.

Thông tin thuốc nam trộn dược liệu bẩn được nhiều báo đài đưa tin khiến nhiều người hoang mang. Chính vì thế, với tôn chỉ nói không với thảo dược trôi nổi, không rõ nguồn gốc trên thị trường, từ lâu nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã tập trung phát triển vườn dược liệu sạch.

Nhờ sự chủ động về dược liệu nên các bài thuốc nam của dòng họ Đỗ Minh đều đảm bảo chất lượng. Không chỉ NSƯT Hoa Thúynghệ sĩ hài Xuân Hinhđiều trị xương khớp,diễn viên Lê Bá Anhchữa yếu sinh lý, DV Nguyệt Hằng đều thừa nhận thuốc Đỗ Minh Đường thơm mùi thảo dược, không gây buồn nôn.

Chính nhờ sự minh bạch trong nguồn dược liệu cũng như cơ chế chữa bệnh, thuốc nam Đỗ Minh Đường đã nhiều lần được giới thiệu trên truyền hình, điển hình như Góc nhìn người tiêu dùng – VTC2, Vì sức khỏe của bạn – H1, Sống khỏe mỗi ngày – VTV2

Đánh giá về bài thuốc viêm xoang Đỗ Minh Đường, thầy thuốc ưu tú Lê Phương – GĐ chuyên môn tại Trung tâm Thừa kế & Ứng dụng Đông y Việt Nam cho biết: “Đội ngũ lương y, bác sĩ tại Đỗ Minh Đường luôn cẩn thận trong từng khâu thu hái dược liệu đến khi bào chế thành sản phẩm hoàn chỉnh. Tôi được biết bài thuốc chữa viêm xoang Đỗ Minh Đường có thể sẽ được nhà thuốc sắc thành dạng cao và bình xịt nếu người bệnh có nhu cầu. 

Nhờ đó, mọi người sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, không phải đun sắc lỉnh kỉnh. Đây chính là một trong những điểm nhấn quan trọng giúp Đỗ Minh Đường được Tạp chí Sở hữu trí tuệ và sáng tạo trao tặng giải thưởng “Sản phẩm tin cậy, dịch vụ hoàn hảo, nhãn hiệu ưa dùng” năm 2017.

Một số lưu ý khi dùng thuốc chữa trị viêm xoang

Sử dụng thuốc là phương pháp chính trong chữa trị viêm xoang và các bệnh hô hấp khác. Tuy nhiên dùng thuốc không đúng cách có thể giảm hiệu quả điều trị, thậm chí làm phát sinh rủi ro và một số tác dụng không mong muốn.

thuốc chữa trị viêm xoang
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc chữa trị viêm xoang

Vì vậy khi sử dụng thuốc trị viêm xoang, cần lưu ý một số thông tin sau:

  • Chỉ sử dụng các loại thuốc Tây khi có chỉ định của dược sĩ hoặc bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi chưa tham vấn y khoa.
  • Phải tuân thủ liều dùng và thời gian sử dụng. Hầu hết các loại thuốc Tây trị viêm xoang đều có thể gây ra tác dụng phụ khi lạm dụng hoặc sử dụng không đều – đặc biệt là thuốc kháng sinh.
  • Trong trường hợp bùng phát các tác dụng phụ có mức độ nặng, nên thông báo với bác sĩ để được tư vấn hướng giải quyết. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc điều trị các tác dụng không mong muốn.
  • Các loại thuốc dân gian có độ an toàn cao, dễ thực hiện và chi phí thấp nhưng thường đem lại hiệu quả chậm. Vì vậy, các loại thuốc này chỉ được áp dụng đối với viêm xoang do virus và dị ứng có mức độ nhẹ. Hơn nữa một số loại thuốc dân gian chưa được chứng minh về hiệu quả và độ an toàn. Vì vậy, nên chủ động tham vấn y khoa trước khi thực hiện.
  • Song song với việc sử dụng thuốc, cần nghỉ ngơi hợp lý, uống nhiều nước, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, rửa mũi thường xuyên,… để hỗ trợ làm giảm triệu chứng và rút ngắn thời gian điều trị viêm xoang.
  • Đối với các trường hợp viêm xoang đáp ứng kém với điều trị bằng thuốc, nên thăm khám kỹ để xác định các bệnh lý tiềm ẩn như lệch vách ngăn mũi, polyp mũi, polyp xoang, biến chứng của viêm VA/ viêm amidan mãn tính. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể đề nghị can thiệp các thủ thuật xâm lấn hoặc phẫu thuật.

Trên đây là 10+ loại thuốc chữa trị viêm xoang được đánh giá cao (bao gồm thuốc Tây, thuốc dân gian). Tuy nhiên thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để được tư vấn về loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh lý, bạn đọc nên chủ động tìm gặp bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng.

Xem thêm:

  • 5 Loại thuốc xịt mũi trị viêm xoang tốt nhất & lưu ý khi dùng
  • 12 Cách chữa viêm xoang bằng thuốc nam hiệu quả (cây quanh nhà)
  • Tiêu Xoang Linh Dược Thang ĐẶC TRỊ viêm xoang từ GỐC ĐẾN NGỌN