Nhận biết trẻ bị sốt viêm họng [kèm cách chăm sóc, điều trị tại nhà]

Trẻ bị sốt viêm họng là dấu hiệu các bậc phụ huynh cần cảnh giác. Kịp thời điều trị và chăm sóc đúng cách có thể giảm mức độ nguy hại bệnh.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng có sức đề kháng yếu ớt, rất dễ bị vi khuẩn, virus xâm nhập gây bệnh viêm họng và dẫn đến sốt cao. Bệnh viêm họng ở trẻ hoàn toàn có thể trị dứt điểm và cũng không để lại các biến chứng nếu được điều trị kịp thời. Vì vậy, bố mẹ và người thân của trẻ cần phải nắm rõ các thông tin về triệu chứng cũng như cách khắc phục hiệu quả khi trẻ bị viêm họng.

Triệu chứng khi trẻ bị sốt viêm họng

Bệnh sốt viêm họng ở trẻ là một hiện tượng rất bình thường xảy ra do cơ thể phản ứng lại với các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm…Khi trẻ bị viêm họng sẽ gây ra một số các dấu hiệu phổ biến như: sốt cao, ho khan hoặc ho có đờm, trẻ quấy khóa, chán ăn….

Trẻ bị sốt do viêm họng là gì?
Trẻ bị sốt do viêm họng là một trong những bệnh hô hấp phổ biến hiện nay

Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh cũng như cơ địa của từng trẻ mà biểu hiện của sốt viêm họng sẽ diễn biến khác nhau:

  • Dấu hiệu sốt viêm họng ở trẻ sơ sinh: Trẻ đột ngột bị sốt cao từ 39 – 40°C kèm theo một số các triệu chứng khác như nghẹt mũi, ho nhiều, nghẹt mũi, khó thở, ít bú hoặc bỏ bú, khi ngủ há miệng và thường xuyên quấy khóc…Có vài trường hợp xuất hiện sưng hạch ở cổ trẻ hoặc sưng hàm.
  • Dấu hiệu sốt viêm họng ở trẻ lớn: Những trẻ lớn khi bị hành sốt viêm họng rất hay bị đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, chán ăn khiến nhiều bậc phụ huynh nhầm lẫn với bệnh sốt mọc răng. Ngoài ra, khi trẻ bị sốt viêm họng còn gây ra triệu chứng khác như sổ mũi, nghẹt mũi, khàn giọng, đau họng, ho khan, môi khô, lưỡi bẩn…

Lưu ý khi trẻ bị sốt viêm họng kéo dài liên tục trong nhiều ngày nhưng không được phát hiện kịp thời và chữa trị sẽ rất dễ gây ra các biến chứng cực kỳ nguy hiểm như co giật, động kinh, bại liệt…

Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt viêm họng

Theo các chuyên gia, trẻ bị sốt viêm họng có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, trong đó có thể kế đến một số nguyên nhân phổ biến như:

  • Do cảm cúm: Khi mắc bệnh cảm cúm thông thường sẽ khiến trẻ gặp phải các triệu chứng như ho, hắt hơi, sổ mũi…kèm theo tình trạng sốt cao kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
  • Do virus: Nhiễm virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh viêm họng ở trẻ nhỏ và kèm theo đó là gây sốt cao, đau họng. Lưu ý bệnh này không thể điều trị bằng kháng sinh.
  • Do liên cầu khuẩn: Vi khuẩn Streptococcus là một loại vi khuẩn gây ra tình trạng đau rát cổ họng, khiến trẻ khó chịu, chán ăn, sụt cân.
  • Do dị ứng: Việc trẻ dị ứng thời tiết hay dị ứng với một số tác nhân như lông chó méo, khói thuốc lá, bụi bẩn, phấn hoa…cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ bị sốt viêm họng.
  • Do tay chân miệng: Hầu hết các trường hợp trẻ bị tay chân miệng đều là do virus coxsackievirus A16. Lúc này, trẻ sẽ bị sốt viêm họng kèm theo các triệu chứng như viêm loét khoang miệng, nướu răng, cổ họng và hai bên má….
Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt do viêm họng
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sốt do viêm họng
  • Do thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột, đặc biệt là khi trở lạnh vào thời điểm giao mùa khiến cho sức đề kháng của trẻ yếu đi. Đây là điều kiện vô cùng lý tưởng khiến cho virus xâm nhập và tấn công gây bệnh sốt viêm họng ở trẻ.
  • Do ô nhiễm: Các loại vi khuẩn, virus hay các loại vi sinh vật trong các loại hóa chất độc hại, khói bụi, thuốc xịt, mùi xăng xe…có thể xâm nhập vào bên hệ hô hấp của trẻ và gây ra tình trạng sốt viêm họng cũng như các bệnh đường hô hấp khác.

Ngoài ra, có thể kể đến một số nguyên nhân khác có thể khiến trẻ bị sốt viêm họng như các bệnh cúm, thủy đậu, ho gà hay các bệnh liên quan đến răng miệng…

Cách xử trí khi trẻ bị sốt viêm họng

Hầu hết các trường hợp trẻ bị sốt viêm họng đều không quá nguy hiểm và hoàn toàn có thể được điều trị tại nhà. Theo hướng dẫn từ các chuyên gia, ngay khi phát hiện trẻ có những biểu hiện

Cụ thể khi trẻ bị sốt viêm họng, hãy thực hiện một số điều sau đây để giúp trẻ nhanh hết sốt, hết viêm họng và giảm bớt sự khó chịu cho con:

  • Cho trẻ uống nhiều nước để bù lại lượng nước mất đi trong quá trình bị sốt.
  • Dùng khăn sạch thấm nước ấm để chườm hạ nhiệt cho trẻ.
  • Lau người trẻ bằng nước ấm, đặc biệt là ở vùng nách, bẹn, lưng…Vì đây là những vùng có tích tụ nhiệt nhiều nhất.
  • Cho trẻ nghỉ ngơi và ngủ nhiều hơn để nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
  • Đặc biệt, giữ ấm vùng cổ họng, lồng ngực và khoang mũi của trẻ, nhất là khi thời tiết chuyển lạnh.
  • Giữ vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ và nhớ cho trẻ súc miệng bằng nước muối loãng ngày 2 lần để làm sạch khoang miệng.
Cách xử trí khi trẻ bị sốt do viêm họng
Hãy cho trẻ uống nhiều nước, nghỉ ngơi nhiều hơn khi bị sốt viêm họng
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống của trẻ, nên cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, súp. Lưu ý không nên nêm nhiều gia vị, dầu mỡ để dạ dày trẻ hấp thụ tốt hơn.
  • Cho trẻ uống thuốc hạ sốt nếu thân nhiệt của trẻ quá cao. Lưu ý việc cho trẻ sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần phải có sự chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý mua thuốc ở ngoài vì có thể khiến bệnh của trẻ nặng hơn.

Trẻ bị sốt viêm họng khi nào đi bệnh viện?

Viêc áp dụng các biện pháp hạ sốt tại nhà chỉ là những bước cơ bản để giúp trẻ hạ sốt mà không cần dùng đến thuốc hay các biện pháp y tế. Tuy nhiên, nếu trẻ bị sốt cao do viêm họng và các bước hạ sốt tại nhà không có hiệu quả thì tốt nhất phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín khám chữa bệnh kịp thời.

Phụ huynh nên đưa trẻ đi bệnh viện khi kết quả đo thân nhiệt cao, cụ thể như:

  • Trẻ dưới 3 tháng: sốt 38°C
  • Trẻ từ 3 – 6 tháng: sốt 38,5°C
  • Trẻ trên 6 tháng tuổi: sốt 39°C

Lúc này, tình trạng sốt do viêm họng khiến trẻ rất mệt mỏi, người không còn sức lực, có cảm giác bứt rứt, ho, đặc biệt là sốt cao. Phụ huynh hãy thực sự chú ý tình trạng của trẻ để đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Trẻ bị sốt do viêm họng có nguy hiểm không?
Đưa trẻ đi bệnh viện sớm nếu các biện pháp hạ sốt tại nhà không hiệu quả

Vì một khi không được chữa trị kịp thời thì những dấu hiệu của sốt viêm họng sẽ gây ra nhiễm khuẩn cổ họng, trẻ khó thở, chảy nước dãi liên tục…Nếu lúc này mới đưa trẻ đi bệnh viện thì đã quá trễ, tình trạng của trẻ đã chuyển biến nghiêm trọng nên việc điều trị cũng sẽ khó khăn, gây mất thời gian và tốn kém chi phí hơn.

Thậm chí, nếu để bệnh kéo dài quá lâu mà không có bất kỳ biện pháp điều trị nào sẽ khiến trẻ sốt ngày càng cao hơn, gây ra các biến chứng cực kỳ nguy hiểm như viêm cầu thận cấp, thấp tim, viêm khớp cấp…Vì vậy, hãy đưa trẻ bệnh viện gặp bác sĩ chuyên khoa và được khám bệnh, kê đơn thuốc phù hợp, an toàn và hiệu quả.

Cách phòng ngừa trẻ bị sốt do viêm họng

Để tránh gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của con trẻ thì các bậc phụ huynh nên chủ động bảo vệ con khỏi các tác nhân gây bệnh. Đồng thời, hình thành những thói quen tốt cho sức khỏe và hướng dẫn trẻ thực hiện thường xuyên.

Việc phòng ngừa trẻ bị sốt do viêm họng có thể được thực hiện với các cách đơn giản sau:

Dặn dò trẻ uống nước lọc thường xuyên

Uống nhiều nước lọc sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh ngay cả khi không bị bệnh là điều mà ai cũng phải thực hiện. Đối với trẻ nhỏ cũng vậy, phụ huynh nên cho trẻ uống nước thường xuyên hoặc dặn dò trẻ phải tự uống nước khi khát. Ngoài ra, có thể cho thêm vài lát chanh hay pha nước mật ong cho trẻ uống nhằm tăng thêm hương vị và giúp trẻ yêu thích việc uống nước hơn.

Giữ ấm cho trẻ trong mùa lạnh

Khi thời tiết chuyển lạnh hay lúc giao mùa là những thời điểm trẻ cực kỳ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp và gây ra nhiều biến chứng khác. Vì vậy, bố mẹ hãy chủ động bảo vệ con khỏi những loại vi khuẩn, virus gây bệnh mùa lạnh bằng cách giữ ấm cho trẻ từ sớm, cho trẻ mặc áo khoác dày, mang vớ, đeo bao tay, quấn khăn quàng cổ để tránh bệnh viêm họng có thể xảy ra.

Nhắc nhở trẻ đeo khẩu trang

Cách ngăn ngừa trẻ bị sốt do viêm họng
Chủ động bảo vệ cơ thể bằng nhiều cách như giữ ấm, đeo khẩu trang để ngăn chặn bệnh

Môi trường không khí chứa rất nhiều bụi bẩn và ô nhiễm, nếu trẻ không được che chắn kỹ lưỡng sẽ rất dễ bị các tác nhân ô nhiễm này xâm nhập vào bên trong cơ thể và gây bệnh. Vì vậy, trước khi cho trẻ ra ngoài, bố mẹ hay chú ý đeo khẩu trang cho trẻ và dặn dò trẻ thực hiện thói quen này.

Bên cạnh đó, người lớn cũng phải thực hiện vệ sinh môi trường sống xung quanh như dọn dẹp nhà cửa, lau bụi, không để vi khuẩn có cơ hội ẩn nấp và phát triển trong nhà.

Chủ động giữ gìn vệ sinh chung

Giữ vệ sinh răng miệng, tay chân của trẻ thường xuyên sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn, virus gây bệnh đang tiềm ẩn. Đối với khoang miệng, bố mẹ cần nhắc nhở trẻ phải chủ động đánh răng và súc nước muối thường xuyên để loại bỏ các vi khuẩn có trong khoang miệng, từ đó ngăn ngừa các bệnh về răng miệng và viêm họng hiệu quả. Ngoài ra, tạo thói quen cho trẻ rửa tay thường xuyên trước và sau khi ăn, sau khi đi đại tiện để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.

Tiêm vắc-xin ngừa cúm cho trẻ

Theo sự khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) thì người lớn và trẻ em trên 6 tháng tuổi đều phải tiêm ngừa vắc-xin cúm để tránh gây ra các bệnh về đường hô hấp. Vì vậy, bố mẹ cần chú ý theo dõi sát lịch tiêm chủng và chủ động cho trẻ tiêm phòng theo đúng quy định.

Tóm lại, trẻ bị sốt do viêm họng là một căn bệnh vô cùng phổ biến và cũng không quá nguy hiểm ở giai đoạn khởi phát. Vì vậy, bố mẹ hãy chủ động bảo vệ con bằng những cách hạ sốt an toàn khi trẻ phát sốt và cho trẻ đi bệnh viện để theo dõi bệnh tình. Có như vậy, bệnh mới có thể nhanh khỏi và không gây nguy hiểm đến sự phát triển của trẻ.