Trị vảy nến bằng lá trầu không – Cách dùng và lưu ý nên biết

Trị vảy nến bằng lá trầu không là phương pháp dân gian có ưu điểm an toàn, ít tác dụng phụ. Phương pháp này có thể áp dụng cho nhiều đối tượng. Cùng tìm hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị này thông qua bài viết sau. 

Chữa vảy nến bằng lá trầu không có tốt không?
Chữa vảy nến bằng lá trầu không có tốt không?

I/ Cách chữa bệnh vảy nến bằng lá trầu không

Trong thành phần của lá trầu không chứa nhiều các hoạt chất có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn, tiêu sưng, giảm ngứa. Đồng thời, nó cũng có tác dụng làm lành mau chóng các vết thương. Vì thế, lá trầu không thường được dùng điều trị các bệnh ngoài da, trong đó có bệnh vảy nến. Để chữa vảy nến bằng lá trầu không, bệnh nhân có thể tham khảo các bài thuốc dưới đây:

Bài thuốc 1: Kết hợp lá trầu không và bèo hoa dâu

Chuẩn bị: 

  • Lá trầu không
  • Lá bèo hoa dâu

Cách thực hiện: 

  • Đem lá trầu không, bèo hoa dâu rửa sạch, cho vào nồi và đun cùng với 2 lít nước.
  • Đun khoảng 20 phút cho nước thuốc sôi kỹ rồi tắt bếp, gạn bỏ bã và lấy phần nước.
  • Chia lượng thuốc thu được thành 2 phần. Lấy khoảng 500ml nước để uống, phần nước thuốc còn lại dùng để rửa vùng da bị tổn thương. Khoảng 2 – 3 tiếng sau thì dùng nước sạch để rửa lại.
  • Mỗi ngày thực hiện một lần, kiên trì trong thời gian dài sẽ thấy mang đến hiệu quả tốt.

Bài thuốc 2: Chữa vảy nến bằng lá trầu không và dầu dừa

Kết hợp lá trầu không và dầu dừa làm tăng hiệu quả của bài thuốc
Kết hợp lá trầu không và dầu dừa làm tăng hiệu quả của bài thuốc

Dầu dừa có tác dụng giữ ẩm, làm dịu da, đồng thời giúp phục hồi tổn thương trên da. Vì thế khi được kết hợp với lá trầu không chữa bệnh vảy nến, hiệu quả sẽ được tăng lên. Cách thực hiện bài thuốc này như sau:

Chuẩn bị: 

  • Lá trầu không
  • Dầu dừa

Cách thực hiện: 

  • Đem lá trầu không đi rửa sạch, giã thật nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt. Sau đó, cho thêm 2 thìa dầu dừa nguyên chất vào, trộn đều.
  • Dùng hỗn hợp vừa thu được để thoa lên vùng da bị tổn thương. Để nguyên hỗn hợp trên da khoảng 15 phút, sau đó dùng nước sạch để rửa lại.
  • Thực hiện đều đặn hàng ngày sẽ giúp các triệu chứng như ngứa, tình trạng bong tróc, nổi sẩn trên da được giảm bớt.

Bài thuốc 3: Điều trị vảy nến bằng lá trầu không kết hợp với lá bạc hà và lá diếp cá

Theo các ghi chép của Y học cổ truyền, lá trầu không và diếp cá có tác dụng giải độc, thanh nhiệt. Chúng được sử dụng nhiều trong việc điều trị các bệnh ngoài da. Do đó khi kết hợp cả lá trầu không, lá bạc hà, lá diếp cá sẽ giúp hiệu quả trị bệnh vảy nến được tăng lên đáng kể. Cách thực hiện bài thuốc này như sau:

Chuẩn bị: 

  • Lá trầu không
  • Lá bạc hà
  • Lá diếp cá

Cách thực hiện: 

  • Các nguyên liệu trên đem đi rửa sạch, cho vào nồi và nấu lên với khoảng 3 lít nước.
  • Cứ đun cho đến khi nước sôi kỹ thì tắt bếp, để nguội.
  • Dùng nước này để tắm hàng ngày, thực hiện trong thời gian dài để đạt được tác dụng như mong muốn.

Bài thuốc 4: Uống nước lá trầu không

Ai nên dùng lá trầu không chữa bệnh vảy nến?
Ai nên dùng lá trầu không chữa bệnh vảy nến?

Bên cạnh việc áp dụng các bài thuốc ngâm rửa, uống nước lá trầu không sẽ giúp hiệu quả điều trị được phát huy từ bên trong. Vì vậy, bệnh nhân nên thực hiện bài thuốc này theo cách sau đây:

  • Chuẩn bị: Khoảng 7 – 8 lá trầu không tươi
  • Cách thực hiện: Lá trầu không đem rửa sạch, cho vào nồi rồi đun sôi lên với nước.
  • Sau khi nước sôi kỹ, bỏ phần bã và chắt lấy nước. Chờ cho nước nguội thì chia làm 3 lần uống trong ngày.
  • Có thể dùng phần bã để đắp lên vùng da bị vảy nến.

II/ Một vài lưu ý khi chữa vảy nến bằng lá trầu không

Các bài thuốc từ lá trầu không thường an toàn, ít gây tác dụng phụ. Do đó, nếu còn băn khoăn chưa biết ai nên dùng lá trầu không chữa bệnh vảy nến thì bạn có thể yên tâm. Vì chúng có thể áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau.

Tuy nhiên, tùy vào tình trạng bệnh lý của từng người mà hiệu quả điều trị của những bài thuốc dân gian này thường khác nhau. Thường thì nó chỉ đem lại tác dụng đối với những trường hợp mắc bệnh nhẹ. Với những người mắc bệnh nặng thì tốt nhất nên đi khám để được tư vấn cách chữa trị hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, để những bài thuốc này mang lại tác dụng như mong muốn, bệnh nhân cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài. Thêm nữa, chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình cũng sẽ giúp bệnh mau lành hơn.

Thông tin thêm: Cách chữa bệnh vảy nến theo y học cổ truyền

Trên đây là những lời giải đáp cho vấn đề ai nên dùng lá trầu không trị bệnh vảy nến và một vài bài thuốc được dùng phổ biến. Nếu mắc bệnh nhẹ và đã quá ngán với thuốc tây, các bạn có thể tham khảo những thông tin trên đây để áp dụng cho bản thân.