Vảy nến móng tay: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả
Vảy nến móng tay không chỉ mất thẩm mỹ còn gây nhiều phiền toái khác trong đời sống. Việc nhận biết dấu hiệu và điều trị là điều cần thiết.
Vậy thực chất vẩy nến móng tay là gì, triệu chứng như thế nào và cách điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu các thông tin này thông qua bài viết dưới đây.
I/ Các thông tin cần biết về bệnh vảy nến móng tay
Vảy nến móng tay là một bệnh lý da liễu khá phổ biến, xuất hiện tại các ngón tay. Nắm rõ các thông tin về bệnh vẩy nến móng tay sẽ giúp bệnh nhân chủ động hơn trong việc điều trị và phòng ngừa cho bản thân:
Nguyên nhân gây bệnh
Cho đến nay vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh vảy nến móng tay. Nhưng có nhiều yếu tố được cho là làm tăng nguy cơ gây bệnh, cụ thể như sau:
- Do sức đề kháng và hệ thống miễn dịch của cơ thể đang bị suy yếu.
- Người thường xuyên tiếp xúc với xúc độc hại, sống trong môi trường bị ô nhiễm thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.
- Thường xuyên sống trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, tâm lý không ổn định.
- Di truyền. Nếu như trong gia đình có cha hoặc mẹ đã từng bị bệnh vảy nến móng tay thì con cái của họ sinh ra sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những đứa trẻ bình thường.
- Đã từng mắc các bệnh lý về da tại các ngón tay nhưng không được điều trị sớm gây biến chứng vảy nến móng.
Triệu chứng bệnh vảy nến móng tay
Bệnh vảy nến móng tay có thể gây ảnh hưởng đến một hoặc nhiều móng tay. Diễn tiến của nó được chia thành 4 giai đoạn, ở từng giai đoạn khác nhau bệnh nhân sẽ có các biểu hiện khác nhau. Càng ở những giai đoạn sau, các triệu chứng bệnh sẽ càng nặng, cụ thể như sau:
*) Giai đoạn 1:
Ở giai đoạn này xuất hiện thay đổi màu sắc ở vùng da quanh móng tay. Nó có thể đổi từ màu sắc móng sang màu xanh, vàng hoặc là nâu sậm. Song song với đó, các nốt đốm trắng sẽ bắt đầu xuất hiện ở bên trên hoặc bên dưới móng tay.
*) Giai đoạn 2:
Các móng tay bị biến dạng nhẹ, bề mặt móng tay có các rãnh hoặc những đường lằn. Đồng thời, xuất hiện những lỗ rõ lõm với mức độ nặng nhẹ không giống nhau ở từng trường hợp khác nhau.
*) Giai đoạn 3:
Bệnh bắt đầu chuyển nặng, các móng tay bắt đầu bị bong ra, gây ra các cảm giác khó chịu và đau nhức. Ở dưới lớp móng, các lớp vảy trắng bắt đầu hình thành. Đến khi móng tay bị bong ra khỏi lớp nền móng, các vi khuẩn sẽ nhân cơ hội này để sinh sôi phát triển trong những khoảng trống. Điều này dẫn đến tình trạng xuất hiện các mảng màu vàng trên đầu móng. Đồng thời móng tay cũng sẽ bị dày lên.
*) Giai đoạn 4:
Đến giai đoạn 4, móng tay đã bị hư tổn nghiêm trọng, có chảy máu. Lúc này, tầng sừng ở phía dưới da móng tay sẽ bị tăng sinh, dày lên gấp 2, thậm chí gấp 3 lần so với bình thường. Tình trạng này sẽ khiến móng bị đẩy lên nhiều hơn, gây đau, khó chịu mỗi khi tác động lên chúng. Trong nhiều trường hợp, móng còn bị bong ra, làm cho các sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng nhiều.
II/ Các biện pháp điều trị bệnh vảy nến móng tay
Mặc dù ít khi gây ra các vấn đề nghiêm trọng nhưng vẩy nến móng tay lại gây khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt và làm việc. Do đó, tốt nhất là cần đi khám và điều trị sớm. Dựa trên mức độ bệnh lý của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho những phương pháp phù hợp. Thông thường, các cách chữa vẩy nến móng tay thường được dùng bao gồm:
Điều trị bằng thuốc
Thuốc chữa vảy nến móng tay được chia thành 2 dạng:
*) Thuốc bôi tại chỗ:
Với những người bị bệnh nhẹ, sử dụng các loại kem, thuốc bôi trị vảy nến móng tay sẽ được chỉ định. Tác dụng của chúng là giảm bớt các triệu chứng, khiến bệnh nhân dễ chịu hơn. Những loại thuốc thường được dùng bao gồm:
- Corticosteroid
- Calcipotriol (có tác dụng giống như vitamin D3)
- Tazarotene
- Tacrolimus
*) Các loại thuốc có tác dụng toàn thân:
Đối với những người bị bệnh vảy nến móng tay mà nó gây cản trở cho việc dùng tay hoặc đi lại, họ sẽ phải sử dụng đến các loại thuốc có tác dụng toàn thân. Khác với những loại thuốc bôi tại chỗ, các loại thuốc này không tác động lên một khu vực riêng biệt mà sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cụ thể. Các loại thuốc có thể được dùng bao gồm:
- Cyclosporine
- Methotrexate
- Retinoids
- Apremilast (Otezla)
Ngoài thuốc dạng uống, các loại thuốc tiêm tĩnh mạch như corticosteroid, Otezla (apremilast), Humira (adalimumab)… cũng có thể được chỉ định. Nhưng khi điều trị bằng các loại thuốc dạng tiêm cần phải có sự giám sát của bác sĩ để tránh gặp nguy hiểm. Bởi chúng có thể gây ra nhiều tác dụng cho người sử dụng, chẳng hạn như: Bội nhiễm, gây nhờn thuốc, bệnh tái phát khiến việc điều trị trở nên khó khăn.
Sử dụng các chế phẩm sinh học
Dùng các loại chế phẩm sinh học cũng là một trong những cách chữa vảy nến móng tay có thể được áp dụng. Chế phẩm sinh học là thuật ngữ được dùng để chỉ những sản phẩm được điều chế, chiết xuất từ những thành phần có sẵn ở trong tự nhiên. Nó đã được kiểm chứng là mang lại tác dụng đáng kể trong việc điều trị các bệnh vẩy nến nói chung và vảy nến móng tay nói riêng.
Diệt trừ nấm bằng thuốc
Đa số các trường hợp bị vẩy nến móng tay cũng sẽ bị nhiễm nấm. Do đó, song song với việc sử dụng các loại thuốc điều trị vảy nến thì những loại thuốc diệt nấm cũng được chỉ định. Trong đó, Terbinafine, Itraconazole… là những loại thường được dùng. Tuy nhiên chúng có thể gây tác dụng phụ cho bệnh nhân, đặc biệt là gây tổn thương gan hoặc phát ban. Do đó, hãy tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Cắt bỏ móng tay
Khi bị vảy nến móng tay, cắt bỏ móng tay cũng là phương pháp chữa trị thường được áp dụng. Nhưng để làm được điều này không phải là dễ dàng. Bệnh nhân sẽ cần phải sử dụng đến các kỹ thuật điều trị như:
- Dùng tia X
- Phẫu thuật
- Dùng Ure có nồng độ cao nhằm loại bỏ móng
Tuy nhiên, móng tay sau khi được mọc lại sẽ có dấu hiệu bất thường. Trường hợp móng tay bị nhiễm trùng và gây đau, các bác sĩ sẽ kê thêm thuốc giảm đau.
Điều trị vảy nến móng tay bằng phương pháp quang trị liệu
Chữa vảy nến móng tay bằng tia laser hoặc liệu pháp quang học thường chỉ được chỉ định cho những trường hợp bệnh nhẹ hoặc là mới khởi phát. Cách thực hiện như sau: Các bác sĩ sẽ soi đèn tia cực tím vào vị trí cần điều trị, dưới tác động của tia này, các vi khuẩn gây viêm sẽ bị tiêu diệt. Bên cạnh đó, cách chữa vẩy nến móng tay bằng liệu pháp quang học còn có tác dụng tái tạo tế bào mới và giúp cải thiện tính thẩm mỹ cho móng tay.
Mặc dù có nhiều ưu điểm, nhưng điều trị bằng phương pháp này cũng tồn tại khá nhiều hạn chế. Sử dụng liệu pháp quang học có tia cực tím A (UVA) sẽ làm tăng nguy cơ ung thư da, chi phí điều trị khá cao. Đồng thời, nó cũng chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng mà ít khi điều trị tận gốc chứng bệnh. Chính vì vậy mà nó ít khi được chỉ định.
III/ Những điều cần lưu ý khi bị vảy nến móng tay
Song song với việc áp dụng các biện pháp điều trị, bệnh nhân cần chú ý điều chỉnh thói quen ăn uống và sinh hoạt của bản thân cho phù hợp. Điều này không chỉ giúp bệnh vảy nến móng tay mau chóng được chữa lành mà còn hạn chế được nguy cơ bệnh tái phát. Dưới đây là một số điều cần lưu ý:
- Người bị vẩy nến móng tay nên bổ sung cho cơ thể các thực phẩm giàu vitamin A, B, C, các loại rau xanh, thực phẩm giàu omega-3. Đồng thời, thịt bò, thịt heo, các thực phẩm dễ tiêu như khoai lang, chuối tiêu… cũng là những thực phẩm người bệnh nên sử dụng.
- Tránh ăn các món ăn giàu protein và tanh như cua, ghẹ, xúc xích, trứng… các thực phẩm giàu chất béo như mỡ, đường, sữa… Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, trà, thuốc lá…
- Ăn uống và ngủ nghỉ đúng giờ, thường xuyên tập luyện thể dục để tăng cường sức đề kháng cho bản thân.
- Nếu móng tay bị phù nề, rịn nước thì nên tránh ăn các món ăn có nhiều nước như chanh, súp, uống ít nước…
- Dùng các loại kem dưỡng ẩm trên móng tay và lớp biểu bì. Việc này sẽ giúp cấp ẩm cho da, tránh được tình trạng khô da, bong tróc da.
- Tránh làm sạch móng tay bằng cách sử dụng bàn chải móng hoặc những vật sắc nhọn để chà lên móng của mình. Vì điều này có thể làm cho vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập và gây bệnh.
- Không nên tiếp xúc với hóa chất hoặc các chất kích ứng da trong thời gian dài. Nếu buộc phải tiếp xúc, hãy sử dụng đồ bảo hộ.
- Cố gắng giữ tâm trạng thoải mái, nên xây dựng cho mình một thời gian biểu để tránh áp lực công việc.
Vì là một bệnh ngoài da, lại xảy ra ở móng tay nên vẩy nến móng tay sẽ gây mất đi tính thẩm mỹ. Hơn nữa, các triệu chứng của bệnh sẽ gây đau đớn và khó chịu, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Do đó, đi khám và điều trị sớm khi thấy có những dấu hiệu bất thường là việc nên làm.
[Tham khảo ngay]: Bệnh nhân bị vảy nến 10 năm chia sẻ quá trình chữa bệnh thành công