Viêm amidan lưỡi và 10+ thông tin về bệnh ít người biết
Viêm amidan lưỡi là bệnh gì? Viêm amidan lưỡi có nguy hiểm hay không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh như nào? Cùng tìm hiểu nhé!
Viêm amidan lưỡi là bệnh lý liên quan đến viêm đường hô hấp và thường gặp ở mọi đối tượng. Ít ai biết rằng bệnh có thể sẽ lây lan đến cuống lưỡi và đáy lưỡi, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Viêm amidan lưỡi là gì?
Thuật ngữ amidan lưỡi là cấu tạo tổ chức lympho nằm ở vị trí đáy lưỡi, cuống lưỡi hay V lưỡi bị viêm nhiễm. Đây là khu vực nhạy bén được chi phối bởi dây thần kinh lưỡi – họng và một số dây thanh quản.
Viêm amidan lưỡi là tình trạng vùng amidan lưỡi bị viêm nhiễm bởi sự tấn công của các virus, vi khuẩn và nấm xâm nhập. Dẫn đến tổ chức lympho bị tổn thương, có thể bị viêm và mưng mủ. Khi đó người bệnh sẽ mắc những triệu chứng như đau rát vùng lưỡi, đau nhức gây khó chịu.
Nguyên nhân gây ra viêm amidan lưỡi
Vùng amidan là bộ phận rất dễ bị viêm nhiễm, theo các chuyên gia thì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm amidan lưỡi thường gặp như:
- Do virus, vi khuẩn: sự tấn công mạnh mẽ của các loại virus, vi khuẩn khiến tổ chức lympho bị tổn thương và viêm nhiễm dẫn đến tình trạng khu vực amidan lưỡi bị sưng, viêm.
- Vệ sinh răng miệng kém: khâu vệ sinh răng miệng cũng góp phần quan trọng trong việc bảo vệ amidan. Bởi vì amidan có cấu trúc phức tạp với nhiều khe, hốc. Nếu vệ sinh răng miệng kém sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi, tạo mảng bám và tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
- Hệ miễn dịch suy yếu: khi sức đề kháng của cơ thể bị yếu đi đồng nghĩa cơ thể rất dễ bị các loại virus, vi khuẩn xâm nhập và tấn công.
- Ảnh hưởng thời tiết: khí hậu thay đổi thất thường, môi trường bị ô nhiễm cũng là một tác động bên ngoài khiến cho cơ thể không thích ứng kịp và cũng là nguy cơ gây ra bệnh.
- Người bệnh mắc bệnh tiền sử: trước đó, người bệnh đã từng mắc một số bệnh không kịp chữa trị mới dẫn đến viêm amidan lưỡi như viêm amidan, bệnh lý về răng miệng và một số bệnh viêm đường hô hấp khác.
- Nguyên nhân khác: những tác nhân khác gây bệnh như sử dụng nhiều chất kích thích, ăn những thực phẩm không có lợi cho sức khỏe,…
Triệu chứng của viêm amidan lưỡi
Có khá nhiều trường hợp nhầm lẫn giữa viêm amidan thông thường với viêm amidan lưỡi bởi những biểu hiện tương tự nhau dẫn đến việc điều trị sai. Thế nhưng để giúp người đọc dễ dàng phân biệt thì dưới đây sẽ là những triệu chứng điển hình của viêm amidan lưỡi:
- Đau rát cổ họng: đây là triệu chứng đầu tiên khi bệnh khởi phát, do sự tấn công của virus, vi khuẩn dẫn đến amidan bị viêm nhiễm và sưng phồng lên khiến cho người bệnh cảm thấy đau rát, khó chịu kéo dài.
- Bề mặt lưỡi bị trắng: lúc này người bệnh sẽ phát hiện ra lưỡi có màu trắng bệnh cáu bẩn, khô giọng do vi khuẩn tiết ra chất bã để lại.
- Ho: người bệnh sẽ mắc những cơn ho kéo dài như ho nhiều, ho đờm, ho khan.
- Đau khi nuốt: người bệnh sẽ cảm thấy vướng víu khó chịu ở cổ, dẫn đến tình trạng chán ăn bởi những lần khó ăn uống và khó nuốt.
- Có mủ trắng: bề mặt niêm mạc họng có hiện tượng xuất tiết, khiến hai amidan bị sưng, đỏ tấy, dẫn đến xuất hiện những chấm mủ trắng ở lưỡi và amidan.
- Mất ngủ: khi tình trạng viêm amidan lưỡi sưng phồng lên sẽ khiến cho người bệnh thở khò khè gây mất ngủ.
Viêm amidan lưỡi có nguy hiểm không?
Viêm amidan lưỡi có nguy hiểm không? Là câu hỏi thắc mắc của khá nhiều người đang mắc bệnh. Để trả lời cho câu hỏi, các chuyên gia sẽ giải đáp những vấn đề này như sau:
Tương tự như các loại bệnh viêm amidan thông thường khác, nếu bệnh bắt đầu có những biểu hiện bất thường, nếu người bệnh sớm kịp thời phát hiện và đi điều trị thì bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
Thế nhưng, đối với hầu hết các bệnh thường gặp, nếu chủ quan xem thường bệnh tình thì một lúc nào đó bệnh sẽ trở nặng hơn. Amidan lưỡi cũng vậy, nếu không kịp thời điều trị thì bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn amidan mãn tính và gây ra những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe.
Một số biến chứng do amidan lưỡi để lại như:
- Biến chứng kề cận: khi bệnh tình trở nặng sẽ ảnh hưởng đến những bộ phận lân cận trong đó có tai – mũi – họng và những biến chứng để lại như viêm xoang, viêm tai giữa và viêm thanh quản, viêm phế quản, áp xe thành họng.
- Biến chứng toàn thân: khi cơ thể trở nên yếu ớt sẽ tạo điều kiện để virus, vi khuẩn tấn công vào những bộ phận khác trên cơ thể và gây ra những ảnh hưởng không ngờ tới như nhiễm khuẩn máu, viêm màng tim, viêm khớp cấp tính, viêm cầu thận, hội chất ngưng thở khi ngủ.
- Biến chứng tại chỗ: virus, vi khuẩn có thể làm loét khe amidan, khi đó chúng hoạt động quá ông suất sẽ gây viêm nhiễm xung quanh vùng amidan và dẫn đến biến chứng như viêm họng, viêm loét amidan, áp xe amidan,…
Điều trị viêm amidan lưỡi
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để điều trị viêm amidan lưỡi, tùy vào tình trạng bệnh và mức độ gây bệnh mà người bệnh sẽ được áp dụng bởi những biện pháp khác nhau. Một số phương pháp được áp dụng điều trị như:
1. Điều trị viêm amidan lưỡi bằng phương pháp Tây y
Thông thường, khi đi thăm khám tại các cơ sở y tế, người bệnh sẽ được cho khám lâm sàng và xét nghiệm để cho ra một kết quả chính xác và từ đó bệnh nhân sẽ được bác sĩ áp dụng những phác đồ điều trị khác nhau tùy theo mức độ chuyển biến nặng hay nhẹ.
Sử dụng thuốc kháng sinh: với tình trạng bệnh ớ mức độ nhẹ, các bác sĩ sẽ kê toa cho bệnh nhân và chỉ định sử dụng một số loại thuốc như sau:
- Thuốc kháng sinh toàn thân: Penicillin, Amoxicillin, Erythromycin,… được chỉ định với người bị viêm amidan nhiễm khuẩn.
- Thuốc kháng sinh tại chỗ: bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng các loại dung dịch để ngậm, súc họng hoặc dùng thuốc dạng viên.
Người bệnh cần lưu ý, thuốc phải sử dụng đúng liều lượng, uống đúng ngày, tránh tình trạng lạm dụng thuốc quá nhiều sẽ gây ra tác dụng phụ. Ngoài ra không nên tự ý mua thuốc, sử dụng thuốc mà không có chỉ định từ bác sĩ.
Phẫu thuật: việc cắt bỏ amidan sẽ gây ra những biến chứng khôn lường, bởi việc cắt amidan sẽ làm phá vỡ lớp bảo vệ của hệ miễn dịch. Thế nhưng nếu tình trạng gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng thì sẽ được bác sĩ cân nhắc, những đối tượng được chỉ định cắt amidan như:
- Viêm amidan mãn tính tái phát nhiều lần trong năm
- Amidan cuống lưỡi sưng phồng lên khiến cho người bệnh thở khò khè hoặc ngưng thở khi ngủ
- Điều trị bằng phương pháp sử dụng thuốc nhưng vẫn không khỏi
Tùy theo từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ áp dụng những phương pháp phẫu thuật sau đây:
- Bóc tách và thòng lọng
- Dùng sóng radio cao tần
- Cắt amidan bằng dao điện
- Phương pháp Coblator
- Phẫu thuật nội soi
Thường thì sau phẫu thuật, người bệnh có thể sẽ mắc phải những biến chứng như: nhiễm trùng vết cắt, mất nhiều máu do amidan xơ dính, tình trạng đau kéo dài, suy yếu hệ miễn dịch do cơ quan phòng vệ đã bị loại bỏ.
2. Điều trị viêm amidan lưỡi bằng phương pháp Đông y
Không giống như phương pháp điều trị bằng Tây y, chữa trị bằng phương pháp Đông y sẽ mang lại hiệu quả hữu hiệu bởi đây là phương pháp chữa trị an toàn tuyệt đối và lành tính.
Theo quan điểm Đông y, bệnh tật là ngọn, để điều trị dứt điểm thì phải xuất phát từ việc điều trị từ gốc, việc tìm ra nguyên nhân mới thì bệnh mới có thể nhanh khỏi được. Một số bài thuốc Đông y được nhiều người sử dụng như:
- Bài thuốc 1: kim ngân hoa, bạc hà, liên kiều, ngưu bàng tử, hoàng cầm, mã thầy, xuyên tiêu,.. Đem các thảo dược sắc với 6 bát nước tới khi cạn còn 3 bất. Chia ra 3 lần uống mỗi ngày, nên uống khi thuốc còn ấm.
- Bài thuốc 2: đại thanh diệp, bồ công anh, sanh đại hoàng, kiết cánh, cam thảo,… đem sắc nấu thành nước uống, mỗi ngày 1 thang, chia 2 lần uống.
Điều trị bằng phương pháp Đông y đòi hỏi ở người bệnh phải có sự kiên trì mới mang lại hiệu quả. Vì đây là những thảo dược tự nhiên, lành tính nên khi uống vào thuốc sẽ thấm từ từ từng các cơ quan ngõ ngách. Nếu người bệnh không nhẫn nại thì việc chữa trị bằng phương pháp này là vô hiệu.
3. Điều trị viêm amidan lưỡi bằng mẹo tại nhà
Đối với trường hợp người bệnh bị viêm amidan lưỡi ở mức độ nhẹ thì có thể áp dụng một số me5oo chữa trị tại nhà vô cùng đơn giản, gần gũi và tiết kiệm chi phí.
- Chữa viêm amidan lưỡi bằng lá húng chanh và đường phèn: rửa sạch nắm lá húng chanh đem thái mỏng sau đó trộn đều lá húng chanh với đường phèn đem hấp cách thủy trong vòng 15 – 20 phút. Chắt lấy nước uống, bỏ phần bã. Uống mỗi ngày 3 lần để mang lại hiệu quả.
- Chữa viêm amidan lưỡi bằng quả hồng khô: mỗi ngày ăn 1 quả hồng khô sẽ giúp giảm tình trạng đau rát rõ rệt.
- Chữa viêm amidan lưỡi bằng mật ong và quất: bổ đôi 3- 5 quả quất rồi trộn với 2 thìa mật ong đem hấp cách thủy 15 – 20 phút sau đó dùng để ăn. Ăn mỗi ngày 1 lần giúp bệnh tình nhanh chóng thuyên giảm.
Áp dụng mẹo dân gian hiệu quả hay không là còn phụ thuộc vào cơ địa, thể trạng của mỗi người. Nếu như sau 1 tuần vẫn không thuyên giảm thì người bệnh nên đến gặp bác sĩ để nghe tư vấn và chữa trị.
Phòng ngừa viêm amidan lưỡi
Khi bị viêm amidan lưỡi, ngoài việc điều trị bằng những phương pháp khác nhau thì người bệnh nên kết hợp thêm những biện pháp phòng ngừa phổ biến để cơ thể luôn được khỏe mạnh.
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng thật kĩ, kèm theo đó là sử dụng nước muối loãng súc miệng giúp ngăn ngừa vi khuẩn tấn công.
- Luôn giữ ấm cơ thể nhất là vùng cổ, vùng họng mỗi khi thời tiết thay đổi thất thường.
- Bổ sung các khoáng chất, vitamin có trong rau, củ, quả vào thực đơn mỗi ngày. Hạn chế ăn những thực phẩm cay, nóng hoặc thức uống lạnh.
- Tập thói quen uống nhiều nước giúp làm ẩm niêm mạc, phòng ngừa tái phát bệnh.
- Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học. Tăng cường luyện tập thể dục để nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ trong việc phòng ngừa và trị bệnh.
Trên đây là những giải đáp về việc mắc bệnh viêm amidan lưỡi giúp người đọc nắm bắt được những thông tin cần thiết. Hi vọng bài viết này sẽ giúp quý đọc giả hiểu rõ hơn về tình trạng mắc bệnh.
Với căn bệnh này thì người bệnh nên đi thăm khám sớm để kịp thời kiểm soát bệnh và tránh những biến chứng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bên cạnh đó cũng không nên tự ý đi mua thuốc sử dụng để tránh tình gây ra tác dụng phụ và bệnh dần chuyển biến nặng dẫn đến khó khăn trong việc điều trị.
Có thể bạn quan tâm: Sau khi cắt amidan: Cách chăm sóc, theo dõi, kiêng kỵ