Viêm da cơ địa ở người lớn: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm da cơ địa ở người lớn thường diễn ra dai dẳng, dễ tái phát. Do đó, việc trang bị những kiến thức về bệnh là điều cần thiết.

Viêm da cơ địa ở người lớn
Bệnh viêm da cơ địa không chỉ xảy ra ở trẻ em mà còn có thể khởi phát ở cả người lớn

Viêm da cơ địa ở người lớn là bệnh gì?

Viêm da cơ địa (chàm thể tạng) là một dạng tổn thương da mãn tính và tiến triển dai dẳng. Bệnh lý này là hệ quả do các yếu tố cơ địa như hệ miễn dịch, loại da, di truyền, tình trạng sức khỏe,…

Viêm da cơ địa thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi (chiếm hơn 70%) và chỉ có khoảng 3% người lớn mắc bệnh. Viêm da cơ địa ở người lớn không chỉ gây tổn thương da mà còn có thể đi kèm với sốt cỏ khô và hen suyễn.

Do căn nguyên, tính chất và tiến triển phức tạp nên hiện nay chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh viêm da cơ địa. Nguyên tắc điều trị chủ yếu là cải thiện triệu chứng thực thể, triệu chứng cơ năng, nâng cao chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa biến chứng.

Nhận biết viêm da cơ địa ở người lớn

Viêm da cơ địa nói chung và viêm da cơ địa ở người lớn nói riêng đều có những đặc điểm khác biệt giữa giai đoạn cấp tính và mãn tính. Ngoài ra phạm vi ảnh hưởng, mức độ tổn thương da và vị trí xuất hiện còn phụ thuộc vào cơ địa, độ tuổi và hệ miễn dịch của từng trường hợp cụ thể.

Triệu chứng viêm da cơ địa ở người trưởng thành trong giai đoạn cấp tính:

Viêm da cơ địa ở người lớn
Ở giai đoạn cấp, viêm da cơ địa thường gây ra các vết hồng ban có hình dáng và kích thước đa dạng
  • Da xuất hiện các vết ban có màu hồng hoặc đỏ, hình thái và kích thích đa dạng, thường bằng phẳng và không có ranh giới rõ ràng.
  • Nổi mụn nước nhỏ hoặc đám sẩn trên ban da, sau đó mụn nước vỡ và gây chảy dịch tiết
  • Da phù nề, có dịch tiết và bắt đầu đóng mài
  • Vùng da tổn thương có thể gây nóng rát, sưng đau và ngứa âm ỉ

Triệu chứng viêm da cơ địa ở người trưởng thành trong giai đoạn mãn tính:

Viêm da cơ địa ở người lớn
Trong giai đoạn mãn tính, tổn thương da thường có dấu hiệu liken hóa, khô ráp và dày sừng
  • Vùng da tổn thương bị thâm sạm, liken hóa và dày sừng.
  • Da có thể xuất hiện các vết nứt nẻ hoặc nếp nhăn.
  • Thường đi kèm với triệu chứng ngứa ngáy, ít gây đau và nóng rát

Tổn thương da do viêm da cơ địa phát sinh chủ yếu ở khuỷu tay, mặt sau đầu gối, mu bàn tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, ngực, lưng hoặc đầu và thường có tính chất đối xứng. Ngoài ra ở một số trường hợp, tổn thương da có thể lan tỏa ra phạm vi lớn như toàn bộ thân trên/ thân dưới, các chi,…

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở người lớn

Viêm da cơ địa và các bệnh da liễu mãn tính (vảy nến, chàm, viêm da tiếp xúc,…) thường có căn nguyên phức tạp. Chính vì vậy hiện nay các chuyên gia vẫn chưa thể xác định nguyên nhân chính xác gây ra các bệnh lý này.

Tuy nhiên khi tiến hành sinh thiết mô da của bệnh nhân, các bác sĩ đều nhận thấy người bị viêm da cơ địa thường có nồng độ IgE cao hơn bình thường và hơn 70% trường hợp có người thân mắc các bệnh lý liên quan như chàm, viêm da cơ địa, hen suyễn, sốt cỏ khô,…

Viêm da cơ địa ở người lớn
Dị ứng là nguyên nhân chủ yếu gây bùng phát triệu chứng của viêm da cơ địa

Ngoài nguyên nhân chính, bệnh viêm da cơ địa còn chịu ảnh hưởng của những yếu tố sau:

  • Hệ miễn dịch suy giảm: Suy giảm khả năng miễn dịch có thể khiến triệu chứng của bệnh bùng phát. Ở những người có sức khỏe yếu, viêm da cơ địa không chỉ gây thương tổn trên da mà còn kích thích bệnh hen suyễn, sốt cỏ khô và viêm mũi dị ứng.
  • Dị ứng: Dị ứng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây viêm da cơ địa. Phản ứng dị ứng chủ yếu xảy ra do thời tiết thay đổi, nấm mốc, sử dụng thuốc, thức ăn, hóa mỹ phẩm,…
  • Kích ứng: Kích ứng da xảy ra sau khi tiếp xúc với nhựa độc của cây trường xuân, tầm ma hoặc bị côn trùng cắn.
  • Yếu tố cơ học: Ngoài ra, viêm da cơ địa còn bùng phát khi da cọ xát nhiều vào quần áo (do mang quần áo có chất liệu dày, chật hoặc mang giày bít trong thời gian dài).
  • Yếu tố tâm lý: Tâm lý căng thẳng kéo dài, chấn động tinh thần mạnh, xúc động, làm việc quá sức,… cũng có thể là yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm da cơ địa.

Viêm da cơ địa khởi phát ở người lớn có nguy hiểm không?

Thực tế cho thấy, triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em thường có mức độ nghiêm trọng và phạm vi ảnh hưởng rộng hơn so viêm da cơ địa ở người lớn. Người trưởng thành thường có hệ miễn dịch phát triển hoàn chỉnh và thể trạng tốt nên các triệu chứng chỉ tập trung ở da và hiếm khi kích thích các bệnh cơ địa khác bùng phát (sốt cỏ khô, hen suyễn).

Tuy nhiên do tính chất dai dẳng và cố thủ nên viêm da cơ địa thường có khả năng tái phát cao. Tổn thương da tái phát nhiều lần kết hợp chế độ chăm sóc không đúng cách có thể làm phát sinh các biến chứng như sau:

điều trị viêm da cơ địa ở người lớn
Viêm da cơ địa ở người lớn tái phát nhiều lần có thể gây hen suyễn và sốt cỏ khô
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh cơ địa: Theo thống kê, người bị tái phát viêm da cơ địa hơn 5 lần/ năm có khả năng bị hen suyễn và sốt cỏ khô cao hơn người bình thường.
  • Viêm da cơ địa bội nhiễm: Bội nhiễm thường xảy ra trong giai đoạn cấp tính, chủ yếu là do tụ cầu vàng và một số vi khuẩn khác. Viêm da cơ địa bội nhiễm không chỉ làm tổn thương da mà còn gây ngứa ngáy, đau rát và sưng nóng.
  • Gây tâm lý tự ti: Viêm da cơ địa thường dễ gây thâm sẹo, ngứa ngáy và tái phát nhiều lần. Tổn thương xuất hiện ở tay, chân, cổ, đầu và mặt ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình và thường gây ra tâm lý tự ti cho người bệnh.
  • Giảm chất lượng cuộc sống: Viêm da cơ địa không phải là bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên do đặc tính tái phát nhiều lần và gây ngứa dữ dội nên bệnh có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, giảm hiệu suất làm việc và tác động xấu đến các hoạt động sinh hoạt thông thường.

Chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa ở người lớn

Không có xét nghiệm đặc hiệu trong chẩn đoán viêm da cơ địa. Chính vì vậy quá trình chẩn đoán chủ yếu dựa trên tiền sử bệnh lý và hình thái tổn thương.

Bên cạnh đó, bác sĩ cần tiến hành chẩn đoán phân biệt viêm da cơ địa với các bệnh lý sau đây:

  • Tổ đỉa: Tổ đỉa (chàm tổ đỉa) là một dạng viêm da mãn tính đặc trưng bởi sự xuất hiện của các mụn nước ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân. Bệnh lý này thường không có hồng ban và mụn nước ăn sâu vào da hơn so với mụn nước của viêm da cơ địa.
  • Zona thần kinh: Zona thần kinh là một dạng tổn thương da thứ phát do virus varicella zoster (virus gây bệnh thủy đậu). Bệnh lý này đặc trưng bởi các vết hồng ban hơi phù nề, có kèm mụn nước mọc khu trú và chạy dọc theo các dây thần kinh. Tổn thương da do zona thần kinh thường gây sốt nhẹ, sưng nề và đau rát nhiều.
  • Herpes môi/ herpes sinh dục: Bệnh do chủng virus herpes simplex type 1 và type 2 gây ra, đặc trưng bởi các mụn nước nhỏ mọc tập trung trên vết hồng ban. Khi mới khởi phát bệnh thường gây ngứa nhưng sau đó chuyển sang đau và rát.

Ngoài ra chẩn đoán viêm da cơ địa ở người trưởng thành còn phụ thuộc vào một số tiêu chuẩn khác như da khô, tổn thương da tái phát nhiều lần, nồng độ IgE tăng,…

Các phương pháp điều trị viêm da cơ địa ở người lớn

Điều trị viêm da cơ địa khởi phát ở người lớn trước tiên phải loại trừ các yếu tố thuận lợi (thức ăn dị ứng, thuốc, hóa chất,…), sau đó tiến hành sử dụng thuốc uống và thuốc bôi theo hướng dẫn của bác sĩ.

1. Điều trị bằng thuốc Tây

Thuốc Tây điều trị viêm da cơ địa bao gồm thuốc dùng ngoài và thuốc dạng uống.

điều trị viêm da cơ địa ở người lớn
Thuốc Tây điều trị viêm da cơ địa bao gồm thuốc bôi ngoài da và thuốc dạng uống

Thuốc điều trị tại chỗ:

  • Thuốc tím, dung dịch Chlorhexidine và Hexamidine: Các dung dịch này thường được sử dụng ngay khi triệu chứng mới bùng phát, có tác dụng sát trùng và khử khuẩn nhẹ.
  • Nitrate bạc/ Hồ nước: Loại thuốc bôi này cũng được dùng trong giai đoạn cấp và được sử dụng ngay sau các dung dịch kháng khuẩn. Hồ nước và nitrate bạc có tác dụng làm khô dịch tiết và thúc đẩy tổn thương da đóng mài.
  • Thuốc mỡ corticoid: Thuốc mỡ corticoid thường được dùng trong giai đoạn mãn tính. Sử dụng thuốc trong giai đoạn cấp có thể khiến da bị bí và lâu lành. Corticoid dạng bôi ngoài có tác dụng giảm nhanh triệu chứng sưng viêm và dị ứng. Tuy nhiên thuốc có thể gây rậm lông, tăng nguy cơ nhiễm trùng, mỏng da, teo da,… nên chỉ được sử dụng trong một thời gian ngắn.
  • Thuốc chứa acid salicylic: Acid salicylic là dẫn xuất của beta-hydroxy acid, có tác dụng bạt sừng và giảm dày sừng da. Thuốc được chỉ định trong điều trị viêm da cơ địa ở giai đoạn mãn tính.
  • Kem dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm được sử dụng nhằm làm giảm dịu vùng da tổn thương, bảo vệ da và ngăn ngừa nứt nẻ. Sản phẩm này được dùng khi vùng da tổn thương đã lành hẳn.

Thuốc điều trị toàn thân:

  • Thuốc kháng histamine H1: Thuốc kháng histamine H1 có tác dụng chống dị ứng và giảm ngứa. Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách ức chế thụ thể histamine H1 ở hệ thần kinh trung ương nên có thể gây ra tác dụng an thần khi sử dụng (buồn ngủ).
  • Corticoid đường uống: Có thể được dùng trong giai đoạn cấp nhằm giảm dị ứng và chống viêm mạnh. Tuy nhiên do rủi ro cao nên thuốc chỉ được sử dụng trong khoảng 3 ngày với liều lượng thấp. Corticoid đường uống hiếm khi được chỉ định trong giai đoạn mãn tính do thuốc chứa độc tính cao và có khả năng kích thích triệu chứng của bệnh bùng phát mạnh.
  • Thuốc kháng sinh, chống nấm: Trong trường hợp viêm da cơ địa bội nhiễm (nhiễm trùng), bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống nấm và kháng sinh toàn thân trong khoảng 7 – 10 ngày.
  • Viên uống bổ sung: Viên uống bổ sung vitamin C và vitamin nhóm B được chỉ định với những trường hợp viêm da cơ địa mãn tính tái phát nhiều lần do suy giảm miễn dịch và thiếu hụt vi chất dinh dưỡng.
  • Thuốc chống viêm không steroid: Trong trường hợp tổn thương da gây sốt nhẹ, đau và viêm, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc chống viêm không steroid để cải thiện triệu chứng.

Ngoài việc sử dụng thuốc, điều trị viêm da cơ địa theo Tây y còn bao gồm liệu pháp ánh sáng (quang trị liệu) và chiếu tia laser.

2. Điều trị bằng thuốc Nam

Điều trị bằng thuốc Nam có tác dụng chậm nên thường được phối hợp với thuốc Tây y hoặc Đông Y. Một số bài thuốc chữa viêm da cơ địa bằng thuốc Nam mà bạn có thể áp dụng, bao gồm:

cách chữa viêm da cơ địa ở người lớn
Có thể áp dụng song song thuốc Tây/ Đông y với cách chữa viêm da cơ địa bằng thuốc Nam
  • Lá chè xanh: Lá chè xanh có tác dụng tiêu viêm, sát trùng và giảm ngứa. Vì vậy bạn có thể nấu nước chè xanh uống và ngâm rửa vùng da tổn thương.
  • Lá lốt: Lá lốt có vị cay nồng, tính ấm, tác dụng sát trùng mạnh. Bài thuốc ngâm rửa từ lá lốt thích hợp với người bị viêm da cơ địa mãn tính gây ngứa nhiều và dữ dội.
  • Lá trầu không: Tinh dầu trong lá trầu không có tác dụng sát trùng mạnh, tiêu viêm, giảm ngứa và phục hồi các mô da tổn thương. Do đó khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn ổn định, bạn có thể nấu nước tắm từ thảo dược này để giảm viêm, ngứa và làm mờ các vết thâm sạm.

3. Điều trị bằng thuốc Đông Y

Nếu không thể sử dụng thuốc Tây y (do dị ứng hoặc hội chứng không dung nạp), bạn có thể tìm gặp thầy thuốc để được thăm khám và chỉ định các bài thuốc Đông Y phù hợp.

điều trị viêm da cơ địa ở người lớn
Với những người không thể sử dụng thuốc Tây, có thể thay thế bằng các bài thuốc Đông y

Một số bài thuốc Đông Y chữa viêm da cơ địa ở người lớn:

  • Bài thuốc Tiêu phong tán (dùng trong giai đoạn cấp): Đem phòng phong, thạch cao và ngưu bàng tử mỗi thứ 8g, thổ phục linh, sinh địa, thương truật, sài đất, kim ngân hoa, rau má và bồ công anh mỗi thứ 12g, kinh giới, khổ sâm, đương quy mỗi thứ 10g, cam thảo 4g sắc lấy nước uống.
  • Bài thuốc Kinh phòng bại độc tán (dùng trong trường hợp có bội nhiễm): Đem sắc sài hồ, hoàng liên, hoàng cầm, chỉ xác, khương hoạt, bạch tiên bì, liên kiều, xuyên khung, độc hoạt, kinh giới, phòng phong mỗi thứ 8g, phục linh, bồ công anh và kim ngân hoa mỗi thứ 12g, cam thảo và xác ve sầu mỗi thứ 4g, cát cánh 6g và dùng uống hết trong ngày.
  • Bài thuốc Thanh dinh thang (dùng trong giai đoạn mãn tính): Dùng tang bạch bì, mạch đông, đảng sâm, thương nhĩ tử, ngân hoa, sài đất, rau má, phù bình, đơn tướng quân mỗi thứ 12g, đan sâm và liên kiều mỗi thứ 10g, trúc diệp và hoàng liên mỗi thứ 8g sắc uống.
  • Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang (gia giảm cho mọi trường hợp)

Một trong những bài thuốc Đông y nổi danh hàng đầu trong điều trị căn bệnh viêm da cơ địa là Thanh bì Dưỡng can thang. Bài thuốc được nghiên cứu và phát triển bởi đội ngũ chuyên gia là những bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực Y học cổ truyền.

Thanh bì Dưỡng can thang đã được chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 lựa chọn giới thiệu trên sóng truyền hình. Bài thuốc được đánh giá là giải pháp toàn diện và an toàn giúp điều trị hiệu quả căn bệnh viêm da cơ địa mà không gây bất cứ tác dụng nguy hiểm nào.

>> Xem chi tiết: VTV2 giới thiệu bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang

Đánh giá về bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang, Bác sĩ Lê Thị Phương – Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam cho biết: “Thanh bì Dưỡng can thang là kết quả công trình nghiên cứu chuyên sâu rất nổi tiếng của Trung tâm Thuốc dân tộc. Đây là một trong những bài thuốc tôi đánh giá rất cao, bởi công thức thành phần độc đáo và ưu việt. 

Các chuyên gia đã dày công nghiên cứu và phát triển bài thuốc này với sự kết hợp 3 dạng bào chế gồm UỐNG, BÔI, NGÂM RỬA mang đến phác đồ điều trị rất hoàn chỉnh và ưu việt, vừa điều trị bên trong, vừa xử lý bên ngoài, xử lý vào tận gốc căn nguyên của bệnh cho hiệu quả lâu dài.

Bên cạnh đó, bài thuốc còn được nhiều đầu báo lớn đánh giá cao và thường xuyên viết bài đưa tin. Báo 24h có bài viết:

Với công thức thành phần độc nhất vô nhị, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang giúp đẩy lùi tận gốc căn bệnh viêm da cơ địa theo 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Xử lý căn nguyên gây bệnh, chặn đứng sự phát triển của viêm da cơ địa. Trong giai đoạn này, bài thuốc sẽ thúc đẩy cơ thể đào thải độc tố bằng cách sử dụng thuốc uống trong, kích thích hoạt động thanh lọc của gan, thận. Bên ngoài dùng thuốc ngâm rửa và thuốc bôi giúp da tự đẩy độc tố ra bên ngoài. 
  • Giai đoạn 2: Bài thuốc đi sâu kiểm soát các triệu chứng bệnh, loại bỏ triệu chứng viêm nhiễm, ngứa ngáy, khô rát da. Bài thuốc uống sẽ phát huy công dụng tiêu viêm, tán ứ, ổn định cơ địa. Trong khi đó bài thuốc ngâm rửa và thuốc bôi điều trị tại chỗ ở vùng tổn thương, chữa lành các ổ viêm nhiễm.
  • Giai đoạn 3: Bài thuốc uống tăng cường điều dưỡng cơ thể, giúp nâng cao thể trạng và hệ miễn dịch cho bệnh nhân để phòng ngừa tái phát viêm da cơ địa. Bên ngoài da, bài thuốc ngâm rửa và thuốc bôi tiếp tục sát khuẩn da, bổ sung dưỡng chất giúp da phục hồi và tái tạo, trả lại làn da khỏe mạng, mịn màng.

Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang phối kết hợp hơn 30 loại thảo dược quý hiếm có công dụng sát khuẩn, chống viêm mạnh mẽ, trong đó nhiều thành phần được mệnh danh là “kháng sinh tự nhiên” của Đông y. 

Hiệu quả điều trị viêm da cơ địa tại Thuốc dân tộc
Hiệu quả điều trị viêm da cơ địa tại Thuốc dân tộc

Ngoài ra, trong bài thuốc còn chứa những dược liệu có chứa dưỡng chất rất tốt cho sự phục hồi và tái tạo của da. Có thể kể đến những thành phần chính của bài thuốc như: Đương quy, Khổ sâm, Đơn đỏ, Bạch linh, Huyết đằng, Kim ngân hoa, Dạ dao đằng, Phong phong, Ké đầu ngựa, Hồng hoa, Xà sàng tử, Đương quy, Ô liên rô, Mò trắng, Sa sâm…

Nguồn thảo dược để bào chế bài thuốc được chọn lọc khắt khe từ những vùng chuyên canh dược liệu đạt chuẩn GACP-WHO của Trung tâm Thuốc dân tộc. Thảo dược sau khi thu hái được sơ chế, phân loại và bào chế theo quy trình khép kín chặt chẽ, đảm bảo giữ nguyên nguồn dược chất tinh túy nhất và an toàn vệ sinh tối đa.

Nhờ công thức thành phần ưu việt, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang mang đến hiệu quả điều trị viêm da cơ địa vượt trội. Khảo sát trên 500 bệnh nhân từng điều trị bằng bài thuốc này cho kết quả bất ngờ. Có tới 95% người bệnh kiểm soát tốt các triệu chứng viêm da cơ địa và không tái phát bệnh trong nhiều năm.

Trong đó có nhiều trường hợp bệnh nặng với các triệu chứng phức tạp cũng đã được điều trị thành công.

Chị Nguyễn Thị Thỏa (Hà Nội), 7 năm mắc viêm da cơ địa khiến 2 bàn tay luôn trong tình trạng khô rát, nứt nẻ, chảy máu không thể tự làm được các công việc nhà đơn giản. Trải qua 3 tháng điều trị tích cực với Thanh bì Dưỡng can thang đã thoát khỏi căn bệnh khó chịu này. Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

Ông Nguyễn Thế Tình (Hạ Long, Quảng Ninh), bị viêm da cơ địa trong nhiều năm khiến tay chân nứt nẻ, da dày cứng, bệnh tái phát liên tục thành các đợt, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống. Sau 3 tháng điều trị bằng bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang, ông đã chấm dứt được các triệu chứng bệnh khó chịu. Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

Những lưu ý khi điều trị viêm da cơ địa ở người lớn

Viêm da cơ địa là bệnh da liễu có tính chất hệ thống. Vì vậy ngoài việc điều trị tại chỗ, bạn nên chú ý thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao thể trạng và ổn định hoạt động của hệ miễn dịch.

cách chữa viêm da cơ địa ở người lớn
Bệnh nhân bị viêm da cơ địa nên dành thời gian nghỉ ngơi để nâng cao thể trạng và sức đề kháng
  • Loại bỏ các yếu tố nghi ngờ là nguyên nhân kích thích bệnh bùng phát (xà phòng, thức ăn, da khô, căng thẳng,…).
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, ăn uống điều độ và giảm khối lượng công việc.
  • Tập thể dục 20 – 30 phút/ ngày nhằm điều hòa hệ miễn dịch và nâng cao thể trạng.
  • Bảo vệ da bằng cách dưỡng ẩm 2 lần/ ngày kết hợp với việc sử dụng kem chống nắng và dùng áo khoác, ô dù che chắn da khỏi ánh nắng mặt trời.

Viêm da cơ địa ở người lớn thường có mức độ nhẹ và tiến triển ít phức tạp hơn so với viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên nếu không điều trị và chăm sóc đúng cách, bệnh có thể tái phát nhiều lần và gây ra các biến chứng nguy hiểm.