Bệnh viêm họng cấp J02 : Thông tin chi tiết + Cách điều trị hiệu quả

Bài viết sẽ giúp bạn giải đáp bệnh viêm họng cấp J02 là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, nguy hại, cách điều trị bệnh cụ thể.

Viêm họng cấp J02 là thuật ngữ y tế đề cập đến hiện tượng nhiễm trùng cấp tính ở niêm mạc họng xảy ra do liên cầu khuẩn. Bệnh lý này khởi phát triệu chứng đột ngột, diễn tiến nhanh chóng. Nguy cơ cao phát sinh các biến chứng nặng nề như áp xe amidan, viêm thận, viêm thanh quản hoặc thậm chí là nhiễm trùng máu.

Viêm họng cấp J02 là gì
Viêm họng cấp J02 là gì?

Viêm họng cấp J02 là gì? Có lây không?

Viêm họng cấp J02 là thuật ngữ đề cập đến tình trạng nhiễm trùng cấp ở niêm mạc cổ họng do liên cầu khuẩn gây ra. So với virus, vi khuẩn liên cầu thường gây ra các triệu chứng nặng nề, diễn tiến phức tạp và có thể làm phát sinh các biến chứng nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời.

Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch suy giảm. Khác với viêm họng cấp do dị ứng và virus, viêm họng J02 phải được điều trị y tế nghiêm ngặt trong ít nhất 10 ngày.

Viêm họng cấp J02 là bệnh lý có khả năng lây nhiễm cao. Tác nhân gây bệnh – liên cầu khuẩn có thể lây qua đường hô hấp (hoạt động ho, giao tiếp, hắt hơi,…), ăn uống chung hoặc tiếp xúc vật dụng/ bề mặt chứa dịch tiết của người nhiễm bệnh. Vì vậy bên cạnh các biện pháp điều trị, cần chủ động cách ly để tránh lây nhiễm cho người khỏe mạnh.

Nguyên nhân gây bệnh viêm họng cấp J02

Liên cầu khuẩn (chủ yếu là liên cầu khuẩn nhóm A) là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh viêm họng cấp J02. Tuy nhiên nguy cơ nhiễm vi khuẩn và khởi phát bệnh có thể tăng lên nếu có các yếu tố rủi ro như:

viêm họng cấp j02 có nguy hiểm không
Liên cầu khuẩn là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh viêm họng cấp J02
  • Người trong độ tuổi từ 5 – 15
  • Sức khỏe và hệ miễn dịch suy giảm
  • Tiếp xúc gần gũi với người nhiễm bệnh
  • Sinh sống trong môi trường ô nhiễm
  • Hút thuốc lá trong thời gian dài
  • Mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, HIV,…

Nhận biết viêm họng cấp J02 qua triệu chứng nào?

Triệu chứng của bệnh viêm họng cấp J02 thường khởi phát đột ngột, ảnh hưởng đến cả chức năng hô hấp và sức khỏe tổng thể. Để nhận biết bệnh lý này, bạn có thể dựa vào một số triệu chứng sau:

  • Sốt cao khoảng 38.5 – 40 độ C
  • Cổ họng sưng
  • Đau và nóng rát họng
  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Ớn lạnh
  • Rét run
  • Khó ngủ
  • Hơi thở có mùi
  • Vùng amidan có xu hướng đỏ và sưng to hơn bình thường
  • Các hạt lympho ở thành họng bị viêm và nổi cộm

Viêm họng cấp J02 có nguy hiểm không?

So với viêm họng do virus và các nguyên nhân không dị ứng, viêm họng cấp J02 có mức độ nặng nề và dễ phát sinh biến chứng nếu không được điều trị kịp thời.

viêm họng cấp j02 có nguy hiểm không
Nếu không kịp thời điều trị, bệnh có thể gây áp xe quanh amidan, viêm thanh quản, viêm xoang,…

Một số biến chứng thường gặp của bệnh lý này, bao gồm:

  • Áp xe quanh amidan
  • Áp xe thành họng
  • Viêm thanh quản
  • Viêm xoang
  • Viêm thận
  • Nhiễm trùng máu

Ngoài ra, bệnh viêm họng cấp J02 còn gây suy nhược thể trạng, gây biếng ăn, mệt mỏi, giảm hiệu suất làm việc và học tập.

Phương pháp điều trị bệnh viêm họng cấp J02

Thông thường, viêm họng do virus hoặc do kích ứng có thể tự thuyên giảm sau khoảng 7 – 14 ngày mà không cần điều trị y tế. Tuy nhiên đối với bệnh viêm họng cấp J02, cần sử dụng thuốc và chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát tiến triển và ngăn ngừa biến chứng của bệnh.

1. Sử dụng thuốc

Dùng thuốc là biện pháp điều trị chủ yếu đối với bệnh viêm họng cấp J02. Các loại thuốc thường được sử dụng, bao gồm:

viêm họng cấp j02 có nguy hiểm không
Điều trị bệnh viêm họng cấp J02 chủ yếu là dùng kháng sinh và thuốc làm giảm triệu chứng
  • Kháng sinh: Kháng sinh là thuốc điều trị đặc hiệu đối với nhiễm trùng hầu họng do vi khuẩn. Dựa vào độ tuổi, mức độ viêm nhiễm và khả năng đáp ứng của từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định một số loại kháng sinh như Amoxicillin, Cefalotin, Amikacin,…
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Các loại thuốc giảm đau, hạ sốt (Acetaminophen, Ibuprofen) có thể được sử dụng để giảm thân nhiệt, cải thiện triệu chứng đau họng, đau đầu và đau nhức mình mẩy. Đối với trẻ dưới 12 tuổi, nên ưu tiên sử dụng Acetaminophen thay vì các loại thuốc chống viêm không steroid.
  • Thuốc kháng viêm: Thuốc kháng viêm (Alphachymotrypsin) thường được dùng để giảm phù nề ở cổ họng và amidan trong trường hợp cổ họng sưng, nghẹn và vướng víu khi ăn uống. Khi dùng Alphachymotrypsin, cần hạn chế sử dụng đồng thời với các loại thuốc chống viêm không steroid như Aspirin, Diclofenac, Ibuprofen,…
  • Khí dung kháng sinh + corticoid: Thuốc dạng khí dung chứa corticoid + kháng sinh được dùng để giảm viêm, sưng đau ở cổ họng và ngăn ngừa nhiễm trùng. Khi sử dụng loại thuốc này, nên tránh dùng đồng thời với các loại thuốc có tác dụng chống viêm khác.
  • Các loại thuốc khác: Trong từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc điều trị triệu chứng như thuốc long đờm, giảm ho, viên uống bổ sung nhằm hỗ trợ miễn dịch và nâng đỡ thể trạng.

Sử dụng thuốc đều đặn có thể ức chế nhiễm trùng và cải thiện các triệu chứng do viêm họng cấp J02 gây ra. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn trong thời gian sử dụng. Nếu nhận thấy biểu hiện bất thường, bạn nên thông báo với bác sĩ để được thăm khám, kiểm tra và xử lý trong thời gian sớm nhất.

2. Chăm sóc tại nhà

Bên cạnh việc dùng thuốc, bạn nên thực hiện các biện pháp chăm sóc nhằm giảm nhẹ triệu chứng, hỗ trợ kiểm soát tiến triển của bệnh và phục hồi thể trạng. Thực tế cho thấy, người có chế độ chăm sóc khoa học và sử dụng thuốc đều đặn thường có đáp ứng tốt và hầu hết triệu chứng đều thuyên giảm chỉ trong một thời gian ngắn.

viêm họng cấp j02 có nguy hiểm không
Nên nghỉ ngơi trong khoảng 1 – 3 ngày đầu bệnh mới khởi phát

Các biện pháp chăm sóc bệnh viêm họng cấp J02, bao gồm:

  • Dành thời gian nghỉ ngơi trong 1 – 3 ngày đầu bệnh mới khởi phát. Trong thời gian này, thể trạng và sức khỏe thường có xu hướng suy yếu và rất dễ kiệt sức nếu học tập – làm việc quá mức.
  • Tránh tiếp xúc và sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khỏe mạnh.
  • Uống nhiều nước và ăn uống điều độ nhằm nâng cao sức khỏe và hỗ trợ kiểm soát bệnh. Trong thời gian điều trị, nên ưu tiên dùng các món ăn mềm, giàu dinh dưỡng và ít gia vị như cháo trứng, miến gà, canh rau củ,…
  • Súc miệng với nước muối ấm và chải răng thường xuyên. Biện pháp này giúp làm dịu cổ họng, long đờm và hạn chế vi khuẩn bùng phát mạnh.
  • Không hút thuốc lá, uống đồ lạnh, dùng rượu bia và tiếp xúc với các yếu tố kích thích (bụi bẩn, nấm mốc, lông chó mèo, hóa chất,…).
  • Có thể uống trà gừng, nước mật ong ấm, trà bạc hà,… để giảm ho, đau họng và khan tiếng. Hoặc có thể xông mũi với tinh dầu khuynh diệp, sả, vỏ chanh để giảm nghẹt tắc mũi và dẫn lưu dịch tiết hô hấp ra bên ngoài.

Lưu ý: Khi điều trị và chăm sóc tại nhà, cần giữ khoảng cách và tránh tiếp xúc thân mật với các thành viên trong gia đình để hạn chế tối nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Phòng ngừa bệnh viêm họng cấp J02

Viêm họng cấp J02 không chỉ ảnh hưởng đến chức năng hô hấp, gây phiền toái trong quá trình sinh hoạt mà còn có khả năng phát sinh các biến chứng nguy hiểm. Mặc dù không thể phòng ngừa hoàn toàn nhưng bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh với các biện pháp đơn giản như:

viêm họng cấp j02 có nguy hiểm không
Chải răng thường xuyên giúp hạn chế viêm họng cấp J02 và các bệnh hô hấp bùng phát
  • Giữ vệ sinh răng miệng bằng cách chải răng và súc miệng 2 – 3 lần/ ngày. Vào thời điểm các bệnh viêm nhiễm hô hấp bùng phát mạnh, nên súc miệng với các dung dịch sát khuẩn để giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
  • Vệ sinh tay với xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi tiếp xúc với vật dụng công cộng.
  • Giữ khoảng cách với người mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Vệ sinh mũi với nước muối sinh lý 2 – 3 lần/ ngày – đặc biệt là sau khi hít phải bụi bẩn, hơi hóa chất và lông chó mèo.
  • Giữ không gian sống sạch sẽ và trong lành.
  • Không dùng rượu bia, đồ uống lạnh, cà phê và tuyệt đối không hút thuốc lá.
  • Đeo khẩu trang khi di chuyển và đến những nơi đông người – đặc biệt là bệnh viện, sân bay và bến xe.
  • Sau khi mắc các bệnh lý hô hấp, cần thay bàn chải đánh răng, giặt giũ vật dụng cá nhân (khăn mặt, mềm, vỏ gối,…) và phơi dưới ánh nắng để diệt khuẩn.

Viêm họng cấp J02 có mức độ nguy hiểm hơn so với viêm họng do dị ứng và virus. Do đó cần tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị khi nhận thấy các biểu hiện bất thường.

Tham khảo thêm: Viêm họng mạn tính quá phát – Dấu hiệu & cách điều trị