[Hỏi – Đáp] Bệnh viêm họng có lây không, làm sao phòng ngừa?

Bệnh viêm họng có lây không, làm sao phòng ngừa? Đây là nội dung được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Cùng lắng nghe chia sẻ từ chuyên gia.

Viêm họng là căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Bệnh nhân mắc bệnh viêm họng thường xuyên bị nuốt nghẹn, sưng tấy, đau rát, khó chịu ở cổ họng. Tuy vậy, không phải ai cũng nắm rõ thông tin về bệnh để phòng ngừa hiệu quả.

Bệnh viêm họng có lây không
Viêm họng khiến người bệnh bị đau rát nhiều ở cổ họng.

Bệnh viêm họng có lây không?

Hiện nay, số bệnh nhân mắc bệnh viêm họng không ngừng tăng lên. Nguyên nhân khiến người bệnh mắc phải căn bệnh này là thời tiết thay đổi, chế độ ăn uống, tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi,… Bên cạnh đó, rất nhiều người bệnh bị viêm họng là do vi khuẩn, virus tấn công. Nếu người bệnh bị viêm họng nguyên nhân này gây ra thì khả năng có thể lây lan cho người khác cao.

Viêm họng là căn bệnh viêm nhiễm ở đường hô hấp. Người bệnh viêm họng thường gặp phải triệu chứng đau rát cổ họng, đau đầu, sốt cao, sổ mũi, hoa mắt, chóng mặt,… Đây không phải là căn bệnh truyền nhiễm nhưng có khả năng lây lan từ người này sang người khác. Những chất dịch nhầy, nước mũi, nước bọt của người bệnh có chứa nhiều vi khuẩn, virus. Nếu tiếp xúc với người bệnh ở cự ly gần thì khả năng lây nhiễm bệnh rất dễ dàng.

Nếu người bệnh bị viêm họng xuất phát từ những nguyên nhân khác như dị ứng thức ăn, uống nước đá lạnh, thời tiết thay đổi,… thì sẽ không lây bệnh cho người khác. Với trường hợp này, mọi người có thể tiếp xúc với người bệnh mà không sợ lây lan. Nếu bệnh nhân điều chỉnh chế độ sinh hoạt hàng ngày phù hợp, bệnh viêm họng sẽ nhanh chóng khỏi. Tuy nhiên,  bệnh nhân mắc bệnh viêm họng nên tiến hành thăm khám sớm để dễ dàng kiểm soát căn bệnh này, tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Viêm họng lây lan qua đường nào?

Thực tế, rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh viêm họng là do lây nhiễm từ những người xung quanh, nhất là người thân trong gia đình. Đây là bệnh lý có thể gây nhiều chuyển biến phức tạp, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Các nghiên cứu cho thấy, có 2 con đường lây nhiễm bệnh viêm họng là do tiếp xúc trực tiếp và tiếp xúc gián tiếp. Mức độ lây nhiễm sẽ khác nhau tùy thuộc vào con đường lây lan của căn bệnh này.

# Tiếp xúc trực tiếp

Bệnh viêm họng có lây không
Tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh viêm họng sẽ rất dễ mắc phải căn bệnh này.

Viêm họng có thể lây bệnh thông qua đường hô hấp. Nếu bạn tiếp xúc trực tiếp với người bệnh viêm họng sẽ rất dễ tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn nhanh chóng xâm nhập cơ thể và gây ảnh hưởng đến vòm họng. Nếu không gian tiếp xúc càng hẹp sẽ giúp vi khuẩn phát tán vào môi trường và lây nhiễm bệnh nhanh hơn. Đặc biệt, với những bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu như người già, trẻ nhỏ,… thì khả năng nhiễm bệnh sẽ rất cao.

# Tiếp xúc gián tiếp

Nếu tiếp xúc với những vật dụng cá nhân của người bệnh như khăn mặt, cốc, chén, bàn chải,… chứa các vi khuẩn gây bệnh viêm họng thì khả năng bạn cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Các loại vi khuẩn, virus sẽ gián tiếp lây nhiễm bệnh viêm họng cho người khác. Đặc biệt là những người có thói quen sử dụng vật dụng cá nhân chung với người khác sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh.Nếu sức đề kháng của người bệnh yếu thì vi khuẩn sẽ nhanh chóng sinh sôi, phát triển gây bệnh viêm họng.

Biện pháp phòng ngừa lây nhiễm viêm họng hiệu quả

Bệnh viêm họng có thể khỏi trong 3- 5 ngày. Tuy nhiên, với những bệnh nhân mắc bệnh viêm họng do vi khuẩn, virus gây ra thì thời gian điều trị sẽ dài hơn. Với căn bệnh này, người bệnh nên nhanh chóng tiến hành thăm khám, điều trị sớm, tránh các biến chứng do bệnh gây ra như viêm amidan, viêm mũi, viêm phổi, viêm khớp, nhiễm trùng đường huyết,… Để phòng ngừa tình trạng lây nhiễm của bệnh viêm họng, mọi người cần phải chú ý một số vấn đề sau.

Bệnh viêm họng có lây không
Súc miệng bằng nước muối là cách đơn giản giúp kiểm soát bệnh viêm họng.
  • Vệ sinh vùng miệng sạch sẽ, thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý pha loãng để giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển
  • Rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Không được sử dụng các vật dụng cá nhân của người mắc bệnh viêm họng
  • Bảo vệ cơ thể khi thời tiết thay đổi bằng các loại vật dụng như khăn choàng cổ, găng tay, áo khoác, mũ len,…
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với môi trường nhiều khỏi bụi, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài
  • Giữ nhiệt độ phòng thích hợp, không được để nhiệt độ quá lạnh
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất thiết yếu để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để giúp ngăn ngừa sự tấn công của bệnh viêm họng
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày
  • Không được làm việc quá sức, giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan
  • Khi sử dụng giấy xì mũi và hắt hơi thì nên vứt bỏ và rửa sạch tay
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, bạn có thể uống nước ép trái cây để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể
  • Thường xuyên sử dụng xà phòng sát khuẩn, không nên chạm tay vào mắt, mũi, miệng,…
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với môi trường gây dị ứng như lông thú, phấn hoa,…
  • Không nên sử dụng các loại thực phẩm lạnh, uống nước đá
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Nếu mẹ bị viêm họng đều có thể chăm sóc trẻ bình thường. Người mẹ nên cho trẻ bú sữa thường xuyên để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Bên cạnh đó, mẹ nên chú ý rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, hạn chế hôn trẻ, không ho hay hắt hơi về phía trẻ.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về vấn đề: Bệnh viêm họng có lây không? Với căn bệnh này, bệnh nhân nên sớm thăm khám để có thể dễ dàng kiểm soát bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh nên chú ý chăm sóc sức khỏe bản thân của mình. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống khiến cho bệnh chuyển biến nặng hơn. Ngoài ra, nếu bạn muốn chữa trị bệnh theo các cách dân gian cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.