[Viêm mũi dị ứng] Thông tin bệnh + Phương pháp điều trị Tây y, dân gian

Theo thống kê, có đến 10 – 20% dân số mắc viêm mũi dị ứng. Bệnh có xu hướng tăng cao, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh.

Mặc dù không phải là bệnh nguy hiểm nhưng viêm mũi dị ứng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Cùng tìm hiểu bài viết để nắm rõ hơn nguyên nhân, dấu hiệu, nguy hại và cách điều trị bệnh.

Viêm mũi dị ứng thường xảy ra ở người trong độ tuổi từ 20 - 40
Viêm mũi dị ứng thường xảy ra ở người trong độ tuổi từ 20 đến 40

Viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi dị ứng còn được gọi là dị ứng phấn hoa hay sốt cỏ khô là một dạng của di truyền miễn dịch. Xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với các tác nhân gây dị ứng có trong môi trường không khí. 

Bệnh liên quan mật thiết với hiện tượng dị ứng và thường gặp ở những người có cơ địa dị ứng. Trong đó, dị ứng là phản ứng của cơ thể với các kháng nguyên lạ và gây ra các triệu chứng tại chỗ. Như vậy, viêm mũi dị ứng là biểu hiện tại chỗ của bệnh dị ứng toàn thân khi kháng nguyên lạ xâm nhập cơ thể.

Viêm mũi dị ứng thường gây ra các triệu chứng giống cảm lạnh nhưng hai bệnh này khác nhau ở chỗ cảm lạnh do virus, vi khuẩn gây ra. Trong khi đó, viêm mũi dị ứng là do cơ thể phản ứng với các tác nhân gây dị ứng có trong nhà hoặc ngoài trời như mạt bụi, phấn hoa, lông chó mèo… 

Mặc dù không phải là bệnh đe dọa tính mạng, nhưng viêm mũi dị ứng lại khiến người bệnh khổ sở, ảnh hưởng nhiều đến việc học hành, công việc và đời sống người bệnh. Bệnh có thể xảy ra theo chu kỳ hoặc xuất hiện khi bệnh nhân gặp lạnh, gặp luồng gió hay tiếp xúc với bụi, phấn hoa…

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng xảy ra khi có kháng nguyên lạ xâm nhập cơ thể gây ra phản ứng kịch liệt giữa kháng thể của cơ thể và kháng nguyên, kết quả sinh ra hoạt chất histamin. Đây chính là tác nhân khiến niêm mạc mũi bị kích thích dẫn dến viêm mũi dị ứng. Các dị nguyên gây bệnh có thể kể đến như:

  • Các tác nhân có trong môi trường không khí: Thường là hóa chất, bụi, phấn hóa, lông (mèo, chó, gia cầm), sợi, bông, vải, ký sinh trùng (như bọ chét, mò, mạt, bào tử nấm mốc…), khói thuốc, khói bếp, khói nhà máy…
  • Thực phẩm, thuốc: Một số thực phẩm như tôm, cua, ốc, trứng, thịt bò hay một số dược phẩm như kháng sinh, aspirin cũng có thể là tác nhân gây viêm mũi dị ứng.
  • Do yếu tố thời tiết: Thời tiết thay đổi, nóng lạnh đột ngột hoặc ẩm ướt cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng thường gặp ở nhiều người. 
  • Do yếu tố gia đinh: Thông thường, những gia đình có cha mẹ mắc viêm mũi dị ứng thì tỷ lệ con cái mắc bệnh này lên đến 65%.
  • Do bất thường cấu trúc giải phẫu của mũi: Mũi bị gai vách ngăn, vẹo mũi khiến niêm mạc mũi nhạy cảm hơn dẫn đến sự phát sinh của bệnh. 
  • Nguyên nhân khác: Do xà phòng, hóa chất, đôi khi chất bôi trơn ở bao cao su, chất tạo mùi cũng có thể là nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng.

Các triệu chứng thường gặp

Hắt hơi liên tục là một trong những triệu chứng thường gặp của căn bệnh này
Hắt hơi liên tục là một trong những triệu chứng thường gặp của căn bệnh này

Để xác định mình có mắc viêm mũi dị ứng hay không, bạn có thể dựa vào các triệu chứng điển hình sau đây:

  • Chảy nước mũi
  • Tắt ngạt mũi
  • Hắt hơi
  • Nghẹt mũi
  • Chảy nước mắt
  • Ngứa mũi, mắt, da 
  • Đau đầu thường xuyên
  • Cảm giác nặng vùng xoang quanh mũi
  • Đau nặng mặt, xuất hiện quầng thâm dưới mắt
  • Da ngứa, khô có thể kèm theo phồng rộp

Tùy vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người mà người bệnh có thể gặp một số hoặc có tất cả các triệu chứng trên. Trường hợp người bệnh đau đầu, mệt mỏi trong thời gian dài chỉ xuất hiện khi người bệnh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng trong thời gian dài.

Phân loại viêm mũi dị ứng

Thực tế, viêm mũi dị ứng được chia thành 2 loại chính là loại có chu kỳ và loại không có chu kỳ. Trong đó:

  • Loại có chu kỳ: Thường xảy ra vào dầu mùa nóng, nóng ẩm hoặc đầu mùa lạnh. Ở loại này, bệnh nhân thường có các triệu chứng như cay mắt, đỏ mắt, nhột cay ở mũi, hắt hơi liên tục vài chục cái, chảy nước mắt, nước mũi chảy đầm đìa và trong như nước lã. Ngoài ra, người bệnh có thể có cảm giác nóng rát ở vòm họng, kết mạc, sợ ánh sáng, người mệt mỏi, nặng đầu, thường tìm chỗ tối để nằm. Viêm mũi dị ứng có chu kỳ thường kéo dài trong vài ngày đến vài tuần và tái diễn lại đúng thời kỳ bệnh xuất hiện. 
  • Loại không có chu kỳ: Là dạng phổ biến nhất hiện nay, thường xuất hiện vào lúc sáng sớm khi ngủ dậy nhất là khi gặp lạnh, tiếp xúc khói bụi hay gặp các luồng gió và giảm đi trong ngày. Bệnh có các triệu chứng như ban đầu nước mũi trong sau đặc lại thành mủ, hắt hơi nhiều, đôi khi hắt hơi liên tục trong vài giờ liền. Nước mũi chảy thành từng đợt, người mệt mỏi, suy giảm trí nhớ. Thời gian cuất hiện của loại viêm mũi này thường thay đổi theo mùi và theo thời tiết. 

Biến chứng của viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng không lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh do đây không phải là bệnh truyền nhiễm. Tuy không gây nguy hiểm tính mạng nhưng bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sức khỏe của người bệnh. Cụ thể:

  • Viêm mũi dị ứng có chu kỳ có thể kéo dài vài năm đến vài chục năm. Đặc biệt, ở bệnh nhân cao tuổi, bệnh có thể gây tổn thương niêm mạc mũi, làm xương xoăn mũi to phình lên, khiến niêm mạc mũi thoái hóa hoặc phù nề gây ngạt mũi.
  • Viêm mũi dị ứng thể không có chu kỳ có thể khiến tiết dịch ứ đọng ở vòm họng bệnh nhân, phù nề niêm mạc mũi, bội nhiễm vi khuẩn, khiến niêm mạc mũi bị thoái hóa biến thành polyp to nhẵn.
  • Nếu bệnh tiến triển thành mãn tính sẽ gây nhẹt mũi thường xuyên kèm theo các triệu chứng như ù tai, nhức đầu. Có thể gây rối loạn khứu giác, không ngửi được mùi, ngủ ngáy do nghẹt mũi. 
  • Bệnh dễ gây viêm họng, hen xuyễn, dị ứng phế quản do bệnh nhân bị nghẹt mũi thường xuây dẫn đến việc phải thở bằng miệng. 

Biện pháp chẩn đoán

Việc chẩn đoán viêm mũi dị ứng thường dựa vào:

  • Yếu tố gia đình, khi bạn có người nhà mắc viêm mũi dị ứng với các triệu chứng như ngứa mũi, ngạt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi. Khi khám mũi thấy niêm mạc nhợt nhạt, có ánh tím, cuốn mũi phù nề.
  • Dựa vào xét nghiệm: Việc chẩn đoán dựa vào hỏi bệnh kết hợp với các xét nghiệm như xét nghiệm da dương tính hay dị ứng da từ các test kiểm tra châm da (prick test). xét nghiệm máu, IgE huyết thanh toàn phần. Trong đó: Xét nghiệm dị ứng da giúp phát hiện sự mẫn cảm tức thời của da với các dị ứng cụ thể sau đó đánh giá phản ứng viêm, kích thước đặc điểm của nốt sần. Xét nghiệm máu là kiểm tra lượng kháng thể miễn dịch IgE trong máu từ đó đo được mức độ ảnh hưởng của chất gây dị ứng. IgE huyết thanh toàn phần mặc dù không đặc hiệu với viêm mũi dị ứng nhưng kết quả có thể sử dụng được trong một số trường hợp. 
  • Xquang: Dựa vào hình ảnh polyp xoang, dày niêm mạc xoang để chẩn đoán.

Phương pháp điều trị

Có nhiều biện pháp điều trị viêm mũi dị ứng, có thể kể đến như:

1. Dùng thuốc kháng histamin

Nhóm thuốc kháng histamin có thể giúp cải thiện các triệu chứng do viêm mũi dị ứng gây ra
Nhóm thuốc kháng histamin có thể giúp cải thiện các triệu chứng do viêm mũi dị ứng gây ra

Như đã đề cập, viêm mũi dị ứng xảy ra khi cơ thể sinh ra histamin. Do đó, để cải thiện tình trạng bệnh, người bệnh có thể dùng nhóm thuốc kháng histamin. Nhóm thuốc này được chia thành 2 dạng là thuốc xịt và thuốc uống. Tuy có hiệu quả nhưng thuốc thường có tác dụng phụ, dễ gây buồn ngủ, do đó người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

2. Thuốc chống xung huyết

Có tác dụng giảm nghẹt mũi và giảm áp lực cho xoang, thời gian sử dụng thuốc thường ngắn, không quá 3 ngày. Nếu dùng thuốc chống xung huyết trong thời gian dài sẽ gây ra hiệu ứng tái phát lại, tức là khi ngưng thuốc sẽ khiếntriệu chứng bệnh thêm tồi tệ hơn. 

Các loại thuốc được sử dụng phổ biến thường là:

  • Cetiruzine với pseudeophedrine (Zyrtec-D)
  • Oxymetazoline (thuốc xịt mũi Afrin)
  • Pseudoephedrine 
  • Phenylephrine

Lưu ý: Người có bệnh tim, nhịp tim bất thường, huyết áp cao, tiền sử đột quỵ, rối loạn giấc ngủ, có vấn đề về bàng quang cần trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc này.

3. Thuốc xịt mũi chứa corticosteroid

Corticosteroid có tác dụng giảm ngứa, giảm viêm và giúp đáp ứng miễn dịch mà không gây ra hiệu ứng tái lại. Không chỉ vậy, loại thuốc này còn giúp kiểm soát các triệu chứng khó chịu mà bệnh gây ra có thể kể đến như nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa mũi, chảy mũi. Do đó, loại thuốc này thường được khuyên sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định được đâu là sản phẩm phù hợp được phép dùng trong thời gian dài. 

4. Nhóm thuốc glucocorticoid dạng uống

Phù hợp với người mắc bệnh ở thể nặng hoặc viêm mũi mãn tính. Thường là các loại thuốc như dexamethason, predisolon, prednison… Tuy nhiên, nhóm thuốc này thường gây ra tác dụng phụ không mong muốn, chỉ được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

5. Nhóm thuốc glucocorticoid dạng xịt

Ngoài việc sử dụng ở dạng uống, người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng bệnh nhanh chóng bằng thuốc glucocorticoid dạng xịt mũi. Nhóm thuốc này cũng phù hợp cho việc phòng ngừa để tránh bệnh tái phát.

6. Nhóm thuốc cường giao cảm gây co mạch

Chỉ thích hợp cho người lớn bị viêm mũi, có tác dụng trị nghẹt mũi và hỗ trợ thông mũi, không thể sử dụng cho trẻ em. Một số loại thuốc phổ biến thường được sử dụng có thể kể đến như ephedrin, phenylephrin, pseudoepherin… 

7. Nhóm thuốc co mạch nhỏ mũi chứa dược chất

Tác dụng chính là thông muỗi, có hiệu quả cao, thường là oxymetazolin, naphazolin… Tuy nhiên, nhóm thuốc này dễ gây ra tác dụng phụ nên chỉ thích hợp sử dụng trong 7 ngày đối với người lớn, không phù hợp với trẻ nhỏ. 

Phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà

Đây là căn bệnh thường tái đi tái lại nhiều lần và rất khó để điều trị dứt điểm. Bên cạnh việc điều trị chuyên khoa, người bệnh có thể khắc phục bằng các mẹo dân gian tại nhà. Có thể kể đến như:

1. Dùng hoa ngũ sắc

Cây cứt lợn có tác dụng tốt trong việc điều trị viêm mũi dị ứng
Cây cứt lợn có tác dụng tốt trong việc điều trị viêm mũi dị ứng

Hoa ngũ sắc hay cây cỏ hôi, cây cứt lợn, có tác dụng sát trùng, cầm máu, tiêu thũng. Ngoài ra, loại cây này còn chứa các hoạt chất như cadinen, demetoxygeratocromen, geratocromen… có tác dụng kháng viêm, giảm phù nèn tiết dịch ở niêm mạc mũi. 

Cách thực hiện:

  • Lấy 100g hoa ngũ sắc rửa sạch với nước muối, cho vào cối giã nát
  • Cho vào một miếng vải sạch, vắt lấy nước cốt
  • Dùng 1 – 2 giọt nước cây ngũ sắc nhỏ vào lỗ mũi hoặc lấy bông gòn thấm nước cốt nhét vào mũi rồi xì nhẹ để dịch mũi ra ngoài.

2. Dùng tỏi chữa viêm mũi dị ứng

Tỏi chứa hoạt chất allicin, được xem như một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng tiêu diệt virus, vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, tỏi cũng có tác dụng kháng viêm, chống phù nề, giảm sưng tấy ở niêm mạc mũi.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 ít tỏi, 2 thìa mật ong
  • Tỏi giã nát, vắt lấy nước cốt, trộn 1 thìa nước tỏi với 2 thìa mật ong
  • Dùng bông gòn thấm hỗn hợp này nhét vào mũi, thực hiện 3 lần/ngày, mỗi lần 10 – 15 phút
  • Dùng nước muối sinh lý làm sạch lại mũi.

3. Xông hơi mũi với tinh dầu bạc hà

Phương pháp này có thể giúp làm sạch và giúp mũi thông thoáng hơn. Từ đó giúp cải thiện các triệu chứng như chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi… 

Cách thực hiện:

  • Lấy 5 – 10 giọt tinh dầu bạc hà cho vào 1 lít nước đã đun sôi
  • Đậy kín trong 5 phút sau đó dùng khăn bông to hoặc mền để trùm đầu xông hơi tinh dầu bạc hà
  • Hít hơi nước nóng cho đến khi không còn thấy hơi nước bốc lên thì ngừng
  • Thực hiện 1 lần/ngày, kiên trì trong nhiều ngày để thấy hiệu quả.

4. Dùng gừng chữa viêm mũi dị ứng

Gừng chứa nhiều hoạt chất như axit pantothenic, beta-carotene, zingerone… có tác dụng kháng viêm, giảm đau, cải thiện tình trạng nhiễm trùng ở niêm mạc mũi. Không chỉ vậy, gừng còn giúp tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ phục hồi các tổn thương do viêm mũi dị ứng lâu ngày gây ra.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 ít gừng tươi, rửa sạch, thái lát mỏng, cho vào 1 cốc nước sôi
  • Hãm gừng trong 10 – 15 phút, uống khi còn ấm
  • Mỗi ngày dùng 2 – 3 tách trà gừng, có thể thêm mật ong để tăng hiệu quả. 

Biện pháp phòng ngừa viêm mũi dị ứng

Giữ ấm cơ thể nhất là vùng cổ khi thời tiết chuyển lạnh để phòng ngừa bệnh
Giữ ấm cơ thể nhất là vùng cổ khi thời tiết chuyển lạnh để phòng ngừa bệnh

Viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp, đặc biệt là ở những người có cơ địa dị ứng khi môi trường ngày càng thay đổi. Để phòng ngừa căn bệnh này, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Với những người có cơ địa dị ứng, tốt nhất không nên nuôi chó mèo trong nhà, nếu thích nuôi thì nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với chúng.
  • Nên vệ sinh răng miệng mỗi ngày, nhất là trước và sau khi ngủ dậy, kể cả sau khi ăn
  • Vệ sinh chăn gối, vải bọc ghế, bọc đệm, đệm thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn và hạn chế sự tồn tại của một số ký sinh trùng gây bệnh
  • Dọn dẹp nhà ở thường xuyên để tránh nấm mốc phát triển, nhà ở tốt nhất cần thoáng mát, sạch sẽ, tránh ẩm ướt
  • Hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn, khi quét dọn nhà hoặc lúc ra đường cần đeo khẩu trang
  • Với người có cơ địa dị ứng, cần mặc đủ ấm, nhất là phải giữ ấm cho cổ khi thời tiết thay đổi
  • Không sử dụng các thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng cho bản thân như tôm, cua, ốc… Ngoài ra, người có cơ địa dị ứng cũng nên bỏ thuốc lá, thuốc lào
  • Sử dụng nước ấm để tắm, tăng cường ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh để bổ sung vitamin cho cơ thể nhất là vitamin C để nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về tình trạng viêm mũi dị ứng và biện pháp phòng ngừa. Nếu có các triệu chứng bệnh, tốt nhất bạn nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để sớm được chẩn đoán và điều trị. Tuyệt đối không nên tự chẩn đoán và mua thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm:

  • Cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà đơn giản dễ làm
  • 7 Cây thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng và cách sử dụng đúng