Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ nên lưu ý

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh gây nên nhiều phiền toái và khó chịu cho trẻ. Bệnh dễ tái phát do đó cha mẹ cần chăm sóc trẻ đúng cách.

Bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh khá thường gặp. Tuy không nguy hiểm như những loại bệnh khác nhưng nó dễ tái đi tái lại. Nếu để tình trạng kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Các mẹ cần tìm hiểu kỹ cũng như có những biện pháp chữa trị kịp thời để bảo vệ sự phát triển bình thường của trẻ.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh là gì?

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh là tình trạng dị ứng do các tác nhân cả bên trong và bên ngoài cơ thể bé khiến lớp niêm mạc bị viêm. Khi bị viêm trẻ sẽ thấy ngứa vùng mũi, sưng, chảy nước mũi thường xuyên. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến biến chứng ảnh hưởng đến phế quản, viêm họng, viêm tai.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh
Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh là bệnh thường gặp

Có hai loại viêm mũi dị ứng thường gặp là viêm mũi dị ứng có chu kỳ và viêm mũi dị ứng không có chu kỳ.

Viêm mũi dị ứng có chu kỳ: Bệnh xuất hiện khi thời tiết thay đổi, nhất là vào thời điểm giao mùa. Đặc biệt vào mùa xuân, thời điểm hoa nở, có nhiều phấn hoa trẻ em hít vào rất dễ dẫn đến viêm mũi.

Viêm mũi dị ứng không theo chu kỳ: Bệnh thường tái đi tái lại quanh năm nếu gặp môi trường bất lợi. Trẻ có thể bị viêm mũi do tiếp xúc với không khí ô nhiễm, nhiều khói bụi, nhiễm lạnh vào sáng sớm khi có gió lạnh hoặc thời tiết thay đổi thất thường trong ngày.

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh

Có hai nguyên nhân chính dẫn đến chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh là nguyên nhân bên ngoài và bên trong (do di truyền).

Nguyên nhân bên ngoài: Môi trường sống tác động nhiều nhất đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Trẻ dễ bị dị ứng khi tiếp xúc với bụi bẩn, lông vật nuôi, phấn hoa, môi trường ẩm ướt hay khi thời tiết thay đổi. Cơ thể trẻ sẽ sản sinh những kháng thể giúp chống lại những tác nhân bất lợi từ môi trường, gây nên hiện tượng viêm mũi dị ứng.

Nguyên nhân bên ngoài dẫn đến viêm mũi dị ứng ở trẻ
Phấn hoa là nguyên nhân dẫn đến viêm mũi dị ứng ở trẻ

Nguyên nhân bên trong: Những đứa trẻ có cơ địa dễ bị dị ứng sẽ chịu tác động nhiều hơn so với những đứa trẻ bình thường. Bởi không phải đứa trẻ nào cũng bị dị ứng khi tiếp xúc với môi trường có bụi, phấn hoa, lông vật nuôi hay thời tiết thay đổi.

Yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm mũi dị ứng thường gặp ở trẻ sơ sinh.

Các biểu hiện viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh

Khi bị viêm mũi dị ứng, trẻ sẽ có những biểu hiện dễ thấy như:

  • Chảy nước mũi
  • Hắt hơi
  • Ngứa mũi, họng, tai mắt
  • Khoang mũi đỏ, sưng viêm,…

Trẻ bị viêm mũi dị ứng quanh năm còn có các biểu hiện nặng hơn như:

  • Nhiễm trùng tai
  • Nhức đầu
  • Nghẹt mũi nặng
  • Ngủ ngáy

Tuy những biểu hiện này không ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ nhưng nó làm cho bé khó chịu, quấy khóc, ảnh hưởng đến đến sự phát triển bình thường của trẻ nhỏ.

Phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ có những biểu hiện viêm mũi dị ứng, mẹ nên đưa bé đi khám tại những phòng khám uy tín về tai mũi họng để có biện pháp điều trị hợp lý. Dưới đây là các cách điều trị thông thường đối với chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh.

Điều trị bằng thuốc

Tùy vào tình trạng sức khỏe, cân nặng của mỗi bé mà bác sĩ có những phác đồ điều trị riêng. Tuyệt đối không tự ý mua, sử dụng thuốc cho trẻ để tránh những tình trạng đáng tiếc.

Thông thường các thuốc được cho phép sử dụng ở trẻ như:

  • Thuốc kháng histamin
  • Thuốc xịt mũi
  • Thuốc thông mũi
  • Thuốc trị triệu chứng hen suyễn

Trong đó thuốc kháng histamin là nhóm thuốc trị dị ứng như clorpheniramin, loratadin, cetirizin hỗ trợ làm giảm các triệu chứng ngứa mũi, chảy nước mũi, nước mắt cho trẻ. Dựa trên tháng sinh, độ tuổi của trẻ, các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc theo liều dùng phù hợp.

Điều trị tại nhà

Khi trẻ có những triệu chứng nhẹ như chảy nước mũi, thở nghe khò khè, chúng ta có thể sử dụng dung dịch nước muối sinh lí (NaCl 0.9%), loại nhỏ mũi dành cho trẻ em để rửa mũi thường xuyên cho trẻ.

Điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh tại nhà
Sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh

Sau đây là 3 bước nhỏ mũi cho trẻ các mẹ có thể áp dụng tại nhà:

  • Bước 1: Đặt trẻ nằm nghiêng đầu trên giường, kê đầu bé bằng khăn mỏng, thấp, không kê quá cao. Lót thêm khăn ở cổ phòng ngừa nước muối chảy ngược ra ngoài.
  • Bước 2: Tiến hành nhỏ mũi cho trẻ. Đưa đầu thuốc nhỏ vào sát mũi trẻ, nhỏ 1-2 giọt và đợi cho dịch mũi loãng ra. Dùng tăm bông thấm hút phần dịch bên trong mũi trẻ. Làm từng bên mũi đến khi mũi sạch.
  • Bước 3: Cuối cùng dùng khăn mềm lau sạch lại mũi bé.

Nếu thấy bên trong mũi bé vẫn còn dịch nhầy, mẹ có thể thực hiện lại thao tác trên nhưng phải tuyệt đối nhẹ nhàng. Hạn chế tác động mạnh gây tổn thương khoang mũi bé.

Để an toàn hơn trong việc điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ sơ sinh, các mẹ nên kết hợp điều trị tại nhà và cho bé uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không nên áp dụng những cách chữa dân gian không có kiểm chứng khoa học có thể khiến bệnh nặng hơn.

Cách phòng chống viêm mũi dị ứng cho trẻ sơ sinh

Để phòng tránh viêm mũi dị ứng cho trẻ sơ sinh, chúng ta nên chủ động trong việc tạo môi trường sống thông thoáng cho trẻ.

  • Lau chùi đồ dùng trẻ tiếp xúc, giữ nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ, không cho nấm mốc phát triển.
  • Không nuôi chó, mèo, những vật nuôi dễ gây dị ứng cho trẻ nhỏ.
  • Hạn chế trồng hoa xung quanh nhà để tránh tình trạng trẻ hít phải phấn hoa.
  • Tắm rửa, thay quần áo sạch thường xuyên cho bé để tránh các tác nhân gây viêm mũi bám vào quần áo, tay chân trẻ.
  • Cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, bổ sung vitamin cần thiết cho sự phát triển.
  • Khi thời tiết thay đổi, mẹ nên chú ý cách ăn mặc của trẻ, không mặc quá dày vào mùa nóng, nên giữ ấm cơ thể trẻ khi trời chuyển lạnh.
  • Hàng ngày có thể dùng nước muối sinh lí để rửa mũi cho bé, hoặc những lúc đi từ bên ngoài về để bụi bẩn không đọng lại trong khoang mũi.

Viêm mũi dị ứng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt của trẻ. Chúng ta không nên chủ quan với các triệu chứng bệnh cũng như cần có những biện pháp can thiệp kịp thời, tránh bệnh chuyển biến xấu. Trên đây là những chia sẻ về bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh, hi vọng sẽ mang lại lợi ích cho các mẹ trong quá trình nuôi con.

Có thể bạn quan tâm:

  • Cách điều trị viêm mũi dị ứng nhanh chóng
  • Viêm xoang và viêm mũi dị ứng: cách phân biệt, điều trị
Xem thêm

Bài thuốc viêm xoang Đỗ Minh Đường – “Bí kíp” trị bệnh TẬN GỐC bằng Nam dược quý

Diễn viên Hoa Thúy: “Cho con chữa viêm xoang tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường tôi hoàn toàn yên tâm”

Bài thuốc viêm xoang Đỗ Minh Đường – “Bí kíp” trị bệnh TẬN GỐC bằng Nam dược quý