Viêm mũi dị ứng và viêm xoang: Hướng dẫn cách phân biệt + Điều trị

Rất nhiều người nhầm lẫn giữa viêm mũi dị ứng và viêm xoang từ đó điều trị sai cách gây hậu quả nghiêm trọng. Để biết cách phân biệt hai căn bệnh liên quan đến đường hô hấp phổ biến này, bạn đọc có thể tham khảo các thông tin được tổng hợp trong bài viết sau.

Viêm xoang và viêm mũi dị ứng: Cách phân biệt, điều trị
Những triệu chứng của viêm xoang và viêm mũi dị ứng rất dễ bị nhầm lẫn

Viêm xoang và viêm mũi dị ứng là các bệnh lý hô hấp thường gặp nhất. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi và khó nhận biết bởi các triệu chứng tương đối giống nhau. Trong trường hợp bạn bị viêm mũi dị ứng, nếu như không điều trị sớm có thể dẫn đến biến chứng viêm xoang.

Viêm mũi dị ứng là bệnh gì?

Viêm mũi dị ứng là một dạng của dị ứng với các kích ứng xảy ra ở hệ hô hấp. Bệnh có khuynh hướng bùng phát mạnh vào mùa xuân, do thay đổi môi trường, không khí mà các bệnh lý dị ứng phát triển nhiều. Viêm mũi dị ứng là căn bệnh mạn tính có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng những biểu hiện rõ nhất ở độ tuổi thanh thiếu niên hoặc trung niên.

Bệnh viêm mũi dị ứng được giải thích chuyên môn bắt từ từ kích ứng ở mũi, gây sưng tấy do các tác nhân gây dị ứng ở bên trong lẫn bên ngoài cơ thể. Chủ yếu người bệnh thường dị ứng với khói bụi, lông, phấn hoa, tơ, sự thay đổi thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm quá cao hay quá thấp cũng gây ra các cơn dị ứng cấp.

Ngoài ra số ít người bị viêm mũi dị ứng kèm theo các triệu chứng phát ban, mề đay ngoài da khi ăn hải sản, trứng, sữa, so phản ứng với thuốc kháng sinh. Những người có cấu trúc giải phẫu của mũi bất thường, vẹo hoặc gai ở vách ngăn mũi có nguy cơ mắc phải bệnh lý này. Mặc dù bệnh viêm mũi dị ứng không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh gây ra những cơn hắt xì, chảy nước mũi khó chịu trong thời gian ngắn và tái diễn nhiều lần.

Bệnh viêm xoang là gì?

Viêm xoang là căn bệnh nhiễm trùng xoang mũi, xảy ra ở niêm mạc lót ngoài các xoang cạnh mũi. Khi xoang mũi bị viêm, các lỗ thông xoang tắc nghẽn và gây ra cơn đau nhức tại vùng xoang đến trán trên mũi. Bệnh viêm xoang được phân thành nhiều dạng phụ thuộc vào vị trí như: Viêm xoang hàm, viêm xoang bướm, viêm xoang sàng, viêm xoang trán, hoặc viêm đa xoang. Ở mỗi dạng được phân thành mức độ bệnh cấp tính hoặc mãn tính với biểu hiện khác nhau.

Viêm xoang cấp tính:  Những triệu chứng viêm xoang thường chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn. Có đến 98% trường hợp viêm xoang cấp tính là do virus gây ra. Trong các đợt bùng phát cấp tính, bệnh sẽ không được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Triệu chứng sẽ được chữa khỏi khi bệnh nhân được điều trị nội khoa đúng cách và kịp thời.

Viêm xoang và viêm mũi dị ứng
Viêm xoang là căn bệnh nhiễm trùng trong xoang (hốc xương) gây đau nhức các vùng lân cận

Viêm xoang mãn tính: Xảy ra ở những bệnh nhân bị viêm xoang cấp tính tái phát nhiều lần. Đến thời điểm nhất định, lớp niêm mạc mũi của người bệnh bị phù nề và tiết dịch liên tục. Lúc này các lỗ thông xoang bị ứ đọng dịch và tắc nghẽn thường xuyên, các cơn đau nhức tại vùng xoang kéo dài âm ỉ chứ không kết thúc nhanh như khi viêm xoang cấp. Bệnh nhân bị viêm xoang mãn tính gặp khó khăn trong hô hấp, khứu giác bị ảnh hưởng và bệnh có thể cải thiện bằng phương pháp điều trị ngoại khoa.

So sánh giữa viêm xoang và viêm mũi dị ứng thì viêm xoang là căn bệnh có tính chất nguy hiểm hơn. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ phát sinh thành nhiều biến chứng nguy hiểm. Nghiêm trọng nhất là các biến chứng ở ổ mắt, nếu phát triển thành áp xe hậu nhãn cầu bệnh có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra người bệnh cũng cần cảnh giác với nguy cơ viêm tai giữa, viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, viêm phế quản, viêm não…

Phân biệt viêm xoang và viêm mũi dị ứng

Người mắc bệnh viêm mũi dị ứng và viêm xoang đề gặp những triệu chứng như đau mũi, ngạt mũi, hít thở khó khăn, thường tái phát bệnh trong nhiệt độ khô và lạnh. Ngoài ra cả hai căn bệnh này đều xuất hiện phổ biến ở những nhóm người có sức đề kháng kém, chức năng gan yếu, hoặc người có dị hình gai ở vách ngăn mũi hoặc người bị lệch vách ngăn… 

Về điểm khác biệt, nguyên nhân và triệu chứng gây bệnh viêm xoang và viêm mũi dị ứng có những nét tương đồng nhưng cũng có đặc trưng nhất định. Cụ thể là:

Về nguyên nhân

Nguyên nhân viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng thường xảy ra trong thời điểm chuyển mùa, nguyên nhân xuất phát từ tác nhân gây hại xâm nhập vào bên trong cơ thể như vi khuẩn, virus… Hoặc các yếu tố từ bên ngoài như bụi bẩn, môi trường ô nhiễm, phấn hoa, độ ẩm hoặc nhiệt độ quá cao hay quá thấp. Mặc dù có rất nhiều yếu tố xúc tác gây dị ứng, nhưng căn bản chúng bắt nguồn từ hệ miễn dịch của người bệnh.

Viêm xoang và viêm mũi dị ứng
Bụi và ẩm mốc, nhiệt độ môi trường thay đổi là những xúc tác gây ra bệnh viêm mũi dị ứng

Thông thường, hệ miễn dịch của chúng ta hoạt động chống lại những xâm nhập lạ từ trong hoặc ngoài cơ thể. Tuy nhiên ở những người bệnh bị viêm mũi dị ứng, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra những phản ứng quá mức với những tác nhân gây dị ứng và từ đó làm phù nề lớp niêm mạc mũi, xoang và mắt. Điều này làm bạn gặp phải triệu chứng đau mũi, chảy nước mũi, ngứa mắt và đỏ mắt cùng lúc.

Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân quan trọng hình thành bệnh trong độ tuổi thanh thiếu niên và trưởng thành. Các nghiên cứu đã đưa ra kết quả khẳng định, 30% tỷ lệ trẻ em di truyền bệnh viêm mũi dị ứng nếu có bố hoặc mẹ có tiền sử mắc bệnh. Và con số này là 50% nếu như trẻ có cả bố và mẹ đều có tiền sử mắc bệnh viêm mũi dị ứng.

Nguyên nhân viêm xoang

Viêm xoang có thể phát sinh từ những thói quen sinh hoạt, hoặc chịu ảnh hưởng từ môi trường sống. Trong đó ở những triệu chứng viêm xoang cấp thường bắt nguồn từ cơ địa dị ứng. Nếu như bạn dị ứng với thức ăn hoặc loại hóa chất nào đó thì ngay lập tức các lớp niêm mạc phù nề gây tắc xoang và nhiễm trùng. Bệnh cũng xuất hiện sau khi tuyến nhầy của niêm mạc xoang hoạt động quá mức khi bạn hắt hơi, sổ mũi.

Những người bị lệch vách ngăn mũi hoặc phẫu thuật quanh khu vực xoang mũi bị nhiễm trùng cũng có thể mắc phải bệnh viêm xoang.  Ngoài ra những người bị sâu răng lâu năm, nhiễm trùng răng hàm trên, hoặc mũi lâu ngày không điều trị phát sinh ra vi khuẩn và nấm trong khoang mũi cũng là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh.

Viêm xoang mãn tính không bắt nguồn từ di truyền mà do điều trị ở giai đoạn cấp tính không triệt để. Người thường xuyên sống hoặc làm việc trong môi trường không khí ô nhiễm là nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh viêm xoang mãn tính.

Về triệu chứng

Triệu chứng viêm mũi dị ứng

Có thể nhận biết viêm mũi dị ứng ở những triệu chứng đặc trưng như ngứa mũi, ngạt mũi, chảy mũi chất lỏng như nước, nước mũi trong, không có mùi, tình trạng chảy mũi nước nhiều hơn sau khi hắt hơi, kèm theo tình trạng hắt hơi liên tục. Ngoài ra bạn cũng sẽ nhận thấy các biểu hiện kèm theo như ngứa họng, ngứa mắt, chảy nước mắt, đỏ mắt, ngứa tai…

Các biểu hiện trên tăng lên từng cơn, cảo điểm là khi thời tiết thay đổi từ lạnh sang nóng hoặc khi bạn sinh hoạt trong không gian ô nhiễm. Ở những bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng mạn tính có các biểu hiện đặc trưng là ngủ ngáy, rối loạn khứu giác, ù tai, nhức đầu. Đây là những biểu hiện khiến người bệnh dễ nhầm lẫn thành viêm xoang.

Viêm xoang và viêm mũi dị ứng
Hắt hơi liên tục nhưng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn là triệu chứng đặc trưng của viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng gồm 2 dạng là viêm mũi dị ứng thời tiết (xuất hiện theo mùa) và viêm mũi dị ứng quanh năm. Đối với viêm mũi dị ứng thời tiết, các triệu chứng sẽ xuất hiện tùy theo những mùa khác nhau và cơ thể người bệnh kích ứng với dị nguyên xuất hiện trong mùa đó gây nên bệnh viêm mũi dị ứng.

Đối với chứng viêm mũi dị ứng quanh năm, thông thường các triệu chứng hắt hơi hay chảy nước mũi sẽ xuất hiện hàng ngày, hoặc hàng tuần. Nhất là khi bệnh nhân tiếp xúc với không khí lạnh hoặc là côn trùng, bụi, lông động vật và tiến triển thành bệnh mãn tính.

Triệu chứng bệnh viêm xoang

Viêm xoang và viêm mũi dị ứng đều có những biểu hiện tương tự, nhưng viêm xoang có đặc trưng là những cơn đau tại xoang mũi và trán. Viêm xoang cấp tính có những triệu chứng kém đặc trưng và chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn. Những biểu hiện phổ biến kèm theo là tình trạng nhức đầu, thường là ở vùng xoang bị viêm. Kèm theo đó là triệu chứng nghẹt mũi một bên hoặc cả hai bên mũi.

Ngoài bị bệnh viêm xoang có thể chảy dịch mũi hoặc không. Màu đục, có khi kèm theo chất nhầy như mủ. Nếu bạn bị viêm xoang trước thì dịch sẽ chảy ra phía trước mũi, và viêm xoang sau thì dịch sẽ chảy xuống họng. Khác với viêm mũi dị ứng, ở bệnh viêm xoang thường không có dịch mũi lỏng mà thay vào đó là các phần dịch nhầy tiết ra từ hốc mũi có kèm mủ.

Bệnh viện xoang mãn tính sẽ có triệu chứng đặc trưng là tình trạng điếc mũi. Tình trạng này xảy ra khi người bệnh bị nghẹt mũi kéo dài gây mất khứu giác tạm thời. Bệnh nhân cảm nhận niêm mạc bị viêm nặng, phù nề và đau nhức âm ỉ, cơn đau có thể lan đến trán và các vùng hốc trên khuôn mặt.  Bệnh nhân cũng sẽ gặp phải tình trạng hôi miệng, hơi thở có mùi do sự hình thành các ổ vi khuẩn hình thành.

Về cách điều trị 

Điều trị viêm mũi dị ứng

Để điều trị cơn viêm mũi dị ứng, thông thường đối với những cơn dị ứng cấp tính sẽ không cần phải điều trị mà chúng thường tự biến mất. Đối với dị ứng mãn tính, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng những loại thuốc sau:

  • Nhóm thuốc dạng xịt kháng histamine có tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng viêm mũi dị ứng nhẹ và vừa.
  • Nhóm thuốc dạng xịt có thành phần corticoid giúp làm giảm viêm và giảm nhẹ các tác nhân gây dị ứng.
  • Nhóm thuốc giúp làm co mạch hạn chế tình trạng co mạch nếu bệnh tiến triển nặng, nhóm các loại kháng sinh chống viêm mũi dị ứng nặng.

Cách điều trị viêm xoang

Viêm xoang và viêm mũi dị ứng
Các loại thuốc xịt có chứa chất chống viêm được sử dụng đối với điều trị viêm xoang cấp tính

Để điều trị bệnh viêm xoang đòi hỏi bệnh nhân phải kết hợp nhiều phương pháp điều trị. Người bệnh muốn nhanh khỏi, đầu tiên nên sử dụng các loại dung dịch, nước rửa mũi nhằm vệ sinh sạch vùng khoang mũi bị viêm của mình. Một số loại thuốc đặc trị viêm xoang, chống viêm tại vùng xoang sẽ được áp dụng cho những trường hợp viêm xoang cấp tính.

Người bệnh viêm xoang cấp tính sẽ được điều trị dưới sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ. Do khi bị viêm xoang nặng, bệnh có nguy cơ phát sinh thành nhiều biến chứng nghiêm trọng nên điều trị khá mất thời gian. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần tuân thủ các hướng dẫn điều trị của bác sĩ để căn bệnh này có thể thuyên giảm nhanh chóng nhất.

Trên đây là những thông tin giúp bệnh nhân phân biệt rõ sự khác nhau giữa viêm xoang và viêm mũi dị ứng. Nếu bạn đang có những biểu hiện tương tự những triệu chứng trên, cần rà soát lại bệnh sử gia đình và theo dõi tiến triển triệu chứng để có phân biệt chuẩn xác nhất. Nhưng tốt hơn bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để chủ động kiểm soát nguy cơ mắc bệnh và can thiệp sớm.

Phòng bệnh viêm mũi dị ứng và viêm xoang tái phát

Viêm mũi dị ứng và viêm xoang khi tiến triển đến giai đoạn mãn tính đều không phải là những căn bệnh có thể điều trị dứt điểm. Các phương pháp điều trị chỉ có tác dụng làm thuyên giảm triệu chứng (ngoại từ phẫu thuật) để bệnh nhân không gặp quá nhiều khó chịu. Sau khi điều trị, bệnh vẫn có thể quay trở lại khi gặp các xúc tác kích ứng. 

Viêm xoang và viêm mũi dị ứng
Dọn dẹp vệ sinh nhà ở thường xuyên để phòng các tác nhân kích thích gây viêm xoang và viêm mũi dị ứng

Có những nguyên tắc phòng tránh chung cho cả hai trường hợp viêm mũi dị ứng và viêm xoang. Sau đây là những lời khuyên bạn nên thực hiện:

  • Không nên nuôi thú cưng nếu bạn đã và đang dị ứng với lông thú, cụ thể là các loại chó, mèo, chuột…
  • Thường xuyên giặt giũ và vệ sinh các loại vật dụng cá nhân như chăn, ga, gối, đệm, bọc ghế…
  • Đảm bảo môi trường sống, không gian nghỉ ngơi thật thoáng mát, sạch sẽ.
  • Tuyệt đối không để nhà ở bị ẩm ướt sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
  • Thường xuyên vệ sinh cơ thể và vệ sinh răng miệng, súc miệng bằng nước muối thường xuyên.
  • Không hút thuốc lá, thuốc lào hay sử dụng chất kích thích.
  • Hạn chế tiếp xúc với những khu vực ẩm mốc, bụi bẩn, nơi có nhiều khói bụi, hóa chất độc hại.
  • Đeo khẩu trang khi ra đường và khi dọn vệ sinh, giữ ấm cho cổ và mặt vào mùa lạnh.
  • Vào thời điểm giao mùa bạn nên giữ cho nhiệt độ cơ thể ổn định.
  • Tránh xa nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng hoặc đã từng khiến bạn dị ứng trước đó.
  • Tăng cường đề kháng và hỗ trợ hệ miễn dịch bằng việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ chất. Chủ yếu có trong các loại trái cây giàu vitamin C, thực phẩm có tính chất ấm như gừng, tỏi…
  • Áp dụng các phương pháp chữa viêm mũi dị ứng tại nhà trước khi sử dụng thuốc tây. Chẳng hạn như uống trà gừng, xông hơi tinh dầu, thảo dược…
  • Bạn không nên ăn thường xuyên các thực phẩm có tính chất lạnh như tôm, cua… và một số loại thực phẩm khác gây ê buốt như kem, nước đá hay sữa lạnh…

Viêm xoang và viêm mũi dị ứng đều là những căn bệnh gây ra ít nhiều khó chịu do các triệu chứng phiền toái như hắt hơi, nghẹt mũi, chảy mũi… Để phát hiện và chẩn đoán kịp thời thì bệnh nhân nên thăm khám sớm khi có dấu hiệu nghi ngờ để  có hướng điều trị phù hợp.

Bài viết liên quan: 10+ Loại thuốc chữa trị viêm xoang được đánh giá cao

Xem thêm

Bài thuốc viêm xoang Đỗ Minh Đường – “Bí kíp” trị bệnh TẬN GỐC bằng Nam dược quý

Diễn viên Hoa Thúy: “Cho con chữa viêm xoang tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường tôi hoàn toàn yên tâm”

Bài thuốc viêm xoang Đỗ Minh Đường – “Bí kíp” trị bệnh TẬN GỐC bằng Nam dược quý