Viêm mũi xoang dị ứng bội nhiễm là gì? Nguyên nhân + Dấu hiệu bệnh

Viêm mũi xoang dị ứng bội nhiễm là biến thể của viêm mũi dị ứng. Nguyên nhân, dấu hiệu, nguy hại, cách chữa bệnh được rất nhiều người quan tâm.

Tình trạng này khiến rất nhiều người bệnh khó chịu và bối rối vì không biết viêm mũi xoang dị ứng bội nhiễm là gì, cách điều trị ra sao. Nếu bạn đang thắc mắc về căn bệnh này thì đừng bỏ qua những thông tin dưới đây.

Viêm mũi xoang dị ứng bội nhiễm là biến chứng của viêm mũi dị ứng do vi khuẩn, virus xâm nhập gây bệnh
Viêm mũi xoang dị ứng bội nhiễm là biến chứng của viêm mũi dị ứng do vi khuẩn, virus xâm nhập gây bệnh

Viêm mũi xoang dị ứng bội nhiễm là gì?

Viêm mũi dị ứng không phải do virus mà là do các phản ứng dị ứng của cơ thể với các chất có trong nhà hoặc ngoài trời như phấn hoa, bụi, lông chó mèo… Trong khi đó, viêm mũi xoang dị ứng bội nhiễm là thể nặng của viêm mũi dị ứng, là hiện tượng viêm nhiễm nặng nề do vi khuẩn virus gây ra trên nền của bệnh viêm mũi dị ứng. Tức là, nếu khi mắc viêm mũi dị ứng mà bạn không được điều trị kịp thời, đúng cách sẽ khiến bệnh tiến triển nặng dẫn đến sự xuất hiện của viêm mũi xoang dị ứng bội nhiễm. 

Bệnh được đánh giá là có mức độ nặng hơn nhiều so với tình trạng viêm mũi dị ứng.Thường xảy ra ở một thường điểm nhất định hoặc quanh năm và có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do đó, tốt nhất người bệnh viêm mũi dị ứng nên tìm hiểu để xác định mình có mắc phải tình trạng này hay không để có cách phòng ngừa, xử lý phù hợp.

Nguyên nhân gây viêm mũi xoang dị ứng bội nhiễm

Như đã đề cập, viêm mũi xoang dị ứng bội nhiễm xảy ra trên nền bệnh viêm mũi dị ứng. Do đó, sẽ có những nguyên nhân gây bệnh khá tương tự với viêm mũi dị ứng. Thông thường, những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là:

  • Yếu tố thời tiết: Thay đổi thời tiết đột ngột nhất là thời điểm giao mùa, chuyển từ lạnh sang nóng.
  • Yếu tố môi trường: Do ô nhiễm môi trường, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, bụi bẩn, rác thải… khiến người bệnh mắc viêm mũi dị ứng lâu ngày không được điều trị, điều trị không đúng cách dẫn đến sự xâm nhập, phát triển của vi khuẩn, virus gây bội nhiễm.
  • Do dị nguyên: Thường đến từ các tác nhân như mạt gà, mò, lông động vật, phấn hoa, nấm mốc, bụi bẩn, khói thuốc lá, hơi hóa chất…
  • Do bẩm sinh: Liên quan đến các bất thường về cấu trúc mũi như vẹo vách ngăn, dị tật vách ngăn cộng với các tác nhân bên ngoài dẫn đến viêm mũi dị ứng. Do cấu trúc mũi bất thường dẫn đến khó điều trị, không điều trị dứt điểm tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn gây bội nhiễm.
  • Do cơ địa: Những người đã từng mắc các bệnh như viêm da dị ứng, hen suyễn… cũng là các đối tượng dễ bị viêm mũi xoang dị ứng bội nhiễm do khó điều trị viêm mũi dị ứng dứt điểm.
  • Do hễ miễn dịch suy yếu: Giảm sức đề kháng, hệ miễn dịch suy yếu do dùng thuốc hoặc do bệnh tật thường tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus gây bệnh xâm nhập, phát triển gây viêm.

Triệu chứng viêm mũi xoang dị ứng thường gặp

Đau đầu, sổ mũi, hắt hơi liên tục là những triệu chứng thường gặp của bệnh này
Đau đầu, sổ mũi, hắt hơi liên tục là những triệu chứng thường gặp của bệnh này

Thực tế, viêm mũi xoang dị ứng có các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng nhưng mức độ nghiêm trọng hơn. Một số triệu chứng của bệnh mà bạn có thể tham khảo như:

  • Hắt hơi: Là triệu chứng điển hình của hầu hết các bệnh lý liên quan đến mũi. Khi xoang mũi bị dị ứng dẫn đến bội nhiễm sẽ gây ra tình trạng nhột, kích ứng trong mũi dẫn đến hắt hơi liên tục, có khi thành tràng dài vài chục cái, khó kiểm soát. Tình trạng này khiến cơ hoành co thắt làm bệnh nhân có cảm giác mệt mỏi, chảy nước mắt, nước mũi, đau tức ngực kèm theo cay mắt.
  • Chảy nước mũi: Đôi khi người bệnh sẽ gặp phải tình trạng chảy nước mũi, ban đầu dịch mũi chảy nhiều, màu trong, không mùi, không thể kiểm soát được. Do dị ứng khiến người bệnh bị hắt hơi nhiều từ đó dẫn đến tình trạng chảy nước mũi. Nước mũi có thể chảy xuống họng hoặc chảy ra ngoài gây ho, viêm họng, kích ứng niêm mạc họng.
  • Ngứa mũi: Là phản ứng của niêm mạc mũi với các tác nhân gây dị ứng, tình trạng này sẽ khiến người bệnh phải liên tục đưa tay dụi mũi. 
  • Nghẹt mũi: Có thể bị nghẹt 2 bên cánh mũi hoặc nghẹt luân phiên mũi ở từng bên, có thể tăng lên khi người bệnh ngồi phòng điều hòa hoặc khi thời tiết chuyển lạnh.
  • Nước mũi màu vàng đục: Ban đầu nước mũi có màu trong, sau một thời gian sẽ chuyển sang màu vàng đục hoặc xanh và chảy theo từng đợt khiến người bệnh vô cùng khó chịu.
  • Ngứa mắt: Người bị viêm mũi xoang dị ứng bội nhiễm thường có cảm giác ngứa khó chịu ở mắt, mắt có thể hơi sưng do các histamin tự do bị phóng thích quá mức ảnh hưởng. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị phù mí mắt, chảy nước mắt, xuất hiện các quầng thâm quanh mắt.
  • Triệu chứng khác: Thường là đau đầu, ngứa họng, ho, sốt, viêm tai giữa, khàn tiếng do phù nề thanh quản.

Viêm mũi xoang dị ứng có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ, tình trạng viêm mũi xoang dị ứng bội nhiễm có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào phương pháp điều trị và chế độ chăm sóc của người bệnh. Để điều trị dứt điểm viêm mũi dị ứng không đơn giản nhưng nếu chủ quan không điều trị hoặc điều trị không đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng như:

  • Viêm xoang: Là tình trạng dễ xảy ra nhất do cấu trúc mũi và xoang liên quan mật thiết với nhau. Nếu mũi bị dị ứng bội nhiễm thì các dị mủ viêm có thể chảy từ mũi sang các hốc xoang từ đó gây ra bệnh viêm xoang. Các triệu chứng nhận biết sớm là đau nhức đầu, nhức mắt, chảy nước mắt, nghẹt mũi…
  • Viêm họng: Khi bị viêm mũi xoang dị ứng, nước mũi có thể chảy xuống họng mang theo vi khuẩn, virus xâm nhập cổ họng gây kích ứng niêm mạc họng, ho, rát, nóng, đỏ, đau khó chịu ở niêm mạc họng. 
  • Viêm thanh quản: Như đã đề cập, tình trạng dị ứng bội nhiễm có thể gây nghẹt luân phiên hoặc nghẹt cả 2 cánh mũi khiến người bệnh phải thở bằng miệng thường xuyên. Điều này gây nguy cơ viêm thanh quản rất cao.
  • Hen suyễn: Những người bị viêm mũi xoang dị ứng bội nhiễm rất dễ mắc hen suyễn nếu thường xuyên tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng nhất là những người có cơ địa dị ứng.
  • Viêm tai giữa: Mắt, mũi, miệng, tai có liên quan mật thiết với nhau, khi viêm mũi, các dịch mũi có thể bị dẫn lưu từ xoang mũi tới vòi nhĩ gây ra tình trạng viêm tai giữa.

Tóm lại với thắc mắc viêm mũi xoang dị ứng có nguy hiểm không thì câu trả lời là có, nếu tình trạng bệnh càng kéo dài thì mức độ nguy hiểm càng cao. Mặc dù không đe dọa tính mạng nhưng lại ảnh hưởng đến sức khỏe, làm suy giảm chất lượng cuộc sống đồng thời cũng ảnh hưởng đến công việc của người bệnh.

Các phương pháp điều trị

Có nhiều phương pháp điều trị viêm mũi xoang dị ứng bội nhiễm
Có nhiều phương pháp điều trị viêm mũi xoang dị ứng bội nhiễm

Có nhiều cách điều trị viêm mũi xoang dị ứng, tùy theo tình trạng bệnh mà có biện pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, dù điều trị bằng cách nào thì trước hết bạn cũng phải xác định được nguyên nhân và cách ly với tác nhân gây dị ứng. Một số phương pháp điều trị mà bạn có thể tham khảo như:

1. Dùng mẹo dân gian

Thực tế, các mẹo dân gian chỉ đóng vai trò hỗ trợ điều trị, phù hợp với người mắc viêm mũi dị ứng ở  mức độ nhẹ. Một số bài thuốc phổ biến là:

  • Dùng nước ép tỏi: Lấy một vài tép tỏi, ép lấy nước cốt, trộn với dầu vừng, dùng tăm bông thấm hỗn hợp này vệ sinh mũi 1 – 2 lần/ngày, có thể thay thế dầu vừng bằng mật ong.
  • Dùng cây hoa ngũ sắc: Lấy 100g hoa ngũ sắc rửa sạch với nước muối pha loãng, giã nát, vắt lấy nước cốt, dùng bông gòn thấm nước cốt này nhét vào từng cánh mũi. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng hoa ngũ sắc để xông hơi bằng cách lấy 30g hoa này nấu với nước, đun sôi trong 10 phút, cho ra tô, đưa mũi lại gần, trùm kín chăn và xông mũi. 
  • Dùng cây hạt gấc: Lấy 20 hạt gấc già nướng trên bếp than cho đến khi vỏ hơi cháy thì giã nát, ngâm với rượu 40 độ, sau 2 – 5 ngày thì có thể dùng được. Chỉ cần lấy tăm bông, thấm ít dung dịch này rồi bôi lên sống mũi là được.
  • Dùng nước muối sinh lý:  Lấy 9g muối biển pha với 1 lít nước đun sôi để nguội, cho vào bình rửa mũi, nghiêng đầu sang một bên rồi xịt nước muối vào lỗ mũi trên cho nước muối chảy xuống lỗ mũi dưới ra ngoài, xì nhẹ để đẩy dịch nhầy ra ngoài. Có thể mua nước muối sinh lý 0.9% ngoài tiệm thuốc tây để dùng.

2. Dùng thuốc Tây

Sử dụng thuốc Tây trị viêm mũi xoang dị ứng bội nhiễm là phương pháp điều trị mang đến hiệu quả nhanh nhất do các loại thuốc này có chứa thành phần tiêu viêm, diệt khuẩn giúp giảm nhanh các triệu chứng như chảy nước mũi, dị ứng. Tuy nhiên, để điều trị dứt điểm tình trạng này bằng thuốc Tây thì phải có phác đồ điều trị phù hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ. Khi điều trị bằng thuốc Tây, các bác sĩ thường chỉ định sử dụng một số thuốc như:

  • Thuốc chống viêm: Methylprednisolon, Prednisolon…
  • Kháng sinh: Amoxicillin, Azithromycin, Cefixim, Erythromycin… 
  • Kháng histamin: Cetirizine, Desloratadine, Loratadine
  • Thuốc long đờm giảm ho: Dextromethorphan, Terpin-codein
  • Thuốc co mạch, chống phù nề: Naphazolin, Xylometazolin

3. Dùng thuốc Đông y

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây, bạn có thể tìm đến Đông y để điều trị viêm mũi xoang dị ứng bội nhiễm. Các bài thuốc Đông y được bào chế từ thảo dược tự nhiên nên rất an toàn, lành tính, ít gây tác dụng phụ cho bệnh nhân. Tuy nhiên, thuốc Đông y lại có nhược điểm là tác dụng chậm, do đó người bệnh phải kiên trì sử dụng trong một thời gian dài thì mới thấy hiệu quả. Các bài thuốc đông y trị viêm mũi xoang dị ứng thường có công dụng chính là tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc, tán hàn, khu phong, giảm ngứa, nâng cao sức đề kháng.

Biện pháp phòng ngừa viêm mũi xoang dị ứng bội nhiễm

Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, hạn chế tiếp xúc với dị nguyên để tránh bội nhiễm khi bị viêm mũi dị ứng
Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, hạn chế tiếp xúc với dị nguyên để tránh bội nhiễm khi bị viêm mũi dị ứng

Khi bị viêm mũi dị ứng, để phòng ngừa bệnh chuyển biến xấu dẫn đến tình trạng viêm mũi xoang dị ứng bội nhiễm bạn cần áp dụng các biện pháp phòng tránh sau đây:

  • Hạn chế tối thiểu tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, xác định nguyên nhân gây dị ứng của mình để phòng tránh, tránh tiếp xúc
  • Đeo khẩu trang khi đi ra đường để ngăn ngừa việc tiếp xúc với bụi bẩn và những người đang có bệnh về đường hô hấp
  • Giữ ấm cơ thể, tránh đưa tay lên mắt, mũi mặt để tránh tạo cơ hội cho vi khuẩn virus xâm nhập vào cơ thể
  • Uống nhiều nước, tốt nhất là nước ấm, xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng mệt mỏi, tránh thức khuya, tăng cường sức đề kháng.
  • Chú ý vệ sinh cá nhân, vệ sinh răng miệng, súc miệng với nước muối thường xuyên. Giặt chăn ga, rèm màn, vệ sinh nhà cửa và vật dụng xung quanh để hạn chế sự phát triển của  vi khuẩn gây bệnh.

Trên đây là một số thông tin về bệnh viêm mũi xoang dị ứng bội nhiễm. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng nếu bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của bạn. Do đó, nếu có các bất thường về sức khỏe, bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm thì tốt nhất nên sớm thăm khám bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

  • Cảnh giác với biến chứng viêm xoang ảnh hưởng tới mắt
  • Viêm xoang gây đau đầu, ù tai có nguy hiểm không?