Viêm xoang hàm là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Viêm xoang hàm là nguyên nhân gây đau nhức vùng mặt. Người mắc bệnh thường gặp khó khăn khi nhai, nuốt và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa bệnh viêm xoang hàm sẽ giúp người bệnh chủ động phát hiện và điều trị hiệu quả. Bài viết dưới đây đã tổng hợp 10+ thông tin về bệnh. Cùng tìm hiểu nhé!
Viêm xoang hàm là gì?
Xoang hàm có cấu tạo bao gồm các hốc xoang nằm xung quanh vùng mắt và hai bên má. Tại xung quanh bề mặt của các xoang được bao phủ bởi lớp niêm mạc, khi lớp niêm mạc bị nhiễm trùng sẽ gây ra bệnh viêm xoang hàm.
Do bề mặt của xoang hàm được bao phủ bằng lớp niêm mạc với nhiều lông có tác dụng duy trì độ ẩm và bảo vệ khỏi tác động của các di vật tấn công vào bên trong.
Vì vậy khi lớp niêm mạc bị viêm đồng nghĩa sẽ gây ra tình trạng sưng tấy, kích ứng, mưng mủ và thậm chí là đau nhức dữ dội.
Dấu hiệu nhận biết viêm xoang hàm
Viêm viêm xoang hàm là bệnh lý viêm xoang phổ biến và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là những triệu chứng điển hình giúp người bệnh có thể nhận biết được các tác nhân gây bệnh.
- Chảy mủ ở bên mũi bị viêm: người bệnh sẽ ngửi được mùi hôi từ mủ chảy trong cánh mũi bên xoang bị viêm.
- Người bị viêm xoang sẽ cảm thấy đau toàn bộ vùng mặt, đặc biệt là ở hai bên gò má.
- Hơi thở sẽ có mùi hôi, nặng mùi hơn người bình thường
- Khi bệnh tái phát nghiêm trọng có thể ảnh hưởng vùng đỉnh đầu khiến đau âm ỉ kèm theo đó là hiện tượng chóng mặt, buồn nôn.
Ngoài ra, tùy vào tình trạng mắc bệnh mà viêm xoang hàm còn có những triệu chứng phụ thuộc vào từng mức độ khác nhau như:
- Viêm xoang hàm cấp tính: đây là thời kì đầu của bệnh, khi đó người bệnh sẽ cảm thấy đầu bị đau buốt kèm, sốt cao, hàm trên và hốc mắt đau nhức dữ dội lan ra đến vùng thái dương và hốc mắt. Cơn đau tăng nhiều khi hoạt động mạnh hoặc cúi gập người. Dịch mũi ban đầu loãng sau đó sẽ trở nên đặc hơn và chuyển thành màu vàng gây mùi hôi và tạo mủ.
- Viêm xoang hàm mạn tính: người bệnh sẽ không còn cảm thấy đau nhức mà sẽ chuyển sang trạng thái tắc mũi. Khi đó dịch sẽ chảy ra màu xanh có mùi hôi và đau dữ dội ở vùng thái dương. Đây là bệnh nguy hiểm nếu không điều trị sẽ gặp biến chứng không mong muốn.
- Viêm xoang hàm do bệnh về răng: người bệnh sẽ cảm thấy đau aa6m ỉ, dữ dội ở vùng mặt, hàm và hai bên má. Mũi chảy dịch mủ và gây hôi miệng.
Nguyên nhân dẫn đến viêm xoang hàm
Do cấu tạo của xoang hàm nằm ở xương hàm trên nên rất dễ trở thành môi trường thuận lợi bởi sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh. Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến viêm xoang hàm thường gặp:
- Người bệnh bị viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc bị lệch cấu trúc mũi
- Người bệnh mắc bệnh lý về sâu răng không điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng kỹ thuật dẫn đến mắc phải tình trạng viêm tủy răng hoại tử đẩy chân răng nhiễm khuẩn vào xoang.
- Người bệnh bị chấn thương do tai nạn (lao động, sinh hoạt) hoặc do phẫu thuật khiến cho xương hàm trên bị gãy hoặc gãy nền sọ dưới hốc mắt.
- Ảnh hưởng bởi thời tiết, khí hậu ô nhiễm là nguyên nhân hình thành các ổ vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể như: vi khuẩn, nấm, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên virus.
- Dị ứng thời tiết, lông vật nuôi, phấn hoa
- Ăn nhiều thực phẩm có hại cho cơ thể dẫn đến hệ miễn dịch bị suy giảm, sức đề kháng kém.
- Viêm do hốc mũi bị nhiễm trùng, hình thành nên chất nhầy dày đặc khiến cho mũi bị ứ đọng và tắc nghẽn.
Hình ảnh nhận biết
Viêm xoang hàm là bệnh lý phổ biến của viêm xoang, các triệu chứng của bệnh viêm xoang phần lớn khá giống nhau nên dẫn đến tình trạng nhầm lẫn và chẩn đoán sai. Để phân biệt được viêm xoang thông thường với viêm xoang hàm thì bài viết sẽ cung cấp những hình ảnh giúp người đọc dễ dàng phân biệt.
Điều trị viêm xoang hàm
Có khá nhiều phương pháp giúp điều trị viêm xoang hàm hiệu quả, mỗi phương pháp điều có ưu và nhược điểm riêng. Tùy theo mức độ viêm xoang hàm mà bệnh nhân được điều trị bằng những phương pháp sau đây:
1. Điều trị viêm xoang hàm bằng phương pháp Tây y
Trước khi đi vào điều trị, người bệnh sẽ các bác sĩ cho khám lâm sàng để chẩn đoán bằng cách chụp X-quang, nội soi độ nghiêm trọng của xoang. Từ đó sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng mắc bệnh.
Phương pháp điều trị viêm xoang phổ biến nhất là nội khoa. Tùy vào mức độ bệnh tái phát thì bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định cho sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm chứng phù nề, thuốc chống dị ứng và thuốc trị viêm nhiễm phù hợp để điều trị.
Nếu tình trạng viêm xoang hàm nặng, cơ thể người bệnh không thể tiếp nhận được các loại thuốc một cách hiệu quả thì bác sĩ sẽ đưa ra một phác đồ điều trị khác đó là áp dụng thủ thuật Proetz, tức là súc rửa xoang bằng áp lực âm.
Thủ thuật Proetz sẽ được thực hiện bằng cách chọc xoang hút mủ bên trong ra ngoài, đồng thời đưa dung dịch thuốc vào trong hốc xoang bít vào để thay thế. Hoặc tiến hành phẫu thuật để cắt polyp mũi, chỉnh hình vách ngăn.
Khi sử dụng thuốc, người bệnh cần cân nhắc kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến của các bác sĩ để tránh tự ý mua sử dụng những tác dụng phụ để lại như viêm loét dạ dày, suy gan, suy thận, lờn thuốc,…
2. Điều trị viêm xoang hàm bằng mẹo dân gian
Mẹo dân gian tại nhà chỉ áp dụng cho những người mắc viêm xoang hàm ở mức độ khởi phát nhẹ, đây là những mẹo đã được lưu truyền mang tính an toàn và tiết kiệm chi phí như:
- Chữa viêm xoang hàm bằng tỏi và mật ong: giã nhuyễn tỏi để lấy nước cốt rồi trộn với mật ong, rửa sạch khoang mũi bằng nước muối sinh lý. Sau đó dùng tăm bông bôi hỗn hợp vào trong hốc mũi chừng 1 tiếng. Thực hiện 2 lần/ tuần để mang lại hiệu quả.
- Chữa viêm xoang hàm bằng lá chanh: đun sôi một nắm lá chanh trong vòng 10 phút. Sau đó chắt lấy nước rồi dùng để súc miệng giúp thông cổ mát họng.
- Chữa viêm xoang hàm bằng nghệ tươi: lấy một củ nghệ đem rửa sạch sau đó giã nhuyễn rồi dùng nước cốt để nhỏ vào lỗ mũi. Sử dụng phương pháp này nhiều lần để mang lại hiệu quả.
- Chữa viêm xoang hàm bằng gừng: có thể sử dụng gừng để làm trà, nhai gừng tươi cũng là một cách để chữa viêm xoang hàm.
- Chữa viêm xoang hàm bằng lá lốt: lấy khoảng 5 – 7 lá lốt rửa sạch rồi giã nhuyễn lấy nước cốt. Nhỏ mỗi bên mũi từ 1 – 2 giọt/ lần. Áp dụng cách này giúp mũi trở nên thông thoáng và dễ thở hơn.
Trên đây là một số mẹo giúp chữa viêm xoang an toàn và tiện lợi. Nên nhớ đây chỉ là phương pháp tạm thời dành cho đối tượng mắc bệnh nhẹ, nếu sau một khoảng thời gian bệnh tình không thuyên giảm thì người bệnh nên đến gặp trực tiếp bác sĩ để kịp thời thăm khám.
Phòng ngừa viêm xoang hàm hiệu quả
Ngoài việc điều trị viêm xoang hàm thì người bệnh cũng nên kết hợp với một số biện pháp để ngăn ngừa bệnh tái phát, đồng thời giúp cho cơ thể luôn khỏe mạnh. Một số biện pháp có thể thực hiện như:
- Không nên hoặc hạn chế ăn những thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ. Vì đây sẽ là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày và ảnh hưởng đến vùng tai – mũi – họng.
- Đối với người bị mẫn cảm thì nên tránh xa các loại phấn hoa, lông vật nuôi, nước hoa. Khi ngứa mũi thì tuyệt đối không được đưa tay ngoáy vì dễ mang vi khuẩn vào.
- Hạn chế ăn hoặc uống thức uống lạnh có thể dẫn đến kích thích về niêm mạc miệng và vùng hô hấp.
- Tránh xa những nơi có nhiều khói bụi độc hại, nên đeo khẩu trang mỗi khi ra đường để tránh hít phải khói bụi.
- Hạn chế sử dụng những thực phẩm làm từ sữa, vì trong sữa có khả năng tăng tiết dịch nhầy từ mũi, làm giảm sự lưu thông của mũi với không khí bên ngoài.
Để hạn chế ngăn ngừa những biến chứng của viêm xoang hàm thì người bệnh cần phải có một chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt lành mạnh. Khi gặp những vấn đề bất thường cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám và chẩn đoán để đưa ra phương pháp điều trị sao cho hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm:
Mổ viêm xoang khi nào? Quy trình và thông tin cần biết
10+ cách chữa viêm xoang tại nhà đơn giản, hiệu quả cao