Gai khớp gối là bệnh gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa

Gai khớp gối là tình trạng các sụn khớp mọc gai gây đau nhức và khó khăn di chuyển. Bệnh chuyển sang mãn tính sẽ gây biến chứng nguy hiểm. Cùng theo dõi bài viết để  tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị cho căn bệnh này.

Tổ chức Y tế thế giới WHO ước tính có khoảng 10% dân số ớ lứa tuổi trung niên mất khả năng lao động do bị gai khớp gối.

Khi có sự tăng trưởng bất thường ở các tế bào xương thì cấu trúc bề mặt xương sẽ thay đổi và bắt đầu mọc gai, các gai này không đồng đều, tùy theo cơ địa của mỗi người mà có hình dáng và kích thước khác nhau.

1. Triệu chứng của gai khớp gối

1.1 Đau khớp gối khi đứng lên

Những người từ 40 tuổi trở lên sẽ gặp tình trạng đau nhức mỗi khi đứng lên, đặc biệt trong tư thế ngồi xổm. Ngoài ra, khi ngồi lâu thì bị cứng khớp, gây khó khăn trong việc cử động.

Tư thế ngồi xổm tạo nên áp lực rất lớn cho xương đầu gối, nếu khớp gối bị tổn thương thì nơi đây trở nên thiếu linh hoạt, bị thoái hóa do đó tạo áp lực rất lớn lên xương đầu gối, gây đâu nhức mỗi khi cử động mạnh. Đây là dấu hiệu phổ biến nhất của những người bị gai khớp gối.

1.2 Đau khi lên xuống cầu thang

Khi lên xuống cầu thang thì khớp gối phải chịu lực lớn hơn bình thường. Trong tư thế thẳng đứng thì 2 chân chịu lực đồng đều nhưng khi lên cầu thang, 2 chân sẽ thay phiên nhau chịu lực, do đó trọng lượng dồn về 1 chân.

Nếu bị gai khớp gối thì khi đi lên cầu thang sẽ gây ra tình trạng đau nhức bất thường, thốn lan ra bắp chân và các ống xương, gây ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh, đặc biệt đối với những người thừa cân, béo phì thì tình trạng này càng thêm nghiêm trọng.

Khi bị gai khớp gối thì người bệnh sẽ thấy đau khi lên xuống cầu thang
Khi bị gai khớp gối thì người bệnh sẽ thấy đau khi lên xuống cầu thang

1.3 Đau khi co duỗi chân

Khi phần sụn bị bào mòn thì việc thực hiện động tác co duỗi chân sẽ gây ra cảm giác đau đớn cho người bệnh, mỗi khi co duỗi sẽ phát ra các tiếng động lạo xạo, gây đau nhức.

1.4 Đầu gối bị sưng tấy

Các gai hình thành tại khớp sẽ khiến tràn dịch khớp gối, lúc đó sẽ có hiện tượng phù nề tại khớp gây khó khăn cho người bệnh khi đi lại và sinh hoạt.

1.5 Tê bì mất cảm giác

Khi bị gai khớp gối thì các dây thần kinh tại đây bị chèn ép thì sẽ gây ra cảm giác tê bì, nhiều trường hợp còn mất cảm giác ở chân và không thể đi lại bình thường.

1.6 Cứng khớp

Khi lượng canxi tập trung tại khớp gối nhiều hơn mức bình thường, người bệnh sẽ cảm thấy cứng khớp, đặc biệt vào mỗi buổi sáng khi thức dậy. Với những người bị ở mức độ nặng thì chân mất đi sự linh hoạt cần thiết, việc đi lại sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Các dịch khớp tràn ra gây phù nề làm các khớp bị đau
Khi có gai, các dịch khớp tràn ra gây phù nề làm các khớp bị đau

2. Cấu trúc của bệnh gai khớp gối

Sụn khớp và phần xương dưới sụn khớp là 2 cơ quan cản trở sự va chạm của hai đầu xương và là lớp đệm chống sốc cho khớp. Khi 2 cơ quan này bị tổn thương thì sẽ sẽ gây ra tình trạng đau nhức ở khớp xương, nếu không kịp thời chữa trị sẽ gây ra bệnh gai khớp gối.

Theo quá trình lão hóa tự nhiên sau tuổi 40 thì bề mặt sụn khớp dần lão hóa, không còn trơn láng mà trở nên mềm yếu, tiến trình diễn ra hằng ngày cho tới khi sụn khớp bị thoái hóa, nứt, để lộ đầu xương.

Khi sụn khớp và xương dưới sụn khớp bị tổn thương thì lúc này canxi trong cơ thể được rút ra để đắp vào chỗ này để giữ vững cấu trúc xương cho cơ thể. Quá trình sữa chữa các khớp xương đầu gối tạo ra các gai xương, kèm theo đó là các phản ứng viêm và giảm lượng dịch nhầy tại các khớp gây đau đớn, ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.

3. Tiến trình của bệnh gai khớp gối

Giai đoạn 1: Ở giai đoạn đầu thì khớp gối chưa có dấu hiệu bất thường, khớp chưa bị sưng và chưa bị biến dạng, chỉ có cảm giác đau khi đứng lên ngồi xuống, đi cầu thang, ngồi xổm, tập thể dục.

Giai đoạn 2: Khi sang giai đoạn 2 thì lúc này ở các khe khớp bắt đầu xuất hiện các gai xương nhỏ, khe khớp hẹp nhẹ, kích thước bề mặt sụn khớp không có sự thay đổi nhiều, dịch khớp vẫn có đủ để bôi trơn và nuôi dưỡng, các hoạt động của đầu xương vẫn diễn ra bình thường. Tuy nhiên, khi vận động nhiều, trời lạnh, làm việc sai tư thế thì sẽ xuất hiện cơn đau mỏi ở khớp gối.

Giai đoạn 3: Khi bệnh tiến triển nặng hơn thì lúc này xuất hiện các gai xương kích thước vừa ở xương dưới sụn, đầu xương bị biến dạng, khe khớp hẹp. Lúc này sẽ cảm nhận rõ các cơn đau tại khớp. Các sụn khớp bao bọc đầu xương bị bào mòn và các khe khớp hẹp thấy rõ.

Người bệnh đi bộ, đứng lên, ngồi xổm, xuống cầu thang, hoạt động thể dục thể thao sẽ thấy đau. Vào buổi sáng còn có hiện tượng cứng khớp và các cơn sưng, đau, tràn dịch xảy ra thường xuyên, ngoài ra một số bệnh nhân còn có biểu hiện vẹo khớp gối.

Gai khớp gối gây nên các cơn đau ở khớp khi vận động
Gai khớp gối gây nên các cơn đau ở khớp khi vận động

Giai đoạn 4: Sau cùng, nếu không có biện pháp chữa trị mà cứ âm thầm chịu đựng thì bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối cùng, lúc này gai xương xuất hiện nhiều, có kích thước lớn, sụn khớp bị bào mòn, đầu xương bị biến dạng, khe khớp hẹp nhiều.

Sụn khớp hoàn toàn bị bào mòn để lộ đầu xương, khe khớp hẹp nhiều, các gai xương ngày càng nhiều và có kích thước lớn, ngoài ra các chất dịch bôi trơn và nuôi dưỡng giảm rõ rệt làm cho việc ma sát giữa 2 đầu xương trở nên thường xuyên hơn, nhiều bệnh nhân còn có biểu hiện lệch trục khớp, trong giai đoạn này, có thể xuất hiện biến chứng nặng nhất của bệnh là bại hoặc teo cơ gây đau nhức liên tục, ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt của người bệnh.

Theo thống kê cũa Mỹ thì có tới 90% người bị gai đầu gối nếu không được chữa trị ngay từ giai đoạn đầu thì bệnh sẽ chuyển biến nhanh qua các giai đoạn sau, gây khó khăn trong vận động và sinh hoạt.

4. Nguyên nhân của bệnh gai khớp gối

4.1 Vấn đề tuổi tác

Lão hóa là nguyên nhân phổ biến nhất của căn bệnh này. Khi tuổi cao thì quá trình nuôi dưỡng, sữa chữa mọi tế bào trong cơ thể bị giảm, khi có chấn thương thì lâu phục hồi.

4.2 Di truyền

Các căn bệnh về xương khớp có khả năng di truyền rất cao, đây là nguyên nhân khó khắc phục nhất. Nếu trong gia đình có bố mẹ, anh chị em ruột mắc bệnh gai khớp gối thì khả năng mắc căn bệnh này ở các thành viên còn lại trong gia đình cao hơn rất nhiều so với những gia đình không có ai mắc bệnh.

4.3 Nội tiết thay đổi

Khi mang thai, phụ nữ có sự thay đổi một số hormone nhất định dẫn đến quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn bình thường, đặc biệt khi phụ nữ lớn tuổi mang thai.

Khi mãn kinh, phụ nữ có sự sụt giảm nội tiết tố nữ estrogen cũng gây ra các bệnh lý về xương khớp.

Khi mang thai phụ nữ dễ bị gai khớp gối hơn bình thường do sự thay đổi các hormone
Khi mang thai phụ nữ dễ bị gai khớp gối hơn bình thường do sự thay đổi các hormone

4.4 Quá trình tự miễn

Khi cơ thể bị tổn thương thì theo bản năng, cơ thể sẽ có khả năng tự miễn dịch để sữa chữa cơ thể, nếu quá trình này diễn ra bất thường thì sẽ gây ra một số bệnh lý về xương khớp, như bệnh gai khớp gối.

4.5 Áp lực vật lý lên khớp

Khi tư thế ngồi làm việc không đúng hoặc do khi vận động quá mức sẽ khiến trọng lượng cơ thể dồn lên các khớp gối. Lâu dần các sụn khớp bị tổn thương, mô sụn bị bào mòn, dịch nhờn xung quanh khớp tiết ra không đủ và dần dần sẽ hình thành gai xương, gây ảnh hưởng sức khỏe.

4.6 Chấn thương xương khớp

Tai nạn trong lao động hay tai nạn xe cộ ở khớp gối khiến cơ thể tập trung canxi ở các vùng này để sữa chữa, phục hồi và tái tạo lại xương khớp. Quá trình sữa chữa này vì một số lí do nên diễn ra không hoàn toàn khiến gai xương hình thành làm bề mặt xương bị biến dạng.

4.7 Béo phì

Những người bị béo phì thì áp lực lên khớp xương sẽ rất lớn, lâu dần sẽ làm khớp xương bị hỏng, biến dạng, tạo tiền đề cho bệnh lý gai khớp gối về sau.

Ngoài ra còn các nguyên nhân khác như chủng tộc, chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin D, do biến chứng của các căn bệnh viêm khớp khác.

Những người béo phì có nguy cơ cao bị gai khớp gối so với những người có cân nặng bình thường
Những người béo phì có nguy cơ cao bị gai khớp gối so với những người có cân nặng bình thường

5. Cách điều trị gai khớp gối

5.1 Chữa gai khớp gối bằng Tây y

5.1.1 Dùng thuốc Tây y

Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng để xác định tình trạng bệnh ở mức độ nhẹ hay nặng, sau đó sẽ đưa ra các loại thuốc phù hợp cho tình trạng của bệnh nhân.

Các loại thuốc thường được bác sĩ dùng để chữa gai khớp gối như sau:

  • Paracetamol: Đây là loại thuốc phổ biến cho căn bệnh này, liều dùng khoảng 1-2 gram mỗi ngày.
  • Thuốc chống viêm không steroid: Piroxicam, Diclofenac, Meloxicam, Etoricoxia.
  • Tiêm trực tiếp vào khớp: Hydrocortison acetat. Tiêm 2- 3 mũi một đợt nhưng không quá 4 mũi một liệu trình, các thuốc này không được tự ý sử dụng mà phải có sự cho phép của bác sĩ.
  • Thuốc bôi ngoài da: Voltaren Emugel dùng bôi ngoài da 2-3 lần một ngày, thuốc này cho tác dụng khá tốt mà lại ít tác dụng phụ hơn các loại thuốc uống.
Paracetamol là loại thuốc phổ biến trị gai khớp gối
Paracetamol là loại thuốc phổ biến trong việc điều trị gai khớp gối

5.1.2 Các bài tập thể dục vật lí trị liệu cho khớp gối được linh hoạt

Vật lí trị liệu giúp hỗ trợ cho các phương pháp điều trị, ngoài ra còn rút ngắn thời gian điều trị. Các bài tập sau đây có thể có sự hỗ trợ của máy móc hoặc bệnh nhân có thể tự thực hiện tại nhà.

Ngoài ra tùy theo mức độ và mật độ của gai xương mà bác sĩ có thể thực hiện song song với các phương pháp khác như kích thích điện trị liệu, siêu âm trị liệu, hồng ngoại trị liệu,….

Bài tập co duỗi khớp giúp giảm triệu chứng cứng khớp

Vào buổi sáng nếu có triệu chứng cứng khớp thì có thể nằm trên giường, 2 chân co vừa phải sau đó duỗi thẳng chân phải một cách nhẹ nhàng, sau đó tới chân trái.

Cứ thay đổi luân phiên như vậy. Tập bài tập này mỗi buổi sáng 15-20 phút sẽ giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của gai khớp gối.

Bài tập giảm sự co thắt của gân khoeo

Nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng. Sau đó hai tay nắm lấy bắp chân phải và kéo về trước ngực, giữ tư thế này trong 30 giây rồi thả chân phải xuống. Sau đó tập với chân trái.

Thực hiện bài tập này ít nhất 10 lần/ ngày có tác dụng làm giảm sự co thắt của gân khoeo.

Bài tập Step up giúp tăng cường sức mạnh cho các cơ bắp

Đừng trước 1 bục cao khoảng 10-20 cm. Bước lên bục bằng chân phải, sau đó chân trái. Khi bước xuống thì chân trái bước xuống trước sau đó chân phải.

1 lần như vậy làm khoảng 30 giây, 1 ngày làm 10 lần.

Bài tập Step up giúp tăng cường sức mạnh cho các cơ ở bắp chân hỗ trợ điều trị gai khớp gối
Bài tập Step up giúp tăng cường sức mạnh cho các cơ ở bắp chân hỗ trợ điều trị gai khớp gối

Đi bộ tránh tình trạng teo cơ

Việc đi bộ giúp tránh tình trạng teo cơ ở khớp, một tuần nên dành 2-3 ngày với khoảng thời gian từ 20-30 phút đi bộ với tốc độ vừa phải, không quá nhanh tránh tình trạng các khớp xương bị bào mòn. Ngoài ra có thể thay thế đi bộ bằng đi xe đạp cũng có thể hỗ trợ việc điều trị bệnh gai khớp.

Bài tập kéo dãn cơ vùng trước đùi hỗ trợ trị gai khớp

Đứng thẳng người, hai chân rộng bằng vai. Lấy 1 tay nắm lấy bàn chân và kéo gập ra phía sau chạm vào mông, 1 tay còn lại thì đẩy vào tường. Sau đó lặp lại trên chân còn lại.

Thực hiện bài tập này trong khoảng 30 giây. Một ngày thực hiện ít nhất 3 lần.

Bài tập cho người bị gai khớp gối
Bài tập kéo giãn cơ vùng trước đùi tốt cho người bị gai khớp gối

Bài tập làm khỏe cơ trước đùi

Ngồi trên ghế, hai chân vuông góc với mặt sản 90 độ, sau đó từ từ duỗi thẳng chân phải song song với mặt sàn, giữ tư thế này trong 30 giây rồi đặt chân phải xuống. Lặp lại với chân trái.

Thực hiện bài tập này ít nhất 10 lần/ ngày. Bài tập này có tác dụng làm khỏe cơ mặt trước đùi.

Những bài tập kéo giãn này, làm khỏe cơ bắp quanh đùi, dây chắng, tránh tình trạng bi teo cơ… đây là một phần quan trọng trong việc điều trị bệnh gai khớp gối. Tùy từng trường hợp, có thể phối hợp với các bài tập yoga hoặc các bài tập aerobic khác để tăng cường hiệu quả. Tuy nhiên phải nhớ không được tập những bài tập quá sức, những bài tạo áp lực lớn cho đầu gối sẽ làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.

5.1.3 Phẫu thuật khớp gối

Khi các phương án khác không có kết quả hoặc bệnh có biến chứng nặng thì bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp cuối cùng là phẫu thuật. Một số phương pháp phẫu thuật là nội soi, cắt gai khớp gối, ghép mảnh sụn vào khớp, mài chỗ lởm chởm… với tỷ lệ thành công lên đến 90%.

Phương pháp phẫu thuật phổ biến là mổ nội soi khớp gối
Phương pháp phẫu thuật phổ biến là mổ nội soi khớp gối

5.2 Chữa gai khớp gối bằng Đông y

5.2.1 Bấm huyệt châm cứu

Khi cơ thể bị ứ tắc năng lượng thì bấm huyệt sẽ giúp khai thông năng lượng giúp cho quá trình lưu thông máu dễ dàng tới các khớp, từ đó giúp hồi phục sụn khớp bị tổn thương, đồng thời tăng lượng chất dịch bôi trơn các khớp, làm giảm quá trình cứng khớp, viêm khớp.

Theo kinh nghiệm thì sau vài lần trị liệu sẽ được cải thiện, tuy nhiên cần kiên trì thực hiện hằng ngày và quan trọng là tìm được thầy có chuyên môn cao, tay nghề giỏi.

Trị gai khớp gối bằng cách châm cứu cần sự kiên trì và bác sĩ có chuyên môn giỏi
Trị gai khớp gối bằng cách châm cứu cần sự kiên trì và bác sĩ có chuyên môn giỏi

5.2.2 Dùng các bài thuốc Đông y

Bài thuốc 1

Nguyên liệu

  • 16 gram tang ký sinh
  • 12 gram sinh địa
  • 12 gram đảng sâm
  • 12 gram độc hoạt
  • 12 gram đương quy
  • 12 gram ngưu tất
  • 12 gram đỗ trọng
  • 10 gram phòng phong
  • 10 gram phục linh
  • 10 gram bạch thược
  • 8 gram tần giao
  • 8 gram xuyên khung
  • 4 gram quế chi
  • 4 gram cam thảo
  • 4 gram tế tân

Cách thực hiện

  • Cho tất cả vào nồi sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang, sử dụng hằng ngày cho đến khi khỏi bệnh.

Bài thuốc 2

Nguyên liệu

  • 16 gram cỏ xước
  • 16 gram thổ phục linh
  • 12 gram hà thủ ô
  • 12 gram mắc cỡ
  • 12 gram sinh địa
  • 10 gram lá lốt
  • 10 gram thiên niên kiện
  • 8 gram quế chi

Cách thực hiện

  • Cho tất cả vào nồi sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang, sử dụng hằng ngày cho đến khi khỏi bệnh.

Bài thuốc 3 – Bài thuốc nam chuyên biệt điều trị gai khớp gối 

Theo quan niệm của đông y, viêm khớp, gai khớp gối thuộc chứng tý, sinh ra do phong, hàn, thấp xâm nhập, dẫn đến hiện tượng đau nhức, tắc nghẽn.  Để điều trị bệnh, y học cổ truyền sử dụng các bài thuốc nam từ thảo dược tự nhiên, kết hợp châm cứu, bấm huyệt xoa bóp.

  • Thuốc nam: Các dược liệu trong bài thuốc có tác dụng tiêu viêm, giải độc, loại trừ căn nguyên, giảm triệu chứng đau nhức. Đồng thời nâng cao sức đề kháng để phòng ngừa tái phát.
  • Châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp: Dùng tay hoặc kim châm tác động mạch, huyệt đạo, giúp giảm đau, kháng viêm, tăng cường vận động.

So với tây y, chữa gai khớp gối bằng y học cổ truyền an toàn và hiệu quả hơn. Người bệnh có thể yên tâm sử dụng thuốc nam trong thời gian dài mà không sợ gặp tác dụng phụ, do thành phần thuốc hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên. Về giá cả, mỗi liệu trình điều trị bằng đông y có chi phí vừa phải, thích hợp với đa số người bệnh.

Đỗ Minh Đường – nhà thuốc nam gần 150 tuổi nổi tiếng và uy tín trong điều trị các bệnh xương khớp, viêm khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai khớp gối … Đây là địa chỉ được nhiều bệnh nhân tin tưởng và các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao.

Dựa trên cơ chế trị bệnh của y học cổ truyền và kinh nghiệm thực tiễn, từ gần 150 trước, các lương y dòng họ Đỗ Minh đã bào chế thành công phương thuốc trị xương khớp hiệu quả. Hiện nay, bài thuốc đang được gìn giữ và phát triển bởi lương y Đỗ Minh Tuấn – truyền nhân đời thứ 5.

Phương thuốc của Đỗ Minh Đường đặc trị các bệnh: viêm khớp háng, viêm khớp gối, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm, viêm đa khớp dạng thấp…

Bài thuốc chữa gai khớp gối dòng họ Đỗ Minh kết hợp 1 phương thuốc đặc trị và 3 phương thuốc bổ trợ gồm:

  • Thuốc đặc trị xương khớp, viêm khớp

Thành phần: Tơ hồng xanh, dây đau xương, vương cốt đằng, gối hạc, đỗ trọng, xuyên quy, phòng phong, hy thiêm, chi mẫu…

Công dụng: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, tiêu viêm, giảm đau, giảm viêm, thông kinh mạch, làm mạnh khớp…

  • Bài thuốc hoạt huyết bổ thận

Thành phần: Xích đồng, hạnh phúc, tơ hồng xanh, cà gai, nhân trần, bách bộ…

Công dụng: Bổ thận, tăng cường chức năng thận, ích tủy sinh huyết, tăng cường đề kháng, ngăn ngừa tái phát.

  • Bài thuốc bổ gan giải độc

Thành phần: Kim ngân cành, bồ công anh, sài đất, diệp hạ châu, hạ khô thảo…

Công dụng: Thanh nhiệt, bổ gan, tăng cường chức năng gán. Đồng thời hỗ trợ tái tạo dịch khớp, nuôi dưỡng sụn khớp.

  • Bài thuốc kiện tỳ ích tràng

Thành phần: Bạch truật, phục linh, trần bì, bạch thược, hoàng kỳ, ý dĩ nhân…

Công dụng: Hòa giải can – tỳ, nâng cao chức năng của tỳ vị và đại tràng, giúp tiêu hóa tốt.

Theo lương y Đỗ Minh Tuấn, không phải bệnh nhân nào cũng sử dụng cùng lúc 4 bài thuốc. Tùy vào cơ địa và mức độ bệnh mà các bác sĩ sẽ gia giảm liều lượng cho phù hợp.

*Ưu điểm của bài thuốc

  • Trị bệnh dứt điểm, loại bỏ căn nguyên từ gốc.
  • Thành phần 100% tự nhiên, không chứa chất bảo quản, không trộn lẫn tân dược.
  • An toàn, lành tính, phù hợp với mọi đối tượng.
  • Thảo dược trong bài thuốc được lấy từ vườn dược liệu chuyên canh đạt chuẩn của Đỗ Minh Đường. Các cánh đồng thảo dược được xây dựng tại Hưng Yên, Hòa Bình và Gia Lâm (Hà Nội).
  • Thuốc được bào chế dạng cao, sánh mịn nên dễ dàng sử dụng, tiện lợi mang theo, không tốn công đun sắc.
  • Bên cạnh uống thuốc nam, Đỗ Minh Đường còn kết hợp với châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt và chế độ tập luyện khoa học để tăng hiệu quả điều trị.

Bác sĩ Long – trưởng khoa vật lý trị liệu nhà thuốc Đỗ Minh Đường cho biết: “Liệu pháp châm cứu, bấm huyệt sẽ giúp bệnh nhân giảm đau, thông kinh hoạt lạc, khí huyết lưu thông, sớm đạt được hiệu quả điều trị. Một liệu trình châm cứu tại Đỗ Minh Đường từ 7 – 10 ngày. Bệnh nhân có thể lựa chọn hoặc không, tùy vào điều kiện mỗi người.”

  • Nghệ sĩ Xuân Hinh đã điều trị khỏi bệnh xương khớp nhờ phác đồ của dòng họ Đỗ Minh

Hàng ngàn bệnh nhân trên khắp mọi miền tổ quốc sau khi điều trị xương khớp tại Đỗ Minh Đường đã khỏi dứt điểm. Trong đó có nghệ sĩ Xuân Hinh – diễn viên hài nổi tiếng, được nhiều khán giả mến mộ.

NS Xuân Hinh chia sẻ: “Cách đây mấy tháng, tự dưng tôi có triệu chứng bị co vai khi ngủ dậy. Xoay cổ thấy lạo xạo, đau nhức. Qua chương trình “khỏe thật đơn giản” của kênh VTV2, tôi biết đến nhà thuốc Đỗ Minh Đường. Sau 2 tháng điều trị tại đây, bệnh xương khớp của tôi gần như đã khỏi hẳn.”

 [Video livestream của NS Xuân Hinh , hành trình chữa khỏi bệnh xương khớp tại Đỗ Minh Đường]

Có bất cứ thắc mắc nào về bài thuốc, người bệnh hãy liên hệ trực tiếp để được bác sĩ tư vấn:

  • Địa chỉ: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: 0984 650 816 – 0963 302 349
  • Địa chỉ: Số 100 Đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Hotline: 0938 449 768 – 0932 088 186

ĐỪNG BỎ LỠ: NS.Xuân Hinh và hàng ngàn người thoát bệnh xương khớp nhờ bài thuốc gia truyền 150 năm

5.3 Chữa gai khớp gối theo phương pháp dân gian

So với phương pháp điều trị bằng thuốc Tây và phẫu thuật để lại nhiều biến chứng thì phương pháp chữa bệnh gai khớp gối bằng thảo dược lành tính được nhiều người ưa chuộng. Hầu hết các bài thuốc này đến từ các loại thảo dược gần gũi, thân thuộc trong gia đình nên rất dễ tìm, dễ áp dụng, không gây tốn kém chi phí nhiều như các phương pháp khác.

5.3.1 Nghệ

Chất curcumin trong nghệ có đặc tính chống oxy hóa rất cao, có khả năng trung hòa các gốc tự do ngoài ra còn kích thích các enzym chống oxy hóa trong cơ thể. Ngoài ra nghệ có đặc tính kháng viêm rất mạnh do đó có thể dùng nghệ để chữa các bệnh về đau nhức xương khớp, viêm khớp, gai khớp gối.

Nguyên liệu

  • 1 muỗng canh tinh bột nghệ
  • 2 lòng đỏ trứng gà
  • 2 muỗng cà phê dầu dừa

Cách thực hiện

  • Lấy tinh bột nghệ, trứng gà, dầu dừa cho vào bát rồi đánh đều hỗn hợp (có thể dùng máy xay cầm tay).
  • Dùng hỗn hợp này 1-2 lần trong ngày trước khi ăn, có tác dụng điều trị các bệnh về khớp.

Ngoài ra có thể dùng tinh bột nghệ hằng ngày trong các thức ăn để trị bệnh về khớp, lần đầu là 1/4 thìa cà phê sau đó tăng dần lên 1/2 rồi 1 thìa cà phê cho đến khi căn bệnh gai khớp được cải thiện.

Trong nghệ có chứa curcumin chống oxy hóa rất cao, ngoài ra nghệ còn có đặc tính kháng viêm
Trong nghệ có chứa curcumin chống oxy hóa rất cao, ngoài ra nghệ còn có đặc tính kháng viêm

5.3.2 Đinh lăng

Đinh lăng được ví như nhân của người nghèo có tác dụng làm lưu thông khí huyết, đả thông kinh mạch, làm ấm người, bố máu, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng rễ đinh lăng có công dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh lý về xương khớp như gai khớp gối, thoái hóa khớp gối, thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa cột sống thắt lưng.

Nguyên liệu

  • 30 gram rễ đinh lăng
  • 2 lít nước

Cách thực hiện

  • Cắt rễ đinh lăng thành từng khúc nhỏ sau đó cho vào chảo sao vàng.
  • Cho rễ đinh lăng cùng 1 lít nước vào ấm sắc thuốc, sắc đến khi còn 1 lít. Dùng dần trong ngày
Lá đinh lăng có công dụng chữa các bệnh về xương khớp
Lá đinh lăng có công dụng chữa các bệnh về xương khớp

5.3.3 Lá lốt

Lá lốt có vị cay, tính ấm, có đặc tính kháng khuẩn cao, giúp chữa viêm tại khớp

Nguyên liệu

  • 30 gram lá lốt
  • 30 gram rễ vòi voi
  • 30 gram rễ cỏ xước
  • 30 gram rễ bưởi bung

Cách thực hiện

  • Các nguyên liệu trên đem rửa sạch, để ráo nước, sau đó cắt nhỏ các nguyên liệu trên rồi đem sao vàng.
  • Cho các nguyên liệu trên và 3 chén nước vào ấm sắc còn 1 chén thì lấy ra dùng.

Chia làm 3 lần trong ngày, dùng liên tục cho đến khi khỏi bệnh.

Lá lốt chữa đau nhức khớp xương hiệu quả
Lá lốt chữa đau nhức khớp xương hiệu quả

5.3.4 Cà gai leo

Cà gai leo có tính ấm, tán phong hàn, ngoài ra còn đặc tính giảm đau, giảm viêm sưng nên có công dụng chữa bệnh lý về xương khớp rất tốt.

Bài thuốc 1

Nguyên liệu

  • 450 gram cà gai leo khô
  • 2 lít nước
  • 1 ít muối

Cách thực hiện

  • Cà gai leo cắt nhỏ sau đó cho vào chảo nóng sao vàng.
  • Sau đó cho cà gai leo cùng nước và muối vào trong ấm. Đến khi sắc còn 1 lít thì lấy ra dùng.

Dùng nước thuốc này hằng ngày thay cho nước lọc. Nên kiên trì dùng trong khoảng 1-2 tháng sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện.

Bài số 2

Có thể gia giảm một số loại gia vị sau

Nguyên liệu

  • 300 gram cà gai leo
  • 300 gram thổ phục linh
  • 300 gram cỏ xước
  • 300 gram thiên niên kiện
  • 100 gram quế chi
  • 80 gram lá lốt
  • 3 lít rượu trắng

Cách thực hiện

  • Các nguyên liệu mua về rửa sạch, sau đó đem phơi khô.
  • Nghiền nhỏ các nguyên liệu rồi sao vàng trên chảo
  • Dùng máy xay xay các nguyên liệu trên thành bột.
  • Cho tất cả các nguyên liệu trên vào bình thủy tinh chứa 3 lít rượu trắng, tiến hành ngâm trong vòng 10 ngày rồi lấy ra dùng.

Một ngày dùng 2 lần vào buổi sáng và tối, mỗi lần dùng khoảng 15ml giúp giảm các cơn đau về xương khớp rất hiệu quả.

Cà gai leo có đặc tính làm giảm viêm sưng nên có thể dùng chữa gai khớp gối hiệu quả
Cà gai leo có đặc tính làm giảm viêm sưng nên có thể dùng chữa gai khớp gối hiệu quả

5.3.5 Ngải cứu

Trong ngải cứu có chứa các hoạt tính có công dụng kháng viêm mạnh, do đó có thể sử dụng ngải cứu chữa gai khớp gối hiệu quả.

Bài thuốc 1

Nguyên liệu

  • 1 nắm ngải cứu
  • 1 bát giấm nuôi
  • 1 miếng vải mỏng

Cách thực hiện

  • Rửa sạch lá ngải cứu rồi cắt thành từng khúc nhỏ, để cho thật ráo. Giấm nuôi đun sôi
  • Giã nát lá ngải cứu với giấm nuôi
  • Cho hỗn hợp trên vào miếng vải mỏng rồi tiến hành đắp trên vùng đầu gối bị gai. Khi thuốc nguội thì đun nóng lại và tiếp tục đắp.

Đắp liên tục như vậy hằng ngày trong 3 tháng sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện rõ rệt.

Ngoài việc dùng ngải cứu để đắp thì có thể dùng lá khuynh diệp để đắp. Trong lá khuynh diệp có chứa lượng tinh dầu và hoạt chất annins rất rồi dào giúp chữa gai khớp gối rất hiệu quả, ngoài ra còn hỗ trợ giảm viêm, giảm sưng tấy nóng đỏ tại khớp gối.

Cách thực hiện như sau: Dùng lá khuynh diệp giã nát với một chút muối sau đó dùng hỗn hợp này trên miếng vải mỏng và tiến hành đắp trên các khớp gối trong vòng 30 phút.

Có thể dùng các bài thuốc đắp hỗ trợ điều trị bệnh
Có thể dùng các bài thuốc đắp hỗ trợ điều trị bệnh tuy nhiên không có công hiệu nhanh

Lưu ý

  • Các bài thuốc đắp này chỉ là trợ phương, không có công hiệu nhanh.
  • Các bài thuốc trên sẽ có hiệu quả và tác dụng khác nhau tùy thuộc vào cơ địa,mật độ cũng như kích thước gai của bệnh nhân. Do đó thời gian hết bệnh của mỗi người không giống nhau, nên kiên trì thực hiện sẽ cho kết quả tốt nhất.

5.5 Chế độ ăn uống

Ngoài việc áp dụng các bài thuốc và tập thể dục thể thao thì chế độ ăn uống cho bệnh gai khớp gối cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Người bị gai khớp gối nên ăn nhiều sản phẩm chống viêm, giàu vitamin D, vitamin C, chất chống oxy hóa…

Các thực phẩm điển hình sau đây

  • Nghệ và gừng: Đây là thực phẩm chống oxy hóa rất mạnh, có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau, đặc biệt tốt trong các bệnh lý về xương khớp.
  • Cá: rất giàu axit béo omega 3 giúp chống viêm rất tốt do đó có thể làm giảm đau các khớp do gai gây ra, đặc biệt giảm các cơn đau vào buổi sáng cho những người bị gai khớp nặng.
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Tại Úc, 1 nghiên cứu được tiến hành trong khoảng 10 năm với 300 người trung niên với khẩu phần ăn đủ lượng vitamin C cần thiết cho thấy rằng có thể giảm được các cơn đau ở khớp. Các thực phẩm điển hình là cam, bưởi, dâu tây…
  • Cải bó xôi: rất giàu chất chống oxy hóa Lutein và Zeaxanthin có tác dụng làm giảm đau tại khớp.
  • Hành tây: Rất giàu chất chống kháng viêm mạnh flavonoid.
Nghệ và gừng là 2 thực phẩm hỗ trợ chữa bệnh gai khớp gối tốt nhất
Nghệ và gừng là 2 thực phẩm hỗ trợ chữa bệnh gai khớp gối tốt nhất

Người bị viêm khớp không nên sử dụng các thực phẩm sau:

  • Nội tạng động vật: chứa nhiều cholesterol và photpho, không tốt cho quá trình hồi phục xương khớp
  • Các loại thịt: Quá nhiều protein sẽ gây mất canxi trong xương, chỉ nên ăn thịt hai lần một tuần, thay vào đó tăng cường các loại protein chất lượng tốt như cá, ngũ cốc, các loại hạt và đậu.
  • Ăn ngọt, đồ ăn chứa nhiều carbonhydrate (bánh, kẹo, chè…) vì có chứa nhiều đường, làm tăng đặc tính viêm trong cơ thể, làm giảm mật độ khoáng của xương
  • Hạn chế đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, axit béo bão hòa làm tăng cơn đau, ngoài ra còn gây nên bệnh béo phì làm tăng áp lực cho các khớp xương.
  • Hạn chế ăn mặn, thức ăn nhiều muối sẽ làm cho việc bài tiết canxi qua thận, do đó gây ra tình trạng xương yếu, giòn và dễ gây, đồng thời gây ra tình trạng viêm thêm nghiêm trọng.
  • Rượu, bia, cà phê chất kích thích sẽ lọc canxi từ xương để trung hòa, ngoài ra các chất này sẽ khiến cho tràn dịch khớp gối diễn ra thường xuyên hơn.
Không ăn những thức ăn chứa nhiều chất béo bão hòa, thức ăn nhiều muối và đường
Không ăn những thức ăn chứa nhiều chất béo bão hòa, thức ăn nhiều muối và đường vì sẽ gây mất canxi trong xương

6. Địa chỉ điều trị gai khớp gối uy tín

6.1 Địa chỉ ở miền Nam

Bệnh viện nhân dân 115

  • Địa chỉ: 527 Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, Tp Hồ Chí Minh

Bệnh viện đại học Y dược

  • Cơ sở 1: 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, Tp Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 2: 201 Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, Tp Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 3: 221B Hoàng Văn Thụ, phường 8, quận Phú Nhuận, Tp Hồ Chí Minh
  • Phòng khám bệnh viện Đại học Y dược: 20-22 Dương Quang Trung, phường 12, quận 10, Tp Hồ Chí Minh

Bệnh viện chợ Rẫy

  • Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, Tp Hồ Chí Minh
Bệnh viện Chợ Rẫy là một trong những địa chỉ uy tín chữa trị gai khớp gối
Bệnh viện Chợ Rẫy là một trong những địa chỉ uy tín chữa trị gai khớp gối

6.2 Địa chỉ ở miền Trung

Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng

  • Địa chỉ: 214 Hải Phòng, phường Thạch Thang, quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng

Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng

  • Địa chỉ: 291 Nguyễn Văn Linh, quận Thanh Khê, Tp Đà Nẵng

Bệnh viện trung ương Huế (cơ sở 1)

  • Địa chỉ: 16 Lê Lợi, Vĩnh Ninh, Huế
Bệnh viện trung ương Huế ngoài vị điều trị gai khớp gối thì có phẫu thuật chấn thương chỉnh hình với thiết bị hiện đại
Bệnh viện trung ương Huế ngoài vị điều trị gai khớp gối thì có phẫu thuật chấn thương chỉnh hình với thiết bị hiện đại

6.3 Địa chỉ ở miền Bắc

Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

  • Địa chỉ: 140 phố Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Bệnh viện E

  • Địa chỉ: 87-89 Trần Cung, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Bệnh viện Bạch Mai

  • Địa chỉ: 78 Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Tp Hà Nội

Bệnh viện Trung ương quân đội 108

  • Địa chỉ: 1 Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, Tp Hà Nội
Bệnh viện trung ương quân đội 108 là một trong những địa chỉ chữa gai khớp gối uy tín ở miền Bắc
Bệnh viện trung ương quân đội 108 là một trong những địa chỉ chữa gai khớp gối uy tín ở miền Bắc

Bệnh gai khớp gối là căn bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi, tuy nhiên đang có xu hướng trẻ hóa do lối sống hiện đại. Vì vậy nắm vững các nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh là việc làm cần thiết để có cách giải quyết kịp thời cho căn bệnh này.

Click xem video: GÓC NGƯỜI THẬT VIỆC THẬT – ông Nguyễn Thế Nghĩa (64 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) chữa khỏi bệnh gai cột sống, thoái hóa khớp, khô khớp tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, người bệnh có thể liên hệ theo số hotline sau đây để được tư vấn MIỄN PHÍ. Nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường, cơ sở Hà Nội – Hotline: 0984 650 816 – 0963 302 349, cơ sở Hồ Chí Minh – Hotline: 0938 449 768 – 0932 088 186