[4+] Bài tập vật lý trị liệu cho người bị đau dây thần kinh tọa hiệu quả
Bài tập vật lý trị liệu cho người bị đau dây thần kinh tọa giải phóng sự chèn ép của đĩa đệm và rễ thần kinh, giúp phục hồi chức năng vận động.
Phương pháp vật lý trị liệu có thể kết hợp với điều trị nội khoa và ngoại khoa để mang đến hiệu quả điều trị tốt nhất.
Bài tập vật lý trị liệu cho người bị đau dây thần kinh tọa có tốt không?
Đau dây thần kinh toạ là một tình trạng khá phổ biến, khiến bạn gặp khó khăn trong các hoạt động thường ngày. Theo thống kê, có 4/10 người đã từng trải qua cơn đau thần kinh toạ hoặc dây thần kinh này bị kích thích vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời.
Nếu như tình trạng không nghiêm trọng nhưng vẫn kéo dài sau vài tuần thì bác sĩ sẽ khuyên người bệnh áp dụng các bài tập vật lý trị liệu, vì các bài tập được xây dựng dựa trên nguyên nhân gây đau thần kinh toạ ở mỗi người. Bên cạnh đó, chuyên gia vật lý trị liệu cũng hỗ trợ bạn điều chỉnh tư thế chính xác nhất để bệnh tránh trở nên nghiêm trọng hơn.
Các bài tập vật lý trị liệu được chuyên gia đánh giá phương pháp an toàn và mang lại hiệu quả. Bởi phương pháp này có tác dụng làm giảm sự chèn ép của rễ thần kinh, giải phóng tình trạng tắc nghẽn và giúp gảm đau nhanh chóng.
Không những vậy, các bài tập vật lý còn giúp làm tăng độ linh hoạt cho sụn khớp và cột sống, hỗ trợ điều trị các cơn đau thần kinh toạ mà không cần phải can thiệp phẫu thuật hay sử dụng bất kỳ loại thuốc tây y nào.
Bên cạnh đó, việc áp dụng các bài tập vật lý trị liệu không chỉ giúp giảm đau dây thần kinh toạ mà còn giúp tăng sức mạnh của cột sống, các dây chằng và cơ bắp, giữ cho cột sống luôn thẳng đúng tư thế để nhằm làm giảm nguy cơ tái phát đau thần kinh toạ trong tương lai.
Các cách chữa đau dây thần kinh toạ bằng vật lý trị liệu
Bên cạnh sử dụng thuốc tân dược thì người bệnh cũng có thể kết hợp với các bài tập vật lý trị liệu để hiệu quả điều trị được cải thiện tốt hơn. Dưới đây là những kỹ thuật trị liệu do kỹ thuật viên thực hiện và các bài tập dành cho bệnh nhân thực hiện tại nhà mà bạn có thể tham khảo:
1. Kỹ thuật nhiệt trị liệu
Nhiệt trị liệu là kỹ thuật được thực hiện bằng cách chiếu đèn hồng ngoại IR, chiếu tia Laser, nhúng Parafin và chườm nóng có tác dụng giúp giãn cơ, giảm đau, kháng viêm, tăng tuần hoàn máu cũng như chuyển hoá dinh dưỡng và hệ bài tiết. Tuy nhiên kỹ thuật này không áp dụng cho bệnh nhân bị đau thần kinh toạ do viêm nhiễm cấp tính.
2. Kỹ thuật điện trị liệu
Điện trị liệu là phương pháp trị liệu thông qua điện xung và điện phân để tăng tuần hoàn để tăng sự chuyển hoá ở các mô giúp thư giãn các cơ. Thay vì uống thuốc hoặc tiêm thuốc thì trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ đưa đưa lượng thuốc chống viêm vào vùng tổn thương thần kinh toạ để làm giảm áp lực tác dụng phụ thường thấy của dòng thuốc giảm đau này.
Phương pháp trị liệu này có tác dụng giảm đau, giảm sưng, giúp phục hồi các tổn thương ở khớp bằng cách áp dụng các kỹ thuật xoa bóp trên chân và phần mềm ở thắt lưng để điều trị. Ngoài ra, kỹ thuật này còn dựa trên cơ chế cơ học và phản xạ giúp tăng tuần hoàn máu, hệ bài tiết, điều hoà bệnh lý và giúp gân cốt được thư giãn.
Điều trị bằng phương pháp này cần phải có sự trợ giúp của dòng điện mới có thể kích thích được các cơ. Do đó, người bệnh cần phải tìm đến các trung tâm y tế uy tín để thực hiện và giúp hạn chế được những rủi ro khi áp dụng các biện pháp chữa bệnh này.
3. Kỹ thuật thuỷ trị liệu
Thuỷ trị liệu là kỹ thuật giúp cải thiện quá trình lưu thông máu đến các cơ quan nhằm giúp làm giảm những tổn thương lên các dây thần kinh, tái tạo phục hồi mô và sụn khớp. Bên cạnh đó, khi áp dụng kỹ thuật chữa trị này, người bệnh sẽ cảm thấy ăn ngon, ngủ ngon, khắc phục được cơn đau nhanh chóng để tinh thần được thư giãn và thoải mái hơn.
Chữa đau dây thần kinh toạ bằng kỹ thuật thuỷ trị liệu được được đánh giá là mang đến kết quả tốt trong việc điều trị bệnh và còn giúp ngăn chặn được một số bệnh xương khớp khác như: Thoái hoá cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, đau thắt lưng,…
4. Các bài tập vật lý trị liệu chữa đau dây thần kinh toạ
4.1. Bài tập tư thế bồ câu nằm ngửa
- Người bệnh nằm ngửa trên sàn, đưa chân phải lên tạo thành một góc vuông, rồi đưa 2 bàn tay xuống dưới đùi, đan các ngón tay lại với nhau và giữ chặt.
- Gác chân trái lên chân phải sao cho mắt cá chạm đầu gối chân phải. Sau đó dùng tay kéo chân phải lên càng sát bụng càng tốt.
- Giữ tư thế này trong giây lát sẽ giúp kéo căng cơ hình lê và lặp lại tư thế này tương tự với chân bên kia.
4.2. Bài tập tư thế bồ câu ngồi
- Người bệnh ngồi trên sàn và duỗi 2 chân thẳng ra trước mặt.
- Bắt đầu cong chân phải lên và đặt mắt cá chân phải lên trên đầu gối chân trái.
- Cúi gập người về phía trước sao cho phần thân trên ép sát về phía đùi.
- Người bệnh cần giữ nguyên tư thế này trong vòng 15 – 30 giây sẽ giúp cho cơ mông và vùng lưng dưới được kéo giãn.
- Lặp lại tư thế này tương tự với chân bên kia.
4.3. Bài tập tư thế bồ câu hướng về phía trước
- Quỳ trên sàn nhà sao cho hai tay, đầu gối và bàn chân đều chạm sàn.
- Đưa chân phải lên để di chuyển về phía trước và đặt chân phải nằm trên mặt đất ngang với cơ thể. Bàn chân phải nằm ở phía trước đầu gối chân trái.
- Duỗi thẳng chân trái ra phía sau. Dần dần di chuyển trọng lượng cơ thể từ hai cánh tay sang chân để nâng đỡ cơ thể và ngồi xuống với tư thế hai tay chống thẳng.
- Hít hơi sâu, khi thở ra thì nghiêng phần thân trên hướng về phía trước (tương tự như hít đất). Rồi dùng cánh tay nâng đỡ trọng lượng cơ thể càng nhiều càng tốt.
- Tiếp tục đổi bên và lặp lại động tác tương tự.
4.4. Bài tập đưa đầu gối đến vai đối diện
- Người bệnh nằm ngửa, duỗi thẳng hai chân và mở rộng.
- Thực hiện đưa chân phải lên, đan hai bàn tay lại và vòng qua đầu gối.
- Kéo đầu gối chân phải nhẹ nhàng hướng về phía chân trái và giữ nguyên trong vòng 30 giây. Lưu ý, bạn có thể tiếp tục kéo đầu gối ép sát vào ngực nếu bạn cảm thấy thoải mái vì khi đó bạn sẽ cảm nhận được các cơ giãn ra thay vì thấy đau.
- Cuối cùng là đẩy đầu gối về lại vị trí ban đầu, lặp lại động tác này 3 vòng rồi đổi chân.
4.5. Bài tập giãn cột sống khi ngồi
- Người bệnh ngồi trên sàn nhà, duỗi thẳng hai chân về phía trước.
- Bắt đầu cong đầu gối trái lại và đặt bàn chân trái qua bên ngoài đầu gối chân phải.
- Sau đó, đặt khuỷu tay phải lên trên đầu gối chân trái và xoay nhẹ cơ thể về phía bên trái.
- Chống tay trái xuống sàn để đỡ lấy cơ thể và giữ nguyên tư thế như vậy trong 30 giây, lặp lại 3 lần và đổi bên.
4.6. Bài tập đứng duỗi cơ gân khoeo
- Đầu tiên, đặt bàn chân trái lên trên bề mặt cao bằng hoặc dưới mức hông, có thể trên một cái ghế, bục hoặc bậc cầu thang. Duỗi thẳng chân, nếu đầu gối hơi vòng xuống dưới thì hãy giữ đầu gối hơi cong lên một chút.
- Cuối người về phía trước một cách nhẹ nhàng và hướng về các ngón chân trái, cúi người càng sâu thì các cơ càng được kéo giãn. Tuy nhiên, đừng cố gắng quá mức cảm thấy đau.
- Giữ nguyên tư thế này trong vòng 30 giây và sau đó lặp lại với chân phải.
4.7. Bài tập nâng lưng
- Bênh nhân có thể nằm trên giường hoặc trên sàn nhà. Cong hai bàn chân trên giường và từ từ nâng mông lên cao khoảng 15 cm.
- Giữ nguyên tư thế này trong vòng 5 giây rồi từ từ trở lại tư thế ban đầu.
- Thực hiện động tác này từ 15 – 20 lần.
4.8. Bài tập gập thẳng người
- Nằm trên giường hoặc trên sàn nhà, giữ cho lưng thẳng và gập hai đùi nửa chừng.
- Nâng đầu và vai lên khỏi giường hướng về phía trước, duỗi thẳng hai tay về phía hai đầu gối.
- Giữ nguyên tư thế này trong vòng 5 giây và thực hiện từ 15 – 20 lần.
4.9. Bài tập vận động cột sống lưng
- Quỳ trên giường hoặc trên sàn sao cho hai bàn tay và hai bàn chân được giữ ổn định.
- Nâng vùng thắt lưng lên và giữ 5 giây. Sau đó hạ vùng thắt lưng xuống và giữ 5 giây.
- Lặp lại động tác từ 15 – 20 lần.
Lưu ý khi thực hiện các bài tập cho người bị đau dây thần kinh toạ
Để phát huy tối đa hiệu quả của các bài tập, trong quá trình áp dụng người bệnh cần lưu ý đến những vấn đề như sau:
- Khi áp dụng các bài tập vật lý trị liệu để chữa đau dây thần kinh toạ thì người bệnh cần có sự giám sát và hướng dẫn từ các chuyên viên để tránh mắc phải rủi ro không mong muốn.
- Cần kiên trì thực hiện các bài tập này mỗi ngày kết hợp với sử dụng thuốc tân dược theo sự chỉ định của bác sĩ thì các triệu chứng của bệnh mới nhanh chóng được thuyên giảm.
- Trong quá trình áp dụng phương pháp này người bệnh tuyệt đối không được khuân vác hay khiêng xách vật quá nặng, không khom cúi người để nâng đồ vật nặng từ dưới đất lên, không vặn vẹo hay uốn éo cột sống quá nhanh và hạn chế bật người ngồi dậy đột ngột khi đang nằm.
- Người bệnh cần có chế độ nghỉ ngơi và làm việc hợp lý trong thời gian áp dụng các bài tập vật lý trị liệu chữa đau dây thần kinh toạ bằng cách có chế độ ăn uống hợp lý như: Bổ sung các loại rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm giàu canxi và uống nhiều nước,…
- Tập thể dục thường xuyên bằng cách vận động cơ thể phù hợp và nhẹ nhàng sẽ giúp ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng và hạn chế được tình trạng chèn ép dây thần kinh. Đồng thời, giúp cải thiện sức khoẻ cột sống, đĩa đệm và ngăn ngừa được các bệnh lý liên quan.
Trên đây là những chia sẻ về bài tập vật lý trị liệu dành cho người bị đau dây thần kinh tọa. Có thể nói, đây là tình trạng xảy ra khá phổ biến nhưng vẫn có thể điều trị khỏi từ khoảng 6 – 8 tuần nếu người bệnh kiên trì áp dụng các bài tập cùng với việc sử dụng thuốc cũng như lưu ý các biện pháp phòng ngừa sẽ giúp các triệu chứng được cải thiện hiệu quả.