[Tổng quan] Viêm đa khớp dạng thấp: Dấu hiệu, nguyên nhân, điều trị
Viêm đa khớp dạng thấp là bệnh lý về khớp mãn tính có thể dẫn đến bại liệt, tàn phế. Nắm rõ dấu hiệu, nguyên nhân sẽ giúp điều trị hiệu quả.
Viêm đa khớp dạng thấp là gì? Có nguy hiểm không?
Viêm đa khớp dạng thấp là một dạng viêm khớp dạng thấp – bệnh lý mãn tính về xương khớp, phổ biến ở người giai đoạn tuổi trung niên (trên 40 tuổi). Bệnh nhân gặp phải các vấn đề như đau, sưng cứng khớp, nóng đỏ,…Về lâu dài, viêm sẽ kéo theo tình trạng mài mòn sụn khớp, ảnh hưởng đến dây chằng, gây biến chứng.
Viêm đa khớp dạng thấp xảy ra ở cổ tay, khuỷu tay, ngón tay, bàn chân và ngón chân,…từ 5 khớp trở lên. Các khớp sẽ trở nên lỏng lẻo, không có sức lực, người bệnh dần mất khả năng vận động.
Một số trường hợp cơ thể người bệnh còn hình thành các nốt thấp khớp nằm dưới da, đặc biệt tập trung ở khuỷu tay và ngón chân. Bệnh có thể lan ra gây hại cho các cơ quan khác trên cơ thể như tim, phổi, mắt.
Người bệnh có thể nhận biết biến chứng thông qua dấu hiệu mỏi, khô mắt, giảm thị lực, thở khó, miệng bị khô, xuất hiện tình trạng hoa mắt, chóng mặt như thiếu máu,…
Viêm đa khớp dạng thấp nếu không được phát hiện và khắc phục có thể dẫn đến nguy cơ gia tăng bệnh lý về tim mạch, tổn thương da, dây thần kinh, loãng xương, thậm chí là bại liệt, tàn phế,…
Hiện nay, căn bệnh này vẫn chưa có cách điều trị dứt điểm, chỉ có thể khắc phục bằng một số phương pháp theo phác đồ của bác sĩ, làm chậm diễn tiến của viêm đa khớp, duy trì khả năng vận động của xương khớp cho bệnh nhân.
Dấu hiệu viêm đa khớp dạng thấp
Viêm đa khớp dạng thấp có thể nhận biết bằng mắt thường thông qua những thay đổi của xương khớp. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp của bệnh:
Giai đoạn khởi phát:
Người mắc viêm đa khớp dạng thấp ở giai đoạn đầu có một số biểu hiện như tê bì các chi, ra nhiều mồ hôi, cân nặng bị sụt giảm nhanh, cơ thể mệt mỏi kèm theo sốt nhẹ. Một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện tình trạng đau họng, có phát ban nhưng tương đối hiếm.
Những dấu hiệu này sẽ kéo dài trong vài tuần sau đó sẽ diễn tiến nặng hơn nếu người bệnh không biết cách khắc phục sớm. Bệnh sẽ chuyển từ giai đoạn khởi phát sáng toàn phát rất nhanh.
Giai đoạn toàn phát:
Lúc này, tình trạng đau nhức khớp ngón chân, cổ chân, ngón tay, bàn tay, cổ tay ngày càng tăng dần, lan sang các khớp xung quanh. Người bệnh gặp phải tình trạng viêm khớp đối xứng, tức là nếu bàn tay trái bị viêm thì bàn tay phải cũng sẽ mắc triệu chứng tương tự.
Đặc biệt, cảm giác cứng khớp còn xuất hiện thường xuyên khi bệnh nhân mới ngủ dậy hoặc đứng, ngồi cố định quá lâu. Tình trạng này gây khó khăn trong việc cử động, thông thường bệnh nhân phải mất thời gian xoa bóp thì mới có thể đi lại trở lại.
Bên cạnh đó, một số triệu chứng khác của viêm đa khớp dạng thấp như:
- Vùng da ở quanh cổ tay, khuỷu tay nổi các hạt nằm dưới da. Thông thường chúng cố định không gây đau đớn.
- Bệnh nhân bị sốt cao trên 40 độ, cơ thể bị sụt cân nhanh chóng, mệt mỏi, da dẻ xanh xao.
- Các cơ quanh khớp có hiện tượng teo tóp.
- Nổi nhiều chấm màu hồng ở chân, tay, thân người.
- Ngón tay, ngón chân biến dạng, trẹo sang nhiều bên.
- Khó khăn trong cầm nắm.
Nguyên nhân gây viêm đa khớp dạng thấp
Thực tế, nguyên nhân gây viêm đa khớp dạng thấp đến nay vẫn chưa xác định được đầy đủ. Đây là căn bệnh tự miễn nên có thể hình thành do một số yếu tố sau:
- Yếu tố cơ địa: Theo thống kê, nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới. Có tới 70% – 80% bệnh nhân là nữ trong khi nam giới là 60% – 70%. Chính vì thế, người ta cho rằng bệnh viêm đa khớp dạng thấp có liên quan mật thiết tới giới tính.
- Yếu tố di truyền: Các bệnh nhân có kháng nguyên HLA DR4 thường có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn những người không có kháng nguyên này. Do đó, những người trong một gia đình nếu có ai bị nhiễm thì có thể di truyền sang thành viên chung dòng máu.
- Tác nhân gây bệnh khác: Một số loại virus, vi khuẩn và dị nguyên xâm nhập vào cơ thể gây ra những biến đổi bên trong cơ thể, ảnh hưởng đến chức năng của xương khớp.
- Một số yếu tố khác: Môi trường sống không thuận lợi, ẩm thấp là nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức xương khớp kéo dài. Việc sống trong môi trường như thế lâu dài dễ khiến cơ thể suy yếu, nhiễm lạnh, tạo điều kiện cho dị nguyên xâm nhập gây hại.
Chẩn đoán viêm đa khớp dạng thấp
Bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng của bệnh nhân chỉ định phương pháp chẩn đoán riêng để xác định bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Có hai cách thường được áp dụng là:
- Xét nghiệm máu
Thông qua độ lắng của hồng cầu, phản ứng protein bác sĩ có thể kết luận bệnh nhân có mắc viêm nhiễm hay không. Nếu có, bệnh nhân có khả năng mắc phải một số bệnh lý liên quan đến xương khớp, đặc biệt là viêm đa khớp dạng thấp.
- Chụp chiếu cắt lớp
Ngoài xét nghiệm máu, người bệnh có thể được chỉ định chụp X quang hoặc một số cách chụp chiếu khác để xác định bệnh lý. Thông qua những hình ảnh cắt ngang của các khớp, bác sĩ sẽ quan sát được mức độ viêm nhiễm và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
Cách điều trị viêm đa khớp dạng thấp
Một số nguyên tắc cần ghi nhớ khi điều trị khắc phục viêm đa khớp dạng thấp:
- Đây là căn bệnh mãn tính, có thể kéo dài hàng chục năm. Do đó, người bệnh cần phải kiên trì trong quá trình điều trị, chuẩn bị tinh thần “sống chung” với bệnh.
- Việc điều trị cần phải kết hợp nội khoa, ngoại khoa và vật lý trị liệu nhằm tăng khả năng phục hồi.
- Chia thành các giai đoạn điều trị như nội trú, ngoại trú và điều dưỡng.
- Theo dõi chặt chẽ quá trình điều trị, đặc biệt kiểm tra tai biến có thể xảy ra.
1. Điều trị nội khoa viêm đa khớp dạng thấp
- Giai đoạn viêm đa khớp nhẹ:
Bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng một số thuốc như aspirin, cloroquin, và thuốc tiêm. Ngoài ra, người bệnh phải tăng cường vận động, luyện tập các bài vật lý trị liệu, tránh môi trường ẩm thấp, lạnh và hạn chế khuân vác nặng.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể áp dụng các loại thảo dược dân gian để hỗ trợ điều trị như ngãi cứu, lá lốt, rễ cây xấu hổ,…
- Giai đoạn viêm đa khớp trung bình:
Liều lượng thuốc sẽ tăng lên, cũng như đa dạng các loại thuốc tùy theo tình trạng viêm đa khớp dạng thấp của bệnh nhân. Có thể sử dụng thêm corticoid theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp vận động nhẹ nhàng tránh tình trạng xơ cứng khớp.
- Giai đoạn biến chứng nặng:
Lúc này thuốc sẽ được kê toa sử dụng với liều cao hơn, có tác dụng mạnh đối với việc phục hồi khả năng vận động cho bệnh nhân. Trường hợp diễn biến nặng, bệnh nhân được thực hiện lọc huyết tương để loại bỏ các phức hợp miễn dịch bên trong máu.
2. Vật lý trị liệu viêm đa khớp dạng thấp
Đây là biện pháp phục hồi chứng năng và giảm đau, một số phương pháp như:
2.1. Điều trị chống viêm: Sử dụng các biện pháp như nhiệt, điện hoặc xoa bóp để giảm đau và chống viêm tại chỗ. Trong đó:
Nhiệt trị liệu: Nhờ vào tác dụng của nhiệt độ để tăng tuần hoàn máu, cung cấp dinh dưỡng tại cho cho khớp bị đau, chống viêm. Cách này còn giúp phân tán những chất trung gian gây nên viêm, phục hồi tổn thương nhanh chóng. Tuy nhiên chống chỉ định đối với trường hợp bị phù nề, sưng nóng và có hiện tượng tràn dịch khớp. Một số phương pháp sử dụng nhiệt cơ bản như:
- Tắm ngâm: Áp dụng ngâm nước nóng toàn thân, từng bộ phận, có thể thêm vào muối, ngâm nước lưu huỳnh, nước phóng xạ radon, hoặc nước khoáng thiên nhiên,…theo tình trạng đau của bệnh nhân.
- Đắp nóng tại khớp: Sử dụng paraffin, bùn nóng, cát nóng hoặc túi nhiệt đắp trực tiếp lên vị trí bị viêm.
- Siêu âm: Giảm đau tại chỗ, đồng thời chống thoái hóa khớp do tác dụng cơ học, nhiệt hoặc hóa học. Biện pháp này còn có tác dụng dẫn thuốc như các loại thuốc mỡ, chế phẩm omega 3 để chống viêm,…
Ngoài ra, nhiệt trị liệu còn sử dụng phương pháp như sóng ngắn, hồng ngoại, tử ngoại hay khí hậu trị liệu (thay đổi nơi sống) hỗ trợ giảm đau, khắc phục tình trạng viêm đa khớp cho bệnh nhân.
Điện trị liệu: Phương pháp này được thực với một số cách sau:
- Sử dụng galvanic hoặc điện di thuốc như salicylat, hydrocortison trực tiếp vào khớp để chống tình trạng viêm nhiễm.
- Điện xung: Một số dòng được áp dụng như sin, tens, giao thoa.
- Từ trường: Tác dụng chính giúp bệnh nhân giảm đau, ngăn chặn tình trạng thưa xương khớp.
Xoa bóp: Biện pháp giảm đau và co cơ hiệu quả, áp dụng cho những trường hợp viêm đa khớp dạng thấp bị thoái hóa khớp, viêm dính khớp. Cách thực hiện tốt nhất làm bằng tay, động tác xoa, vuốt và day tại vị trí đau.
2.2. Vận động phục hồi chức năng
Được chia thành các giai đoạn của bệnh:
Viêm cấp:Tình trạng khớp viêm gây đau nặng cần bất động khớp, ngăn chặn tình trạng viêm phát triển thêm. Tuy nhiên hạn chế nghỉ ngơi quá lâu trên giường, nếu rơi vào trường hợp này, bệnh nhân nên thực hiện theo cách sau:
- Nếu bệnh nhân bị đau khớp gối và cổ chân nên cố định các khớp với băng thun. Thay thế cho hoạt động các vị trí này, người bệnh có thể cử động khớp hông và cột sống thắt lưng.
- Đau khớp cổ tay thì nên cố định khớp cổ tay, thay thế cử động bằng khớp khuỷu tay, vai, bàn tay và ngón tay.
- Nếu tình trạng đau rơi vào các khớp lớn như hông, vai thì bệnh nhân lúc này chỉ có thể vận động tương đối các khớp gối, cổ tay, bàn tay, chân,…
Viêm cấp giảm dần: Lúc này bệnh nhân cần đặc biệt chú ý đến tư thế đứng, ngồi, đi, và tập một số động tác vận động để không làm xơ cứng khớp.
- Tư thế khi nằm: Nên nằm trên mặt phẳng cứng có nệm lót mỏng, kê đầu bằng gối thấp, giữ lưng nằm thẳng, hạn chế kê gối dưới khoeo chân nếu không muốn bị biến dạng khớp đầu gối. Bệnh nhân nằm mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15 phút, tay duỗi thẳng thả lỏng tự nhiên.
- Tư thế khi ngồi: Vị trí ngồi nên là mặt ghế cứng, có lựng dựa. Khi ngồi hai chân đặt lên nền, tựa lưng vào thành ghế, không sử dụng ghế quá thấp hoặc quá cao. Chân cần duỗi tự do.
- Tư thế khi đứng: Giữ người vươn lên và đầu không nghiêng vẹo, khớp hông và gối cũng nên giữ thẳng để làm lực phân tán ra 2 bàn chân.
- Tư thế khi đi: Không kéo lê chân mà nên đi dứt khoát, bước nhẹ nhàng, chậm, tay thả tự nhiên theo người, không đi khom có thể ảnh hưởng đến khớp hông và khớp gối.
- Tập vận động trị liệu: Bệnh nhân có thể thực hiện một số bài tập trị liệu theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế để phục hồi chức năng của các khớp bị viêm. Đồng thời, cách này có thể giúp máu lưu thông về vị trí viêm đa khớp dạng thấp, tránh tình trạng bị cứng khớp, teo và bại liệt.
- Bất động khớp: Trường hợp tình trạng viêm đa khớp dạng thấp khiến bệnh nhân bị co rút nhiều khớp, kéo dài không thể phục hồi nếu chỉ vận động. Do cấu trúc khớp lúc này yếu cần được hỗ trợ bằng nẹp máng bột để bất động khớp, kết hợp vận động.
3. Điều trị ngoại khoa viêm đa khớp dạng thấp
Nếu tình trạng viêm đa khớp dạng thấp không thể điều trị bằng các phương pháp trên, bác sĩ sẽ cân nhắc thực hiện biện pháp bóc bỏ màng hoạt dịch hoặc phẫu thuật chỉnh hình.
Phòng ngừa viêm đa khớp dạng thấp
Để phòng ngừa chứng viêm đa khớp dạng thấp, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tăng cường sức khỏe cơ thể thông qua một chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh và trái cây. Hạn chế ăn thức ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, đặc biệt nên tránh xa chất kích thích, đồ uống chứa cồn, gas,…
- Giữ vóc dáng cân đối, hạn chế tăng hoặc giảm cân quá nhanh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhất là việc tăng cân đột ngột sẽ tạo áp lực cho các khớp cơ ở bàn chân, bàn tay,…
- Tập luyện thể dục, thể thao điều độ. Lựa chọn những bài tập, môn thể thao phù hợp với thể trạng để tăng cường sự dẻo dai, tránh tình trạng xơ cứng xương khớp sớm.
- Có chế độ nghỉ ngơi, làm việc hợp lý, tránh stress và áp lực trong thời gian dài ảnh hưởng đến xương khớp, dẫn đến tình trạng viêm đa khớp dạng thấp.
- Nếu bị chấn thương, cần được kiểm tra và điều trị sớm, không nên chủ quan vì những tổn thương này có thể kéo theo tình trạng viêm khớp.
Viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh về xương khớp mãn tính, do đó bệnh nhân phải kiên trì điều trị trong thời gian dài. Bệnh nhân cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để việc điều trị diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.