Thoát vị đĩa đệm gây tê chân: Nguyên nhân và cách khắc phục
Thoát vị đĩa đệm gây tê chân ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và sức khỏe. Nắm rõ nguyên nhân, cách khắc phục sẽ giúp cải thiện bệnh hiệu quả.
Thoát vị đĩa đệm gây tê chân – Bệnh lý không thể xem thường
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng khối nhân nhầy bị thoát ra ngoài gây chèn ép lên rễ thần kinh, khiến bệnh nhân bị đau nhức, sưng tấy, khó chịu. Bên cạnh đó, người bệnh còn phải đối diện với cảm giác tê chân và các bộ phận khác do bệnh gây ra. Thông thường, bệnh nhân sẽ rất dễ bị tê chân do bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng gây ra.
Lúc này, dây thắt lưng chạy dọc cơ thể, kéo từ vùng thắt lưng xuống hông, mặt sau đùi, bàn chân. Do đó, nếu người bệnh bị thoát vị đĩa đệm thì nguy cơ bị tê chân là rất cao. Nếu không kịp tiến hành chữa trị kịp thời, người bệnh sẽ phải đối diện với các biến chứng vô cùng nguy hiểm do bệnh gây ra. Bệnh nhân có khả năng hạn chế vận động ở tay và chân, thậm chí là bị tàn phế suốt đời.
Tình trạng đĩa đệm bị thoát ra ngoài sẽ nhanh chóng chèn ép rễ thần kinh cột sống khiến bệnh nhân vô cùng mệt mỏi. Khả năng vận động của người bệnh suy giảm. Bệnh nhân sẽ gặp khó khăn trong việc di chuyển, tay chân đau nhức, không thể đứng vững được. Bên cạnh đó, tay chân bị đau nhức quá lâu sẽ khiến cho rễ thần kinh yếu dần và giảm tính năng hoạt động cơ. Người bệnh sẽ đứng trước tình trạng bị teo cơ, bại liệt, không thể cử động được.
Tùy thuộc vào từng vị trí rễ thần kinh gây chèn ép mà người bệnh thường xuyên bị tê bì ở bàn chân, vùng gót chân, mu bàn chân, mặt trước xương chày, mặt trước đùi,… Thông thường, cảm giác tê bì sẽ không xuất hiện sau cơn đau. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân có cảm giác bị tê bì thường xuyên, điều này cũng có nghĩa là bạn sẽ rất dễ đối diện với một số biến chứng phức tạp như mất khả năng vận động, hạn chế trong việc đi lại và sinh hoạt hàng ngày, cứng khớp,…
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm gây tê chân
Thoát vị đĩa đệm gây tê chân ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sức khỏe của bệnh nhân. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do lớp bao xơ bên ngoài đĩa đệm bị rách khiến cho khối nhân nhầy bên trong nhanh chóng bị thoát ra và chèn ép lên vùng dây thần kinh, cột sống gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh.
Hầu hết những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm gây tê chân là do làm việc sai tư thế, ngồi quá lâu tại một chỗ hoặc thường xuyên mang vác các vật nặng, vận động quá mạnh. Khi nhân nhầy chèn ép dây thần kinh sẽ nhanh chóng làm cho quá trình truyền tín hiệu suy giảm, nhất là các chi. Lâu dần, mạch máu vận chuyển xuống các chi bị ảnh hưởng, khó lưu thông. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho người bệnh bị tê bì, đau buốt vùng chân.
Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ khó có thể thực hiện các động tác gập, duỗi ở bàn chân. Các cơ yếu dần và không phát huy được tính năng hoạt động như trước. Từ đó, người bệnh bị mất kiểm soát ở vùng chân, nguy cơ bại liệt, tàn phế có thể xảy ra. Vùng chân bị tê bì có thể bị teo nhỏ lại, kích thước và khối lượng giảm dần vì không thể lưu thông máu đến cơ quan này. Chân bị teo chứng tỏ bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn nặng khi bị thoát vị đĩa đệm gây tê chân.
Ngoài ra, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cũng khiến cho người bệnh có dấu hiệu bị tê bì chân tay. Tuy nhiên, giai đoạn đầu, bệnh nhân chỉ có triệu chứng đau nhức, khó chịu ở vùng lưng. Về sau, cơn đau lan dần xuống hông, đầu gối, chân. Dần dần, người bệnh sẽ bị tê chân, mất cảm giác ở chân và ảnh hưởng đến việc đi lại hàng ngày.
Cách khắc phục thoát vị đĩa đệm gây tê chân
Với căn bệnh thoát vị đĩa đệm gây tê chân, bệnh nhân nên sớm tiến hành điều trị kịp thời, tránh tình trạng dịch nhầy bị thoát ra ngoài gây chèn ép các dây thần kinh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bệnh thích hợp nhất. Dưới đây là cách kiểm soát các triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm gây tê chân, bệnh nhân cần phải biết.
1. Sử dụng thuốc Tây
Nếu bị thoát vị đĩa đệm gây tê chân ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể sử dụng thuốc Tây để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh của mình. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải sớm thăm khám. Tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc điều trị thích hợp nhất. Người bệnh tuyệt đối không được tùy tiện mua thuốc uống mà không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Một số loại thuốc thường được sử dụng chữa trị bệnh thoát vị đĩa đệm gây đau chân như sau:
- Thuốc giảm đau: Loại thuốc này sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng tê buốt do chèn ép dây thần kinh. Thuốc giảm đau thường được dùng là paracetamol.
- Thuốc giãn cơ: Myonal, mydocalm,… dùng cho bệnh nhân bị co cứng cơ, bị hạn chế vận động.
- Thuốc chống viêm: Meloxicam, diclofenac,… giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm.
- Vitamin: Được sử dụng để hỗ trợ cho người bệnh trong suốt quá trình điều trị.
2. Bài thuốc Nam
Sử dụng những bài thuốc Nam cũng là cách giúp kiểm soát các triệu chứng thoát vị đĩa đệm gây tê chân. Đây là các loại nguyên liệu có trong dân gian, giúp hỗ trợ cải thiện bệnh rất tốt. Đặc biệt, mức chi phí điều trị bệnh thấp và an toàn cho sức khỏe của người bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc Nam, người bệnh có thể tham khảo.
+ Xương rồng rang cám: Đem 2 – 3 đọt cây xương rồng gọt bỏ gai và cắt nhỏ. Sau đó cho nguyên liệu này giã nhuyễn với cám gạo và dấm nuôi. Đem hỗn hợp vừa tạo được rang nóng. Tiếp đến, bạn bọc chúng vào miếng lá chuối và nằm lên trên đó.
+ Ngải cứu nhồi ống tre: Đầu tiên, bạn đem lá ngải cứu giã nhuyễn cùng với lá lốt và rượu trắng. Sau đó, cho hỗn hợp này vào trong ống tre để nướng lên. Tiếp đến, bạn lấy phần nước cốt và bảo quản trong tủ lạnh. Người bệnh lấy hỗn hợp này đem đun nóng và xoa bóp vào vị trí bị thoát vị đĩa đệm. Triệu chứng đau nhức, tê buốt sẽ nhanh chóng được cải thiện đáng kể.
+ Trinh nữ: Người bệnh sử dụng 50g cây xấu hổ sắc cùng 1 lít nước uống trong ngày. Với cách chữa trị này, người bệnh nên kiên trì thực hiện trong khoảng 1 tháng mới có thể cải thiện các triệu chứng bệnh.
+ Lá mướp hương: Đem 5g lá mướp hương rửa sạch và để ráo nước. Giã nát hỗn hợp này với một ít muối ăn và chườm lên vị trí bị thoát vị đĩa đệm gây tê chân. Áp dụng cách chữa trị này trong khoảng 7 ngày để giảm đau nhức, khó chịu do bệnh gây ra.
3. Vật lý trị liệu
Áp dụng các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm gây tê chân. Đây là phương pháp có thể kết hợp với uống thuốc hoặc các cách chữa trị khác để đạt hiệu quả điều trị như mong muốn. Một số cách thực hiện vật lý trị liệu, người bệnh có thể tham khảo để trang bị thêm cho mình những kiến thức hữu ích nhất.
+ Châm cứu bấm huyệt: Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm giúp thư giãn gân cốt, giảm nhanh triệu chứng tê chân do bệnh gây ra. Tuy nhiên, người bệnh cần phải thực hiện đúng cách để đảm bảo an toàn cho cơ thể. Tốt nhất, bệnh nhân nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín để thực hiện, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
+ Kéo giãn cột sống: Bệnh nhân có thể sử dụng máy kéo dãn cột sống để khoang các đốt sống và giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép. Đây là cách giảm các triệu chứng tê buốt chân tay hiệu quả, ngăn ngừa nguy cơ bị teo chân.
+ Tập yoga: Các bài tập yoga sẽ giúp hỗ trợ rất tốt trong việc điều trị các bệnh lý về xương khớp. Nếu luyện tập thường xuyên, bệnh nhân có thể duy trì sức khỏe, cải thiện chức năng vận động. Bên cạnh đó, người bệnh không nên luyện tập quá sức, gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân.
+ Massage: Phương pháp này sẽ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn, tránh tình trạng đau nhức lưng, mỏi cổ, cứng khớp, tê buốt chân tay. Người bệnh nên thực hiện thường xuyên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do bệnh thoát vị đĩa đệm gây tê chân hình thành.
4. Phẫu thuật
Đây là phương pháp được xem là giải pháp cuối cùng giúp kiểm soát các triệu chứng do bệnh thoát vị đĩa đệm gây tê chân. Tuy nhiên, người bệnh chỉ được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, những bệnh nhân mắc bệnh nặng, đã áp dụng nhiều phương pháp chữa trị khác vẫn không khỏi mới tiến hành phẫu thuật thoát vị đĩa đệm.
Lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm gây tê chân
Thoát vị đĩa đệm gây tê chân ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân, khiến người bệnh đối diện với hàng loạt các biến chứng nguy hiểm. Để kiểm soát các triệu chứng bệnh, ngoài việc tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân cần phải chú ý một số vấn đề sau đây.
- Thay đổi chế độ ăn uống phù hợp với các thành phần chứa nhiều canxi và các dưỡng chất cần thiết.
- Ăn đúng bữa, không được bỏ bữa gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng tăng cân, béo phì
- Không được làm việc nặng quá sức, ngồi đúng tư thế, không bưng bê, mang vác các vật nặng
- Không được ngồi lâu một chỗ hoặc giữ nguyên tư thế trong mọi hoạt động
- Không nên đi giày cao gót mà hãy sử dụng giày đế bằng với chất liệu mềm
- Tích cực luyện tập những bài tập yoga, đi bộ, bơi lội để tăng cường sự dẻo dai cho cơ thể. Không nên tập gym hoặc những bộ môn thể thao có thể gây ảnh hưởng đến xương khớp như bóng đá, tennis, chạy nhảy,…
- Luôn lạc quan, vui vẻ, tránh lo lắng, căng thẳng quá mức, gây ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh
- Trong quá trình điều trị bệnh nếu có bất cứ vấn đề bất thường nào về sức khỏe, người bệnh nên thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa được biết.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về bệnh thoát vị đĩa đệm gây tê chân. Vốn dĩ triệu chứng này có thể gây ra hàng loạt các biến chứng phức tạp nên người bệnh không được chủ quan. Tốt nhất, bệnh nhân nên tiến hành thăm khám, điều trị bệnh sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.