Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nên thực hiện khi nào?
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là giải pháp giúp người bệnh giảm bớt đau nhức, tê buốt tại vùng lưng cũng như bại liệt, teo cơ.
Khi nào nên thực hiện phẫu thuật này? Phẫu thuật có gây biến chứng không? Cần lưu ý những gì khi thực hiện? Hãy cùng theo dõi bài viết để nắm rõ nội dung chi tiết.
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng – Khi nào nên thực hiện?
Hiện nay, tỉ lệ những bệnh nhân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ngày càng tăng nhanh. Theo thống kê, tại Việt Nam có đến 30% dân số mắc phải căn bệnh này và dần dần bệnh có xu hướng trẻ hóa. Bên cạnh đó, bệnh tiến triển âm thầm, khiến người bệnh rất khó phát hiện ra. Chỉ đến khi đĩa đệm cột sống bị thoát ra ngoài, chèn ép dây thần kinh gây đau đớn dữ dội, dẫn đến mất khả năng vận động thì bệnh nhân mới tiến hành thăm khám. Việc phát hiện bệnh muộn có thể gây ra rất nhiều biến chứng, làm mất khả năng vận động.
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng sẽ được chỉ định cho bệnh nhân trong những trường hợp cần thiết. Vốn dĩ phương pháp này luôn tiềm ẩn những rủi ro nhất định nên không phải người bệnh nào cũng có thể thực hiện được. Thực tế cho thấy, rất hiếm các trường hợp bệnh nhân phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng đạt thành công 100%. Những ca mổ này có hiệu quả thấp và có thể gặp nhiều biến chứng khôn lường. Người bệnh chỉ nên thực hiện phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng trong một số trường hợp sau đây:
- Bệnh nhân đã áp dụng những phương pháp điều trị khác nhưng vẫn không khỏi.
- Người bệnh bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng kèm theo các biến chứng khác gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Bệnh nhân bị hạn chế vận động, không thể thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
- Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây đau đớn quá mức
- Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây bại liệt hoặc hội chứng đuôi ngựa.
Để có thể tiến hành phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, người bệnh cần phải tiến hành thăm khám, điều trị sớm. Trước khi mổ, người bệnh cần phải tiến hành xem xét một số hình ảnh RMI, CT, liệu trình bệnh nhân đã tiến hành điều trị trước đây. Vì phương pháp này mang nhiều rủi ro nhưng hiệu quả điều trị không cao nên bác sĩ thường hạn chế thực hiện.
Biến chứng phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Bất cứ phương pháp điều trị bệnh bằng phẫu thuật đều có rủi ro nhất định. Với căn bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, phần đĩa đệm bị thoát vị sẽ nhanh chóng bị chèn ép gây áp lực lên dây thần kinh khiến bệnh nhân bị đau đớn, khó chịu. Mặc dù tiến hành phẫu thuật nhưng một số trường hợp, người bệnh không thể chuyển động linh hoạt và bệnh có dấu hiệu chuyển biến nặng hơn. Dưới đây là một số biến chứng trong quá trình phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, người bệnh cần phải biết.
+ Nhiễm trùng: Vết mổ hở hoặc các vật dụng phẫu thuật không được sát trùng sẽ khiến cho người bệnh đối diện với nguy cơ bị nhiễm trùng cao. Nếu tình trạng nhiễm trùng có liên quan đến ống sống hoặc đĩa đệm sẽ rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân.
+ Tổn thương thần kinh: Trong quá trình phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, một số dây thần kinh sẽ nhanh chóng bị tổn thương nặng và gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể.
+ Thoát vị đĩa đệm tái phát: Sau khi phẫu thuật khoảng 6 tháng, người bệnh chỉ giảm được tình trạng đau nhức chứ không thể phục hồi sức khỏe hoàn toàn. Nguy cơ tái phát bệnh có thể là 5 – 15%.
+ Thoái hóa cột sống: Khả năng linh hoạt của cột sống sẽ không còn như lúc ban đầu.
+ Biến chứng khác: Người bệnh thường xuyên bị tê, xơ hóa vùng cột sống thắt lưng. Đồng thời có hiện tượng xuất huyết ở mô, gây bại liệt, thậm chí là tử vong.
Với những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp, máu khó đông,… cần phải cân nhắc kỹ trước khi thực hiện. Tốt nhất, người bệnh nên sớm tiến hành thăm khám để bác sĩ đưa ra phương pháp chữa trị bệnh thích hợp nhất. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên lựa chọn địa chỉ chữa bệnh uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn cho cơ thể.
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng – Không phải cứ “thoát” là mổ
Thực tế, nhiều người mắc bệnh thoát vị cột sống thắt lưng đã nghĩ ngay đến việc mổ để chữa trị bệnh. Tuy nhiên, nếu mắc bệnh ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể sử dụng thuốc, châm cứu, massage,… để hỗ trợ điều trị bệnh. Một ca phẫu thuật chữa trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể kéo dài hơn 60 phút. Tuy nhiên, người bệnh có thể bị vết sẹo ở vùng thắt lưng.
Nếu bác sĩ chỉ định đúng phương pháp thì phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể mang lại hiệu quả như mong đợi. Tuy nhiên, khi áp dụng không đúng, bệnh nhân có thể bị liệt người, tử vong, kết quả điều trị bệnh thấp. Với những bệnh nhân quá yếu, mắc các bệnh lý nguy hiểm hoặc mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng quá nặng sẽ không tiến hành phẫu thuật chữa trị bệnh được vì nguy cơ biến chứng trong ca mổ rất cao.
Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ở mức độ nhẹ mà tiến hành phẫu thuật sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn. Dựa trên triệu chứng lâm sàng và kết quả chụp cộng hưởng (MRI) vùng cột sống và thắt lưng, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân phương pháp điều trị thích hợp nhất. Người bệnh không được nóng vội, áp dụng những cách chữa trị không phù hợp, gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân.
Lưu ý khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân. Người bệnh nên tiến hành thăm khám, điều trị sớm khi nhận thấy bản thân có một số dấu hiệu như đau nhức ở lưng, cánh tay, chân, tê bì, mất cảm giác,… Việc tiến hành phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng sẽ được bác sĩ chỉ định để kiểm soát các triệu chứng bệnh. Dưới đây là một số lưu ý khi bệnh nhân phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cần biết.
- Áp dụng những bài tập yoga nhẹ nhàng, nhất là bài tập thiền để giảm nhanh các triệu chứng đau nhức lưng
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng các bài tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
- Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, không được thức quá khuya, nên ngủ đủ 8 tiếng/ngày
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho cơ thể các loại dưỡng chất cần thiết. Nhất là các loại thức ăn có chứa nhiều thành phần vitamin, canxi, sắt,…
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, có thể cung cấp thêm cho cơ thể các loại nước ép trái cây để tăng cường sức đề kháng, giúp bệnh nhanh chóng khỏi
- Không được mang vác các loại vật nặng hoặc làm việc quá sức gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh
- Kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng tăng cân, béo phì
- Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả nhất
- Tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị bệnh
- Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào khác, bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp kiểm soát kịp thời.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về tình trạng phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Với căn bệnh này, người bệnh nên chủ động tiến hành chữa trị sớm, tránh các biến chứng có thể xảy ra. Bên cạnh đó, bệnh nhân không nên tự ý đổi thuốc hoặc mua thuốc chữa trị bệnh mà không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.