Bệnh gout có chữa khỏi được không? Các phương pháp điều trị

Đối với những người đang bị những cơn đau do bệnh gout hành hạ, không thể không thắc mắc “bệnh gout có chữa khỏi được không? Các phương pháp điều trị bệnh gút hiệu quả?,…Như chúng ta đã biết, căn bệnh này đang ngày càng phổ biến, mà nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này chính là do thói quen ăn uống gây nên.

Để giải đáp cho những băn khoăn của bệnh nhân gout. Hãy cùng tham khảo ngay nội dung bài viết dưới đây. Để tìm ra lời giải đáp, liệu bệnh gout có được trị khỏi hoàn toàn hay không.

Bệnh gout là gì?

Bệnh gout (gút) hay còn được gọi là bệnh thống phong được hiểu nôm na là một bệnh xảy ra do sự rối loạn chuyển hóa purin – một sản phẩm của quá trình tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn từ protid thành protein cung cấp cho cơ thể. Trong quá trình này còn sản sinh ra các sản phẩm phụ mà trong đó có cả axit uric.

Bệnh gout có chữa khỏi được không?
Gout là căn bệnh gây ra những cơn đau nhức tại các khớp khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh

Khi nồng độ axit uric trong máu tăng sẽ tạo điều kiện hình thành các tinh thể muối urat và lắng đọng tại các khớp cơ gây viêm và đau nhức. Có người sẽ bị đau nhức ở khớp ngón chân cái, khớp gối, khớp khuỷa tay, khuỷa chân…và kèm theo đó là sưng đỏ, căng đau…

Thậm chí, có những trường hợp các tinh thể muối urat lắng đọng ở nội tạng, da và không được điều trị phục hồi chức năng, bệnh sẽ ngày càng nặng gây biến chứng suy thận, suy gan và cuối cùng là tử vong.

Bệnh gout có chữa khỏi được không?

Gout là căn bệnh có lịch sử lâu đời từ thế kỷ thứ V trước công nguyên. Và cho đến nay, vẫn chưa tìm ra một loại thuốc đặc trị nào có thể trị khỏi bệnh hoàn toàn.

Các phương pháp điều trị hiện nay từ Tây y đến Đông y chủ yếu nhằm mục đích hạn chế sự lắng đọng muối urat và kiểm soát nồng độ axit uric trong máu ở mức ổn định để tránh gây bộc phát những cơn đau gout cấp.

Tuy nhiên, các loại thuốc Tây chỉ có tác dụng giảm đau, chống viêm nhanh chóng và hiệu quả đối với những đợt gout cấp. Nếu axit uric vẫn tiếp tục tăng và lắng đọng urat thì bệnh vẫn sẽ tiếp diễn ngày càng nghiêm trọng, chuyển sang giai đoạn bệnh gout mạn tính gây các biến chứng cực kỳ nguy hiểm.

Bệnh gout kéo dài trong bao lâu?

Theo các chuyên gia về xương khớp, bệnh gout được chia ra làm 2 loại chính gồm bệnh gout cấp tính và mãn tính. Mỗi loại bệnh sẽ có các triệu chứng, mức độ đau và thời gian kéo dài bệnh khác nhau.

Đối với bệnh gout cấp tính

Bệnh gout có chữa khỏi được không?
Hiện nay, gout là căn bệnh chưa có thuốc đặc trị hoàn toàn, chỉ điều trị dựa trên triệu chứng là chủ yếu
  • Thời điểm bộc phát cơn đau: những cơn đau gout cấp thường xuất hiện đột ngột vào giữa đêm hoặc sau những tiệc rượu, ăn nhiều thức ăn giàu đạm. Ngoài ra, những người bệnh đã từng thực hiện bị chấn thương, phẫu thuật hay dùng thuốc Aspirin, thuốc lợi tiểu…cũng có thể gặp phải.
  • Vị trí cơn đau: phổ biến nhất là khớp ngón chân cái hoặc khớp gối…
  • Đặc điểm cơn đau: Cơn đau khớp xảy ra bất ngờ, gây đau đớn dữ dội về đêm, ban ngày ít đau hơn nhưng vẫn gây sưng, đỏ, nóng…Nhiều trường hợp kèm theo các triệu chứng khác như mệt mỏi, sốt cao lên đến 38 – 38,50C…
  • Thời gian kéo dài: các cơn đau gout cấp thường kéo dài từ 1 – 2 tuần rồi tự biến mất mà không để lại bất kỳ di chứng nào. Tuy nhiên, nó vẫn sẽ tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi kèm theo các biểu hiện ở các đợt viêm khớp mới.

Lúc này, nếu người bệnh nhanh chóng thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán bệnh gout, các triệu chứng được sớm điều trị tích cực và kết hợp với việc thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học thì có thể bệnh sẽ không tái phát nữa.

Đối với bệnh gout mạn tính

  • Thời điểm phát bệnh: Khi bệnh gout chuyển sang giai đoạn mạn tính cũng đồng nghĩa với việc việc điều trị bệnh gout cấp tính không đạt hiệu quả hoặc không dứt điểm. Thường thì phải mất đến vài năm hoặc vài chục năm tùy trường hợp mới chuyển sang giai đoạn mạn tính.
  • Triệu chứng gout mạn tính: Lúc này, bệnh có mức độ nghiêm trọng hơn rất nhiều so với gout cấp. Triệu chứng thường gặp nhất là xuất hiện các khối tophi to nổi bên dưới da, ngay tại vị trí các khớp, càng lâu ngày các khối tophi càng to, sưng đau gây biến dạng khớp…

Ở giai đoạn mạn tính đã xuất hiện tophi chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của người bệnh như gây suy thận cấp, khớp bị biến dạng dẫn đến bại liệt, mất vĩnh viễn khả năng đi lại…khi không được điều trị kịp thời.

Các biện pháp kiểm soát bệnh gout phổ biến hiện nay

Như đã biết, cho đến nay vẫn chưa có một loại thuốc đặc trị nào dành riêng cho bệnh gout. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều được kiểm soát và hỗ trợ điều trị bằng thuốc và thay đổi chế độ ăn uống cho phù hợp.

Theo đó, ngay khi phát hiện các triệu chứng đau nhức ở khớp người bệnh nên thăm khám tại bệnh viện, cơ sở y tế để được tư vấn cách kiểm soát bệnh gout sớm, tránh biến chứng và khó điều trị.

Sử dụng thuốc hỗ trợ trị bệnh gout

Hiện nay, trong y học hiện đại có rất nhiều loại thuốc trị bệnh gout và giúp cắt nhanh các cơn đau gout gồm: nhóm thuốc kháng viêm, giảm đau có tác dụng giải quyết những triệu chứng viêm khớp của các đợt gout cấp và nhóm thuốc tăng thải hoặc giảm tổng hợp axit uric trong máu để ức chế tái phát bệnh.

Bệnh gout có chữa khỏi được không?
Thuốc giảm đau, chống viêm và thuốc giảm tổng hợp tăng đào thải axit uric là 2 nhóm thuốc sử dụng để điều trị bệnh gout

Trong đó có thể kể đến một số loại như:

  • Colchicine: Đây là loại thuốc được giới chuyên môn đánh giá cao về khả năng giảm đau gout. Nó đã được chứng minh có tác dụng giảm đau trong vòng 24 giờ đầu tiên kể từ thời điểm cơn gout cấp xảy ra. Lưu ý chỉ sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ và tuân thủ liều lượng để tránh tác dụng phụ cũng như các rủi ro tiềm ẩn.
  • Các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như Ibuprofen hoặc Naproxen có tác dụng hiệu quả trong việc cải thiện các cơn đau gout bộc phát bất ngờ. Lưu ý, thời gian sử dụng không nên kéo dài quá 10 ngày vì tác dụng phụ của thuốc có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của gan và thận.
  • Prednisolone dạng viên nén giúp đem lại hiệu quả giảm đau tương tự như các loại thuốc trong nhóm NSAID và đặc biệt là không gây ra các rối loạn tiêu hóa. Loại thuốc này được đánh giá khá cao về hiệu quả và ít tác dụng phụ khi sử dụng lâu hơn 5 ngày.
  • Ngoài ra, các loại thuốc giúp giảm tổng hợp và tăng thải axit uric cũng được chỉ định sử dụng để hỗ trợ điều trị gout gồm: Allopurinol, Febuxostat, Probenecid…

Tuy nhiên, trên thực tế thì đối với các trường hợp mắc bệnh gout khi sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc kiểm soát axit uric trong máu sẽ đem lại hiệu quả cao, nhanh chóng nhưng về lâu dài thì đây chỉ là phương pháp “chữa cháy” mà thôi. Bởi các tinh thể urat vẫn còn tồn tại và gây tổn thương khớp trong âm thầm.

Chưa kể, người bệnh sẽ rất dễ bị phụ thuộc vào thuốc và đối mặt với những tác dụng phụ nguy hiểm do thuốc gây ra như suy giảm chức năng thận, ảnh hưởng tim mạch, buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, phù chân, hội chứng Stevens Johnson…

Chữa bệnh gout bằng Đông y

Vì e ngại những tác dụng phụ của thuốc Tây nên ngày nay có nhiều người bệnh ưu tiên chọn lựa áp dụng các loại thuốc Đông y, thảo dược tự nhiên. Hiện nay, trong y học cổ truyền vẫn còn những tài liệu về các loại thuốc Đông y chữa bệnh gout, người bệnh có thể áp dụng vào trong các bài thuốc như:

  • Bài thuốc 1: 12g Uy linh tiên + 12g trạch tả + 4g cam thảo + 3 quả táo + 10g phòng phong + 12g cát căn + 12g sinh địa + 12g xương truột + 12g hoàng bá + 12g ngưu tất + 12g mộc qua +20g thổ phục linh + 20g cốt khí. Tất cả các nguyên liệu đem sắc với 5 bát nước đến khi còn 3 bát thì lọc lấy nước chia làm 3 phần, uống hết trong ngày.
  • Bài thuốc 2: 12g Sinh địa + 12g cát căn +12g bạch thược + 12g bạch linh + 3 quả táo + 4g cam thảo + 10g thanh bì + 12g chỉ xác + 12g trạch tả + 16h tỳ tải + 12g xương truột + 12g bạch truột. Cho tất cả các nguyên liệu thuốc đã chuẩn bị vào nồi sắc cùng 5 bát nước đến khi còn 3 phần nước thì lọc lấy nước chia làm 3 phần và uống hết trong ngày.
Bệnh gout có chữa khỏi được không?
Các loại thảo dược tự nhiên hay các bài thuốc Đông y đều có tác dụng giảm triệu chứng chứ không có khả năng điều trị tận gốc

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể chọn sử dụng các loại thảo dược có khả năng giảm đau, hạ axit uric trong máu và thanh lọc cơ thể như:

  • Lá tía tô
  • Cỏ hy thiêm
  • Thổ phục linh
  • Bồ công anh
  • Đậu xanh

Mặc dù đem lại hiệu quả phần nào trong việc chữa trị bệnh gout nhưng nếu xét về mức độ hiệu quả lâu dài thì các bài thuốc Đông y hay bài thuốc dân gian từ thảo dược không thể trị khỏi dứt điểm bệnh, nó chỉ có tác dụng giảm thiểu triệu chứng mà thôi.

Chế độ ăn uống khoa học cho người bị gout

Theo một thống kê cho thấy có đến 80% những người mắc bệnh gout xuất phát từ chế độ ăn uống không khoa học. Vì vậy, nếu muốn thoát khỏi căn bệnh này một cách dứt điểm thì hãy loại bỏ những thói quen ăn uống không khoa học ấy đi. Chẳng hạn như:

Bệnh gout có chữa khỏi được không?
Thay đổi chế độ ăn uống là cách ngăn chặn bệnh diễn biến nặng hơn ngay từ đầu
  • Tránh ăn nhiều thịt đỏ và các loại hải sản: Trong thịt đỏ (thịt bò, thit heo, thịt dê, thịt cừu…) và trong các loại hải sản có chứa thành phần nhân purin rất cao. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng chỉ khuyến khích người mắc bệnh gout tiêu thụ không quá 170g thịt mỗi ngày để hạn chế lượng purin trong cơ thể.
  • Thay thế nguồn đạm từ thực vật: Để tránh gây thiếu hụt chất đạm trong cơ thể, tốt nhất người bệnh nên thay thế nguồn đạm động vật bằng đạm thực vật. Một số loại thực phẩm giàu protein từ thực vật như các loại đậu, bông cải xanh, táo, chuối, khoai lang, yến mạch, phô mai tươi, quả anh đào…Chú ý tránh sử dụng các loại thực phẩm chứa đường và ngô.
  • Các loại sữa ít béo: Một số loại sữa tươi ít béo hoặc tách béo được nhận xét là có khả năng hỗ trợ làm giảm nồng độ axit uric trong máu và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh gout. Vì vậy, mỗi ngày chỉ cần tiêu thũ khoảng 350 – 600ml sữa tươi ít béo sẽ hỗ trợ cải thiện bệnh gout và tốt cho sức khỏe.

Một số các biện pháp hỗ trợ khác

Đối với người mắc bệnh gout thì ngoài chế độ ăn uống ra, người bệnh cũng cần tuân thủ theo một số nguyên tắc sau:

  • Việc vận động cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ kiểm soát bệnh gout. Vì vậy, hãy chăm chỉ vận động, ngoài thời gian cho công việc thì hãy dành thời gian tập thể thao, chạy bộ, bơi lội, yoga…vừa nâng cao sức khỏe vừa cải thiện chức năng khớp, giảm đau nhức.
Bệnh gout có chữa khỏi được không?
Vận động rèn luyện thể thao giúp cơ thể khỏe mạnh và phòng chống biến chứng bệnh gout
  • Thường xuyên uống nước, đảm bảo uống đủ từ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày. Bởi nước sẽ giúp làm loãng nồng độ axit trong máu và hỗ trợ đào thải chúng ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn.
  • Thường xuyên quan hệ tình dục cũng là một cách hữu hiệu mà các chuyên gia khuyến khích áp dụng để hỗ trợ cải thiện chứng bệnh gout.

Với những thông tin trong bài viết này, mong rằng những người mắc bệnh có cái nhìn tổng quan hơn về cách chữa trị bệnh gout sao cho hiệu quả. Việc điều trị có khỏi hẳn hay không còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh là cách tốt nhất để ngăn chặn bệnh ngay từ đầu. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn kỹ lưỡng hơn về căn bệnh này.

Có thể bạn quan tâm

  • 6 Biến chứng nguy hiểm của bệnh gout cần cảnh giác
  • Người bệnh gout nên ăn gì và kiêng gì mau khỏi?