Mắc bệnh phong thấp nên ăn gì và kiêng gì? 10+ Gợi ý từ chuyên gia
Mắc bệnh phong thấp nên ăn gì và kiêng gì để tốt cho người bệnh? Theo dõi bài viết để tham khảo 10+gợi ý hữu ích từ chuyên gia dinh dưỡng.
Tổng quan về bệnh phong thấp
Bệnh phong thấp là một bệnh về xương khớp, còn có tên gọi khác là phong tê thấp. Những dấu hiệu cho biết bạn đang bị mắc chứng phong thấp là::
- Đau khớp;
- Các khớp bị sưng tấy;
- Đau nhiều vùng khớp trên cơ thể cùng một lúc;
- Thông thường, cơn đau sẽ xuất hiện vào buổi sáng;
- Tay chân bị tê cóng.
Bệnh phong thấp là căn bệnh mãn tính, nội sinh. Bệnh hoàn toàn không có khả năng lây lan, truyền nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
Nguyên nhân gây ra bệnh phong thấp thường là:
- Yếu tố di truyền: Những người mang mã gen PTPN22, mã gen HLA-DK4 và mã gen PADI4 đều dễ có khả năng dương tính với chứng phong thấp.
- Một số loài vi khuẩn tấn công vào xương khớp, cũng có thể gây ra viêm khớp, dẫn đến phong thấp. Một số loài vi khuẩn có khả năng gây ra bệnh phong thấp là: virus Epstein – Barr, virus cúm, khuẩn Parvovirus B19,… Các nhà khoa học phân tích rằng: những loại vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào các tổ chức mô trơn của khớp xương, phá hủy, gây viêm, sưng đau.
- Hormone cũng là một trong những nhân tố gây bệnh về khớp: Hormone có chứa một số thành phần phát triển xương khớp. Ở nữ giới mãn kinh, khi Estrogen và Protrogen giảm đi, xương khớp có thể sẽ bị thoái hóa nhanh, dẫn đến viêm khớp;
- Những chấn thương về xương khớp có thể gây ra viêm khớp, thấp khớp;
- Thuốc lá, rượu bia, thuốc men, các bệnh về xương khớp,… cũng là những nguyên nhân gây ra bệnh phong thấp.
Bệnh nhân phong thấp phải đối diện với những lúc đau sưng khớp xương, tê cứng chân tay vào buổi sáng, khó khăn trong vận động,… Bên cạnh đó, bệnh thấp khớp còn có thể ảnh hưởng đến những cơ quan nội tạng khác như: tim, mắt, phổi,…
Người bệnh phong thấp cần phải điều trị bệnh từ sớm để bệnh không tiến triển quá nặng, dẫn đến điều trị sẽ khó khăn về sau. Điều trị bằng thuốc men, vật lý trị liệu và một chế độ sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp cho bệnh tình mau chóng được cải thiện.
Bệnh phong thấp nên ăn gì tốt cho người bệnh?
Đối với bệnh nhân bị thấp khớp, việc thiết lập một chế độ ăn uống là điều cần thiết. Bởi lẽ, một chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp sức khỏe người bệnh tốt hơn, bệnh tình được cải thiện nhanh chóng hơn.
Sau đây, chúng tôi sẽ gợi ý một số loại thực phẩm và một số món ăn tốt cho người bệnh phong thấp, giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả.
1. Thức ăn giàu canxi
Canxi có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của xương khớp. Khi bị bệnh phong thấp, người bệnh rất cần được dung nạp thêm canxi. Người bệnh nên ăn uống những thực phẩm giàu canxi và collagen tự nhiên để giúp xương khớp được tái tạo, giảm đau.
Người bệnh nên ăn những loại thực phẩm sau:
- Hải sản: Tôm, cua, mực, cá biển,…;
- Mè đen: uống ở dạng sữa hoặc ăn kèm mè đen với những loại thức ăn khác;
- Xương ống: Hầm xương và dùng nước hầm để nấu canh. Xương ống chứa nhiều canxi và collagen, giúp tái tạo sụn khớp hiệu quả.
Lưu ý, khi dùng các loại thực phẩm giàu canxi, người bệnh chỉ dùng ở một lượng vừa đủ. Thu nạp quá nhiều canxi sẽ khiến cơ thể không thể dung nạp hết, gây ra tình trạng thừa mứa. Người bị thừa canxi có thể sẽ mắc thêm bệnh gút (gout).
2. Rau củ tươi
Rau củ quả tươi là một trong những loại thực phẩm có lợi đối với người bị bệnh thấp khớp. Trong rau củ quả tươi xanh có chứa nhiều chất xơ, các loại vitamin, khoáng chất, giúp cho cơ thể tăng sức đề kháng, thúc đẩy hệ tiêu hóa làm việc tốt, kích thích quá trình tái tạo xương khớp nhanh chóng hơn.
Người bệnh phong thấp nên ăn các loại rau củ sau:
- Rau mồng tơi;
- Rau má;
- Rau muống;
- Rau cải xanh;
- Bắp cải;
- Rau xà lách;
- Củ dền;
- Củ cải trắng;
- Cà rốt;
- Khoai lang;
- Bí đỏ.
Người dùng có thể linh hoạt, nấu các loại thực phẩm kể trên thành nhiều món ăn để thay đổi khẩu vị. Một số món ăn đơn giản bạn có thể thực hiện từ những loại thực phẩm kể trên là:
- Canh xương hầm nấu với bí đỏ;
- Canh rau má thịt bằm;
- Canh tôm mồng tơi;
- Canh cua rau đay;
- Canh xương hầm củ cải, cà rốt,…
3. Thực phẩm chứa Omega-3
Omega-3 là hợp chất béo tốt cho cơ thể người, đặc biệt là cho người bị bệnh phong thấp. Omega-3 là loại chất béo không no, không gây ra tình trạng thừa cân, béo phì. Omega-3 giúp làm giảm viêm khớp, giảm đau, ngăn chặn quá trình thoái hóa khớp hiệu quả.
Người bệnh phong thấp nên bổ sung omega-3 bằng con đường ăn uống. Một số loại thức ăn giàu axit béo Omega-3 là: cá hồi, cá ngừ, cá bạc má, cá trích, hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt dẻ,…
Omega-3 không chỉ giúp cho người bệnh phong thấp cải thiện bệnh tình mà còn giúp người bệnh có giấc ngủ ngon hơn, cải thiện sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa ung thư và cải thiện trí nhớ hiệu quả.
Một số món ăn giàu omega-3 người bệnh phong thấp nên ăn là:
- Cá hồi áp chảo;
- Cá hồi rán, sốt cà chua;
- Cá ngừ kho thơm;
- Cá trích xào sả nghệ;
- Cá trích kho,…
4. Trái cây tươi
Trái cây tươi cũng là những thực phẩm giàu vitamin, bổ sung vitamin cho sụn khớp phát triển, giúp giảm đau, giảm viêm. Trái cây tươi cũng giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng, giúp cho cơ thể chống lại những vi khuẩn gây viêm khớp, đau khớp.
Người bệnh phong thấp cần bổ sung trái cây tươi vào bữa ăn hàng ngày. Bệnh nhân có thể ăn táo, xoài, bơ, bưởi, cam, quýt, dâu tây, nho, chuối, dưa hấu, vải, mận, đào, lê,…
Bên cạnh ăn trái cây tươi, người bệnh cũng có thể uống nước ép trái đây để đổi khẩu vị. Song song với việc ăn trái cây, uống nước ép, người bệnh phong thấp cũng cần uống đầy đủ nước mỗi ngày, có thể uống thêm các loại trà như trà hoa cúc, trà gừng, trà xanh,… Những loại thức uống này sẽ giúp thanh lọc cơ thể, giúp làm lành những tổn thương, viêm nhiễm ở khớp nhanh chóng.
Bệnh nhân phong thấp kiêng kỵ thực phẩm nào?
Trong chế độ ăn uống, người bệnh phong thấp cũng cần lưu ý đến những thực phẩm đại kỵ, có thể khiến cho bệnh tình diễn ra trầm trọng hơn.
Người bệnh phong thấp cần kiêng kỵ những loại thực phẩm sau:
- Tinh bột: Bột mì, gạo nếp, bắp, bánh mì,… là những loại thực phẩm giàu tinh bột, dễ gây đau nhức xương khớp, khiến cho chứng viêm khớp khó thuyên giảm;
- Thực phẩm ngọt, đường tinh chế: Dễ gây đau nhức, khiến cho tình trạng viêm sưng trở nên nghiêm trọng hơn;
- Nội tạng động vật: Gan, mề, cật, dồi lòng,… là những loại thực phẩm gây hại cho người bệnh viêm khớp, phong thấp. Chúng sẽ gây giảm lượng canxi trong cơ thể, khiến khớp bị sưng đau nặng hơn;
- Thực phẩm giàu protein: Các loại thịt đỏ, ức gà, ức vịt, lòng đỏ trứng,… là những loại thực phẩm chứa nhiều protein. Người bệnh phong thấp cần hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu protein vì chúng sẽ gây ra những con đau khớp;
- Thức ăn nhiều dầu mỡ: Các loại thức ăn chiên xào, nướng chứa nhiều chất béo như gà rát, xúc xích, thức ăn đóng hộp,… sẽ khiến cho tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng nề hơn. Người bệnh phong thấp cần kiêng kỵ những loại thức ăn giàu chất béo, dầu mỡ.
- Các loại chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá, cà phê, nước ngọt có gas,… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của con người, phá hủy tế bào sụn khớp rất nhanh chóng. Do đó, khi đang mắc bệnh phong thấp, bệnh nhân cần tránh dùng các chất kích thích này, để bệnh tình được cải thiện nhanh chóng.
Phòng ngừa bệnh phong thấp như thế nào?
Các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh phong thấp. Tuy nhiên, khi quan sát thực tế và ghi nhận, nguyên nhân gây bệnh thường là do béo phì, chấn thương, di truyền, vi khuẩn tấn công tế bào khớp,…
Từ những nguyên nhân trực tiếp trên, chúng ta vẫn có thể tìm cách để phòng ngừa bệnh phong thấp sao cho hiệu quả nhất. Sau đây là những biện pháp giúp bạn phòng ngừa bệnh phong thấp, viêm khớp và giúp ngăn chặn bệnh tái phát:
- Cẩn trọng trong lao động, tránh lao động nặng sai cách dễ gây ra những chấn thương, dẫn đến viêm khớp;
- Ăn uống đầy đủ chất, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi,… Điều này giúp sức đề kháng được tăng cường, bảo vệ cơ thể tốt trước những vi khuẩn tấn công, làm hại khớp sụn;
- Tiêu thụ vừa đủ các loại thực phẩm giàu canxi như hải sản, sữa tươi,… để bổ sung canxi cho xương khớp phát triển tốt;
- Trong trường hợp cần dùng thuốc bổ sung canxi, cần hỏi bác sĩ về liều lượng sử dụng;
- Uống nước đầy đủ, có thể uống thêm trà gừng, trà hoa cúc, trà xanh,… để cơ thể thanh lọc những chất độc hại, vi khuẩn gây hại cho cơ thể;
- Tập thể dục, chơi thể thao đều đặn để kích thích cơ thể trao đổi chất, giúp xương khớp phát triển tốt. Bên cạnh đó, luyện tập thể chất cũng giúp cơ thể giảm tích tụ mỡ thừa, hạn chế nguy cơ thoái hóa khớp, viêm khớp;
- Có một lối sống lành mạnh: hạn chế bia rượu, thuốc lá, tránh thức khuya,…;
- Luôn giữ tinh thần lạc quan và thoải mái;
- Khi nghi ngờ mắc các bệnh lý về xương khớp, cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị dứt điểm ngay.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo!