[Bác sĩ tư vấn] Bị bệnh gout ăn rau gì tốt và cần kiêng rau gì?

Rau củ góp mặt trong mọi bữa ăn của người Việt. Đây là nhóm thực phẩm có vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Theo các chuyên gia, bệnh nhân gout cần  thận trọng khi ăn bất kỳ một thực phẩm nào kể cả rau xanh. Vậy bị bệnh gout ăn rau gì tốt và cần kiêng rau gì? Thông tin sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây:

Bị bệnh gout ăn rau gì tốt, nên kiêng ăn rau gì
Bị bệnh gout ăn rau gì tốt và cần kiêng những rau gì là thắc mắc chung của nhiều người

Bị bệnh gout ăn rau gì tốt?

Có rất nhiều loại rau khác nhau, người bệnh có thể thoải mái ăn rau củ vì hàm lượng purin trong chúng rất ít, thông thường, đa số các loại rau đều chỉ chứa khoảng 20 – 25mg purin. Tuy nhiên, tốt nhất, bạn nên ưu tiên sử dụng nhóm rau tính kiềm, giàu vitamin C. Lý do là các loại rau này có tác dụng hỗ trợ trung hòa và đào thải axit uric trong máu. Vitamin C có thể giúp giảm nồng độ axit uric trong máu, với 500 mg vitamin C mỗi ngày, có thể giảm đến 17% nguy cơ tái phát cơn đau bệnh gout. 

Những loại rau tính kiềm, tốt cho sức khỏe xương khớp, hỗ trợ đào thải axit uric trong máu mà người bệnh nên ăn bao gồm:

1. Bị bệnh gout nên ăn rau cần

Rau cần hay chính xác là rau cần tây là một trong những thực phẩm tốt cho sức khỏe mà người bệnh gout nên ăn. Trong 100g lá cần tây có chứa 88% nước cùng các khoáng tố vi lượng như canxi, sắt, chất xơ, protein, lipit,đường… Tinh dầu của loại rau này có tác dụng an thần, điều hòa hệ thần kinh trung ương, làm tăng lượng nước tiểu, kích thích bài tiết. 

Với người bệnh gout, cần tây có thể hỗ trợ điều trị vì cần tây tính kiềm, có tác dụng trung hòa axit uric trong máu. Ngoài ra, cần tây còn chữa được các bệnh do nồng độ axit trong máu cao như ure huyết cao, bệnh phong thấp, nhiễm trùng máu. Đồng thời, loại rau này cũng có tác dụng lợi tiểu, từ đó hỗ trợ đào thải axit uric trong máu ra ngoài cơ thể theo đường tiểu rất tốt. Dịch chiết từ lá cần tây tươi còn giúp cắt cơn đau viêm khớp hiệu quả, có khả năng giảm đau nhức xương khớp do bệnh gout gây ra. 

Mỗi ngày, bạn chỉ nên ăn một nhánh cần tây là đủ, có thể ăn sống như rau xà lách hoặc chế biến với các món ăn khác. Tuy nhiên, tuyệt đối không ăn với lòng gia cầm, thịt bò vì ăn cùng các thực phẩm này sẽ gây gia tăng cơn đau bệnh gout. Ngoài ra, với phụ nữ mang thai, ăn nhiều, với liều lượng cao có thể gây co thắt tử cung mạnh,có nguy cơ gây sảy thai. 

2. Cải bẹ xanh – loại rau tốt cho người bệnh gout

Cải bẹ xanh là một trong những thực phẩm mà người bệnh gout không nên bỏ qua
Cải bẹ xanh là một trong những thực phẩm mà người bệnh gout không nên bỏ qua

Với thắc mắc người bị bệnh gout ăn rau gì tốt thì câu trả lời không thể bỏ qua chính là cải bẹ xanh. Cải bẹ xanh cũng là một trong những thực phẩm tốt cho người bệnh gout, có tác dụng hỗ trợ điều trị rất tốt. Cải bẹ xanh vị đắng, tính ôn, có tác dụng làm ấm tỳ vị, thông đàm, lợi khí, kích thích tiêu hóa, trị hen suyễn, ho đờm. Cải bẹ xanh chứa nhiều nước, là loại rau tính kiềm, có khả năng trung hòa axit uric trong máu và hỗ trợ đào thải ra ngoài cơ thể.

Cải bẹ xanh còn giàu chất chống oxy, chứa vitamin A, vitamin C, có tác dụng giảm nồng độ axit uric trong máu. Ngoài ra, loại rau này còn có khả năng giảm viêm, kháng viêm, làm giảm các triệu chứng sưng viêm của bệnh gout do lắng đọng tinh thể muối urat trong máu gây ra. Có nhiều sử dụng cải bẹ xanh để hỗ trợ điều trị như dùng nước ép cải bẹ xanh hoặc thêm cải bẹ xanh vào thực đơn hàng ngày để sử dụng. 

3. Bí xanh tốt cho người bệnh gout

Bí xanh thuộc họ Bầu bí, dạng dây leo, thành phần chủ yếu là nước, chất xơ, không chứa lipid. Theo các nghiên cứu, cứ 100g bí xanh có chứa 2,4g glucid, 0,4g protid, 19mg canxi, 12mg photpho, 0,3mg sắt và nhiều loại vitamin (A, B, C, E) và nhiều khoáng chất như magie, kali…

Bí xanh là loại thực phẩm tính kiềm, chứa ít gốc purin, độ pH trong bí xanh cao có khả năng trung hòa axit uric trong máu đáng kể. Do trong nước tiểu, axit uric dễ hòa tan hơn, độ pH càng cao thì khả năng hòa tan càng tốt, nếu độ pH từ 5 – 7 thì khả năng đào thải có thể lên tới 10 – 12 lần. Ngoài ra, trong bí xanh còn chứa kali, có tác dụng lợi tiểu, hỗ trợ thận đào thải axit uric trong cơ thể ra ngoài theo đường tiết niệu. 

Bên cạnh đó, bí xanh vị ngọt, tính mát, có tác dụng tốt trong điều trị cao huyết áp, viêm thận, xơ vữa động mạch, hỗ trợ đường tiểu, làm đẹp da. Bí xanh còn có công dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể, do đó bạn hoàn toàn có thể thoải mái dùng bí xanh mà không phải lo lắng sẽ làm gia tăng nồng độ axit uric trong máu. 

4. Dưa chuột/dưa leo

Dưa leo thuộc nhóm rau tính kiềm, nhiều nước, có tạc dụng lợi tiểu tốt cho người bệnh gout
Dưa leo thuộc nhóm rau tính kiềm, nhiều nước, có tạc dụng lợi tiểu tốt cho người bệnh gout

Dưa chuột thuộc họ Bầu bí, vị chua nhẹ, tính mát, thành phần dinh dưỡng đa dạng, rất tốt cho sức khỏe người bệnh gout. Trong dưa chuột có đến 96% là nước cùng các thành phần như carbohydrate, protein, chất xơ, vitamin C, magie, natri, kali, vitamin K, đường… 

Đây là thực phẩm chứa ít nhân purin, hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng ít năng lượng, 100g dưa chuột chỉ chứa 16 calo. Nhân purin khi dung nạp vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành axit uric do đó các thực phẩm chứa ít nhân purin như dưa leo sẽ rất tốt cho sức khỏe. Dưa chuột tính kiềm, có độ pH cao giúp trung hòa và hỗ trợ đào thải axit uric trong máu ra ngoài theo đường nước tiểu. 

Dưa chuột có 96% là nước, có chứa kali, có tác dụng lợi tiểu, hỗ trợ bài tiết. Loại thực phẩm này cũng giàu vitamin C, có thể giúp giảm nồng độ axit uric trong máu. Bạn có thể dùng dưa chuột để ăn sống, ép lấy nước uống hoặc chế biến các món ăn từ loại thực phẩm này để sử dụng.

5. Bắp cải – Rau xanh cho người bệnh gout

Bắp cải thuộc họ nhà cải, là loại rau xanh giàu dinh dưỡng với các thành phần như axit folic, chất xơ, mangan, đồng, vitamin B1, vitamin C, vitamin K, canxi, sắt, choline, photpho… Đặc biệt, bắp cải hầu như không chứa nhân purin, chứa vitamin U, trong đó, vitamin U là muối của Metyl Methionin Sunfonium có tác dụng xoa dịu tình trạng đau nhức sưng tấy ở khớp. 

Bắp cải giàu chất xơ, kali có thể hỗ trợ đào thải nồng độ axit uric trong máu, kiểm soát nguy cơ rối loạn axit uric rất có lợi cho người bệnh gout. Ngoài ra, bắp cải còn giúp điều trị các bệnh như rối loạn mỡ máu, bệnh gout và giúp điều trị giảm căng cơ, bong gân, chấn thương, sưng loét ở khớp. 

Có nhiều cách dùng bắp cải như thêm bắp cải vào bữa ăn hàng ngày, dùng lá bắp cải tươi sống xay nhuyễn để uống. Khi nấu, tránh chế biến quá kĩ, chỉ nên dùng dưới dạng trần hay luộc để không ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Bên cạnh đó, người bệnh có thể làm nóng lá bắp cải rồi đắp lên vùng sưng đau để giảm cảm giác đau nhức ở khớp do bệnh gout gây ra.

6. Súp lơ

Súp lơ là một trong những thực phẩm có tác dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ điều trị các vấn đề về xương khớp trong đó có bệnh gout. Theo y học cổ truyền, súp lơ vị ngọt, tính mát, có công dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, làm mát cơ thể, có hiệu quả rất tốt với sức khỏe xương khớp. 

Súp lơ cũng là một trong những loại rau chứa ít nhân purin, trong 100g súp lơ, có chứa khoảng 75mg purin. Trong loại rau này còn chứa flavonoid kaempferol, đây là chất kháng viêm hiệu quả có tác dụng cải thiện các cơn đau bệnh gout, phù hợp với người mắc bệnh trong giai đoạn cơn đau bệnh gout tấn công. Súp lơ cũng chứa kali, chất xơ, có tác dụng lợi tiểu, hỗ trợ tốt cho việc đào thải axit uric trong máu ra ngoài cơ thể, 

7. Củ cải trắng

Củ cải trắng có tác dụng tốt với người mắc phong thấp
Củ cải trắng có tác dụng tốt với người mắc phong thấp

Củ cải trắng là một trong những loại rau không được nhiều người yêu thích nhưng lại là thực phẩm tốt cho người bệnh gout. Loại củ này có hàm lượng purin thấp, không gây gia tăng axit uric trong máu, từ đó không làm bạn có nguy cơ dư thừa axit uric trong máu. 

Củ cải vị ngọt, tính mát, có tác dụng hành phong khí, lợi quan tiết, trừ phong thấp trừ tà nhiệt, rất tốt với người bị phong thấp. Cải cải tính kiềm, nhiều nước, vitamin, có thể hỗ trợ trung hòa và đào thải axit uric trong máu ra ngoài cơ thể theo đường tiết niệu. Bạn có thể dùng lá củ cải nấu nước uống hoặc dùng củ cải nấu cháo, luộc chín, thái lát trộn salad với các loại rau củ khác. 

Ngoài ra, củ cải giàu vitamin C và khoáng chất, có tác dụng giảm nồng độ axit uric trong máu. Củ cải còn có một số tác dụng khác như hỗ trợ tiêu hóa, tiêu độc, giảm cholesterol trong máu, kiểm soát bệnh tiểu đường, điều hòa huyết áp, tốt cho sức khỏe tim mạch. Củ cải cũng được dùng để hỗ trợ điều trị hen suyễn, viêm phế quản.

8. Cà tím

Nếu bạn đang thắc mắc bị bệnh gout ăn rau gì tốt thì câu trả lời là cà tím. Cà tím là một trong những loại rau mà người bệnh gout không thể bỏ qua khi xây dựng khẩu phần ăn. Theo nghiên cứu khoa học, trong 100g cà tím có chứa 92g nước, 1,3g protein, 5,5g glucid, 220 mg kali, 15mg phopho, 15mg lưu huỳnh và các khoáng chất khác như kẽm, mangan, sắt…

Theo y học cổ truyền, cà tím có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, lợi tiểu, mát gan, hỗ trợ tiêu hóa… Người bệnh gout thường xuyên sử dụng cà tím sẽ giúp trung hòa axit uric trong máu, tăng cường chức năng bài tiết nước tiểu, hỗ trợ đào thải axit uric ra ngoài cơ thể theo đường tiết niệu.

Ngoài ra, cà tím còn giúp giảm đau nhức, sưng tấy ở khớp do bệnh gout gây ra. Bạn có thể dùng cà tím ăn sống với các loại rau hoặc chế biến thành các món ăn thơm ngon như cà tím xào tỏi, cà tím nướng mỡ hành… 

Không chỉ tốt cho người bệnh gout, sử dụng cà tím còn giúp tăng cường sự kết dính giữa các tế bào, duy trì sự dẻo dai của mạch máu, giảm cholesterol trong cơ thể do cà tím giàu vitamin P. Ăn cà tím giúp phòng xơ cứng động mạch, ngừa cao huyết áp, hỗ trợ ngăn ngừa ung thư… Tuy nhiên, cà tím có đặc tính thấm dầu cao, ăn nhiều cà tím xào sẽ gây gia tăng lượng chất béo dung nạp vào cơ thể. Do đó, tốt nhất bạn vẫn nên ngâm nước muối nếu muốn ăn sống hoặc ăn cà ninh hay hầm nhừ thì tốt hơn.

9. Khoai tây

Khoai tây giàu vitamin C, có tác dụng giảm axit uric trong máu
Khoai tây giàu vitamin C, có tác dụng giảm axit uric trong máu

Với thắc mắc bị bệnh gout ăn rau gì tốt thì câu trả lời chính là khoai tây. Đây cũng là một trong những thực phẩm mà người bệnh không thể bỏ qua. Khoai tây hầu như không chứa nhân purin, có đặc tính kháng viêm, tiêu viêm, giảm sưng tấy, đau nhức do bệnh gout cấp tính gây ra. Bên cạnh đó, khoai tây còn giàu vitamin C, có tác dụng trung hòa, giảm nồng độ axit uric trong máu, rất tốt với người bệnh gout.

Ngoài ra, khoai tây còn giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, chống oxy hóa, làm giảm viêm, chống viêm trong hệ thống tiêu hóa và miệng. Khoai tây chứa canxi và magie có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa bệnh thấp khớp. Đặc biệt, trong loại củ này còn chứa một lượng lớn kali, có vai trò hỗ trợ lưu thông máu, tăng độ đàn hồi của mạch máu, giúp giữ huyết áp ở mức ổn định, đồng thời còn có khả năng lợi tiểu, hỗ trợ đào thải axit uric trong máu ra ngoài cơ thể. 

Khoai tây tốt cho tim mạch, đẩy mạnh hệ tiêu hóa, tốt cho cấu trúc xương do giàu magie, canxi, photpho… Bạn có thể dùng khoai tây để chế biến các món hấp, xào hoặc dùng nấu canh với các thực phẩm khác để sử dụng. Tuy nhiên, tránh ăn khoai tây mọc mầm, không để khoai tây vào tủ lạnh, không dùng vỏ khoai tây để tránh nguy cơ ngộ độc.

10. Bí đỏ

Bí đỏ tính kiềm, giàu vitamin C và kali, hầu như không chứa nhân purin nên rất tốt cho sức khỏe người bệnh gout. Trong đó, tính kiềm trong bí đỏ giúp trung hòa axit trong máu, hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến nồng độ axit cao như bệnh gout. Vitamin C trong bí đỏ giúp giảm nồng độ axit uric trong máu, muối kali có tác dụng lợi tiểu, có khả năng tăng bài tiết, giúp thận đào thải axit uric trong máu ra ngoài cơ thể theo đường tiết niệu.

Bí đỏ vị ngọt, tính bình có tác dụng hạ đường huyết, giảm mỡ máu, bổ trung ích khí, lợi tiểu, thông kinh hoạt lạc, là thực phẩm lý tưởng cho người tăng huyết áp, béo phì, rối loạn lipid, tăng axit uric trong máu. Bí đỏ còn giàu chất xơ, vitamin K, vitamin E, sắt, axit pantothenic, thiamin… là thực phẩm tốt cho sức khỏe mà người bệnh gout không thể bỏ qua. Bạn có thể nấu canh bí đỏ, làm súp bí hoặc chế biến các món ăn thơm ngon khác với bí để sử dụng.

11. Rau ngót

Rau ngót tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm
Rau ngót tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm

Theo y học cổ truyền, rau ngót tính mát, có tác dụng nhuận tràng, cầm huyết, bổ huyết, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ. Trong đó, tác dụng lợi tiểu của rau ngót có thể giúp tăng cường đào thải axit uric ra ngoài cơ thể qua thận. Thành phần kháng sinh tự nhiên trong rau ngót giúp tiêu viêm, sát khuẩn, làm giảm cảm giác đau nhức, sưng tấy ở khớp viêm do tinh thể muối urat gây ra. 

Rau ngót còn giàu vitamin C, có tác dụng giảm nồng độ axit uric trong máu, là yếu tố cần thiết để cải thiện chức năng não, chống lão hóa, giúp vết thương mau lành. Tuy nhiên, nếu rau bị dập nát, vitamin C sẽ mất đi, do đó, nên sử dụng rau tươi, không nên vò nát để đảm bảo bảo toàn lượng vitamin C trong rau. 

Rau ngót cũng chứa canxi, vitamin A, sắt, magie, mangan, kẽm, đồng, kali, natri, photpho… tốt cho sức khỏe xương khớp, có tác dụng tốt với sức khỏe. Lá rau ngót thường được sử dụng để chữa ho, viêm phổi, ban sởi, sốt cao, đái dắt. Bạn có thể dùng loại rau này để nấu canh hoặc nấu cháo ăn. 

12. Rau má

Một trong những câu trả lời cho thắc mắc người bị bệnh gout ăn rau gì tốt chính là rau má. Rau má vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, được y học dùng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh. Rau má có đặc tính chống viêm, giúp làm giảm sự giải phóng enzyme gây viêm nhiễm, có thể hỗ trợ tốt cho việc điều trị các bệnh về xương khớp như viêm khớp, bệnh gout hay các bệnh lý về xương khớp khác. Ngoài ra, rau má cũng giàu chất chống oxy hóa, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, kiểm soát đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, tim mạch. Rau má còn có công dụng lợi tiểu, có tác dụng hỗ trợ đào thải axit uric trong máu.

Bạn có thể ăn sống hoặc dùng rau má chế biến thành các món ăn như nộm, gỏi, canh rau má để ăn. Tuy nhiên, nếu mắc bệnh hen suyễn thì không nên sử dụng rau má vì có thể làm tăng tiết dịch trong phổi. Người gặp vấn đề về tuyến giáp không dùng vì có thể làm tăng nồng độ hormone tuyến giáp. 

Bị bệnh gout kiêng ăn rau gì?

Hầu hết các loại rau đều chứa ít nhân purin, tốt cho người bệnh gout, tuy nhiên, vẫn có những loại rau không tốt cho sức khỏe, chứa nhiều nhân purin có thể làm gia tăng nồng độ axit uric trong máu. Đây cũng là lý do khiến nhiều người thắc mắc bị bệnh gout ăn rau gì tốt và cần kiêng rau gì. Một số loại rau mà người bệnh gout nên kiêng ăn có thể kể đến như:

1. Măng tây

Bị bệnh gout ăn rau gì tốt và nên kiêng rau gì
Măng tây tuy bổ dưỡng nhưng không tốt cho sức khỏe người bệnh gout

Măng tây là một trong những loại rau có hàm lượng dinh dưỡng cao, nhiều dược tính nhưng lại không tốt cho sức khỏe của người bệnh gout. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, măng tây có chứa hàm lượng purin cao, trong khi đó, trong thực đơn của người bệnh gout, phải hạn chế các thực phẩm chứa nhân purin vì đây là một trong những nguyên nhân khiến bệnh tiến triển nhanh hơn.

Theo các nghiên cứu, hàm lượng purin trong măng tây là 150mg/100g, nằm trong nhóm thực phẩm chứa hàm lượng purin cao, còn cao hơn cả thịt gà, thịt vịt, thịt ngan… Do đó, khi mắc bệnh gout, người bệnh nên hạn chế tối đa việc sử dụng loại rau này. 

2. Giá đỗ

Giá đỗ là món ăn yêu thích của nhiều người, có hàm lượng vitamin E, vitamin C cao, có thể hỗ trợ điều trị cao huyết áp, cholesterol trong máu cao, đái tháo đường, thoái hóa khớp, béo phì… Đây là thực phẩm tốt cho sức khỏe người bình thường nhưng lại vô cùng có hại cho người mắc bệnh gout có nồng độ axit uric trong máu cao. 

Người bệnh gout không nên giá đỗ vì loại rau này chứa một lượng lớn nhân purin. Khi đi vào cơ thể chúng sẽ chuyển hóa thành axit uric gây mất kiểm soát nồng độ axit uric trong máu. Tuy nhiên, nếu muốn ăn thì có thể sử dụng một lượng nhỏ, không quá 50g và không dùng cùng các thực phẩm chứa nhiều nhân purin khác như thịt cá để tránh gây tái phát cơn đau bệnh gout. 

3. Dọc mùng

Dọc mùng là tên gọi khác của bạc hà, cũng là một trong những loại rau mà người bệnh gout không nên đưa vào thực đơn sử dụng mỗi ngày. Dọc mùng chứa nhiều dưỡng chất, nhất là protein, có thể làm hỗn loạn hàm lượng axit uric trong máu, khiến các axit này nhanh chóng kết tinh thành khối u tophi khiến khớp xương đau nhức dữ dội. 

Theo kết quả nghiên cứu ở nhiều nhóm đối tượng, người ta thấy rằng nồng độ axit uric trong máu tăng rất cao ở những người thường ăn canh chua bạc hà. Hơn nữa, mức độ tăng rõ ràng còn tỷ lệ thuận với số lần ăn trong tuần và còn tăng đặc biệt nghiêm trọng với những người có thói quen uống bia. Do đó, khi mắc bệnh gout thì tốt nhất bạn nên loại bỏ thực phẩm này ra khỏi thực đơn sử dụng mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe. 

4. Nấm

Cây nấm có hàm lượng purin cao, lên đến 448mg/100g
Cây nấm có hàm lượng purin cao, lên đến 448mg/100g

Nấm là thực phẩm quen thuộc với cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều loại nấm được sử dụng để chế biến món ăn phổ biến như nấm tuyết, nấm rơm, nấm mối, nấm mèo, nấm hương, nấm kim châm… Chúng có nhiều dưỡng chất, giàu vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe nhưng lại không phù hợp với người bệnh gout.

Theo bảng danh sách thực phẩm giàu chất purin thì nấm nằm trong nhóm B, ngang hàng với các loại thịt đỏ, ngũ cốc nguyên cám, các loại đậu. Cụ thể, nấm chứa 448mg/100g, hàm lượng này quá cao so với mức độ cho phép. Do đó, nếu không muốn bệnh chuyển biến xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe thì bạn nhất định không được đụng tới thực phẩm này.

5. Các loại đậu

Trong danh sách các thực phẩm người bệnh gout nên kiêng thì có rất nhiều loại đậu với hàm lượng purin như sau:

  • Đậu nành chứa 190mg/100g
  • Đậu đen chứa 222mg/100g
  • Đậu lăng chứa 127mg/100g
  • Đậu Hà Lan chứa 109mg/100g

Đặc biệt, trong số những loại đậu này, bạn tuyệt đối không nên ăn đậu Hà Lan. Đậu Hà Lan chỉ tốt với sức khỏe người không mắc bệnh gout do nhiều dưỡng chất, vitamin và khoáng chất cần thiết. Tuy nhiên, đậu Hà Lan quá nhiều dưỡng chất, khi sử dụng sẽ làm quá trình kích hoạt protein diễn ra nhanh chóng, làm tăng chuyển hóa protein. Do đó, người bệnh không nên sử dụng đậu Hà Lan để không làm rối loạn nồng độ axit uric trong máu, không gây các biến chứng nguy hiểm.

6. Các loại rau mầm

Rau mầm là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, thường được sử dụng để làm gỏi, trộn salad. Tuy nhiên, cũng giống như giá đỗ, rau mầm chứa nhiều nhân purin, dễ gây gia tăng nồng độ axit uric trong máu nên được khuyến cáo không nên nằm trong thực đơn của người bệnh gout. Hơn nữa, có một số đơn vị còn sử dụng chất kích thích tăng trưởng khi sản xuất rau mầm, do đó tốt nhất để đảm bảo sức khỏe, người bệnh gout không nên sử dụng.

7. Rau dền

Người bệnh gout không nên ăn rau dền vì dễ gây nguy cơ mắc sỏi thận
Người bệnh gout không nên ăn rau dền vì dễ gây nguy cơ mắc sỏi thận

Rau dền có nhiều loại như dền gai, dền đỏ, dền cơm… không chỉ là loại rau ăn mà còn là vị thuốc quý nhiều công dụng. Rau dền có tác dụng giảm cholesterol trong máu, ổn định đường huyết, ngăn ngừa ung thư, cải thiện tiêu hóa, tăng cường canxi… Tuy nhiên, rau dền lại được khuyến cáo là không nên sử dụng cho người bệnh gout. 

Trong rau dền có chứa hàm lượng lớn axit oxalic, có tác động lớn đến việc hình thành sỏi oxalat. Người bệnh gout do rối loạn chuyển hóa axit uric nên có nguy cơ mắc sỏi thận cao vì vậy tốt nhất nên tránh ăn rau dền để ngăn ngừa nguy cơ mắc sỏi thận. Hơn nữa rau dền tính lạnh, không tốt cho người đường ruột yếu.  

8. Rau muống

Rau muống vị ngọt, tính mát có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, chữa rôm sảy, có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng lại không tốt cho sức khỏe người bệnh gout. Do rau muống là thực phẩm chứa nhiều purin, có thể gây gia tăng nồng độ axit uric trong máu. Bên cạnh đó, rau muống còn chứa hàm lượng oxalat cao, có thể gây kết tủa ở thận từ đó gây sỏi thận, sỏi niệu đạo không tốt cho người bệnh gout. Rau muống còn dễ kích hoạt phản ứng viêm, gây nguy cơ bùng phát cơn đau gút cấp tính.

Một số lưu ý khi xây dựng thực đơn cho người bệnh gout

Khi xây dựng thực đơn cho người bệnh gout, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Với những loại rau xanh có hàm lượng purin dưới 150mg, bạn có thể sử dụng 50 – 70g/ngày, tuy nhiên không dùng kết hợp với các thực phẩm giàu nhân purin khác. Tuyệt đối không sử dụng những thực phẩm có hàm lượng purin cao, trên 150mg để tránh làm gia tăng nồng độ axit uric trong máu.
  • Cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, thay thế đạm động vật bằng đạm thực vật, tuy nhiên không nên loại bỏ hoàn toàn các loại thịt ra khỏi khẩu phần ăn nếu mắc bệnh gout cấp tính. 
  • Sử dụng thịt trắng, cá sông, thịt gia cầm thay vì sử dụng các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt dê… để tránh gia tăng nồng độ axit uric trong máu
  • Xây dựng lối sống khoa học, tránh thức khuya, tránh căng thẳng mệt mỏi, tuyệt đối không uống rượu bia để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc bị bệnh gout ăn gì tốt và cần kiêng rau gì. Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa cơn đau bệnh gout tái phát, do đó người bệnh nên chú trọng đến chế độ ăn uống để giữ sức khỏe thật tốt. 

Có thể bạn quan tâm:

  • Người bệnh gout nên ăn gì và kiêng ăn gì mau khỏi?
  • Cách phòng ngừa bệnh gout tái phát đơn giản hiệu quả