[Góc tư vấn]Bị bệnh gout uống được sữa không? Loại nào tốt?
Sữa là thực phẩm bổ dưỡng rất tố cho sức khỏe. Do đó, nếu bạn thắc mắc bị bệnh gout uống được sữa không? thì câu trả lời là “CÓ”. Các chuyên gia y tế cho biết, trong các loại sữa có chứa rất nhiều những thành phần có lợi. Giúp cải thiện và ngăn ngừa những triệu chứng của bệnh gout. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần phải kỹ lưỡng trong việc lựa chọn loại sữa cũng như là sử dụng với liều lượng thích hợp để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bị bệnh gout uống được sữa không? – Giải đáp của chuyên gia
Sữa là một dạng thực phẩm hỗ trợ rất tốt cho sức khỏe con người, thành phần giá trị dinh dưỡng của nó rất cao nên khi biết cách bổ sung nó hợp lý sẽ giúp cơ thể bạn luôn khỏe mạnh và tăng cường khả năng miễn dịch. Một số thành phần khoáng chất và vitamin cần thiết mà sữa có được như kẽm, sắt, canxi, kali, photpho, glucid, lipid, đạm, vitamin D,…Hơn thế, một số protein bên trong sữa còn có các chất hỗ trợ tốt cho trí não và sức khỏe như lacto globilin, lacto albumin và casein.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì nguyên nhân chủ yếu để có thể gây ra được các triệu chứng của bệnh gout đó chính là do thói quen ăn uống không khoa học, người bệnh thường xuyên cung cấp các loại thực phẩm chứa nhiều Purin vào cơ thể. Hàm lượng các chất này khi bổ sung vào cơ thể sẽ dần được chuyển hòa thành các axit uric. Nếu cơ thể chứa quá nhiều các chất này sẽ dẫn đến việc dư thừa, dần đọng lại ở những phần xương khớp làm cho các khớp bị viêm, sưng tấy và dẫn đến tình trạng bệnh gout.
Cũng vì thế, trong một số bài nghiên cứu chuyên sâu đã cho biết, người bệnh gout hoàn toàn có thể uống sữa vì đây là một loại thực phẩm có hàm lượng Purin khá thấp. Trong khoảng 100g sữa chỉ có khoảng từ 0 đến 50mg hàm lượng Purin. Cũng vì thế mà khi uống sữa, cơ thể chỉ dung nạp một lượng Purin vừa phải, tối đa chỉ khoảng 15mg/100g. Từ đó cũng có thể khẳng định được rằng, người bệnh gout hoàn toàn có thể sử dụng sữa và những sản phẩm được chế biển từ sữa.
Bên cạnh việc không gây ảnh hưởng và là nguyên do gây ra căn bệnh gout mà sữa còn được các chuyên gia khuyến khích sử dụng bởi nó rất có lợi cho sức khỏe của con người. Một số tác dụng mà sữa mang lại như:
- Sữa có chứa rất nhiều các khoáng chất và hàm lượng canxi cao, do đó khi bổ sung với liều lượng thích hợp sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh, hoạt động xương khớp cũng được linh hoạt hơn.
- Đối với những tình trạng bệnh gout sẽ thường xuyên xuất hiện những cơn đau nhức phần xương khớp, các thành phần glycomacropeptide có trong sữa sẽ giúp ức chế và tiêu diệt dần những tinh thể urat monosodium bên trong ổ khớp, làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh.
- Lactalbumin và casein là hai thành phần protein chứa trong sữa hỗ trợ hạ urat cấp tính, đồng thời gian tăng bài tiết các chất urat axit uric loại bỏ ra khỏi cơ thể.
- Hàm lượng axit orotic có rất nhiều trong các loại sữa và những sản phẩm được chế biến từ sữa, chúng hỗ trợ thúc đẩy bài tiết qua thận, giảm dần sự hấp thụ của axit uric bên trong máu.
Từ những công dụng và lợi ích mà sữa mang đến cho sức khỏe thì những người bệnh gout hoàn toàn có thể uống sữa và sử dụng các loại thực phẩm khác được chế biến từ sữa. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần tham khảo rõ ý kiến bác sĩ để có thể dung nạp liều lượng thích hợp, hỗ trợ tốt cho việc giảm nhanh hàm lượng axit uric bên trong máu, giúp cho tình trạng sức khỏe dần hồi phục.
Chế độ uống sữa tốt nhất cho người bệnh gout
Theo như lời giải đáp của các chuyên gia thì người bị bệnh gout hoàn toàn sử dụng được các loại sữa và những chế phẩm được làm từ sữa. Việc bổ sung loại thực phẩm này mỗi ngày sẽ giúp cho cơ thể nâng cơ sức khỏe, sức đề kháng và hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên, việc cung cấp liều lượng bao nhiêu là phù hợp để không làm ảnh hưởng đến tình trạng bệnh là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra.
Các bác sĩ chuyên khoa cũng những chuyên gia dinh dưỡng đã nghiên cứu và khuyên rằng, những người bệnh gout mỗi ngày chỉ nên cung cấp 1 ly sữa với dung tích khoảng từ 330ml đến 350ml. Tuy sữa được sắp vào nhóm có hàm lượng Purin thấp nhưng việc uống quá nhiều sữa mỗi ngày cũng sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, đặc biệt là những đối tượng đang mắc bệnh gout.
Đặc biệt hơn, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sữa, do đó việc lựa chọn các loại sữa phù hợp và có lợi cho sức khỏe là vô cùng cần thiết. Không phải loại sữa nào cũng sẽ tốt cho cơ thể của người bệnh gout. Do đó để giúp cơ thể có khả năng tăng cường đề kháng, nâng cao sức khỏe, cải thiện nhanh chóng các triệu chứng bệnh thì bạn cần phải chú ý lựa chọn loại sữa phù hợp.
Để người bệnh có thể bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết và tránh xa những loại thực phẩm gây hại cho sức khỏe thì những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn biết được đâu là loại sữa phù hợp nhất cho người bị bệnh gout.
Người bị bệnh gout nên uống sữa gì?
Đối với người bị bệnh gout, việc lựa chọn cho mình loại sữa phù hợp là vô cùng quan trọng. Một số loại sữa mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng như:
1. Sữa tươi
Những trường hợp đang mắc phải căn bệnh gout thì bạn nên lựa chọn các loại sữa có nguồn gốc từ những loại động vật, nhất là sữa bò. Vì thế sữa tươi luôn là lựa chọn hàng đầu mà các bác sĩ khuyên dùng. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần căn nhắc lựa chọn các loại sữa không đường hoặc ít đường để hạn chế gia tăng nồng độ axit uric hiện có trong máu. Bên cạnh đó, khi cung cấp sữa tươi vào trong cơ thể sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ ngăn ngừa các các tác nhân gây hại cho sức khỏe.
2. Sữa tách béo, sữa chua
Đây cũng là một chọn lựa hoàn hảo cho những người bệnh gout. Sữa tách béo và sữa chua là hai loại sữa được chế biến theo công thức khá đặc biệt. Chúng được tạo thành nhờ vào quá trình lên men tự nhiên nên có chứa rất nhiều các lợi khuẩn giúp ít cho con người, đặc biệt là ít béo. Hơn thế nữa, sữa chua còn là có công dụng giúp loại bỏ bớt những axit uric hiện có bên trong máu, giúp cho tình trạng bệnh nhanh chóng khỏi và hỗ trợ sức khỏe tốt cho người bệnh.
3. Sữa Ensure
Người bị bệnh gout có uống sữa Ensure được không? Các chuyên gia khẳng định là có, tuy nhiên cần phải cung cấp với liều lường vừa đủ để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo chỉ định các các bác sĩ dinh dưỡng thì mỗi ngày người các bệnh nhân gout chỉ nên uống khoảng 1 đến 2 ly sữa Ensure. Tuy nhiên, sẽ tùy vào mức độ và nguyên nhân gây ra bệnh của mỗi người mà liều lượng có thể sẽ thay đổi khác nhau.
Người bị bệnh gout không nên uống sữa gì?
Bên cạnh các loại sữa mà người bệnh gout cần bổ sung để hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị thì cũng có một số loại sữa không nên uống. Người bệnh nên chú ý để không làm cho tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
1. Sữa đậu nành
Sữa đậu nành được nằm trong danh sách các loại thực phẩm có chứa nhiều Purin, có nguy cơ làm gia tăng hàm lượng axit uric bên trong máu. Do đó, những trường hợp bệnh gout cần phải chú ý hạn chế tối đa loại sữa này cùng các chế phẩm được làm từ sữa đậu nành. Khi cơ thể người bện cung cấp quá nhiều lượng sữa đậu nành sẽ làm cho các tinh thể muối urat dần bị lắng động lại ở những khớp xương và làm cho các cơn đau nhức nghiêm trọng hơn.
2. Sữa nguyên chất
Đây là một trong những loại sữa mà người bệnh gout nên tránh xa. Cũng bởi trong sữa nguyên chất có chứa rất nhiều đường lacose, chất béo, hàm lượng protein cùng các khoáng chất cao gấp mấy lần so với những loại sữa đã qua pha chế. Vì thế nếu người bệnh thường xuyên dung nạp chúng vào cơ thể sẽ làm cho nồng độ uric tăng nhanh, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn.
3. Sữa có chứa nhiều chất béo
Không chỉ là những trường hợp mắc bệnh gout mà ngay cả những người có sức khỏe bình thường cũng không nên cung cấp quá nhiều những loại sữa có chứa hàm lượng chất béo cao. Khi dung nạp quá mức loại sữa này sẽ làm cho cơ thể gia tăng cân nặng, đặc biệt là những người có trọng lượng vượt quá mức quy định sẽ làm ảnh hưởng đến các khớp xương. Tăng cân sẽ làm gia tăng áp lực lên phần xương khớp, làm cho các triệu chứng bệnh trầm trọng hơn, những cơn đau xuất hiện liên tục và kéo dài không khỏi.
4. Sữa có nhiều đường
Đây cũng là một trong những loại sữa được liệt vào danh sách mà người bệnh gout không nên sử dụng. Các chuyên gia khuyên rằng, người bệnh không nên uống quá nhiều các loại sữa có nhiều đường, đặc biệt là những loại sữa đặc. Người bệnh gout nên tránh xa các loại sữa này nếu không muốn những triệu chứng sưng, viêm khớp càng thêm nghiêm trọng.
Không những thế mà việc uống các loại sữa có nhiều đường cũng sẽ làm rối loạn chuyển hóa, chức năng đào thải axit uric bị suy giảm mạnh, gây ảnh hưởng đến quá trình chữa trị bệnh gout. Đặc biệt hơn, sữa có nhiều đường còn là nguyên nhân gây ra các căn bệnh tim mạch, tiểu đường, suy thận, đái tháo đường,…
Các loại sữa phù hợp với người bệnh gút
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sữa với những mẫu mã, công dụng và xuất xứ khác nhau, thoải mái cho bạn lựa chọn. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và mục đích sử dụng mà cần phải lựa chọn các loại sữa phù hợp nhất. Để giúp cho người bệnh gout có thể dễ dàng chọn mua các loại sữa tốt cho sức khỏe thì các chuyên gia cũng đưa ra 3 gợi ý về các sản phẩm đã được kiểm định về độ an toàn cũng như đánh giá rất cao về hàm lượng dinh dưỡng.
1. Alpha lipid – Sữa non tốt cho người bệnh gout
Nhắc đến những loại sữa tốt cho người bị bệnh gout thì không thể bỏ qua loại sữa non Alpha lipid. Đây là một sản phẩm của một hãng chuyên cung cấp sữa New Image tại New Zealand. Loại sữa này đã được các chuyên gia dinh dưỡng nghiên cứu và đánh giá rất cao về công dụng của nó mang lại, đặc biệt là những đối tượng bị bệnh gout.
Trong loại sữa nổi tiếng này có khá nhiều các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng bên trong, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe, ngăn chặn các tác nhân gây hại cho cơ thể. Ngoài ra, sữa non Alpha lipid còn hỗ trợ đẩy nhanh quá trình phục hồi các phần xương khớp đang bị tổn thương, kháng khuẩn, chống nhiễm khuẩn hiệu quả cho người bệnh gout.
2. Sữa Primavita – Loại sữa tốt cho sức khỏe người bị gout
Sữa Primavita là một sản phẩm được phân phối rộng rãi trên thị trường và có xuất xứ từ Hà Lan. Các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra lời khuyên cho người bị bệnh gout là nên bổ sung các dưỡng chất cần thiết qua sữa Primavita. Đây là loại sữa rất phù hợp cho những người đang trong tình trạng cân nặng quá mức. Primavita được nghiên cứu kỹ về thành phần và cung cấp cho cho thể hàm lượng chất béo rất ít, giúp cho người bệnh có thể giữ được cân nặng ổn định, không gây ra các triệu chứng tăng cân bất thường khiến triệu chứng bệnh nặng hơn. Bên cạnh đó, sữa Primavita có rất nhiều các thành phần dinh dưỡng khác giúp có sức khỏe người bệnh được nâng cao, các chất như sắt, canxi, vitamin, D3,…giúp tăng cường hoạt động của xương khớp.
3. Ensure Gold Acti M² – Sữa phù hợp cho người bị bệnh gout
Ensure Gold Acti M² được nhập khẩu từ Hoa Kỳ, đây là loại thực phẩm bổ sung vi chất được rất nhiều người tin dùng. Theo các bác sĩ dinh dưỡng cho biết rằng, loại sữa này có nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi, giúp ích cho sự phát triển của sức khỏe và não bộ như Phosphatidylserine, Probiotic, Choline, Acti – SPS,….Bên cạnh đó, Ensure Gold Acti M² còn có thành phần dưỡng chất acid béo Omega – 3 có công dụng giảm đau hiệu quả cho tình trạng đau nhức xương khớp ở những người bị bệnh gout, đồng thời hỗ trợ hệ tim mạch hoạt động tốt hơn.
Thực tế, sữa Ensure Gold Acti M² được nghiên cứu và chế biến theo một công thức đạc biệt dành riêng cho những tình trạng người bệnh về thân, những triệu chứng bệnh lý liên quan đến xương khớp điển hình như bệnh gout, đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp, loãng xương,….
Những lưu ý cần nhớ khi người bị bệnh gout uống sữa
Tuy sữa là loại thực phẩm được các chuyên gia khuyên dùng dành cho những trường hợp bị bệnh gout. Thế nhưng, người bệnh cũng nên lưu ý một số vấn đề sau để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình điều trị bệnh.
- Người bệnh nên giữ hàm lượng Purin bên trong cơ thể ở mức không vượt quá 130mg.
- Nếu đã cung cấp sữa trong ngày thì người bệnh không nên bổ sung thêm các loại thực phẩm có chữa nhân Purin như măng tây, gia cầm, nội tạng động vật, thịt bò,…để không làm ảnh hưởng đến hoạt động xương khớp.
- Tuyệt đối không nên sử dụng sữa đã có dấu hiệu hư hỏng hoặc bị ôi thiu, để quá lâu ngày.
- Người bệnh nên rèn luyện thói quen nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý. Điều chỉnh thực đơn ăn uống phù hợp, nên bổ sung nhiều hoa quả tươi, rau xanh, uống nhiều nước mỗi ngày để giúp cho quá trình đào thải axit uric được tăng cường, cơ thể được dần khỏe mạnh và linh hoạt hơn.
Bài viết trên đây đã giúp cho bạn giải đáp được thắc mắc về câu hỏi ” Bị bệnh gout uống được sữa không? Loại nào tốt?”. Hy vọng nhờ vào những thông tin này mà người bệnh có thể dễ dàng lựa chọn cho mình loại sữa tốt nhất. Bên cạnh việc bổ sung dưỡng chất từ sữa, người bị bệnh gout cũng nên kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học để các triệu chứng của bệnh dần mất đi.