Bị tràn dịch khớp gối nên uống thuốc gì?

Phương pháp chữa tràn dịch khớp gối bằng thuốc là phác đồ điều trị chung của Bộ Y tế. Tuy nhiên, bệnh tràn dịch khớp gối nên uống thuốc gì để nhanh chóng cải thiện cơn đau do các triệu chứng gây ra? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được câu hỏi này.

Bị tràn dịch khớp gối nên uống thuốc gì?

Tràn dịch khớp gối được hiểu là sự dư thừa chất dịch ở vùng khớp gối khiến cho khớp gối bị sưng, đau, phù nề và giảm chức năng vận động. Nếu không sớm điều trị, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính, gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của người bệnh như teo cơ, liệt chi hoặc thậm chí là bại liệt.

Vì vậy khi phát hiện các triệu chứng có liên quan đến tràn dịch khớp gối, người bệnh cần chủ động đến thăm khám để được tiến hành chẩn đoán và điều trị. Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc điều trị như sau:

1. Thuốc giảm đau

Tràn dịch khớp gối sẽ khiến cho bệnh nhân cảm thấy đau nhức và mức độ sẽ ngày càng gia tăng khi bệnh nhân vận động. Chính vì vậy mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc giảm đau giúp cải thiện tình trạng đau nhức và khó chịu do bệnh gây ra. Thông thường, một số thuốc giảm đau được bác sĩ kê đơn gồm có:

  • Thuốc Acetaminophen (paracetamol): Đây là thuốc được sử dụng ở dạng đường uống, gúp giảm đau xương khớp ở mức độ nhẹ đến vừa. Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng quá liều để tránh gây ngộ độc gan và thận.
  • Ibuprofen: Thuốc giảm đau này có tác dụng kiểm soát các triệu chứng đau nhức do bệnh lý xương khớp gây nên. Tuy nhiên, thuốc có thể gây phản ứng phụ như buồn nôn, ăn không tiêu, rối loạn nhu động ruột,…
  • Ketoprofen: Đây là thuốc điều trị bệnh lý về xương khớp với công dụng chống viêm và giảm đau mạnh.
Bị tràn dịch khớp gối nên uống thuốc gì?
Thuốc giảm đau giúp cải thiện tình trạng đau nhức và khó chịu do tràn dịch khớp gối gây ra

Lưu ý: Thuốc giảm đau chỉ có tác dụng giảm đau trong một thời gian nhất định và không có tác dụng điều trị. Đồng thời, nếu sử dụng thuốc trong một thời gian dài sẽ có khả năng dẫn tới tình trạng lờn thuốc, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

2. Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh được chỉ định sử dụng khi dịch khớp xuất hiện lâu ngày dẫn đến hiện tượng viêm, nhiễm trùng. Đây là thuốc có tác dụng kiểm soát tình trạng sưng viêm ở vùng khớp, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và ngăn ngừa bệnh diễn tiến theo chiều hướng xấu.

Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cùng đều được sử dụng chung một loại kháng sinh điều trị chứng tràn dịch khớp. Tùy vào mức độ bị viêm nhiễm và loại vi khuẩn gây bệnh mà bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh cho phù hợp.

  • Ciprofloxacin: Đây là thuốc thuộc nhóm quiolon, là một loại thuốc kháng sinh bán tổng hợp, có phổ kháng khuẩn rộng được dùng trong điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn ở xương khớp, trong đó có tràn dịch khớp gối. Tuy nhiên, thuốc Ciprofloxacin có thể gây ra tác dụng phụ như chóng mặt, ù tai hoặc khớp bị đau đột ngột,…
  • Daptomycin: Thuốc kháng sinh này có tác dụng chữa nhiễm khuẩn gram dương được dùng dưới dạng tiêm vào tĩnh mạch. Liều dùng được khuyến cáo sử dụng là 6 mg/kg với thời gian sử dụng từ 2 – 6 tuần. Dựa vào mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng liều thích hợp. Người dùng cũng có thể gặp phải tác dụng phụ như tiêu chảy, táo bón, chóng mặt…

3. Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDS)

Thuốc kháng viêm thường có công dụng chính là hạ sốt, kháng viêm và giảm đau. Do đó, bệnh nhân tràn dịch khớp gối sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc điều trị phổ biến như:

  • Aspirin: Có tác dụng giảm đau, hạ sốt và kháng viêm. Bên cạnh đó, Aspirin còn có khả năng ngăn cản sự kết tập của các tiểu cầu. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra phản ứng phụ làm viêm loét dạ dày. Vì vậy, loại thuốc này sẽ hạn chế sử dụng chữa tràn dịch khớp gối cho bệnh nhân bị viêm loét dạ dày.
  • Diclofenac: Thuốc có tác dụng giảm đau mạnh nhưng có thể gây ra một số tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến đường tiêu hóa như thiếu máu, viêm loét dạ dày hoặc xuất huyết dạ dày,…
  • Meloxicam: Không chỉ hỗ trợ cho quá trình giảm viêm và đau, thuốc còn giúp cải thiện tình trạng sưng tấy và co cứng khớp do chứng tràn dịch khớp gây nên. Tuy nhiên, thuốc có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim dẫn tới đột quỵ, do đó người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi được bác sĩ kê đơn.
  • Nhóm thuốc NSAIDS khác: Trypsin, Chymotrypsin,…
Bị tràn dịch khớp gối nên uống thuốc gì?
Thuốc kháng viêm không steroid giúp giảm viêm, chống sưng khớp và đau nhức

Những lưu ý khi dùng thuốc tràn dịch khớp gối

Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị tràn dịch khớp gối, bệnh nhân cần lưu ý đến những điều sau đây:

  • Tuân thủ tuyệt đối liều lượng đã được bác sĩ kê đơn. Không được tự ý gia giảm lượng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.
  • Trong quá trình điều tri, người bệnh không nên bỏ liều. Đối với trường hợp quên uống, người bệnh nên uống thuốc vào lần uống tiếp theo, tuyệt đối không được uống bù hai liều lại với nhau vì có thể sẽ làm tăng nồng độ thuốc trong máu.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu gặp phải biểu hiện bất kỳ nào liên quan đến dị ứng thì nên ngưng sử dụng và thông báo ngay với bác sĩ để được kiểm tra và chỉ định cách xử lý phù hợp.
  • Cần khai báo cho bác sĩ biết các loại thuốc đang sửu dụng để tránh trường hợp các loại thuốc phối trộn có thể gây tương tác lẫn nhau và có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Nên duy trì mức độ cân nặng ở mức vừa phải, tránh tình trạng thừa cân, béo phì tạo áp lực cho khớp gối.
  • Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học bằng cách tăng cường rau xanh, trái cây tươi và các loại thực phẩm giàu canxi. Hạn chế dung nạp các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng và các chất kích thích gây hại cho khớp xương.
  • Vận dụng các bài tập nhẹ nhàng vừa giúp tăng cường sức khỏe, vừa giúp hạn chế được tình trạng cứng khớp và dính khớp.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn giải đáp rõ vấn đề “Bị tràn dịch khớp gối nên uống thuốc gì?”. Đây đều là các loại thuốc được bác sĩ kê đơn, người bệnh cần tuân thủ liều lượng phù hợp để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị, người bệnh cũng cần kết hợp chế độ chăm sóc tại nhà giúp rút ngắn thời gian điều trị.