10+ Thông tin tổng quan về châm cứu chữa đau thần kinh tọa
Có nên châm cứu chữa đau thần kinh tọa không? Châm cứu chữa đau thần kinh tọa áp dụng cho đối tượng nào? Tác dụng và cách thực hiện ra sao? Tìm hiểu bài viết để nắm rõ.
Châm cứu chữa đau thần kinh toạ là gì?
Theo quan niệm của Y học cổ truyền, đau thần kinh toạ là tình trạng do phong hàn, phong nhiệt và thấp nhiệt xâm nhập vào cơ thể hoặc do trước đó đã bị chấn thương cột sống gây ứ huyết, khiến cho khí huyết bị cản trở, tắc nghẽn ở kinh bàng quang và đởm dẫn đến đau nhức. Nếu để bệnh kéo dài sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các tạng Can và Thận.
Cũng theo Đông y, để điều trị bệnh hiệu quả thì cần phải khai thông khí huyết, giải ứ, trừ phong với tác dụng giảm đau nhanh chóng. Chính vì vậy mà châm cứu sẽ là một trong những phương pháp giúp giải quyết hết những vấn đề này một cách an toàn.
Châm cứu là phương pháp sử dụng các kim châm vào các huyệt đạo trên cơ thể của người bệnh để kích hoạt phản ứng của hệ thần kinh trung ương để từ đó sản sinh ra các dẫn truyền tới não .
Liệu pháp châm cứu có công dụng giúp thúc đẩy hiệu quả máu huyết lưu thông để đưa máu đến các vùng đau đớn và giảm sự trì trệ của máu. Bên cạnh đó, khi châm đúng vào các huyệt đạo cần được điều trị sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy thư giãn, thoải mái và phòng tránh được tình trạng tê liệt.
Nên hay không nên châm cứu chữa đau thần kinh toạ?
Người bị đau thần kinh toạ sẽ luôn cảm thấy vùng lưng bị đau và lan dọc xuống chi dưới ở một hoặc hai bên kèm theo các cơn đau âm ĩ kéo dài, có lúc dữ dội và xuất hiện các triệu chứng như tê, nóng, râm ran như kiến bò. Do đó, châm cứu chính là liệu pháp được bệnh nhân ưu tiên lựa chọn bởi cho hiệu quả nhanh và an toàn.
Khi chữa đau thần kinh toạ bằng liệu pháp châm cứu, người bệnh sẽ được điều trị tập trung vào các huyệt ở nơi thắt lưng tương ứng với các rễ thần kinh cùng các huyệt nằm dọc theo đường đi của dây thần kinh.
Tại Hiệp hội chỉnh hình Hàn Quốc, họ đã thực hiện một cuộc nghiên cứu để đo lường mức độ đau cùng với khả năng vận động của người bị đau dây thần kinh toạ sau khi thực hiện châm cứu bằng cách sử dụng chỉ số ODI để tiến hành đo mức độ đau.
Sau quá trình thực hiện châm cứu, bệnh nhân sẽ được đo chỉ số vào ngày thứ 2, thứ 10 và thứ 22. Kết quả nghiên cứu cho thấy được mức độ đau của bệnh nhân sau châm cứu được giảm đi đáng kể cùng với khả năng vận động của dây thần kinh cũng được cải thiện rõ rệt.
Khi thực hiện liệu pháp châm cứu, người bệnh sẽ cảm nhận được công dụng tuyệt vời của phương pháp này mang lại như:
- Giúp sản sinh thêm các chất giảm đau tự nhiên ở cơ thể người bệnh.
- Liệu pháp điều trị này không gây ra tác dụng phụ mà còn an toàn cho sức khoẻ.
- Thay vì thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau thì châm cứu không chỉ giúp giảm đau hiệu quả mà người bệnh cũng không cần phải sử dụng thêm bất kỳ thuốc giảm đau nào.
- Giúp tăng cường máu đến vùng cột sống bị tổn thương nhằm duy trì sức khoẻ, kích thích sự phản ứng tự lành của cơ thể cũng như giảm đau nhanh chóng.
- Châm cứu còn giúp kiểm soát ổn định hoạt động của hệ thần kinh trung ương để từ đó giúp cho tinh thần của người bệnh được thư thái và lạc quan hơn.
- Đau thần kinh toạ sẽ khiến cho các cơ bị teo so với người bình thường, do đó liệu pháp châm cứu sẽ giúp cơ thể người bệnh khởi động lại các cơ một cách hiệu quả.
- Kích thích cơ tể giải phóng hoát chất opioids tự nhiên – một chất giảm đau tự nhiên có trong não và có thể cải thiện được cơn đau vào ban đêm nhằm giúp người bệnh ngủ ngon hơn.
Châm cứu là một trong những liệu pháp được đánh giá an toàn và hiệu quả. Bởi phương pháp này đòi hỏi độ chính xác cao khi xác định các huyệt vị. Khi áp dụng phương pháp châm cứu chữa đau thần kinh toạ thì người bệnh nên đến cơ sở y học cổ truyền uy tín được cấp phép và giấy chứng nhận để đảm bảo an toàn cũng như hạn chế rủi ro.
Các huyệt châm cứu chữa đau thần kinh toạ
Liệu pháp điều trị chữa đau thần kinh toạ bằng châm cứu sẽ được tác động vào các huyệt đạo sau đây:
- Huyệt Thận du: Vị trí của huyệt này nằm ở dưới gai sống thắt lưng 4, cách 1,5 tấc và nằm ngang với huyệt Yêu dương quan. Khi châm cứu vào huyệt này sẽ giúp kích thích du kinh khí vào tạng thận.
- Huyệt Đại trường du: Huyệt này nằm tại vị trí cách gai sống thắt lưng 4, cách 1,5 tấc và cũng nằm ngang với huyệt Yêu dương quan. Khi châm kim vào huyệt này sẽ đưa kinh khí vào Phủ đại trường.
- Huyệt Tiểu trường du: Vị trí của huyệt này nằm ở phía sau đốt sống S1.
- Huyệt Thừa sơn: Huyệt này nằm ở vị trí cuối bắp chân, có hình chữ V. Đóng vai trò nắm nhiều dây thần kinh quan trọng và giúp điều khiển hoạt động của phần dưới.
- Huyệt Thừa phù: Nằm ở vị trí dưới mông, là nơi tiếp nối phần dưới mông với chi dưới của cơ thể.
- Huyệt Uỷ trung: Nằm ở vị trí giữa nếp gấp nhượng chân, ngay phần giữa lằn chỉ ngang nếp nhượng chân.
- Huyệt Trật biên: Nằm ở bên cạnh xương cùng số 4. Có tác dụng giảm đau lên hệ thần kinh toạ cũng như là các triệu chứng do bệnh gây ra.
- Huyệt Quan du nguyên: Huyệt này nằm tại vị trí vùng thắt lưng kế bên đốt sống L5. Khi kích thích vào huyệt này sẽ giúp làm thoáng khí và tăng cường lượng máu lưu thông ở cột sống.
- Huyệt Hợp dương: Huyệt này nằm ở phía sau đầu gối có một vết lõm nhỏ giữa các gân và cơ ở mặt sau đầu gối.
- Huyệt Côn lôn: Nằm giữa gót chân và có hình như ngọn núi nhỏ. Khi châm kim vào huyệt này sẽ giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu cũng như loại bỏ tình trạng ứ huyết.
- Huyệt Túc lâm khấp: Nằm ở phần trên của bàn chân. Khi tác động vào huyệt này sẽ giúp điều trị cơn đau thần kinh toạ ở chân.
- Huyệt Xung dương: Vị trí của huyệt này nằm ở phía trên mu ban chân, khi tác động vào huyệt này sẽ có thể điều trị đau thần kinh toạ ở chân.
- Huyệt Thái xung: Nằm ở phần trên của bàn chân, ngay kế bên ngón chân cái.
Các bước châm cứu chữa đau thần kinh toạ
Hầu hết trong các trường hợp, thông thường quá trình châm cứu chữa đau thần kinh toạ sẽ được thực hiện theo các bước như sau:
- Bước 1: Người bệnh sẽ được kiểm tra sức khoẻ tổng thể và lịch sử y tế liên quan.
- Bước 2: Người châm cứu sẽ xác định nguyên nhân và các triệu chứng gây đau thần kinh toạ bằng cách kiểm tra các huyệt vị, lưỡi, da và mắt của người bệnh.
- Bước 3: Người thực hiện sẽ chèn kim châm cứu vào các huyệt vị tương ứng với độ sâu khác nhau. Kim châm rất mỏng nên sẽ không gây đau hoặc đau nhẹ. Mỗi lần châm cứu thì bệnh nhân sẽ được chèn từ 5 – 20 kim.
- Bước 4: Nhẹ nhàng xoay và di chuyển kim châm để tạo nhiệt hoặc tạo xung điện cho kim châm nếu cảm thấy cần thiết.
- Bước 5: Hầu hết các trường hợp, kim châm cứu sẽ được giữ yên trong khoảng 10 – 20 phút và người bệnh giữ tư thế thoải mái, nghỉ ngơi.
Các phương pháp châm cứu chữa đau thần kinh toạ
Bên cạnh liệu pháp dùng kim châm trực tiếp vào các huyệt đạo thì hiện nay châm cứu còn cải tiến ra nhiều phương pháp điều trị mới như:
Châm cứu điện châm: Phương pháp này sẽ sử dụng dòng điện đi qua các kim châm để kích thích giúp giảm đau đớn và được đánh giá là phương pháp giúp làm giảm cơn đau một cách hiệu quả.
Châm cứu thuỷ châm: Phương pháp này sẽ dùng thuốc để tiêm thẳng vào những nơi cần thiết nhằm giúp làm xoa dịu các cơn đau của người bệnh một cách nhanh chóng.
Châm cứu bằng cách đốt và hơ nguyệt đạo: Đây là liệu pháp đốt ngải bằng cách sử ddu5ng điếu ngải châm lửa rồi hơ vào các huyệt đạo, khi đó tinh dầu ngải sẽ theo hơi nóng đưa trực tiếp vào vị trí đau nhức và giúp làm giảm cơn đau một cách nhanh chóng.
Đối tượng không nên thực hiện châm cứu chữa đau thần kinh toạ
Mặc dù châm cứu chữa đau thần kinh toạ là phương pháp được đánh giá là an toàn và hiệu quả, thế nhưng phương pháp này vẫn không thể áp dụng được cho những trường hợp như sau:
- Bệnh nhân đang trong trường hợp chấn thương hoặc cấp cứu.
- Bệnh nhân bị rối loạn chảy máu, bị thiếu máu hoặc mắc bệnh lý về tim mạch.
- Người mắc bệnh tâm thần và có tinh thần không ổn định.
- Người bị cảm lạnh, cảm cúm hoặc lao động nặng nhọc.
- Người vừa ăn quá no hoặc quá đói.
- Phụ nữ đang mang thai.
- Không châm cứu tại các vị trí như núm vú, rốn và các điểm huyệt tại vùng ngực bụng.
Những lưu ý khi châm cứu chữa đau thần kinh toạ
Khi tiến hành châm cứu chữa đau thần kinh toạ thì người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau đây để có thể ngăn ngừa bệnh tái phát như:
- Bên cạnh việc châm cứu thì người bệnh cũng có thể kết hợp với bấm huyệt, xoa bóp hoặc dùng đèn hồng ngoại để làm tăng hiệu quả điều trị.
- Người bệnh cần lưu ý không nên tự ý thực hiện châm cứu chữa đau thần kinh toạ tại nhà mà phải đến gặp chuyên gia châm cứu để chẩn đoán và xây dựng phát đồ điều trị phù hợp với tình trạng mắc bệnh.
- Trong quá trình điều trị, người bệnh cần thiết lập cho mình một chế độ ăn uống khoa học bằng cách tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin B6, B12 và vitamin C. Đồng thời hạn chế dùng các loại thực phẩm có chứa nhiều đường và chất béo để tránh làm tăng trọng lượng cơ thể cũng như kích thích hệ thần kinh.
- Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp kéo dãn các khớp, tăng tính linh hoạt và sức mạnh ở các cơ cùng với dây thần kinh ở vùng lưng, bụng nhằm hỗ trợ chức năng cột sống và các dây thần kinh toạ.
Có thể nói, châm cứu chữa đau thần kinh toạ là phương pháp an toàn, hiệu quả và rủi ro thấp, giúp người bệnh giảm thiểu các cơn đau, ngăn ngừa bệnh tái phát lại. Tuy nhiên, phương pháp này cần phải được thực hiện đúng cách nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị và phải được thực hiện tại cơ sở châm cứu uy tín, được cấp phép ở bởi cơ quan có thẩm quyền.